Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

HVB
Sunday, July 21, 2019 Author: Trường An

Đọc đi đọc lại phát hiện ra 1 chiện: Có thể mấy chi tiết về nhà họ Hồ đều mang tính chất xạo sự.

Tình hình là sau khi phong Thống chế cho Hồ V8n Bôi năm 1826, Minh Mạng bắt đầu định lệ cho con cái các quan vào sách Hoa danh (viên tử chờ bổ dụng), trong đó Chính nhị phẩm được 2 người (vầng, con số thiệt là chính-xác). Rồi năm sau, bắt đầu bắt các quan hưu trí đã nhận chỉ sai, sắc chỉ, phong của công đồng lúc trước hủy đi để nhận chiếu sắc mới, lấy cớ là 1 đống giấy tờ không biết từ đâu ra dễ giả mạo lắm. Năm sau nữa là năm 1829 bẩu chỉ con quan Vọng Các có danh sách từ 1828 về trước mới được công nhận. => Aka, toàn bộ các vị này đều đã bị hủy giấy tờ phong gốc đi rồi.

Cái hàm Chưởng cơ mà lãnh Vệ úy của Hồ Văn Bôi thiệt ra nó cũng hơi... vi diệu, phong hàm kiểu này thường có sau khi chết hơn. Có lẽ vì thân nên Gia Long phong cho kiểu nói miệng hay hình thức nào đó, cho nên sau này không thể lấy đâu ra bằng cớ mà phong cho con. Lúc đó còn là đang oánh nhao, mới đến Huế chả lấy đâu ra quan mà làm chứng, làm giấy tờ. Thậm chí 1 thuyết âm mưu to bự nữa là... Gia Long chả phong gì hết. Toàn bộ đều do ông con làm ảo thuật biến ra, cho nên phong xong phần ông là bắt thiên hạ hủy hết giấy tờ, giờ thằng nào giữ giấy thì thằng đó là đồ giả mạo. =)) Cho nên nhắm mắt phong cái véo từ Vệ úy (thậm chí là Cai đội) lên thẳng Thống chế.

Thời gian phong chức của Hồ Văn Bôi nằm trong khoảng sau 1801, lúc ấy đang đánh nhao tối mắt tối mũi, đặc biệt lúc lấy quân đi đánh Phú Xuân thì Gia Long phong cho 1 đám tướng mới, đưa thêm 1 đám hàng quân hàng tướng nữa vào quân Túc trực, cho nên mới phong các Vệ úy quản lý chính đám hàng quân đó. Hoàng Công Lý cũng nằm trong trường hợp mới-phong kiểu này. Nháo nhào cho đến năm 1803 bình định xong tranh tối tranh sáng cả. Ngay cả việc Gia Long ban mũ áo cho Hồ Văn Bôi chung với các quan khác cũng là làm ở hành cung Nghệ An. Việc có phong hay không thì... sử do cháu ông viết, dựa trên giấy tờ con rể ông làm. Toàn bộ chứng cứ đã bị thiêu hủy. =))

1 trường hợp nữa là chức Chưởng cơ được phong sau khi HVB đã chết, cho nên không thể gia phong thêm được nữa. Nên Minh Mạng mới tìm cách nhét vào Thế miếu để còn có cơ phong lên tiếp. Nhưng nếu vậy thì cũng khá khó hiểu tại sao con cháu lại chả được hưởng cái gì. Trừ phi Gia Long đã tịch thu lại toàn bộ giấy tờ sắc phong - nên ông con sau khi nhắm mắt phong xong bắt toàn thiên hạ hủy hết giấy theo. Thằng nào cũng không có như nhau, bleh.

Thiệu Trị sau khi lên ngôi lôi cả giấy tờ ngày xưa Gia Long đặt tên ra bẩu tên ta được đặt có bộ Nhật nè - chứ thiệt ra chữ Dung í có thể là... bộ Trùng (sâu bọ).

