Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

PTN
Tuesday, September 22, 2020 Author: Trường An

Có vẻ đại boss đã xuất hiện........

Như dự đoán phin từ thanh xuân vườn trường bay cái véo sang thể loại "người trong giang hồ", mà nói thiệt nếu là cha mẹ của em gái chắc làm được thì cũng gô cổ ẻm về nhà chứ sung sướng không muốn, làm sao xẹt mà giống đi đày, đến yêu đương cũng khốn khổ hết nấc. Ờ bạn trai là nam thần của ai chứ tài sản chỉ là cái lá me so với VVIP của Bvlgari, tương lai mập mờ còn chưa có gì chắc chắn, tính tình thì càng gần mới càng thấy quái đản. Ngay cả fan ẻm bây giờ chắc cũng đang nghiến răng nghiến lợi, đáng lẽ ẻm đi tham gia show xong có tí tiếng rồi đi đóng mấy bộ phin lưu lượng não tàn cho khỏe người chứ đâu phải đi vào con đường này.

Bởi vì thiệt ra đó mà, ngay từ đầu ẻm đã nói trong cái họp báo ngày đầu tiên "Lisa chỉ là 1 trong nhiều lý do tui tham gia", lý do gì thì ẻm không nói. Sau này ẻm bẩu "Từ khi trở thành fan thì tui muốn sống thử cuộc sống như thế" - và hãy quay ngược lại chiện ẻm xách túi đi theo dấu chân bạn trai, bắt chước cả những sở thích của bản. Rồi ẻm kể tiếp, tui mới mời thầy về dạy vũ đạo luyện sống chết ở Hoành Điếm có hơn 10 ngày - trong khi ẻm đăng ký được nhận vào cả tháng. 10 ngày, tính ngược lại là lúc... bạn trai tuyên bố gia nhập show, ẻm nghe được mới hết hồn hết vía mời thầy dạy chuyên nghiệp về tập, chứ ban đầu ẻm còn nghĩ vòng xếp lớp là hát nhép chứ không thèm luyện hát đâu (Ờ, đã bẩu ẻm toàn có cái thái độ... chưa biết gì cũng nhảy vào ếu thèm suy xét nhìn ngó gì mà). Thiệt ra thái độ của ẻm ban đầu rõ là "đến chơi cho vui", tới tận khi được hạng 1 lần thứ 2 ẻm mới nghĩ "mình có cơ xuất đạo", xong rồi tự nhiên giai đoạn cuối suýt mất hết tinh thần không tập trung nổi - ẻm cố sống cố chết tập thì ngoài bản tính ra thì yếu tố quan trọng là "lão sư" sờ sờ ở đó, mà ẻm từng bẩu "tui không sợ lão sư nghiêm khắc, tui chỉ sợ nhất người vừa nghiêm khắc vừa tốt với tui, cho thấy người đó kỳ vọng rất cao ở tui".

Vị "lão sư" này với màn ra mắt lố hết nấc của ẻm dù quay cuồng chóng mặt vẫn lựa lời nhận xét mà còn sợ ẻm buồn, mặt khó đăm đăm ngồi tổng duyệt chỉ trích phê bình hết sân khấu này đến sân khấu kia của các bạn A++ mà khen ngợi cổ vũ nhóm C-D của ẻm, lúc ẻm được hạng 1 thì cẩn thận hỏi thái độ có thay đổi chưa, vui ra mặt khi ẻm bảo sẽ cố gắng, thậm chí nhớ luôn cả vũ đạo của nhóm ẻm để mà dạy (dòm sang nhóm khác thì thậm chí bạn trai này còn chả biết nhóm ấy hát cái gì, lời nhạc này ra sao). Vị "lão sư" này vừa lắc đầu không chọn nhóm ẻm trong việc hát hò, ẻm luyện hát đến khản giọng phát bệnh, rồi rơi nước mắt nói lúc lên nhận hạng "tui biết con đường này rất khó nhưng tui sẽ cố vì có người kỳ vọng rất cao ở tui".

Vừng, "kỳ vọng rất cao" nên quyết tâm xách ẻm theo cho bằng được. Mà ẻm thì cũng quyết liệt muốn theo bằng được. Lần đầu xem sân khấu ấy xong ẻm ngồi khóc hu hu, lần 2 là thảm họa cho cả đôi, đến lần 3 bạn trai vừa lên máy bay đi diễn, ẻm tham gia cái show nhóm mà nghiến răng trèo trẹo thiếu điều xé xác "đối thủ" tại trận vì "tui tức quá", "đừng để tui nắm được vũ đài chứ không tui xé xác nó ra". Lần thứ 4 cãi nhao ầm ĩ ẻm bất chấp hết mặc bộ đồ "khẳng định chủ quyền tui mới là nguyên-bản" làm kinh động thiên hà. Mỗi lần bạn trai diễn bài ấy là mỗi lần ẻm phát điên. Còn bạn trai sau lần thất bại thứ nhất có vẻ đã quyết tâm xác lập từ từ từng bước, dẫn đến cái sân khấu thứ 5 vừa rồi... lại là 1 thảm kịch khác.

