Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

Sip Song Chau Tai
Monday, October 4, 2021 Author: Trường An

Bài này không post FB được nên đem về đây.

Sip Song Chau Tai hay còn gọi là 12 mường Thái. Mường là từ gốc Thái, khởi sinh từ nước Đại Lý ở Vân Nam. Mường (mueang) chỉ 1 thành trì có thành phòng hộ và một vài làng phụ thuộc. Theo phong tục của người Thái, thủ lĩnh mueang được gọi là khun, và các mường nhỏ nằm dưới quyền của thủ lĩnh mường mạnh hơn, thủ lĩnh này tiếp tục là chư hầu của 1 vương hoặc đế nào đó. Người Thái khi thành lập quốc gia Ayutthaya (Siam) đã nâng cấp chế độ phân cấp này thành nhiều bậc.

12 mường Thái chỉ người Thái sinh sống ở phía Bắc Việt Nam như Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái. Tuy họ tụ họp thành 1 nhóm có thủ lĩnh từ thế kỷ 17 nhưng chưa bao giờ lập ra được một thành bang hay chính thể nào chắc chắn hơn, vẫn giữ đơn vị chính là Mueang. Con số 12 này chỉ là biểu tượng vì có thể số mueang thay đổi.

Năm 1890, Pháp cho thành lập Sip Song Chau Tai do kết quả đàm phán với Đèo Văn Trị, một thủ lĩnh Thái trắng ở Lai Châu. Đèo Văn Trị từng học trong 1 ngôi chùa ở Luang Phrabang, thừa kế quyền tù trưởng của cha từ năm 1886. Lúc này Pháp đang trong quá trình chinh phục Bắc Kỳ sau Chiến tranh Pháp - Thanh. Đèo Văn Trị từng tham gia phong trào Cần Vương của Tôn Thất Thuyết, nhưng không được Tôn Thất Thuyết tin tưởng. Sau đó Đèo Văn Trị xung đột với quân Cờ Đen, dẫn đến quan hệ với quân Xiêm trong cuộc chiến chống tàn quân Thái Bình thiên quốc ở Lào. Tuy nhiên Xiêm lại muốn cướp Sip Song Chau Tai, và bắt giữ 3 người em của Đèo Văn Trị. Việc này đẩy Đèo Văn Trị liên kết với quân Thái Bình thiên quốc chiếm giữ Luang Phrabang nhằm giải thoát con tin.

Nhà ngoại giao Pháp ở Lào lúc này là Auguste Pavie cứu được vua Luang Phrabang, nhưng Đèo Văn Trị bắt được Thế tử Luang Phrabang và chém đầu ông này vào năm 1887. Vua Luang Phrabang được Pavie đưa sang Xiêm lưu trú, và nhà ngoại giao Pavie này đóng vai trò quan trọng trong việc giải hòa với Đèo Văn Trị. Vì lời xin của Pavie, Đèo Văn Trị được cử làm người cai quản Sip Song Chau Tai.

Như những vùng miền cao thuộc Pháp lúc bấy giờ, lãnh thổ này là vùng đất trồng thuốc phiện. Con trai của Đèo Văn Trị là Đèo Văn Long được ghi nhận đóng vai trò lớn trong việc buôn bán thuốc phiện gần như độc quyền với người Pháp. Vùng này được Pháp coi là khu tự trị Thái, nhưng thực chất bao gồm rất nhiều sắc dân khác như H'Mong, Yao, Yi... Đèo Văn Long buộc các sắc dân khác bán thuốc phiện giá rẻ để đi bán lại cho Pháp, gây nên mâu thuẫn với các sắc dân khác trong vùng. Cha con Đèo Văn Trị còn được ghi nhận là đặt quyền lợi gia tộc, cá nhân lên trên hết trong các công việc lãnh đạo, người Thái cũng có quyền lợi cao hơn các sắc dân khác. Và điều này trở thành xung đột lớn trong cuộc chiến của Việt Minh với Pháp.

Đèo Văn Long có lòng trung thành lớn với Pháp. Khi Nhật chiếm Đông Dương vào năm 1944, Đèo Văn Long đã lên máy bay di tản theo người Pháp, rồi theo Pháp trở về khi tái chiếm Đông Dương. Khi Việt Minh mở chiến khu Việt Bắc, các dân tộc thiểu số (ngoài Thái) vì bất mãn với cha con Đèo Văn Long đã ủng hộ Việt Minh. Đèo Văn Long còn gây mâu thuẫn với các nhóm Thái khác trong vùng khi loại bỏ tộc trưởng Thái đen Lò Văn Hặc ở Điện Biên, cho con trai mình thay thế. Vậy là nhóm Thái đen cũng theo về với Việt Minh nhằm lật đổ sự thống trị của Thái trắng.

Con trai thứ 3 của Đèo Văn Long là Đèo Văn Un lãnh đạo 4000 người Thái, tử trận trong trận Điện Biên Phủ dưới cờ Pháp vào tháng 5/1954. Đèo Văn Long tiếp tục bỏ chạy theo Pháp, lên trực thăng bay đến Hà Nội rồi chuyển sang Lào, cuối cùng di cư sang Pháp. Sau Hiệp định Geneve, hàng ngàn người Thái cũng rời bỏ VN di tản sang Pháp, Úc, Mỹ.

Sip Song Chau Tai được chuyển thành Khu tự trị Thái - Mèo, rồi tiếp tục đổi tên thành Khu tự trị Tây Bắc nhằm làm mờ sự thống trị của 1-2 sắc tộc trong địa phương, cho đến khi giải thể vào năm 1975.




Tự Đức – Nguyễn Du
Thursday, November 28, 2019 Author: Trường An

Là người-văn-minh thì không nên đi lưu truyền fake news. Đừng để sự ngâu lây truyền đời đời.

Rắng thì mà là Tự Đức chắc là ông vua có lượng fake news lớn nhất VN (dù cũng chả biết mấy ông vua xưa xưa được chép trong chính-sử có bao nhiêu phần trăm là thật). Trong cái thời và với cộng đồng say mê fake news giật gân hông kém gì facebook, thì chỉ vài câu lảm nhảm của không biết thằng cha căng chú kiết nào cũng khiến người ta tin sái cổ. Nói chung là ngày nay 90% dân được phổ cập giáo dục rồi, dưng méo hiểu xao vẫn giống cái ngày 90% dân mù chữ thía.

Còn mị thì cảm thấy việc "học sử qua facebook" là hành động vừa rảnh ruồi vừa thiếu dinh dưỡng của nhưn loại. Người ta đọc ngàn trang sách còn chưa đâu vào đâu, đây đọc mấy dòng chữ có thể luận thiên thuyết địa. Việc duy nhứt facebook có thể làm là... liệt kê ngày tháng sự kiện (mà còn chưa biết có đúng không).

Nay nói riêng chuyện Tự Đức và Nguyễn Du. Theo cái lối thường của các văn-sĩ hay văn nhân hay cái gì đó dính dáng đến chữ nghĩa, người ta thường tự thấy giá trị lên được mấy chân kính khi... bị "cường quyền" ghét bỏ, nhân dân mến yêu, đánh trên đả dưới. Nói chung, toàn những giá-trị rất à-la-tân-thời. Cho nên ai đó đã kể 1 câu chuyện lâm ly để tô đậm hình tượng Từ Hải cũng như Nguyễn Du rằng Tự Đức đọc đến "rạch đôi sơn hà" thì ném sách, đòi đánh Nguyễn Du, rằng mấy dòng đó chọc đến vua hay cái gì đó to lớn ghê lắm lắm.