Sắc phong chiêu nghi của HTH còn có câu "không làm gì sai" (vô nghi thất lệnh), thiệt ra đọc cũng hơi bị bất thường trong 1 cái sách phong đáng lẽ phải kể chuyện tốt vời vợi, ai lại bẩu là "không làm chuyện sai". Có khi HTH về nhà mẹ đẻ chính là do... bị đuổi. Ông con đang ở yên trong hoàng thành cũng đòi xách gói ra ngoài ở. Lúc í ông con được coi như vàng như bạc, ở trong thành coi như là vị thái tử rồi, đòi ra ngoài khác gì bảo tui vứt luôn vị trí lại thằng nào muốn thì lấy. Kinh thành lúc này trong lời M. Đức nó nháo nhào đủ mọi thành phần chứ chưa có phải là toàn phủ đệ quyền quý như lúc sau. Nói chung là, đã có chuyện gì xảy ra đến độ Gia Long thẳng tay đạp cả nhà luôn. Chứ thật ra thì công thần VC, Vệ úy hay Cai đội đi chăng nữa cũng có tí ơn huệ chứ.

Đền thờ Hồ Văn Bôi cũng được xây ở Xuân Hòa, trong khi toàn bộ đền thờ họ ngoại vua xây ở Phú Xuân, kể cả họ Phạm đời sau. Có lẽ Thiệu Trị vẫn cảm thấy nhà ngoại của mình không đứng-chung được với người ta.

Và trò ảo thuật của Minh Mạng thì... to bự khó đỡ. Dù phong ảo hay phong thật, dù có hay không có, thì hủy sạch chứng cứ của cả nước cũng méo ai biết đấy là đâu nữa rồi.




GN
Thursday, July 18, 2019 Author: Trường An

Tên của con gái Thiệu Trị là 1 bộ từ điển về... con gái đẹp hay vẻ đẹp của con gái. Dường như bao nhiêu từ tả gái đẹp được tận dụng cho bằng hết, Nhàn Yên, Sính Đình, Phương Nghiên, Liêu Diệu, Lệ Nhàn, Nhã Viện, Thúy Diêu, Thục Nghiên... À, chữ Yên này là... tên Vương Ngữ Yên, nghĩa là xinh đẹp diễm lệ chứ không phải là yên lặng âu. Tên con gái Thiệu Trị có 2 kiểu, 1 phần con gái dùng bộ Nữ thì toàn là từ chỉ cái đẹp, phần dùng bộ khác thì nghiêm túc kiểu Trinh, Cẩn, Lương này nọ. Sau khi Thiệu Trị lên ngôi thì không thấy dùng bộ Nữ đặt cho con nữa, tên cũng nghiêm túc hơn. Cho nên là... 1 đống tên bộ Nữ toàn đẹp lắm đẹp vừa đẹp nức nở này nghi ngờ là "tác phẩm" của người khác.

(Giờ mị mới biết có lắm từ chỉ c(g)ái đẹp thế. =__=)

Mà con gái Thiệu Trị không hiểu vì sao lại cực kỳ yểu. Lớn được chỉ có đôi ba người, số lớn chết khi chưa được 5 tuổi.

Xác định luông là Thiệu Trị không cho tên thụy Hiền phi. Thực lục phần Minh Mạng có ghi chuyện MM cho tên cung tần triều Gia Long là mẹ An Khánh công khi bà í mất, dù đến lúc chết cũng chỉ được tặng là Mỹ nhân. Chỗ nào có tặng tên tặng tiền sử đều ghi lại đàng hoàng, nhưng không hề ghi Thiệu Trị cho tên thụy Hiền phi.

Tính cách TT thật ra... ghê gớm ngầm, MM thường chỉ ác khẩu thôi chứ TT méo thèm nói mà 1,2 nhấc tay 1 cái là thấy xử bay xong rồi, cũng chửi thẳng làm thẳng chứ chả thèm loanh quanh kiếm cớ như ông bố. Như xử dòng Anh Duệ suốt chục năm MM nâng lên đặt xuống, Tôn Nhân phủ vào tay TT 1 cái là đập cho bẹp. Luật do TT đặt ra thì gắt có thừa. Yêu ghét gì thể hiện ra tuốt tuột méo thèm để ý đến ai.