Hãy chào đón "phát ngôn nhân" tiếp theo của phin: Trịnh Khải. :v Theo đúng tính cách được thông báo "chả giấu chuyện gì được", anh ngơ ngác hỏi bạn trai "single à" sau màn biểu diễn, mà hỏi đến mấy lần. Cộng với cái vẻ mặt "khó biết tả là gì" của bạn trai - À, lần nài mị xác nhận fan bản thiệt sự "mù màu" không hề nhìn ra được idol mình đang vui hay buồn. Hoặc là bạn trai này thường xuyên ở trạng thái trầm cảm nên... fan bản nhìn quen mắt. Thái độ của em gái sau đó cũng đầy nghi vấn, vì... ẻm lại diễn lố nhất dàn. Lần đầu nhìn vẫn còn nghi hoặc vì cái khoảnh khắc ẻm ngước mắt lên tự nhiên trông như muốn khóc, nhưng fancam của fan ẻm cũng cắt ngay đúng đoạn đó thì... không còn nghi ngờ gì. Vừa xuống sân khấu phát bạn trai lập tức bỏ về khiến fan tóm được bản ở cửa cũng phải ngạc nhiên. PLV của em gái thì tuyệt nhiên không ò e gì một hình ảnh ghi nhận nào về đêm diễn khiến fan ẻm chạy vào tế sống mấy ngày. Câu hỏi của anh TK có thể là mấu chốt của toàn bộ vấn đề.

Cái đêm hội Baidu này là đêm diễn có nhiều sự kết hợp vô cùng kỳ quặc lạ, như AB diễn với Uông Tô Lang, diễn viên hát chung ca sĩ, nó lại nằm trên "sân nhà" của bạn trai. Nhìn ngược lại những ngày trước, 2 bạn này có vẻ như đếm từng ngày đến ngày 19, cái timeline từ 14:15 đến 19:18. Bài hát biểu diễn của bạn trai đến mấy tiếng cuối mới thông báo, PLV của bạn thiệt ra nhá hàng đến 2 bài, "gặp tình yêu mà tái sinh". Ngày 18 cả 2 còn share... Nhân dân nhật báo về sự kiện Phụng Thiên "đừng quên quốc nhục, tiến lên tự cường" (em gái này thuộc loại chả bao giờ dòm đến NDNB đâu á), đầu ngày 19 em gái còn post hình (out nét, mắt đỏ, phân giải thấp) lên khoe cho thấy tâm trạng còn tốt. Đến khoảng 18h, weibo nhóm post tạo hình của nhóm trong đêm diễn, 18h45 ẻm post hình cá nhân lên bảo diễn Not me lần đầu (vẫn là những tấm hình out nét mà ẻm cười tươi như cây bông). Đến 19h5ph, tự nhiên weibo nhóm post lại tạo hình khác, và đó mới là đồ nhóm mặc lên sân khấu. Và bạn trai diễn đầu tiên với vẻ mặt rất "khó tả", vừa xuống sân khấu lập tức bỏ về, em gái thì vừa diễn lố vừa thất thường. PLV của bạn trai boom liền 1 loạt ảnh ọt mà dòm là biết... em gái chụp (cái style rõ rành rành thế kia), đặc biệt cái video vào 21:21 loáng thoáng bóng người chụp phản chiếu trong kính sau lưng bản, thấy rõ xuất hiện 1 cô gái. PLV của em gái im lìm nghe fan chửi không động tĩnh gì.

Sân khấu của nhóm ẻm xuất hiện cả 2 bộ đồ, quảng cáo là "thay đồ tức thời", nhưng mà... trần đời méo ai làm thế. Diễn sân khấu người ta chỉ sợ lộ mình hát nhép, còn đây đường đường chính chính chèn đoạn quay tổng duyệt vào sân khấu diễn live. (À, cách quay sân khấu ở TQ là quay trước 1 sân khấu biểu diễn y hệt trước khi diễn chính, để... có gì còn chèn đè vào cảnh hỏng). Nhìn weibo của đồng đội ẻm thì ngoại trừ bạn AK có ảnh chụp bộ đồ sau, tất cả đều chỉ mặc đồ trắng, và nói đó là đồ biểu diễn Not me. Móng tay em gái được sơn màu xanh lam đồng bộ với cái váy xanh, ẻm phải bỏ cái áo khoác xanh lá của bộ sau đi. Có vẻ đây là sự thay đổi vào phút chót, và đây là đồ dành cho bài Sphinx có tông chính là màu đen, Not me là màu trắng. Tại sao phải thay đồ thì có vẻ... do bài post của em gái.

