Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

HVB
Trường An July 21st, 2019

Đọc đi đọc lại phát hiện ra 1 chiện: Có thể mấy chi tiết về nhà họ Hồ đều mang tính chất xạo sự.

Tình hình là sau khi phong Thống chế cho Hồ V8n Bôi năm 1826, Minh Mạng bắt đầu định lệ cho con cái các quan vào sách Hoa danh (viên tử chờ bổ dụng), trong đó Chính nhị phẩm được 2 người (vầng, con số thiệt là chính-xác). Rồi năm sau, bắt đầu bắt các quan hưu trí đã nhận chỉ sai, sắc chỉ, phong của công đồng lúc trước hủy đi để nhận chiếu sắc mới, lấy cớ là 1 đống giấy tờ không biết từ đâu ra dễ giả mạo lắm. Năm sau nữa là năm 1829 bẩu chỉ con quan Vọng Các có danh sách từ 1828 về trước mới được công nhận. => Aka, toàn bộ các vị này đều đã bị hủy giấy tờ phong gốc đi rồi.

Cái hàm Chưởng cơ mà lãnh Vệ úy của Hồ Văn Bôi thiệt ra nó cũng hơi... vi diệu, phong hàm kiểu này thường có sau khi chết hơn. Có lẽ vì thân nên Gia Long phong cho kiểu nói miệng hay hình thức nào đó, cho nên sau này không thể lấy đâu ra bằng cớ mà phong cho con. Lúc đó còn là đang oánh nhao, mới đến Huế chả lấy đâu ra quan mà làm chứng, làm giấy tờ. Thậm chí 1 thuyết âm mưu to bự nữa là... Gia Long chả phong gì hết. Toàn bộ đều do ông con làm ảo thuật biến ra, cho nên phong xong phần ông là bắt thiên hạ hủy hết giấy tờ, giờ thằng nào giữ giấy thì thằng đó là đồ giả mạo. =)) Cho nên nhắm mắt phong cái véo từ Vệ úy (thậm chí là Cai đội) lên thẳng Thống chế.

Thời gian phong chức của Hồ Văn Bôi nằm trong khoảng sau 1801, lúc ấy đang đánh nhao tối mắt tối mũi, đặc biệt lúc lấy quân đi đánh Phú Xuân thì Gia Long phong cho 1 đám tướng mới, đưa thêm 1 đám hàng quân hàng tướng nữa vào quân Túc trực, cho nên mới phong các Vệ úy quản lý chính đám hàng quân đó. Hoàng Công Lý cũng nằm trong trường hợp mới-phong kiểu này. Nháo nhào cho đến năm 1803 bình định xong tranh tối tranh sáng cả. Ngay cả việc Gia Long ban mũ áo cho Hồ Văn Bôi chung với các quan khác cũng là làm ở hành cung Nghệ An. Việc có phong hay không thì... sử do cháu ông viết, dựa trên giấy tờ con rể ông làm. Toàn bộ chứng cứ đã bị thiêu hủy. =))

1 trường hợp nữa là chức Chưởng cơ được phong sau khi HVB đã chết, cho nên không thể gia phong thêm được nữa. Nên Minh Mạng mới tìm cách nhét vào Thế miếu để còn có cơ phong lên tiếp. Nhưng nếu vậy thì cũng khá khó hiểu tại sao con cháu lại chả được hưởng cái gì. Trừ phi Gia Long đã tịch thu lại toàn bộ giấy tờ sắc phong - nên ông con sau khi nhắm mắt phong xong bắt toàn thiên hạ hủy hết giấy theo. Thằng nào cũng không có như nhau, bleh.

Thiệu Trị sau khi lên ngôi lôi cả giấy tờ ngày xưa Gia Long đặt tên ra bẩu tên ta được đặt có bộ Nhật nè - chứ thiệt ra chữ Dung í có thể là... bộ Trùng (sâu bọ).

Sắc phong chiêu nghi của HTH còn có câu "không làm gì sai" (vô nghi thất lệnh), thiệt ra đọc cũng hơi bị bất thường trong 1 cái sách phong đáng lẽ phải kể chuyện tốt vời vợi, ai lại bẩu là "không làm chuyện sai". Có khi HTH về nhà mẹ đẻ chính là do... bị đuổi. Ông con đang ở yên trong hoàng thành cũng đòi xách gói ra ngoài ở. Lúc í ông con được coi như vàng như bạc, ở trong thành coi như là vị thái tử rồi, đòi ra ngoài khác gì bảo tui vứt luôn vị trí lại thằng nào muốn thì lấy. Kinh thành lúc này trong lời M. Đức nó nháo nhào đủ mọi thành phần chứ chưa có phải là toàn phủ đệ quyền quý như lúc sau. Nói chung là, đã có chuyện gì xảy ra đến độ Gia Long thẳng tay đạp cả nhà luôn. Chứ thật ra thì công thần VC, Vệ úy hay Cai đội đi chăng nữa cũng có tí ơn huệ chứ.

Đền thờ Hồ Văn Bôi cũng được xây ở Xuân Hòa, trong khi toàn bộ đền thờ họ ngoại vua xây ở Phú Xuân, kể cả họ Phạm đời sau. Có lẽ Thiệu Trị vẫn cảm thấy nhà ngoại của mình không đứng-chung được với người ta.

Và trò ảo thuật của Minh Mạng thì... to bự khó đỡ. Dù phong ảo hay phong thật, dù có hay không có, thì hủy sạch chứng cứ của cả nước cũng méo ai biết đấy là đâu nữa rồi.



Leave a Reply

(required)

(required)

:) :blush: :D :( :(( ;)) :banh: ;) ::) =)) :)) b-) :meo1: :meo2: :meo3: :meo4: :meo5: :meo6: :meo7: :meo8: :meo9: :meo10: :meo11: more »

Bộ gõ tiếng Việt đã được bật. Bạn có thể gõ tiếng Việt không cần phần mềm trong máy.
RSS feed for comments on this post.


Copyright © Trường An. All rights reserved.