Cơ mà, sự thiệt là... chính Tự Đức mới là người bảo trợ tác phẩm của Nguyễn Du.

Học giả Đào Duy Anh khi đi tìm dòng họ Nguyễn Du và người hậu duệ là cụ Nghè Nguyễn Mai nói rằng: “Nghe đâu vua Tự Ðức có lệnh cho quan tỉnh Nghệ-an đương thời thu thập tất cả di cảo của Nguyễn Du để xem, vì thế mà ở trong nhà họ Nguyễn không còn giữ được tí gì trong di cảo ấy." Mà bộ sách được giữ trong Nội các triều Nguyễn thì “về việc Tự Ðức thu thập di cảo của Nguyễn Du, ông Nguyễn Ðức Bính trong tạp chí Nghiên cứu văn học, số 6-1960, bài ‘Một mối hận tình’ có cho ta biết thêm: ‘Cụ Nguyễn Ðình Ngân ở Huế đã lâu nên có dịp được xem bộ di cảo ấy... Sau ngày kháng chiến, chúng ta dời các cơ quan ra ngoài thành, tập di cảo đó không mang đi theo được.’ Cụ Nguyễn Ðình Ngân hồi đó là giám đốc Văn hoá viện ở Huế.” - Thơ chữ Hán Nguyễn Du của Lê Thước và Trương Chính.

Cụ Nguyễn Mai vẫn còn giữ một bản in Truyện Kiều mà giới nghiên cứu hay gọi là "bản Tiên Điền", đây là bản chép tay, phần đầu có "Nguyễn Hầu truyện", phần sau có đề từ của Phạm Quý Thích. Theo cụ Nghè Mai, "vua Tự Ðức tổ chức ‘tứ tuần đại khánh’ triều Nguyễn có bắt họ Nguyễn Tiên Ðiền nộp vào kinh mấy bản Kiều. Họ Nguyễn đã sao ba bản: một bản nộp tỉnh đường địa phương; một bản nộp Quốc sử quán kinh đô; một bản đưa vào cung nội.”

Đầu thế kỷ trước, truyện Kiều được cho là có 2 bản in là 1 "bản Phường" tương truyền do Phạm Quý Thích đề từ và cho in ở Hà Nội, 1 bản gọi là "bản Kinh" được vua Tự Đức cho in và lưu truyền ở Huế. Nhưng với điều này vẫn còn nhiều tranh cãi, vì người gọi đầu tiên 2 khái niệm này là Trần Trọng Kim, nói về bản của Kiều Oánh Mậu, người khảo đính, khắc in Truyện Kiều vào năm 1902. Về "bản Kinh" này, Ðào Nguyên Phổ (hiệu: Hoành Hải) tặng cho Kiều Oánh Mậu kể:

"Năm Ất mùi (1895) tôi đương học ở Quốc tử giám, có công tử họ ngoại nhà vua cầm đến tặng tôi một bản Kiều mới, nhan đề là Ðoạn trường tân thanh. Tôi mở ra đọc, thấy châm chước từng chữ, từng câu, thay cũ đổi mới; danh bút phê bình, cơ thần linh động. Lại được vua phê cho đôi câu đối, nêu ở đầu sách; người đẹp văn hay, được đóa thiên hương làm tăng thêm khí sắc. Vậy nên người ngâm vịnh quý hơn được ngọc bích, người truyền nhau sao chép, giá giấy đắt như ‘giấy quý Lạc đô.’"

Nhưng họ không gọi đây là "bản Kinh". Đến khi Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ khảo đính và cho lưu truyền bản Kiều của mình thì mới phân biệt ra 2 bản Kinh và Phường. Trong khi cũng theo nhiều nhà nghiên cứu, sự tồn tại của cái gọi là "bản Phường" cũng là 1 dấu hỏi. Vì không có chứng cứ nào cho thấy Phạm Quý Thích in tác phẩm của Nguyễn Du. "Bản Phường" cổ nhất tìm được cho tới bây giờ là vào năm Tự Đức thứ 19 (1866), trong khi bản Truyện Kiều xưa nhất tìm được là vào năm 1825, gọi là "bản Thái Bình".

Thôi thì bỏ qua các chi tiết lằng nhằng về chuyện nghiên cứu sách vở, như vậy theo chính con cháu Nguyễn Du cho biết, vua Tự Đức thu thập tác phẩm của Nguyễn Du về đọc. Và trong khi con cháu bảo "không giữ được bản nào" ngoại trừ bản Kiều Tiên Điền kia, thì các tác phẩm không phải Truyện Kiều của Nguyễn Du còn giữ được đến ngày nay từ đâu ra? - Nếu ta biết ngay cả bản Kiều Tiên Điền cũng đã bị đốt dở do... cải cách ruộng đất.

Và ở "bản Kinh", trên có 1 bài thơ của Tự Đức "Dực Tông Anh hoàng đế ngự chế tổng từ", nguyên văn có thể google. Lại có nhiều người căn cứ vào những phần ghi "Thánh Thán", "Thanh Tâm", "Hoa Đường" mà bảo Tự Đức chả nói về Nguyễn Du đâu, mà nói về tác phẩm của Thanh Tâm tài nhân đó. Trong khi thật ra Tự Đức viết thế này: "Phần lô nhàn độc Thanh Tâm biên. Thị biên Bắc nhân Thánh Thán trước, Dịch âm ngã quốc Nguyễn Tiên Điền". Truyện này do ông Thanh Tâm biên ra, ông Thánh Thán bên Tàu soạn, ông Nguyễn Tiên Điền dịch thành tiếng nước ta - đầy đủ credit, ý thức bản quyền. =)) Cô Vương Kiều Nhi là nhân vật truyền thuyết lịch sử của TQ, Thanh Tâm tài nhân chỉ "biên" lại cuộc đời cô thành sách, rồi Kim Thánh Thán bình giảng soạn lại cho in vào tập văn của ông, bản này được đề "Hoa Đường quán bình". Đến thời Tự Đức thì có lẽ bản Hoa Đường quán này đã thất lạc, hoặc có lẽ Tự Đức chỉ ghi lại ý trong bài Tổng thuyết của Minh Mạng trong “Thanh Tâm tài tử cổ kim minh lương đề tập biên”: "Thánh Thán bất phùng, hàn yên tản mạn. Hoa Đường dĩ viễn, phá bích tiêu điều". Nghĩa là bản Kim Vân Kiều của Kim Thánh Thán bình giải này đến đời Minh Mạng cũng không tìm được, và vua phải làm một buổi tổng thuyết biên soạn sách lại như Kim Thánh Thán phê bình - hoặc là Truyện Kiều của Nguyễn Du không thể đi liền với bình giải của Kim Thánh Thán, do đó phải làm thêm như vua kêu gọi "trước là bàn chuyện văn chương, rồi từ cổ chí kim mà bình luận" - hoặc... chỉ là mấy câu văn vẻ kiểu "người như Kim Thánh Thán không còn, quán soạn sách bình văn của ông cũng xa".