Bộ đồ ẻm mặc lại lệch vai, và nó... giống hệt màu màn sân khấu của bạn trai có tạo hình là màn nước, PLV của ẻm share bẩu "mỹ nhân ngư chìm trong biển cả xanh lam". Dòm bộ đồ có vẻ hơi kỳ dị mà bạn trai mặc, thiệt ra... nó giống cái đuôi cá. Và nói thiệt là nó chả hợp với bài bạn hát tí nào, mặc bộ đồ này khiêu vũ trong màn nước mới đúng. Em gái mặc bộ váy nổi nhất dàn, vừa đúng cái kiểu "lover" mấy hôm trước, vừa là màu "hoa hồng xanh", vừa đúng y bon màu sân khấu bạn trai. Weibo nhóm post hình vẫn an ổn không ai để ý, ẻm vừa khoe hình 1 phát là cả nhóm bị bắt thay đồ. Và câu hỏi "single à" của anh TK - đến người tham gia chung chương trình cũng ngạc nhiên về sự thay đổi nào đó mà có lẽ tổng duyệt hôm 18 hay đến tận sáng 19 vẫn chưa có. Và cái thế lực nào vừa cắt bỏ được phần biểu diễn của bạn trai vừa bắt em gái phải thay đồ biểu diễn cho "tuyệt đường liên tưởng"?

Thế lực lần này có lẽ không phải là đài truyền hình hay tổng đạo diễn, vì cái màn edit sân khấu "thay đồ tức thời" - ra lệnh không cho mặc lên sân khấu thì ta chèn cảnh tổng duyệt vào show cho tức chơi, một màn chống lệnh rõ rành rành. Bạn trai chụp hình buổi chiều hôm đó đã có vẻ ủ ê buồn giận rồi, đến tối bỏ về ngay lập tức, rồi oánh bom cả weibo mình lẫn PLV với cả loạt hình "made by lover" lúc 20:29, lúc 21:21. Ban đầu PLV của bản chỉ dám post ảnh màu, bản post mấy tấm trắng đen mà trước đó chưa ai từng thấy bản dùng cái style này, nó đặc sệt style ảnh chụp của em gái. Có vẻ như được nhắc nhở, bản... boom tiếp cả loạt hình trắng đen nữa. Chưa hết cơn, sau đó là cái clip chụp hình mà có phân cảnh rõ mồn một bóng cô gái nào đó trong kính vào lúc 21:21. Hôm sau em gái bẩu "tui post hình tui chụp cho các bạn xem nhe", PLV của ẻm lại share về khoe "nhiếp ảnh gia Hân", hôm sau nữa anh chụp ảnh thân với cả 2 bản up hình cả nhóm lên mà chú mục vào cái cảnh em gái cầm máy chụp hình, "đưa ra lời đóng góp cho tui". Lần này fan em gái im re không ai vào nhận hàng.

Và lần này thì "quần chúng" đổ xô vào an ủi bạn trai "tương lai sẽ tốt", "có chuyện ngoài ý muốn xảy ra, nhưng cứ tiến lên rồi sẽ được sống theo ý mình muốn". Và cái thế lực nào có thể ra lệnh được cho cả ĐTH lẫn 271, lần này có vẻ nằm ở chính phía bản. Thiệt ra cái ĐTH Chiết Giang nổi tiếng chiêu trò, 271 làm kinh doanh thì rõ ràng là còn khuyến khích vì... có tiếng có miếng mà, nổ càng to thì càng có lợi. Phía em gái thiệt ra cũng có lợi, chỉ có bạn trai rõ ràng là thiệt. Mà đã bẩu, thế giới chỉ có 2 đứa này ngáo thôi chứ chả ai ngáo. Bạn trai lên được đến ngày hôm nay, từ lúc cắt hợp đồng với công ty cũ phải bồi thường cả tỉ thì cũng hiểu phải có chỗ dựa ở đâu. Nhìn bản chơi game thì hiểu tại sao em gái hình dung bản là con cáo, rõ ràng có mặt "bất chấp thủ đoạn" - nên lúc bản bị ông biên kịch nào lôi ra mắng "lưu lượng dùng chiêu trò để nổi" thì cũng... méo oan. Bản hát "tái sinh lại thành yêu ma", sau 1 thời gian bị đập cho đến mức "tôi dường như chết rồi, nhưng vẫn còn có điều muốn nói", từ 1 đứa ngáo ngáo đến mức quản lý không dám cho phát ngôn tới nói năng khôn ngoan trời thần. Cái sân khấu thứ 2 rõ ràng bản hình dung mình là ma quỷ, em gái là thiên thần. Và cái thế lực sau lưng bản có thể để bản tự do làm gì thì làm, nhưng phải có lợi cho nó đã - Rõ ràng, trong tất cả các bên thì bản thiệt nhiều nhất, có thể mất sạch mọi thứ. Dòm đám fan của bản thì nói thiệt là... nghe được nhạc quái đâu, nếu không đã chả giống đàn zombie chỉ biết gào thét "đẹp trai quá".