À quên, TT có 1 cô con gái tên gọi là Ái Chân, là con của Đinh Thị Hạnh. =)) Trừ phi cái tên này do ông nội con gái đặt, chứ bằng không thì... Mềnh đã thắc mắc tại sao ngay thời MM đã cho xây Lệ Thục từ thờ Đinh Thị Hạnh zồi mờ.




GC 4
Friday, July 5, 2019 Author: Trường An

Đây là phản ứng của người mẹ có đứa con hiếu-thảo tự soạn nhạc viết lời chúc thọ:

"Trước sai bộ Lễ soạn khúc nhạc Thánh thọ tiết (10 chương), sai nhạc sinh diễn tập. Ngày hôm ấy vâng mệnh Thái hậu truyền thôi. Bộ thần lại tâu rằng 'Ngày khánh tiết hát mừng là lòng thành kính của tôi con, xin từ sau chiếu lệ hiến múa'. Vua cho rằng phải."

Muốn đàn muốn múa gì thì tùy, miễn đừng có háttttttt. =)) Cho nên mấy khúc hát kia chỉ thò mặt ra với đời vào lễ kiểu lục tuần, thất tuần.

Thiệt tò mò phản ứng của Thái hậu lúc ông bố được đứa-cháu-hiếu-thảo tặng tước Hà Hoa quận công, sau là Hoa quốc công. Trong khi sau này Thái hậu tỉ tê với Thiệu Trị "Cha cháu vốn yêu thương chú ý đặc biệt đến cháu, khác hẳn với những người con khác, bà nội biết rõ từ lâu".

Chắc nghe nhạc sinh diễn tập xong Thái hậu trong lòng gào thét 'ta chịu hết nổi rồi nha con'. Mẹ thì muốn xây dựng hình ảnh bình dân hòa ái yêu lao động gần gũi thân thiện, ông con thì lơ lửng trên mây nghĩa-đen với toàn mây nắng hào quang nhà trời. Đến bộ Lễ còn biết ý cho múa thôi đừng hát nữa.

---

Đọc và lật bản đồ 1 lúc thì mị đã biết vị trí cung Khôn Thái được ghi nhận bây giờ sai sai ở đâu. Khâm điển sự lệ viết đầu đời Tự Đức bảo ở gần Duyệt Thị đường có 2 sở nhà là Dưỡng Chính điện và cung Khôn Đức, sau đổi thành Khôn Thái. Như vậy cung Khôn Đức không lớn lắm và nằm gần Dưỡng Tâm điện. Còn vị trí điện Khôn Thái trong bản đồ bây giờ là điện Cao Minh Trung Chính, tức điện Khôn Nguyên cũ.

Thực lục cho biết cung Khôn Đức được xây dựng trước, ngay đầu đời Gia Long, sau đó mới xây điện Khôn Nguyên làm chỗ triều kiến cho hoàng hậu. Đến năm Minh Mạng thứ 14 sau khi chuyển điện Thái Hòa thì ra lệnh chia nửa cung thành, phần trước điện Trung Hòa trở đi gọi là cung Càn Thành, phần sau gọi là cung Khôn Thái, tất cả nhà cửa trong phần chia lệ thuộc vào đây. Như vậy cung Khôn Thái chỉ là cái tên tượng trưng, còn điện trong bản đồ năm 1909 vẫn gọi là điện Khôn Thái, không phải cung - được đổi từ bao giờ không rõ. Còn cung Khôn Đức nơi ở của hoàng hậu nằm gần Dưỡng Tâm điện, có được đổi thành tên Khôn Thái hay không thì không rõ, nhưng lễ sắc phong phi tần năm 1836 vẫn bảo là đến cung Khôn Đức làm lễ.