Theo Hoàng Hải Vân, trong thời Nguyễn đã có 3 đợt "bình Kiều", tổng hợp thành 3 tập. "Tập đầu tiên soạn khi Minh Mạng mới lên ngôi (1820) gồm những bài thơ xướng và họa bằng chữ Hán dựa theo từng hồi của Kim Vân Kiều truyện, do Phụ chính đại thần Hà Tôn Quyền chủ xướng, đến năm Minh Mạng thứ 11 (1830), đích thân nhà vua viết một bài Tổng thuyết cho thi tập, cũng bằng chữ Hán. Vào năm 1871, tập tiếp theo do Tự Đức chủ xướng, đích thân nhà vua làm các bài thơ xướng cho mỗi hồi và viết lời tựa (Tổng từ) chung cho thi tập. Tập thứ ba ra đời vào cuối thế kỷ 19, có Chu Mạnh Trinh và Nguyễn Khuyến tham gia. Những bản chép tay các tập thời Minh Mạng và Tự Đức mang tên “Thanh Tâm tài tử cổ kim minh lương đề tập biên” (nghĩa là : Các bài của các tài tử vô tư xưa viết, nay nhân vua sáng tôi hiền tập hợp lại – NL) hiện cũng được lưu giữ tại Thư viện quốc gia Hà Nội, ký hiệu VNV 240." – Hoàng Hải Vân trong Cần công bằng với Thanh Tâm tài nhân.

Như vậy là từ năm 1830, Truyện Kiều lẫn Kim Vân Kiều đã được cả triều đình "mổ xẻ", đến đời Tự Đức thì vua cho đi tìm tất cả tác phẩm của Nguyễn Du, đề từ của Tự Đức chịu ảnh hưởng rõ ràng của Minh Mạng. Vua có cho khắc in không thì... nói công bằng là chả biết, các vị được-tẩy-não rằng vua Nguyễn khắc nghiệt với Nguyễn Du lắm nhất quyết không tin đâu. Nhưng mà...

- Trong thời Minh Mạng, Nguyễn Công Trứ đã làm kha khá thơ vịnh Kiều. Cho thấy giới quan lại lúc này "biết" Kiều ở mức độ khá phổ biến. Quốc sử di biên của Phan Thúc Trực còn chép Nguyễn Công Trứ ở nhà gọi bạn tới ngâm vịnh Truyện Kiều.

- Bản Thái Bình có 1 bản là của ông Nguyễn Doãn Cử, làm quan trong Tôn nhân phủ thời Tự Đức, đã chép đem về nhà ở Thái Bình vào năm 1880. Bản này chỉ có húy thời Gia Long, không có húy thời Minh Mạng, được cho là chép từ bản truyện đời Minh Mạng, bản của họ Đoàn trang đầu còn ghi "Minh Mạng lục niên".

- Theo Đại Nam liệt truyện, "Nguyễn Du có 2 người em là Thảng và Sóc, đều có tài nghệ hiển đạt. Thảng viết chữ chân, có tiếng viết tốt, lúc đầu sung vào viện Hàn lâm; Sóc có tứ khéo, khoảng năm Gia Long làm Thiêm sự bộ Công, từng trông coi Võ khố". Dù gia đình không còn danh thế như xưa, nhưng anh em Nguyễn Du đều được dùng. Mà nếu ca bài ca "hàng thần" thì chắc đã quên Trương Đăng Quế chính là dòng dõi "hàng thần" Tây Sơn, cha làm Tri phủ, chú là cánh tay phải chết cùng với Quang Thùy. =)) Thượng thư bộ Lễ được Minh Mạng hết mực trọng dụng Phan Huy Thực chính là dòng dõi Phan Huy đỉnh đỉnh đại danh làm quan lớn hết Trịnh rồi đến Tây Sơn, con cháu tiếp tục nối đời làm quan. Bùi Phổ "họ Bùi lừng lẫy về văn chương năm Hồng Đức, tổ làm đến Thượng thư Binh bộ", và 1 đống con em quan chức thời Lê khác.

Nói chung là, viết văn tốt không có nghĩa làm quan giỏi. Dòm các quan văn thời Nguyễn ông nào cũng phải vác súng ra chiến trường, có cướp mà quan đóng cửa thủ còn bị chửi cho, quan văn mà đánh nhau thua còn bị phạt, thì đống chữ thơ lục bát này vào viện Hàn lâm là phải đạo rồi. Còn chả ông nào thèm chấp Nguyễn Du đâu mà "đì đọt", thật luôn.

Và như đã nói trên, Tự Đức chả phải đợi đến người ta dâng mới có sách đọc. Truyện Kiều cũng được coi như khá phổ biến trước thời đó rồi. Và có ai "ghét lắm" nên đọc xong thu thập hết tác phẩm của người ta về tích trữ, "ghét lắm" nên tác phẩm của Nguyễn Du giờ đóng hàng tập tập. Thậm chí "ghét lắm" nên Huế truyền tay nhau bản Kiều được cho là "rất gần với bản Tiên Điền"? (Trong bản Tiên Điền có 19 câu giống bản Kinh và có những câu khác hẳn các bản khác, như vậy bản Kinh lại gần với bản Tiên Điền nhất). "Ghét lắm" nên vua ngồi đề vịnh xong đem về truyền ra ngoài (dù bằng hình thức nào cũng thế)???

---

Chú 1: Câu "chia đôi sơn hà" đã thấy trong cuốn... Nam triều công nghiệp diễn chí viết về các chúa Nguyễn.

Chú 2: Theo Nguyễn Văn Thắng viết vào năm 1830 về buổi tổng thuyết Kim Vân Kiều của triều đình thì Truyện Kiều lúc này chỉ có 3150 câu, bản Phường 3254 câu, bản Tiên Điền 3526 câu. Theo Kiều Oánh Mậu, bản Kinh khác với bản Phường 42 câu.

---

Túm lại là, ngay cả giới học giả đầu thế kỷ 20 nghiên cứu về Truyện Kiều đều "ghi công" Tự Đức cho in Truyện Kiều, tạo thành thứ gọi là "bản Kinh" - ít ra thì bây giờ vẫn còn cuốn bình Kiều nằm trong thư viện. Các nhà ngâm cứu sau cách mệnh (sau khi đốt trụi di chỉ làng Tiên Điển) thì làm mọi cách chứng minh rằng các ông vua Nguyễn ghét Nguyễn Du lắm, nhưng cũng phải ghi nhận lời kể của con cháu rằng vua Tự Đức cho thu thập di cảo Nguyễn Du đem về Huế, rồi bằng-cách-nào-đó nó truyền ra ngoài (chứ không phải ý vua đâu).

Và người-yêu-Truyện-Kiều-lắm-mà-cái-gì-cũng-không-biết bảo Tự Đức đòi phạt Nguyễn Du. Đồng chí này trước không đọc 1 chữ nào của Trần Trọng Kim, sau không dòm đến 1 dòng nào về Truyện Kiều đúng hem????

---

Nói chung là, mị "xợ" Nguyễn Du gần chít khi hễ mà đụng đến là nghe 1 tràng bán thảm méo-ai-cần. Nguyễn Du cũng không cần, thiệt luông. Năm ấy ông lang thang qua biên giới TQ phiêu bạt, vác tên súng đi săn ở núi Hồng, nghe Gia Long đến thì phi ngựa dẫn người nhà ra đón, thơ của ông thảm thôi chứ tính cách có thảm đâu.