Dự tính sân khấu kết hợp của bản có thể vẫn an ổn nếu không phải mấy ngày trước đó 2 đứa cãi nhao ầm ĩ rồi làm hòa với nhao cũng bằng cách ầm ĩ không kém. Thiệt ra fan của bản cũng đánh hơi được từ lâu chứ chả phải không. Liếc qua weibo của fan tặng bông cho bản nhiều nhất thấy... cà khịa em gái suốt. Đến lúc em gái mặc trang phục vũ công chạy ra phố thì chúng cười ha ha chê low quá, rồi lại hoang mang khi thấy bạn trai post bài "nhiệt ái". Và 1 bộ đồ như kia, người như nài mà bẩu không có gì thì chúng mài định lừa ai? Công khai thì... mơ đi. Đã bảo, nghệ sĩ chỉ là công cụ của tư bản. Đại boss ra mặt thì cả ĐTH, đạo diễn cho đến 271 cũng im lìm tránh ra, đến cái bộ đồ bắt đổi cũng phải đổi.

Cho nên lần này em gái phải đi tươi cười mà an ủi bạn trai, 2 đứa vừa làm như muốn gào lên "hình này ẻm chụp, người này của tui". Còn định quẫy tiếp hay tính yên lặng thì... hồi sau sẽ rõ.




G
Saturday, September 5, 2020 Author: Trường An

Vui quạ, chúng nóa cãi nhao roài.

*e hèm* Vui kiểu nài thì hơi ác, dưng thiệt tình ngay từ đầu mị đã nghĩ không biết bạn trai chịu đựng con bé này được bao lâu, và sự "yên ổn vui vẻ" của 2 đứa nó có cảm giác fake fake gì đâu. Cơ bản, thứ khiến 2 đứa nó cảm thấy lập tức "người này là trời sinh ra cho tui" chính là... 2 đứa đều bị bịnh khiết phích cực nặng. Bạn trai đúng kiểu dính tí bụi trần vào là dị ứng, hồi ở ktx đồng bọn còn mách là không ai được phép ngồi lên giường bản, muốn ngồi thì... đi tắm rồi thay sạch quần áo đi. Em gái thì bị mách "có biết mỗi ngày nó tắm bao nhiêu lần không", bạn bè ăn rơi vãi nó bắt nhặt lại. Thậm chí ẻm còn từng trả lời câu "Nếu 1 sáng thức dậy thấy mình chuyển thành giống loài khác thì không chấp nhận được nhất là gì?" - Đáp: "Nam nhân". Aka bịnh hoạn kiểu nài thì đúng là chỉ có mấy đứa giống nhau mới chơi với nhao được.

Nhưng bạn trai ngoài khiết phích ra thì còn... khó ở. Vừng, đừng nhìn cái vẻ bề ngoài của bản, bản có nguyên 1 bài hát "Không có ngoại lệ" nói về chiện không thể chấp nhận nổi lỗi lầm của người khác, thà đau đớn vật vã lăn lộn thảm thương đến đâu thì cũng là "không có ngoại lệ" trả lời cho câu "có thể có ngoại lệ không" với người thương. Và cái tính này sẽ phát tác mạnh nhất với những người bản coi trọng. Đâu phải tự nhiên lúc hỏi mấy tts "Bạn nào sợ K nhất?" thì người giơ tay ngoài em gái toàn là... học trò cưng của bản. Bạn Trương Ngọc ban đầu được bản lăn ra tán tụng hết lời xong rồi bật khóc ngay hiện trường xé gan xé ruột vì bị bản bắn chiu chíu chỉ trích đâm chọt. Cộng hưởng với sự khó ở là sự cầu toàn, cái gì bản cũng làm nghiêm túc hết cỡ.

Yêu vào là bản cũng nghiêm túc luông, dòm nguyên cái show ngoài chị gái AB ra thì bản né gái như tà. Thậm chí cái trò che ô, biểu diễn ngọt ngào gì gì thì thái độ của bản rõ ràng là... tui không muốn làm, không muốn thắng đấy. Cái này có thể còn là kết quả của... cái sẹo trên tay bản. Cái vết bầm tím này xuất hiện ngay sau lần biểu diễn Lover lần thứ 1 ở TXCB, nhưng xem cũng thấy lúc diễn xong thì tay bản vẫn còn lành lặn. Vết bầm này quan sát thì nó lại ở mặt trong cánh tay hơi nghiêng về trước, không phải do đỡ lực tác động trước mặt (nếu đưa mu bàn tay đỡ thì vết ở phía ngoài, lật tay đỡ thì vết phải nằm đằng sau). Vết này là do "từ trong đánh ra", lúc đưa cánh tay ra chặn thứ-gì-đó ngang mặt, và ở khoảng cách rất gần. Ờ, hãy nhớ ngồi xem biểu diễn xong thì em gái tự nhiên khóc hu hu, giận cá chém thớt, hằm hằm muốn đánh người. Gần nửa năm rồi mà vết thương trên tay bản vẫn chưa tan.