BL
Tuesday, July 2, 2019 Author: Trường An

Trên tinh thần vừa viết vừa sửa thì phát hiện ra 1 chuyện: chỗ vườn Cơ Hạ chính là chỗ 2 người sống với nhau đó.

Đại Nam nhất thống chí bảo vườn Cơ Hạ ban đầu là chỗ học của MM lúc còn ở trong cung, sau khi xuất các thì nâng làm Thiên Phủ. Ban đầu hông hiểu chữ Thiên Phủ này là gì cho đến khi đọc kỹ lại Thực lục, thấy tháng 2/1807 ghi "Dựng phủ đệ cho hoàng tử". Lúc này người tuổi gần MM nhất cũng chỉ mới 12 tuổi, vậy đây chính là dựng phủ ngoài thành cho chính MM. Còn trước đó, phủ đệ (hay chỗ ở của MM) chính là khu vực Cơ Hạ.

Hồi ký của M. Đức cũng nói vào thời kỳ đầu, trong hoàng thành cũng còn mấy ngôi phủ của ai đó, chứ chưa hoàn toàn trở thành khu quân sự hẳn.

Như vậy lúc lấy Hồ Thị Hoa thì MM đang ở Cơ Hạ, đến tháng 2 năm sau mới xây phủ ở ngoài. HTH cỡ chừng vừa ở phủ đó được 1-2 tháng thì chết. Cho nên MM có thể cho em cái phủ kia được, nhưng giữ lại cái góc thành trở thành chỗ để sách với trồng hoa, ông con thì cải tạo luôn làm khu vườn. Ờ thì "Doanh Châu tại nhĩ". M.Đức đến bẩu nguyên cả khu này trồng hoa quanh cái đảo.

Nói chuyện dời vườn của Thiệu Trị, cái vườn Thư Quang í có cửa ngoài đề biển "Nhật nguyệt quang minh", ông con dời vườn đi để cái cổng ấy với lại 1 tòa nhà giữa lại, lấy cái biển "Niên phương" treo lên. Niên phương là... hương thời gian đó.

Về "nhật nguyệt quang minh", hãy xem người bung lụa trong... nhạc mừng thọ:

(Lễ Từ thọ 1822) "Huyên bệ vi du thụy thái ngưng, tiên giai nghê vũ tụng thanh đằng. Tôn thân doãn thiếp, phúc lý chù ưng. Thiên xuân thọ vực đăng nhật nguyệt thăng hằng". (Sân huyên áo vi du của vương hậu đong vẻ đẹp, nghê thường vũ y khúc vang âm. Thọ đến ngàn xuân sánh ngang nhật nguyệt.)

"Ngọc luật nhất dương hồi, giai thời hiệp khánh diên khai. Hiên tinh quang thái lãng Tam thai, nhật nguyệt minh huy chiếu cửu cai. Hòa bình thiên quyến, phúc lý nhật lai. Hoanh du hiến thọ bôi, thụy ái tiên giai". (Sáo ngọc tấu tháng đông, hợp thời tốt mở tiệc mừng. Ánh sao Hiên tỏa trên đỉnh Tam thai, nhật nguyệt cùng sáng chiếu 9 cõi. Vui vẻ hiến rượu thọ, mây lành phủ cung tiên.)

"Tường khai bảo vụ, thụy hiến đan trì. Bái thủ tụng duy kỳ kiền chúc tiên ly". (Sao Bảo vụ báo điềm lành, cung Dao Trì dâng chén thọ.)

(Lễ Vạn thọ 1822) "Hải tĩnh niên phong nhị khí hòa, dân khang vật phụ vạn phương ca. Tinh vân củ mạn, nhật nguyệt quang hoa."

"Tình húc lệ lâu đài, cung phiến khải, thái vân hồi. Tiên trượng tường quang bạng nhật khai. Tiêu thiều thanh khúc tự thiên lai." (Lâu đài sáng rọi ánh bình minh, cửa cung mở, mây lành bay. Ánh sáng lành soi nghi trượng tiên. Nhạc từ trời vẳng xuống.)