---

Phần Tổng thuyết của Minh Mạng:

Ngọc nhan bất tác, trúc hãn nan bằng
Tài tử tình thư, cánh lạc ư kim ngọc tượng chi ngoại
Giai nhân tâm sự, tẫn phó ư phong sương binh hỏa chi dư
Thánh Thán bất phùng, hàn yên tán mạn
Hoa Đường dĩ viễn, phá bích tiêu điều

Sở đương mịch kỳ di biên, cáo chư đồng chí
Truyền thân tả chiếu ly tảo trích hoa
Hoá công họa công, hợp trước phủ ba chi bút
Thiên thế bách thế, liêu phân thiều bộc chi âm
Thượng dĩ hoàn luân đài kiểm điểm chi sơ tâm
Hà dĩ bị nghệ uyển bình chướng chi giai thoại
Diệc cổ kim lai tài bình nhất vận sự nhĩ.
( Minh Mạng tổng thuyết)

(Người ngọc không gặp, sử sách không bằng chứng. Sách tình thư của tài tử chỉ là vàng ngọc phủ bên ngoài. Tâm sự của giai nhân chỉ còn là phần sót sau gió sương binh hỏa. Không thấy Thánh Thán, khói lạnh mịt mờ. Hoa Đường đã xa, tường đổ tiêu điều. Cần biên soạn lại để cùng có chí chung, truyền thần hay bóng trái không lầm xấu tốt. Trời và người hợp sức búa rìu làm bút. Ngàn đời trăm đời phân rõ tiếng thơ ca. Trước để hợp sơ tâm người đã khuất, Sau để bình luận giai thoại thơ ca, rồi bàn luận chuyện vận sự cổ kim.)

Phần viết này cho thấy rõ vua hoàn toàn biết Vương Kiều Nhi là nhân vật truyền thuyết lịch sử, mà sách tài tử giai nhân thực chất chỉ là "vàng ngọc bao ngoài", không có người bình phán như Kim Thánh Thán thì chả biết đâu là xấu tốt. Mà ai từng đọc Kim Thánh Thán rồi sẽ biết cách phê bình của ông như thế nào. Các tác phẩm nằm "trong vòng" Kim Thánh Thánh không phải kiểu truyện cổ tích "cô bé Kiều Nhi bị cả thiên hạ ức hiếp" đâu, toàn kiểu giống Thủy hử, Kim Vân Kiều cũng là 1 trong.

Mà nghe đâu như vua cũng đang bẩu, tâm sự giai nhân nhà người ta binh hỏa phong sương thế kia, đám tài tử viết thành sách chỉ giỏi xủng xoẻng toàn thứ gì đâu.

Mà nhìn qua nhìn lại nhìn tới lui thì hình như không như lời-đồn hồi xưa người xưa hông để ý credit, ngược lại rất ư là để ý đó. =)) Các bản đề từ của văn sĩ cho tới vua chúa đều nêu rất rõ đây là chuyển ngữ từ sách nào của ai, thậm chí ghi luôn "nhà xuất bản". Mà thiệt ra thì, muốn bình giải nội dung thì đi bình Kim Vân Kiều của Thanh Tâm tài nhân đúng ồi, chứ Truyện Kiều là bản chuyển ngữ giống đến 90% mà.




PS
Saturday, October 19, 2019 Author: Trường An

- Bài chỉ có tính chất ghi chép dữ liệu lịch sử -

Thì mà rằng là chắc ai cũng từng biết đến những tác phẩm lừng danh như Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Ruồi trâu cùng cơ số khác nói về chuyện "vượt rào" của các tu sĩ Thiên Chúa giáo. Nhưng không như phần đông tín đồ các tôn giáo khác như Phật, Hồi bày tỏ cảm giác bài xích mãnh liệt nếu chuyện này xảy ra ở "nhà mình", phản ứng với các tác phẩm kia lại là sự chấp nhận bình thản hơn hẳn. Lý do? Chắc là vì... quen rồi. Chuyện các Giáo hoàng quan hệ lăng nhăng nhiều hơn con số đôi ba, và những tin đồn đại về Vatican nằm ở mức khó tưởng tượng với người bình thường.

Ngay cả khi nói "chắc mấy thằng chống phá bịa chuyện" thì vẫn có những Giáo hoàng công khai có con, có bồ bịch, trường hợp nổi tiếng nhất chính là Cesare Borgia - con trai của Giáo hoàng Alexander VI. Vị giáo hoàng này có 7-10 người con sinh ra trong suốt thời kỳ làm linh mục cho tới trong khi tại vị Giáo hoàng, công khai cặp kè với vợ giáo dân, lập nên 1 gia đình Borgia trác táng huyền thoại. Và tác phẩm Quân vương có lẽ nổi tiếng và gây chấn động mạnh đến thế vì nó liên quan trực tiếp tới nền cai trị thần quyền của Papal States (Nước Tòa Thánh hay Nước Chúa tùy cách dịch - và nó không phải là "ý niệm siêu thực" mà thực sự là 1 lãnh thổ dưới quyền cai trị của Giáo hoàng, có quân đội và gây chiến, hoạt động y như các thành bang, đất nước khác). Nói cách khác, Quân vương với những lý luận như "cai trị chỉ cần gây sợ hãi", "đạo đức là thứ ruồi bu" thiệt ra cũng hông phải "phát hiện" gì vĩ đại cho lắm nếu nó không gắn chặt với hình ảnh Cesare Borgia đánh khắp nơi cho quyền lực của Giáo hoàng - Đại điện cho đạo đức thống trị châu Âu.

Dù nhiều trò trác táng của nhà Borgia dưới bóng nhà thờ Vatican có thể chỉ là đồn đại, thì vẫn có những sự thật rằng Giáo hoàng Alexander VI bắt con gái ly hôn chồng bằng cách vu vạ cho anh ta "bất lực", Cesare Borgia giết chết chồng thứ 2 của cô em gái, hay cô gái trẻ đẹp Giulia Farnese công khai tuyên bố con gái cô là con Giáo hoàng. Giulia Farnese là chị của Giáo hoàng Paul III, người khi còn là giáo sĩ cũng có đời sống phóng túng với 5 đứa con được công khai thừa nhận.

Nhưng thật ra những người này chẳng phải đầu tiên và ít ỏi. Lời đồn đại về đời sống trác táng của các Giáo hoàng đã bắt đầu từ ngay thế kỷ 10-11, với những nhân vật "nghe là thấy sợ" như John X cặp với cả mẹ lẫn con gái, John XII có sở thích cướp vợ người và có khả năng bị ông chồng nào đó giết chết, Benedict IX là Giáo hoàng đầu tiên bị đồn đại đồng tính và hàng loạt vụ cưỡng hiếp... Tuy nhiên cũng phải nói rằng dân châu Âu mới là trùm ngành bịa chuyện và đánh nhau bằng tung tin xạo sự viết thành sách y như thật. =)) Khi những câu chuyện này tập trung vào Thời kỳ đen tối của Giáo hội, các Giáo hoàng bị nhà Theophylacti khống chế và phe phái đánh nhau ầm ĩ.