Còn em gái thì sự "nghiêm túc" của ẻm chính là... tùy theo tâm trạng đếi, và dòm đúng kiểu thứ gì cũng muốn mà chả biết làm thứ gì có nên hồn không. Và cái kiểu tùy tiện của ẻm lâu nay vốn thế, trai gái gì ẻm dẹo tất, đâu phải tự nhiên ẻm đi show bị ném đá dữ dội vại. Cộng hưởng thêm thói "yêu diễn" diễn như thật, diễn đến mình tin là thật thì... cũng đừng hỏi tại xao bạn diễn của ẻm xáp lại kiếm fame, thiệt ra anh TVK không phải người đầu tiên. Và xin lỗi, là do chính ẻm dẹo ngang dẹo dọc xáp vào người ta mà. Hỏi thì ẻm bảo "tui có cảm giác yêu đương với nhân vật, không phải người thật". Vừng, cái lý luận nài thì anh nào không phát khùng mới lạ. =)) Diễn nhiệt tình đến mức bác Hà Cảnh mấy lần phải nhảy ra gỡ hộ cho trong sự cười gượng của người xung quanh, ai cũng thấy ngại trừ ẻm ra.

Cộng cho combo là cái tính "tau thích làm gì kệ tau, tau thấy nó có lý là được". "Có lý" của ẻm chính là đem tình cảm với "lão sư" của mình ra diễn-như-thật với thằng khác, xong rồi bẩu không yêu "bạn cùng bàn mỗ" khi dễ ẻm đâu. Chốt thêm cái timeline 20:13 (yêu anh cả đời), ờ, em yêu anh nên mới làm thế nhá. Em chấp nhận cho anh diễn với con gái rồi đó, anh không chấp nhận em là bắt nạt, ức hiếp em.

Ờ, và bạn trai "đáp lễ" luôn bằng 1 màn biểu diễn quẩy tung nóc, nói như lời 1 page thời trang thân thiết của bản tường thuật là "tận tình phóng túng mê lực kinh người". Của đáng tội, trước đây bản vẫn nhảy với gái nhưng hầu như toàn gái chủ động. Và bản dùng page của PLV để up hình "quảng cáo" với cái timeline 22:21 (yêu em nhất), ờ, đó là tình cảm anh dành cho em đó, đến nhận đê. =))

Chọc nhao cho lắm vào nên có đứa nửa đêm đeo kính râm (trạm vừa tung cái hình mất sổ gạo tối qua), hôm sau fan dùng 7749000 cái filter vẫn thấy mắt sưng. Dưng xin lỗi iem là lần này "khán giả" về phe bạn trai hết sạch, "tận tình" tung hô.

Amen, với combo khiết phích+cầu toàn+khó ở và cái tuyên ngôn "Không có ngoại lệ" trước đó của bạn trai thì em gái cứ cầu may mắn không có ngày tự nhiên bản biến mất, không thì cũng kiếm cách chọc cho em điên. Bản chính là cái kiểu cực đoan vô cùng tận đó, và ai ở cạnh bản liệu mà đua theo bản. À quên, bản còn từng tuyên bố "đánh là yêu, mắng là thương" cơ mà.

Nói chung, xem bộ phin này rứt... buồn cười. Cái bài hát Lover đúng là có độc, lần nào biểu diễn cũng ở 1 cái trạng thái khác nhao. Thậm chí có trang còn khuyên đeo tai nghe vào mà nghe, nghe ra được hẳn cái trạng thái khác luôn. Bạn trai đúng là dạng nghệ sĩ bẩm sinh, bản muốn là có thể biểu đạt trạng thái của bản thân ra được ngay.

Lúc ngồi cười thì mị đoan chắc mình hông phải cpfan gì ráo trọi, mị chỉ thích xem phin. =)))))))

Update: Phần phin này coi như tạm kết thúc ồi, bạn trưởng nhóm AK lên thông báo "Ngày gần nhất gặp phải kinh hiểm nhưng may mắn là hữu kinh vô hiểm", post thêm cái tag "từ hôm nay làm bé ngoan" bên cạnh bông hoa quỳ ồi.




Kim chi ngọc diệp – 1.2
Thursday, April 9, 2020 Author: Trường An

1.2

 

Khi về Phú Xuân, ta đã qua tuổi đôi mươi. Nhưng cha còn quá bận rộn để quan tâm đến ta. Người người trong khu thành này đều quay cuồng hỗn loạn, cung nội cũng tất bật sắp xếp nơi ở mới, những quan hệ mới. Và khi mọi người còn chưa kịp hình dung xong một hệ thống mới cho đất nước, Phúc Đảm đã gây chuyện.