(Lễ Từ thọ 1837) "Càn thừa nghiễm lục long, cung phiến khải, ngự hương nùng. Nhật lệ phong đình thụy thái dung, vân du tiên trượng thự quang lung."

"Tiên cấm nhật thư trường, ngưng thụy khí áng tường quang. Bảo lịch trường xuân dẫn ngải khang, kim âu vạn dị dụ thuần thường". (Cung tiên ngày dài thư thả, kết khí lành nắng tốt.)

(Vạn thọ 1840) "Trường nhật ái tận tình, tàng hải toán, hợp sơn thanh. Ngũ sắc vân quang ủng thúy tinh, cửu thành nhã tấu dật minh đình".

---

... Thiệt là 1 tình yêu say đắm với... Bồng Lai tiên cảnh, 20 năm u như kỹ. May mà chỉ bung lụa trong lễ thọ mình với mẹ thôi, chứ nhạc viết cúng tế vẫn đàng hoàng. So với các ông khác thì nhạc chúc thọ của người ta đâu bị "Bồng Lai ám" thế này.

Mà "Bồng Lai" + "nhật nguyệt" thì lại chính là... câu thơ của Bạch Cư Dị "Bồng Lai cung trung nhật nguyệt trường".

Còn chữ "Thư quang" mị đã biết nó từ đâu ra, trong bài "Xuân nhật vịnh hải" của Đường Thái Tông tả... Bồng Lai đó (MM từng khen thơ của Đường Thái Tông hay nhất trong tất cả các ông vua).




HC
Monday, July 1, 2019 Author: Trường An

Không khí hậu cung thời MM như thế nào?

Ờ thì sử Nguyễn gần như tuyệt nhiên không nói gì về các bà, ngay cả thái hậu cũng chỉ được nhắc khi đi cùng với vua. Các ông vua thì cực kỳ kiệm lời nói về chuyện riêng. Lúc Minh Mạng bàn về thơ văn Càn Long với quần thần bẩu ổng làm nhiều thơ quá chúng mài ạ, toàn việc nào cũng ra thơ việc ấy, xong rồi hỏi chúng mài thấy thơ tau làm xao. Quần thần thưa rằng thơ ngài chỉ nói chiện quốc gia đại sự dạy quan dân thoai - rồi vua còn cố cãi "thơ tau hông phải công cụ chính trị đâu" (làm như đứa nào nó tin).

Nhưng cùng thời ấy có 1 người rất hay làm thơ về hậu cung, chính là Tùng Thiện vương. Tất nhiên toàn mượn chuyện đâu đâu nói không, nhưng mà hình ảnh lại rất là rõ ràng.

Ví dụ như Hán cung từ:

Sổ điểm hàn hoa vĩnh hạng xuân,
Xa thanh hà xứ nhạ hương trần.
Hồng nhan mạc hận thừa ân vãn,
Kim ốc Trường Môn thị nhất nhân.

(Mấy bông hoa lạnh buốt trong ngõ xuân dài, tiếng xe vua từ đâu thấy bụi thơm. Hồng nhan đừng hận thừa ân trễ, dù sao thì người ở kim ốc với Trường Môn cũng là 1 thôi.)

Vừng, cái kết cấu của cung thành Huế chính là lục viện nhét hết vào 1 chỗ, có mà nghe tiếng đi lại bên kia này nọ chứ nhiều khi chả thấy mặt vua đâu. Theo khảo sát của mị thì khu vực này không lớn, xây lục viện thì đúng là hình thành mấy cái ngõ thôi.

Tiếp, than thở trong Tần cung từ:

Trưng ca tuyển vũ a thuỳ gia,
Độc quyển sương liêm vọng đế xa.
Thượng uyển thâm thâm chiêu phục vãn,
Xuân phong tam thập lục niên hoa.