Nhưng đến thế kỷ 15-16 thì Alexander VI khởi đầu cho "trào lưu" công khai con cái nhân tình, "Giáo hoàng chiến binh" Julius II công khai con gái sinh trong thời gian làm giám mục, Paul III, Gregory XIII nối đuôi vừa nhận con vừa phong cho con làm chủ quản thành bang, tướng lĩnh cao cấp. Và tin đồn dồng tính của các Giáo hoàng vẫn tiếp tục, Martini Luther từng kể rằng Giáo hoàng Leo X khuyên nhủ người dưới rằng "Các hồng y nên hạn chế số lượng con trai phục vụ tình dục để tránh tin đồn truyền đi khắp thế giới rằng Giáo hoàng và hồng y trác táng công khai không biết xấu hổ như thế nào". (Nhưng 1 lần nữa, nhắc lại rằng... nghe để đó thôi).

Như vậy, tổng hợp cả 2 yếu tố đối phương tung tin nhục mạ và sự thoái hóa thực sự dẫn đến bộc lộ thẳng thừng vào thế kỷ 16, không cần phải hỏi chắc cũng biết hình ảnh Giáo hội sau nhiều thế kỷ trở nên "ly kỳ" như thế nào. Đặc biệt từ sau thế kỷ 14, khi Papal States được công nhận là 1 đất nước độc lập hoàn chỉnh, tách khỏi Đế quốc Roma. Papal States bao gồm nhiều thành bang nhỏ được cai trị riêng lẻ, nhưng đều nằm dưới quyền Giáo hoàng. Các thành bang này khi mới tách ra đánh nhau ầm ĩ, và Giáo hoàng đã bắt đầu lập ra quân đội Giáo hoàng để đánh chiếm, bình định các thành bang chống đối. Quá trình quân sự hóa và bành trướng hóa được phát triển dưới thời Alexander VI, Julius II, đưa Papal States trở thành 1 thế lực tham gia oánh nhao như ai. Đến đầu thế kỷ 18, Papal States đạt được lãnh thổ rộng lớn nhất, chiếm gần hết miền Trung nước Ý. Cho tới cuối thế kỷ 19, khi Pháp - thế lực Napoleon III bảo trợ cho Papal States - rơi rụng vì thua trận, Ý tuyên chiến, chiếm Rome sát nhập vào nước Ý.

Đánh nhao thì không thể nào không chởi nhao, cho nên là... =))

Thiệt ra thì càng biết nhiều lịch sử châu Âu thì càng cảm thấy mấy thứ đạo lý, "cách mạng", cách tân, anh hùng, thánh nhân vân vân các thể loại ở xứ nài đều rất "vi diệu". Nói chung là, bên Á xách quân đi oánh nhau chỉ viết sớ kể lể tội thằng vua, vu vạ cho ông vua đủ mọi tội nửa thiệt nửa giả thôi, chứ Âu đi oánh nhao thì phải là "khai phá văn minh", tau là thần thánh đến dạy chúng mài bằng những câu chiện đậm mùi ba xạo, tau là đỉnh cao thế giới bậc nhất nhân loài. Từ đánh nhau trong nhà cho đến oánh ngoài đường thì cũng 1 bài ca.




NP
Monday, August 12, 2019 Author: Trường An

Tháng 3 năm 1821: "Lúc trẫm mới lên ngôi có chiếu cho trong ngoài xét xem ai là hiếu tử thuận tôn, nghĩa phu tiết phụ, thì tâu xin nêu thưởng để khuyến khích phong hoá. Thế mà đến nay chưa có ai tâu thì sao đáp được cái ý thiết tha giáo hoá, gây dựng phong tục của trẫm”.

Năm 1822: Hạ lệnh cho các địa phương tìm hỏi những dân thọ trăm tuổi và những hiếu tử nghĩa phu mà tâu lên.

"Trẫm kính nối nghiệp lớn, mở rộng đạo trị, phàm là trung thần thì phong tước mà thờ cúng, là liệt nữ thì ban biển mà nêu khen, điển lệ có đủ. Nhưng còn những người thọ đến tuổi kỳ [trăm tuổi ] cùng là hiếu tử nghĩa phu thì được nêu thưởng, cái đạo dạy dân gây tục e còn chưa đủ. Từ nay, quan các thành dinh trấn đều phải dụng tâm tìm hỏi dân gian, có ai trăm tuổi trở lên, cùng là con hiếu thờ cha mẹ, có thực trạng rõ rệt, như tối hỏi, sớm thăm, đón trước ý muốn, noi theo chí hướng, sống nuôi thờ, chết chôn cất, hết đạo làm con, mà châu xã đều khen là hiếu, người nghĩa thì thấy lợi không động lòng, như bắt được vàng mà trả lại chủ, của không muốn có vì may, lợi không muốn được hú hoạ, từ hay nhận, lấy hay cho, đều là hợp nghĩa, già trẻ đều tin là liêm, thì đều cho hương lý kết trình quan sở tại, kể đủ thực trạng, làm sách tâu lên, do bộ Lễ đề đạt để chờ ban thưởng, để biểu dương điểm tốt thanh bình, chấn hưng thói tốt hiếu đễ, cho xứng cái ý thiết tha dạy bảo và sửa tục của trẫm”.

Năm 1827: Xét hỏi những con hiếu thảo, nghĩa phu tiết phụ để nêu khen.
(Năm này tìm được 4 người nà).

Năm 1830: Các địa phương có hiếu tử, thuận tôn, nghĩa phu tiết phụ, quan địa phương xét hỏi kỹ tâu lên đợi nêu thưởng.

Năm 1835: Các địa phương nếu có những người con hiếu, cháu hiền, nghĩa phu, tiết phụ, thì tư hỏi, tâu lên, để nêu thưởng.

Năm 1840: (lặp lại như trên)

==> Từ khi lên ngôi Minh Mạng đã kêu réo tìm nghĩa phu rồi đó, dù chỉ ở mức "nhặt của rơi trả lại, sống đàng hoàng" thôi mà suốt 20 năm tìm được... 4 mống hạng bình với thứ, kiểu nhặt được vàng bạc trả lại chủ. Con hiếu mỗi đợt tìm được vài người, chỉ đông mỗi mục tiết phụ. Cái nài phải gọi là... đàn ông sống tốt quá thầm-lặng hay là của hiếm có khó tìm? Hay con gà tức nhao tiếng gáy nên chả thằng nào ông nào dại mà nêu lên để làm-gương?

Đến cái mức năm 1838 thoai tau không tìm người thật nữa, tau tìm chiện cổ tích coi đây: "Trước đây sắc cho bộ Lễ tư cho các địa phương hỏi khắp chốn dân gian, như có những người con hiếu cháu hiền, chồng giữ nghĩa, vợ giữ tiết và những vật rồng rắn chim muông kỳ lạ, với những sự tầm thường có thể lựa chép được thì không cứ thế đại lâu chóng, lời tục ngữ quê mùa đều không cứ mười phần đúng cả hay không nhưng được nghe thấy cũng được, phàm có lý thú, có thể giúp vui được thì nên ghi chép rõ ràng, đóng thành tập do bộ tâu lên".