Thật ra, ta cũng không biết rõ mọi chuyện đã xảy ra như thế nào. Sau khi trở về từ Bắc Thành, Phúc Đảm đã dời ra sống ở khu nhà dành làm học đường cho chúng ta, tách rời khỏi cung nội, và thường biến mất với đám bạn mới quen cùng đội tùy tùng đã theo hầu cậu ta ra Bắc, đem về cho chúng ta những món vật kỳ lạ thu gom được ở đâu đó trong vùng. Đây chỉ là thói thường của thiếu niên, như Phúc Hy năm xưa cũng chỉ thích múa cây búa lớn xông pha trong đoàn quân chứ chẳng ưa việc học hành, nên ta đã vô cùng kinh ngạc với hình phạt mà phụ hoàng giáng xuống Phúc Đảm.

Hoàng thượng cho hai đội quân Thị trung canh chừng nơi ở hoàng Tư, nội quan đi nghe ngóng về nhỏ giọng báo Hoàng hậu. Mọi hình phạt đều giống như Đông cung năm xưa, ta dường nghe lời ấy trong ánh mắt mọi người nhìn nhau. Nhưng bọn họ cũng đồng loạt im lặng. Hoàng Tư trộm thuyền vua đi chơi, lính canh nói, một câu trả lời hẳn càng khiến sự việc kỳ lạ hơn. Đi chơi từ đâu đến đâu, Ngọc Xuyến buột miệng hỏi. Ngọc Anh bên cạnh bấm tay nó kéo đi.

Từ nơi này, muốn lấy thuyền đi chơi hoặc là phải đến bến trước thành, nhưng nơi đó quá đông đúc, bằng ‘lạy ông tôi ở bụi này’; hoặc là lấy thuyền trong bến Thanh Câu[1], vòng qua sông Tả Hộ Thành. Đi một quãng xa, Ngọc Xuyến vẫn cau mày thì thầm. Sông Thanh Câu được đào từ Tả Hộ Thành dẫn đến Vũ Khố, lại có vài khu chợ xung quanh, là đường trung chuyển các vật hạng vào kinh thành, nếu muốn trốn ra ngoài thì hoàng Tư dùng đường ấy mà thôi.

Ta thấy Ngọc Anh đưa mắt cho Ngọc Trân. Khi hai đứa chào về, ta còn loáng thoáng nghe Ngọc Anh thì thầm ‘Người lớn đã phát hiện rồi à?’.

Chúng ta hẳn đã thành ‘người lớn’ trong mắt chúng rồi, Ngọc Quỳnh nghe ta kể liền bĩu môi nói, rồi lại cười. Nhưng bọn trẻ con ấy gặp chuyện thì liền kéo đến nhờ vả ngay thôi.

Lời ấy quả nhiên ứng nghiệm ngay ngày hôm sau, Ngọc Anh đến kéo ta tới bờ sông Thanh Câu, gặp Hồ Thị Hoa.

Vừa nhìn thấy Hồ Thị Hoa, ta liền lập tức nhớ tới vừa mới mấy hôm trước, cô bé này vào cung chúc tết Hoàng hậu và Thái hậu, được giữ lại dự yến trong nội cung. Ngọc Xuyến bày trò chơi phạt rượu, Hồ Thị Hoa không may thua luôn, uống đến say. Và ta đã thoáng thấy ánh mắt Phúc Đảm nhìn lại chỗ mấy cô bé này. Lúc ấy, ta không biết nên định nghĩa ánh mắt đó là gì. Dịu dàng hơn sự say mê, nhưng lại sâu sắc hơn chút yêu chiều, nồng nhiệt hơn sự thích thú. Ta chưa từng nhìn thấy một ánh mắt như thế.

Cha ta chưa từng nhìn một ai trong những cung nhân của ông như thế, ngay cả với Hoàng hậu hay Tam phi. Đó là ánh mắt không thể bắt gặp ở bên đường, thậm chí sau này ta biết rằng có thể cả đời cũng không tìm thấy. Đó là ánh mắt chỉ xuất hiện một lần duy nhất trong đời, hoặc chẳng bao giờ có.

Trong những ngày ấy, cung nội còn gần như chưa có quy tắc nào. Người trong triều đình còn có thể tự do ra vào hoàng thành, xung quanh cung thành cũng chẳng có hàng rào hay luật cấm nói vọng qua tường. Phúc Đảm mười bốn, mười lăm tuổi vẫn đi lại trò chuyện với chúng ta như ngày còn nhỏ. Sau buổi học, chúng ta vẫn tụ tập tại nơi ở của cậu ta bày trò chơi. Ta không nhớ hôm ấy Hồ Thị Hoa ra về thế nào, nghĩ kỹ thì có thể chính Phúc Đảm – đứa con trai lớn duy nhất ở đấy – đã đưa cô bé đến bến đò qua sông. Hoặc có thể, chẳng cần đến bến đò.