(Tuyển người biết ca biết múa ở đủ mọi nhà, để rồi (vào cung) chỉ có 1 mình cuốn rèm mà ngóng vua nơi xa. Vườn ngự sâu thăm thẳm ngày tháng lụi dần, đã qua hết 36 mùa hoa rồi.)

Bài này khả năng rất cao chính là làm cho mẹ Tùng Thiện vương, tức Thục tần. Bà sinh năm 1801, tính "36 mùa xuân" thì bài này làm đúng vào năm 1836, năm đại phong hậu cung. Vậy mà là "ngày tháng đã trễ rồi", tài tình cho lắm chỉ để 1 mình cuốn rèm không cả đời.

Một bài khác cũng đầy không khí hậu cung, Kim tỉnh oán:

Mỹ nhân chiếu kim tỉnh,
Tỉnh để hoa nhan lãnh.
Không phòng dạ bất quy,
Nguyệt chuyển ngô đồng ảnh.

(Mỹ nhân soi giếng vàng, đáy giếng lộ ra dung nhan lạnh bạc. Phòng không đêm chẳng trở về, trăng chuyển bóng ngô đồng.)

Trong khi Thục tần cũng coi như là 1 cung phi khá được xem trọng, ở trên còn có phong vị Thục phi chờ phong lên. Tùng Thiện vương hầu như thời niên thiếu ở suốt trong cung, lớn lên trong cung với mẹ. Vậy mà hoàn cảnh của 1 người được coi là "sủng phi" này còn là "cả đời cuốn rèm sương", dòm nhau thì tặc lưỡi "tranh giành sân hận làm chi, rồi cũng như nhao à". Nhìn ra xung quanh thì "ngõ xuân hoa lạnh" với cả "tuyển tài tuyển tình làm cái gìiiii vại". Ờ còn tính khí vua thì lúc nhớ lúc quên, thậm chí quên hẳn người như cả hậu cung hóa thành Trường Môn cung.

"Sủng phi" mà còn thế này thì cái hậu cung thực chất ra cái gì? Thiệu Trị sau này nói cha ta xử lý chuyện hậu cung thiệt êm đẹp, có mà không ai buồn tranh vì... không biết tranh cái gì. Địa vị thì cứ bà nào vào trước thì lên cao, miễn hỏi, thứ 2 xét đến công lao cha, thứ 3 là địa vị, cứ thế tằng tằng xếp xuống.

(Ờ thì mị đã nhầm về Trần Thị Huân, hóa ra cha bà là Trần Văn Hùng làm Phó Vệ úy Ban trực tiền quân Thị nội bảo vệ zua, đã thế còn sống lâu. Cho nên địa vị mới cao đến thế.)

Đọc xong mí bài thơ này, nghĩ lại cái kiểu ngày lễ tết là... xách cả đám quan tướng đi chơi, quởn đời tới mức làm nguyên bài luận "Nhật xuất nhật trung viễn cận luận" (mặt trời lúc vừa mọc với lúc giữa trưa lúc nào xa hơn), quả thiệt là... hiện thực. Ông con thương mẹ khóc lóc ví cả cái cung thành A Phòng với chả Trường Môn.




Ghi chép 2
Friday, June 21, 2019 Author: Trường An

Quên chú thích. Về vị trí của Nhị tần từ thì vì triệt giải rồi nên sách ghi mơ mơ hồ hồ. Nhưng sau khi đọc qua... 1 đống sách, mị đã biết nó ở đâu. Lằng nhằng thì là Thực lục bẩu năm í Minh Mạng cho xây riêng đền thờ cho 2 bà, rồi để cái đền cũ lại chia ban thờ cúng các bà vợ khác đã chết, đổi tên là Ý Thục từ, rồi lại tiếp tục dời đi. Các sách đều ghi vị trí dời chứ không nói vị trí ban đầu, cho đến khi Điển sự lệ thông báo: Ý Thục từ trước nằm ở Gia Hội. =__=