Thì quan địa phương nó cũng ức quá nó bịa cho 1 bài bẩu chiện giật gân như ông muốn thì méo có đâuuuuu. Lần này chắc tìm "chồng giữ nghĩa" thật đấy, vì cái bản trả lời bảo là "Trung thần, nghĩa sĩ, sử tất phải chép, còn như con hiếu cháu hiền, chồng giữ nghĩa, vợ giữ tiết, nơi nào là không có, dân ta vốn là man mọi, trong đó làm con cháu mà biết kính thờ thì có, vợ chồng đối xử với nhau, không lấy vợ lấy chồng lần nữa cũng có, nhưng đó chỉ là đạo thường hàng ngày, không cần phải nói thêm thừa. Cầu như người xưa khóc măng, bửa băng, chặt cánh tay hay khoét mắt, không thấy người nào, không dám nói bậy, còn như việc đáng cười thì dẫu nói cả ngày cũng không hết được".

20 năm tìm được 4 mống người-đàng-hoàng, mà lại còn là tổng hết cả 20 năm trước mới ra được, 20 năm sau méo có.

---

Câu chiện trong 20 năm của bác Mạng có thể tóm gọn: Nỗ lực tìm đàn-ông-tốt thất bại thảm thươnggggggggg. Đến cổ tích còn không có mà nghe.

Trong các loại thứt bại, thất bại này đáng ghi vào sử sách ngàn năm. =))




Chống lũ thời hiện đại
Sunday, June 9, 2019 Author: Trường An

Đang viết lách chú thích nhưng có cuốn sách hay quá đem giới thiệu chơi. :3

[1] Trong nghiên cứu Bridging theoretical gaps in geoarchaeology: archaeology, geoarchaeology, and history in the Yellow River valley, China của  Tristram R. Kidder và Haiwang Liu của Đại học Washington, chính tác động của con người hàng ngàn năm khiến dòng chảy của Hoàng Hà trở nên nguy hiểm hơn. “Họ xây đê điều càng cao, dòng Hoàng Hà vốn trước ổn định lại càng ngày càng trở nên nguy hiểm”.

[1] Trong chương Physiography of Flowing Water trong cuốn  Freshwater Ecology (Second Edition), 2010 của Walter K. Dodds, Matt R. Whiles, thiệt hại do lũ lụt hàng năm ở vùng sông Mississpisi có đắp đê tăng đến 140% trong vòng 90 năm. Việc này cũng là nguyên nhân nước Mỹ giảm số lượng đê điều (Hey and Philippi, 1995).

[1] Trong chương Sustainable Land Use Planning in Areas Exposed to Flooding: Some International Experiences của cuốn Floods Volume 2- Risk Management, Anna Ribas Palom – David Saurí Pujol - Jorge Olcina Cantos, “Sự tăng cường bảo vệ tuyệt đối với người sống trong vùng lũ lụt tăng cường sự tập trung dân số và yêu cầu bảo vệ cao hơn, kết quả đương nhiên là những nạn lụt tai họa xảy ra với những nơi công trình thủy lợi chưa được chuẩn bị. Kết quả là những thảm họa khả năng thấp nhưng hậu quả cao xảy ra trong những năm gần đây”. Các thành phố như Paris, Lyon, Amsterdam, Rotterdam, Lisbon, Zaragoza hoặc Barcelona…, đã bắt đầu thay đổi phương thức kiểm soát lũ lụt của mình bằng cách chú trọng lập bản đồ dòng chảy của nước và quy hoạch vùng đất đai được đưa vào sử dụng thích ứng với nước sông, mở rộng dòng sông, tạo khoảng không gian cho dòng nước. Kế hoạch này được thông qua bằng Chiến lược lãnh thổ cho châu Âu năm 1999 và Chỉ thị bờ nước năm 2000, Chỉ thị về Chiến lược đánh giá môi trường năm 2001, Chỉ thị về lũ lụt năm 2007, Chỉ thị về ảnh hưởng môi trường năm 2014.

Toàn văn cuốn sách: https://books.google.com.vn/

---

Đây là những điều các quan nhà Nguyễn như Nguyễn Đăng Giai đề xuất vào gần 200 năm trước - và hầu như toàn bộ là những gì vua quan triều Nguyễn làm 200 năm trước, từ chuyện bỏ đê, mở sông, đào sông cho tới tìm cây trồng thích hợp, quy hoạch vùng đất... Cho đến đầu thế kỷ 21 thì châu Âu mới bắt đầu thực hiện.

Hãy đọc các case của Hà Lan, Mỹ, Tây Ban Nha sẽ thấy những điểm cực kỳ xác đáng: "Duy trì đê điều tốn một khoản phí khổng lồ", "Đê điều không làm dòng lũ bớt đi mà ngược lại dâng cao hơn", "lũ lụt hiếm hơn nhưng cực kỳ khốc liệt", "bảo hộ hoàn toàn từ lũ lụt là điều cực kỳ không thực tế"... Và những điều này các nước châu Âu đến thế kỷ 21 mới nhận ra, bắt đầu thực hiện.

"Nước Mỹ đã dỡ bỏ 30.000 công trình xây dựng chống lũ trước đó ở các khu vực nguy hiểm, phục hồi lại dòng chảy tự nhiên của nước, mặc cho sức ép gia tăng."

"Đê càng cao nước càng mạnh sông càng nguy hiểm" là điều mọi ngâm cứu kế hoạch về đê điều gần đây đều nói cùng 1 giọng. Và nó đã được nói 200 năm trước. TT^TT Đây mới gọi là đi trước thời đại nàyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyy.

(Ờ mà nói được nhưng làm méo được bởi quá nhiều cản trở và các thành phần thần thánh.)

 

Đi trước thời đại đến mức người-hiện-đại còn chưa biết đấy là đâu. Giờ này mà còn thành phần đòi đắp đê ở miền Nam nghe chán cả người. Càng đọc về chiến lược thủy lợi mới của châu Âu càng mồ hôi đổ ròng ròng, nhà tui nói lâu lắm rùi óooooooo. Lại đây nhà tui cho 1 case nghiên cứu nà.

 

"Nước Mỹ dỡ bỏ 30.000 công trình đê điều chống lũ từ năm 1994

Trong nhiều năm, đặc biệt là sau suy thoái kinh tế năm 1930s, lịch sử kiểm soát lũ lụt ở Mỹ là hàng đầu trong những thiệt hại về người và của cho người sống trong vùng lũ. Phòng chống lũ lụt bao trùm hoàn toàn mục tiêu thủy lợi trong khi việc phát triển vùng lũ càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, mục tiêu bảo vệ hoàn toàn khỏi dòng lũ cả ở mặt phòng chống qua các công trình thủy lợi tốn kém và hỗ trợ kinh tế cho người bị ảnh hưởng sau lũ hầu như là không thể thực hiện được. Ngoài ra, một phần phí tổn này còn đánh lên dân chúng do phát triển khó khăn hoặc qua khoản tiền công cộng dành cho các công trình thủy lợi.

Năm 1927, một dòng chính của sông Mississipi gây lụt 10 bang và thiệt hại đến hàng triệu đôla, làm nảy sinh Bộ luật Lũ lụt vào năm sau nhấn mạnh lấy đê điều làm giải pháp chống lũ. Các đợt lũ lớn khác trong nước thập kỷ tiếp theo khiến chính quyền liên bang đẩy mạnh việc phòng chống lũ và kiểm soát dòng chảy của nước thông qua đập nước cùng các công trình thủy lợi khác. Thế kỷ 20 là thời kỳ vàng cho chính quyền bận rộn xây đập, đê điều, tường chống nước và các công trình liên quan.