Chị đang giúp Nhị phi tuyển cung nữ, tìm cách đưa Hoa vào thành nhé, Ngọc Anh nắm tay ta năn nỉ. Ta nhìn bọn chúng, nhìn ánh mắt Hồ Thị Hoa phẳng lặng, lòng thầm ngạc nhiên. Cô bé này không bối rối, chẳng hề cảm thấy ngượng ngập lúng túng, như thể việc chúng đang làm là tự nhiên nhất đời. Như thể tất cả hình phạt và vòng vây phụ hoàng giăng ra quanh Phúc Đảm là điều gì đó nằm ngoài nhận thức của chúng. Như thể tất cả những sách Hiếu kinh, Liệt nữ mà ta đọc cho chúng nghe đều là lá rụng ven đường, không lọt vào đầu chúng một mảy may. Chúng đã quen thuộc với khu thành lớn và những cánh cổng cao, đã quen với cả súng ống và đao gươm, đến mức không hề nhận thấy cái hệ thống người khổng lồ xây nên nó. Chúng đã quen trèo qua những bức tường, lẻn qua những bờ rào chông nhọn, cười ha hả với những luật lệ, đến mức thản nhiên giẫm đạp lên các lằn ranh người người kinh sợ.

Chúng không cần biết Hiếu kinh, Liệt nữ, chỉ nhìn thấy những cuộc đời quanh mình, những tình yêu tha thiết thảm liệt, đau thương mà mỹ lệ của bác Ngọc Tú, Ngọc Tuyền, Ngọc Du, Hoàng hậu cùng muôn vàn câu chuyện ngày chiến tranh. Tình yêu của những công nữ và người cận vệ đưa họ vượt qua biển lớn đến Gia Định, công nữ và viên tướng xuất thân thường dân Trấn Biên, người nhảy sông tự sát, người thề quyết một đời, người chôn thây lưỡi kiếm, kẻ táng thân biển lửa. Những tình yêu vượt qua toàn bộ ranh giới, năm tháng cùng sống chết. Đó mới là những câu chuyện mà chúng tin, cái thế gian tạo thành ra chúng.

Ta im lặng nhìn chúng, rốt cuộc gật đầu.

Sau này, ta vẫn thường âm thầm hối hận về khoảnh khắc ấy. Dù rằng có sự giúp đỡ của ta hay không cũng chẳng thay đổi điều gì, đám trẻ ấy không biết quay đầu ngay cả khi lao vào tường. Ta chỉ hối hận vì ngay trong lúc ấy ta đã hiểu ra, mình vẫn chẳng phải là công nữ Cả mà Thái hậu mong muốn gửi gắm. Ta vẫn chỉ là đứa trẻ lang thang ngoài bãi cát trắng hoang vu ngút ngàn.

Khi ướm chiếc áo hồng của cung nữ lên vai Hồ Thị Hoa, chải lại mái tóc cho cô bé, ta dường ngửi thấy hương thơm thoang thoảng. Hồ Thị Hoa vẫn mặc áo vải thô cũ sờn, nhưng tóc mềm thơm ngát, tay đeo vòng gỗ thông kết chỉ đỏ. Thiếu nữ mười lăm sáng như trăng rằm, trong trẻo tựa sương mai, như hoa, như hương không có thực ở thế gian này.

Khi phụ hoàng đặt tên mới cho cô bé, ta lại âm thầm nghĩ, điều ngài muốn nói chẳng phải là cầu chúc miên trường hay vĩnh cửu. Thật, trái ngược với Hoa, ngài đã nhận ra thứ bản chất trong cô bé tưởng chừng nhỏ nhoi yếu ớt này, thứ hiện hữu bao quanh cô ấy như một giấc mộng mỹ lệ giữa tầng không. Ta lại nhớ đến những ngày cô bé ló đầu qua cửa gọi, dẫn Phúc Đảm đi qua những ô cờ trong thành Gia Định, kể cho nhau nghe những câu chuyện mà chúng tưởng tượng ra với những hòn đá, gốc cây, vẽ nên một thế giới rực rỡ muôn màu. Ta đã nhìn thấy những chiếc áo, vật dụng mà cô bé làm nên, sự tinh xảo khéo léo đến lạ lùng ở chúng. Cô có thể hóa đất sét thành hoa hồng, ghép mảnh vụn thành vẻ đẹp, và biến thế giới nát tan thành những giấc mơ.