Vừng, chính xác đúng là chỉ cách nhà họ Hồ vài bước chân. Không rõ cung cách hồi ấy của nó thế nào, nhưng Ý Thục từ sau này có chính điện 7 gian, tả hữu 3 gian, tường bao quanh, cổng tam quan - chiều ngang to hơn gấp đôi quy cách đền thờ phi tần thời Minh Mạng. Tuy nhiên dòm lại quy cách đền thờ Đức phi Lê Thị Bình do Gia Long xây thì cũng tiền đường 5 gian 2 chái, nhà chính 7 gian - Nói chung, đền Đức phi là đền to chắc nhất trong các đền thờ cá nhân. Đến đền Anh Duệ hoàng tử Cảnh do chính Gia Long xây cũng chỉ có 5 gian. Sau khi hoạch định quy cách đền thờ thời Minh Mạng xong thì đến đền thờ họ ngoại nhà vua cũng chỉ có tiền đường 5 gian, chính đường 3 gian; đền thờ cá nhân đều 3 gian 2 chái trở xuống. Thời đầu chưa có quy chế, lấy cớ thờ 2 bà thì có thể là 7 gian thật. Hèn gì... bị nhầm là chùa.

Vừng, trùm lấy cớ nên xây đền thờ "ké" mà lại ngay nhà cũ, chiếm đất chợ gần bến đò tấc đất tấc vàng, khiến dân tình dòm toàn tưởng chùa chứ tên-điên nào xây đền thờ vợ chỗ ấy. Các đền thờ thời kỳ đầu được tập trung xây ở bờ phía Tây thành, trên con đường dẫn ra chùa Thiên Mụ, sau con cháu mới chuyển dần về gần nhà mình ở. Trong ghi chép của M. Đức, chợ Gia Hội là khu chợ lớn nhất của Huế lúc bấy giờ.

---

Mà cũng tự nhin đã hiểu chiện "thỏi vàng" ở đâu ra. Cơ bản vì chữ "kim điền" thì điền còn có nghĩa là... tiền. Quả nhin cái câu lạc quẻ kia không qua mắt được người đời, để rồi người ta hỏi kim điền là cái giống chi. Giống như Di biên nói về sách phong hoàng hậu chỉ nhắc đúng mấy câu "20 năm để trống ngôi vị, không quên tình cố kiếm".

---

Nhìn lại thì mới hiểu tại xao Thiệu Trị lại phải tự dìm họ ngoại - thế lực nhà họ Hồ lúc ấy quá bự. Trên chính sách giả-điên thì ông bố đã ngầm xây dựng quyền lực cho họ Hồ bằng cách... liên hôn. Được tập ấm trễ nên Hồ Văn Lưu có vợ rồi, vậy là gả công chúa áp út cho Hồ Văn Thập, nâng 1 phát lên hàm Phó Vệ úy Tam phẩm. Công chúa chưa cưới đã chết nhưng chức thì vẫn giữ, rồi Thập chuyển vị trí cho anh để "lo thừa tự", thế là tèn ten 1 người Phó Vệ úy quân Thần sách, 1 người Thành thủ úy rồi bay lên Vệ úy. Đến đầu thời Thiệu Trị thì 2 người đã là chính phó Vệ úy quân Vũ lâm, hàm nhị phẩm, thăng dần lên đến Thống chế.

Trong khi em trai Ngô Thị Chính được nhắc tới mỗi 1 lần, là Cai đội thuộc đội quân bảo vệ phủ hoàng tử, có chuyện ở Gia Định thì xung phong xin đi nhưng chả có công tích gì. Năm ấy loạn cả 2 đầu thì Hồ Văn Lưu được phái ra Bắc, trận nào cũng được quan tỉnh báo công. Đùa chứ "con nhà người ta" quả nhin là con nhà người ta, họ Ngô không phải không muốn tranh mà là tranh không được. Cơ bản cũng là... không được tranh.





Copyright © Trường An. All rights reserved.