Tuy nhiên, ngay từ năm 1950s, 1 nhóm nhà địa chất học ở Đại học Chicago đã cho thấy rằng, mặc dù có khối lượng công trình thủy lợi khổng lồ, công cuộc phòng chống lũ đã thất bại vì dòng nước lũ ở nhiều dòng sông chỉ dâng lên chứ không giảm bớt. Điều này hiện tại được gọi là "Nghịch lý dòng lũ", bởi những gì được coi như đem đến bảo vệ tuyệt đối hoặc không hề có nguy cơ lại tiềm ẩn hậu quả rằng lũ lụt trở nên hiếm hơn nhưng mức độ hủy diệt vượt xa.

Năm 1993, sông Mississpisi lại có cơn lũ khác làm chết 130 người, gây thiệt hại 20 tỉ USD. Năm 2005 lũ Katrina gây hủy hoại phần lớn miền Nam Louisiana, 1300 người chết, 1 triệu người mất nhà cửa, thiệt hại 100 tỉ USD. 2 sự kiện này khiến luật phòng lũ được xem xét lại, đặc biệt là hệ thống đê điều đã cũ, nhưng quan trọng là hiệu quả việc sử dụng đất đai trong vùng lũ.

Cách thức tiếp cận hiện tại cho rằng việc bảo vệ hoàn toàn khỏi nước lũ là một mục tiêu không thực tế. 4 lý do cho điều này: Một là biến đổi khí hậu làm thay đổi chu kỳ thủy lợi gây cực kỳ khó khăn đến gần như không thể cho việc kiến thiết, tái kiến thiết công trình đê điều. Hai là, dù tiếp tục đóng vai trò quan trọng để kiểm soát lũ, nhà nứơc liên bang sẽ giảm đầu tư các công trình thủy lợi từ những năm 1990s. Có 2 vấn đề cơ bản: luật chống lũ thiếu thốn lụn vụn không hề có cái nhìn bao quát từ liên bang có thể chuyển khó khăn xuống cho người ở dưới. Thứ ba, ảnh hưởng hiện tại của đê điều tăng cao nguy cơ thất bại trong lý thuyết chống lũ bằng công trình thủy lợi. Cuối cùng, có 1 nhận thức đang ngày càng rõ rằng nước lũ cũng là 1 tài nguyên và lũ cung cấp nhiều thứ phục vụ môi trường cần được bảo vệ phát huy.

Mặc dù có nhiều áp lực, chính quyền liên bang đã có thể dời hoặc dỡ bỏ các công trình thủy lợi (hơn 30.000 công trình từ năm 1994) ở những vùng nguy hiểm và phục hồi 1 phần dòng chảy tự nhiên của nước. Mặt khác, lập bản đồ dòng nước cũng trở nên ngày càng chính xác hơn do công nghệ phát triển."

 




Thời băng hà nhỏ
Sunday, June 9, 2019 Author: Trường An

Thời kỳ băng hà nhỏ là giai đoạn khí hậu trái đất lạnh đi từ năm 1300 tới khoảng 1850, đỉnh điểm là từ thế kỷ 16 tới 19. Nói chung là trái đất lạnh đi, mùa đông rét buốt, mưa lụt cùng các loại dịch bệnh, cả thế giới chết đói.

Cho nên đọc sử thời Lý thấy sứ TQ sang bảo mùa đông ở đây ấm lắm mài ơi, chúng tao ngồi quạt veo veo, thì... đây là thời thuộc Thời kỳ ấm Trung Cổ, chắc cỡ tương đương mùa đông ở miền Bắc bây giờ mát hơn 1 tí. Vào thế kỷ 13 khí hậu ấm áp, thế giới ghi nhận sự gia tăng dân số toàn cầu, mưa (tương đối thuận) gió (tương đối) hòa. Cho nên bước vào thế kỷ 14 bắt đầu... sặc gạch với thiên tai.

Tất nhiên thì trái đất muốn nóng lên hay lạnh đi cũng phải từ từ. Nên theo 1 số nghiên cứu bây giờ, thời kỳ thảm họa này bắt đầu bằng dịch bệnh... trong băng chảy ra thời trái đất nóng lên trước đó, gây nên nạn dịch hạch càn quét cả thế giới, chết hàng trăm triệu người. Ở châu Á, sự biến đổi khí hậu này thấy ngay năm 1229, gây nên nạn đói Kanggi khủng khiếp nhất trong lịch sử Nhật Bản "do thời tiết lạnh, ẩm bất thường" suốt chục năm liền. - À, và đây là thời điểm... nhà Lý ở VN bắt đầu sụp đổ.

Năm 1440 trở đi là một loạt nạn đói từ châu Mỹ cho đến Nhật Bản, tiếp tục gây nên nạn đói Kansho, và đây là thời kỳ... Trần cùng Hồ sụp đổ.

Từ năm 1569 tới năm 1620 là nạn đói càn quét toàn châu Âu trên diện rộng, ở Nga đến 2 triệu người chết 1 mùa. Đây cũng là thời kỳ nhà Minh Trung Quốc sụp đổ do loạn lạc từ dân đói, ở Nhật Bản từ năm 1540 đã có nạn đói Tenbun. Và ở VN thì giai đoạn này Lê sơ cùng Mạc cũng thi nhau rơi. Đáng chú ý cuối thời Mạc liên tục ghi chép lụt lội, 1 năm lụt tới 7 lần.

Từ năm 1600 trở đi, thế giới lâm vào tình trạng đói kém nặng nề. Thời Tokugawa ở Nhật chỉ trong 250 năm ghi nhận đến 154 nạn đói, trong đó 21 trận đói to nặng nề, tính ra chỉ được khoảng 50 năm coi như không đói.

Từ năm 1730 trở đi, nạn đói trở nên khủng khiếp ở châu Á. Tại Ấn Độ, mỗi trận đói ghi nhận hàng chục triệu người chết. Nạn đói năm 1780s ở Nhật giết chết gần 1 triệu người (hãy so với dân số đảo quốc này). Ở Trung Quốc từ năm 1810 đến năm 1846 có 4 trận đói lớn làm 45 triệu người chết.

Nói chung là... hãy dòm sang sử Nhật Bản, có lẽ vì đều là quốc gia ven biển nên khí hậu biến động tương đồng. Điều này cũng cho thấy tác động biến đổi khí hậu của trái đất có lẽ sớm hơn ở vùng châu Á ven biển so với châu Âu.

Và thật ra nữa thì... toàn bộ lịch sử là 1 màn biến đổi khí hậu. =)) Nhìn sang lịch sử Nhật Bản, Ấn sẽ thấy có chiện rất hay ho là nhà người ta yên thì nhà mình yên, lúc nào ghi "có nạn đói" là quanh quanh đó mấy năm nhà mình có chiện.

List danh sách nạn đói toàn cầu https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_famines Ở đây không có Trung Quốc chắc do lịch sử quá phức tạp, địa hình quá rộng. Nhưng nếu phân tích nạn đói miền Nam Trung Quốc thì có thể càng rõ điều kiện khí hậu hơn.

