Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

Ghi chép 2
Trường An June 21st, 2019

Quên chú thích. Về vị trí của Nhị tần từ thì vì triệt giải rồi nên sách ghi mơ mơ hồ hồ. Nhưng sau khi đọc qua... 1 đống sách, mị đã biết nó ở đâu. Lằng nhằng thì là Thực lục bẩu năm í Minh Mạng cho xây riêng đền thờ cho 2 bà, rồi để cái đền cũ lại chia ban thờ cúng các bà vợ khác đã chết, đổi tên là Ý Thục từ, rồi lại tiếp tục dời đi. Các sách đều ghi vị trí dời chứ không nói vị trí ban đầu, cho đến khi Điển sự lệ thông báo: Ý Thục từ trước nằm ở Gia Hội. =__=

Vừng, chính xác đúng là chỉ cách nhà họ Hồ vài bước chân. Không rõ cung cách hồi ấy của nó thế nào, nhưng Ý Thục từ sau này có chính điện 7 gian, tả hữu 3 gian, tường bao quanh, cổng tam quan - chiều ngang to hơn gấp đôi quy cách đền thờ phi tần thời Minh Mạng. Tuy nhiên dòm lại quy cách đền thờ Đức phi Lê Thị Bình do Gia Long xây thì cũng tiền đường 5 gian 2 chái, nhà chính 7 gian - Nói chung, đền Đức phi là đền to chắc nhất trong các đền thờ cá nhân. Đến đền Anh Duệ hoàng tử Cảnh do chính Gia Long xây cũng chỉ có 5 gian. Sau khi hoạch định quy cách đền thờ thời Minh Mạng xong thì đến đền thờ họ ngoại nhà vua cũng chỉ có tiền đường 5 gian, chính đường 3 gian; đền thờ cá nhân đều 3 gian 2 chái trở xuống. Thời đầu chưa có quy chế, lấy cớ thờ 2 bà thì có thể là 7 gian thật. Hèn gì... bị nhầm là chùa.

Vừng, trùm lấy cớ nên xây đền thờ "ké" mà lại ngay nhà cũ, chiếm đất chợ gần bến đò tấc đất tấc vàng, khiến dân tình dòm toàn tưởng chùa chứ tên-điên nào xây đền thờ vợ chỗ ấy. Các đền thờ thời kỳ đầu được tập trung xây ở bờ phía Tây thành, trên con đường dẫn ra chùa Thiên Mụ, sau con cháu mới chuyển dần về gần nhà mình ở. Trong ghi chép của M. Đức, chợ Gia Hội là khu chợ lớn nhất của Huế lúc bấy giờ.

---

Mà cũng tự nhin đã hiểu chiện "thỏi vàng" ở đâu ra. Cơ bản vì chữ "kim điền" thì điền còn có nghĩa là... tiền. Quả nhin cái câu lạc quẻ kia không qua mắt được người đời, để rồi người ta hỏi kim điền là cái giống chi. Giống như Di biên nói về sách phong hoàng hậu chỉ nhắc đúng mấy câu "20 năm để trống ngôi vị, không quên tình cố kiếm".

---

Nhìn lại thì mới hiểu tại xao Thiệu Trị lại phải tự dìm họ ngoại - thế lực nhà họ Hồ lúc ấy quá bự. Trên chính sách giả-điên thì ông bố đã ngầm xây dựng quyền lực cho họ Hồ bằng cách... liên hôn. Được tập ấm trễ nên Hồ Văn Lưu có vợ rồi, vậy là gả công chúa áp út cho Hồ Văn Thập, nâng 1 phát lên hàm Phó Vệ úy Tam phẩm. Công chúa chưa cưới đã chết nhưng chức thì vẫn giữ, rồi Thập chuyển vị trí cho anh để "lo thừa tự", thế là tèn ten 1 người Phó Vệ úy quân Thần sách, 1 người Thành thủ úy rồi bay lên Vệ úy. Đến đầu thời Thiệu Trị thì 2 người đã là chính phó Vệ úy quân Vũ lâm, hàm nhị phẩm, thăng dần lên đến Thống chế.

Trong khi em trai Ngô Thị Chính được nhắc tới mỗi 1 lần, là Cai đội thuộc đội quân bảo vệ phủ hoàng tử, có chuyện ở Gia Định thì xung phong xin đi nhưng chả có công tích gì. Năm ấy loạn cả 2 đầu thì Hồ Văn Lưu được phái ra Bắc, trận nào cũng được quan tỉnh báo công. Đùa chứ "con nhà người ta" quả nhin là con nhà người ta, họ Ngô không phải không muốn tranh mà là tranh không được. Cơ bản cũng là... không được tranh.



Leave a Reply

(required)

(required)

:) :blush: :D :( :(( ;)) :banh: ;) ::) =)) :)) b-) :meo1: :meo2: :meo3: :meo4: :meo5: :meo6: :meo7: :meo8: :meo9: :meo10: :meo11: more »

Bộ gõ tiếng Việt đã được bật. Bạn có thể gõ tiếng Việt không cần phần mềm trong máy.
RSS feed for comments on this post.


Copyright © Trường An. All rights reserved.