Vừng, nói lịch sử là màn biến đổi khí hậu nghĩa là có màn đổ-thừa hơi cao. Ở châu Âu thì nghe đồn là nạn săn phù thủy cùng 999 trò mê tín giết chóc nhau khác là đổ thừa mài làm trời mưa trời nắng trời hạn trời lụt. Ở châu Á thì hễ đói là bất kể sử Tàu, Nhật, Hàn, Việt, Ấn gì cũng ghi "dân kéo đàn đi ăn cướp". Và đói to ở Nhựt thì... ghi nhận chính quyền VN sụp, amen - Tất cả là lỗi của ông giời. Thiệt trăm phần trăm.

Tại sao chính trị VN nhạy cảm với thời tiết như thế thì trước hết là tại... bé, không thể dùng đầu này đắp đầu kia, thằng vùng kia no đạp thằng vùng nọ đói xuống. Thiên tai nhỏ không sao chứ thiên tai lớn là cả nước đói chung. Sau nữa là do chế độ phân quyền, lúc no thì nhìn nhau vừa mắt chứ lúc đói không cướp của nhau là may, lúc đầy đủ thì yên ổn chứ lúc thiếu thốn thì sẽ nảy sinh ra 99999 chuyện, mà có mâu thuẫn ắt đánh nhao thôi. Thằng thắng sẽ bôi thằng thua 1001 tội mà cái tội to nhứt chắc là... ở đó lúc trời mưa (bão) - aka không hợp lòng giời.

Điều này cũng giải thích cho hệ thống đê điều của thời Lý Trần chỉ đắp vào lúc nước dâng để làm lúa, hết mùa thì mở cho nước chảy vào đồng ruộng. Lúc này thỉnh thoảng ghi nhận có nạn lụt nhưng cũng chỉ mất mùa. Năm 1245 mới có ghi nhận đầu tiên "tháng 8, nước to, vỡ đê Thanh Đàm". Nhưng nạn lụt năm này chỉ ghi nhận "rắn, cá chết nhiều". Đến năm 1352 mới có ghi nhận "lúa má bị thiệt hại". Năm 1411, "trôi cả nhà cửa của dân". - Toàn bộ đều là mức thiệt hại ngày càng dâng cao.

Cho nên trên cái nền đê lúc đóng lúc mở thời Trần, nhà Lê đã cho lấy đá, gạch đắp luôn vào thành một hệ thống phòng ngự. Mà theo Nguyễn Đăng Giai thì "từ Sơn Tây đến Nam Định, dân ở ngoại đê hàng trăm xã, khi mưa lũ thì ở bằng sàn, đi bằng thuyền, khi nước rút, ruộng không phải cày cấy gì mà lúa cắm xuống đã mọc lên tươi tốt, không có nhà dân nào phải dời đi, ruộng chẳng phải bỏ hoang bao giờ. Còn ở những vùng nằm trong vòng bao bọc của đê thì '… bên trong thì mong nước như khát mà bên ngoài coi nước như thù, muốn đào ra lấy nước thì sợ vỡ đê, muốn hộ vệ đê điều cho vững thì ruộng lúa chịu bỏ, làm đê vệ nông mà lại ngăn trở việc nông…'". Aka chỗ thì hạn chỗ thì lụt, ruộng thì cằn. Điều này cũng giải thích tại sao vùng Thái Bình, Nam Định lại là vựa lúa Bắc bộ (nhân chứng bảo đến tận năm 1970 thì mỗi mùa nước vẫn dâng, dân gọi là mùa lụt). Ngay ở Bắc bộ đã có 2 "địa hình sông", thực tế chứng minh thằng nào chịu chung sống với thiên nhiên hơn thì thằng ấy khỏe hơn.

Nhưng với tình hình thời tiết thì không phải đến mùa nó mới lụt, lỡ lúa chưa thu xong mà nó lụt thì nàm xao? Năm 1833 nước dâng cao hơn 10m, đê nào cũng ra cục đất hết thì nàm xao? Ờ thì trời kêu ai nấy dạ, cách nào cũng có khuyết điểm. Dưng mờ cái phản ứng thấy nước dâng cao thì xây thành nội bất xuất ngoại bất nhập, đê ngăn mặn không nói mà ngăn hết cả sông ngòi mà không cho 1 cái sông thoát nước tưới tiêu nào thì... quả nhin là dân vùng núi không biết chữ "ruộng nước" nó có nghĩa gì. Tra ra thì người phụ trách làm đê là Lê Niệm, viên tướng trong núi. Ờ thì nước lớn bất thường nên đắp đê, dưng đắp loạn xạ để nước nó càng mạnh, xong rồi không cho nó 1 đường thoát, quả nhin là trình làm nông nghiệp của tướng lĩnh. Rồi hơn 200 năm sau đó mạnh ai nấy xây, mạnh ai nấy đắp. Cái hậu quả thì chỉ mấy chục năm sau đã thấy. Mà nghĩ cũng lạ, làm lúa xong rồi đốt nương, lấy nước sông tưới ruộng là cái thường thức mấy ngàn năm, đê ngăn mặn thì không nói chứ đê nông nghiệp mà lấy đá tảng xây đúng là... kỳ quặc. Ngay cả đê ngăn mặn cũng phải thoát nước rửa mặn mà. Đến đập thủy điện cũng phải thoát nước, đàng này cả vạn km đê mà không có chỗ thoát thì núi cũng lở. Trình xây dựng thiệt là đáng xợ...

Hãy dòm Thái Bình (trước thuộc Nam Định) với 2 hệ thống sông trong đê và sông ngoài đê. Sông bự lấy phù sa, sông trong đê cấp thoát nước, lụt thì lúa thu xong ồi khểnh chân nằm ngủ. Ờ thì cũng có những năm lụt to trôi mất nhà, nhưng vùng ven biển không lụt thì cũng bão, chả lẽ xây đê giời?

Có lẽ từ thời Lê dân đồng bằng Bắc bộ lại bắt đầu quen với tập tục "vùng cao", aka không còn là hệ thống "đê mở" hết mùa thì cho nước vào của Lý Trần, thậm chí ở vùng ven vẫn còn? Cũng giống dân 1 số vùng ven sông của VN bây giờ, năm nào cũng lụt nhưng không hề có cách biến chuyển thay đổi gì thích ứng chuẩn bị trước? Cũng có thể, lụt thời Lý Trần thì... chết tí tôm tí cá thôi, thời tiết ấm mà, cho nên dân trung tâm Bắc bộ thực chất chưa bao giờ là dân-vùng-lũ. Khi phản ứng với nước dâng bất thường của kỷ băng hà thì phản ứng đầu tiên là... cản lại. Kết quả càng làm nó to hơn. Có thể từ cái mức chỉ úng trong sông hồ khiến tôm cá chết, càng xây đê lắm càng oan trái nhiều.

Người sống trong vùng lũ thật, ví dụ như dân sống ven biển hay cuối nguồn sông, kể cả từ Quảng Trị trở vào năm nào cũng vẫn lụt mà chả xao. Ở Hội An có cái nhà cổ ghi mức lụt cao hơn cả đầu người.

Quay lại với chủ đề thời tiết, ờ rằng thì là nhận biết biến đổi thời tiết là chiện vô cùng quan trọng trong lịch sử, giải thích kha khá cho việc tại sao lúc ấy làm thế này được mà lúc kia không được, tại sao cái này nó ở đó mà không ở kia.





Copyright © Trường An. All rights reserved.