Cô sống theo một phương cách không thể nào là Thật. Mãi sau này, khi cái tên của cô đã bao trùm hoàng thành, khi cô trở thành một sự tồn tại gây đầy xung đột và biến đổi cho cả triều đình cùng đất nước, chúng ta vẫn cảm thấy sự hiện diện ngắn ngủi của cô trong đời mình tựa giấc mộng không biết đâu thật giả. Cùng tháng năm, ký ức phủ đầy bụi mờ và biến chuyển theo trí nhớ, hình ảnh của cô chỉ còn lại trong các chiếu sắc trịnh trọng, lễ độ và sai lạc theo cách người ta muốn. Ta chỉ còn nhớ về cô khi ấy, thiếu nữ mặc chiếc áo hồng và ánh nắng chiếu qua những ô cửa mở, bông hoa cài bên tóc và hương thơm thoang thoảng theo gió quẩn quanh. Cô bước qua những cánh cổng lớn, đao gươm, mũ gù, giáp sắt, thành quách, hào sâu, dò xét và thù địch, với bước chân nhẹ nhàng như một cánh chim bay. Cô bước vào vàng son và gấm lụa, đến với con người mà định mệnh đã đặt vào tột cùng tôn quý, với dáng vẻ của một người hầu.

Sau này ta hối hận, vì ngay khoảnh khắc gật đầu, ta đã dường biết trước tương lai ấy. Ta đã biết, nhưng bất chấp, nhưng lại cho phép mình sai lầm. Khi Nhị phi và Thái hậu gọi ta tới, ta chỉ còn biết cúi đầu trước ánh mắt họ. Nhưng không thở than trách móc như Thái hậu, Nhị phi chỉ thở dài.

“Con có lường được hậu quả không?” Bà nói, lúc ấy ta không hiểu.

Ta cho rằng khi đó chính bọn họ cũng không lường được hậu quả đến từ tính cách hai đứa trẻ kia. Cho nên bọn họ liên tục tính toán, nhân nhượng và muốn khống chế mọi thứ, để kết quả càng trở nên tồi tệ. Những đứa trẻ không thể hiểu nổi nhân gian, không hề biết tới cúi đầu và tuân thủ theo điều luật ấy, cho tới cuối cùng cũng không tuân theo ý họ.

Nhưng điều ta không hiểu cũng vốn là quy luật. Khi Phúc Đảm đưa Hồ Thị Hoa rời khỏi hoàng thành, đêm nọ ta thấy Ngọc Anh quỳ trước điện Dưỡng Tâm. Nó không trả lời câu hỏi của ta, chỉ trừng trừng nhìn cổng điện đóng kín. Ánh mắt nó bỗng nhiên khiến ta nhớ tới Hồ Thị Hoa ngày hôm ấy, vẻ trong sáng thản nhiên đến quyết tuyệt lạnh lùng. Trong sự im lặng tột cùng của cung thành và mọi con người.

Chúng mi hỏng hết cả rồi. Thái hậu gọi chúng ta tới, gần như khóc lên. Mẹ ta cũng khóc khi quay về lục viện. Con xem mình đã làm cái gì, có phải bôi tro trát trấu vào mặt ta không? Họ bảo con dạy hư bọn em út, khác gì nói ta không biết dạy con. Rồi ta còn làm sao sống được ở nơi này?

Sống ở nơi này. Cung thành ngày càng đông đúc sau khi cha lên ngôi hoàng đế, tạo lập một vương triều. Các quan lớn bắt đầu đưa con gái vào cung nội, những toan tính và chèo kéo bắt đầu hiển hiện trong các buổi yến, lễ mừng. Vợ cũ của nhà vua Tây Sơn, công chúa Lê triều, vừa vào cung đã là Tả cung tần, địa vị ngang Nhị phi, trên tất cả những người như mẹ ta. Là một người hầu, vĩnh viễn chỉ là người hầu, sẽ chẳng bao giờ có thể vượt lên trên bọn họ. Ngay cả Phúc Đảm có lên ngôi hoàng đế cũng sẽ chẳng thể thay đổi sự thật rằng mẹ mình không bao giờ được đứng chung hàng với bọn họ. Những kẻ mới tới nhìn người phụ nữ già nua khúm núm sau lưng hoàng hậu như bức mành trên cửa. Với sự việc của Phúc Đảm, Ngọc Anh, không ít kẻ đang cười.

Ngoài kia cũng đang cười. Quần thần đồng loạt dâng sớ xin lập Thái tử. Hoàng Tư đã tự bỏ vị trí của mình, tự làm hỏng mình chỉ vì một đứa con gái. Kẻ cạnh tranh lòng yêu của nhà vua với hoàng tôn Đán đã mất. Tình yêu của những đứa trẻ, vốn chỉ là trò cười trong mắt thế nhân.

Và rồi bọn họ nhìn sang ta, Ngọc Quỳnh, Ngọc Anh, Ngọc Trân. Tất cả đã qua tuổi cập kê lâu rồi, ta vẫn còn ở mãi trong cung nội. Hoàng thượng phải chỉnh đốn chính gia đình mình, lời nói tiếp tục râm ran. Ta bỗng chốc trở thành mục tiêu của những chỉ trỏ và phán xét, nghe tiếng cười nhạo đuổi theo mỗi bước đi.

Mùa hạ năm ấy có nhật thực. Khi bóng mặt trời bị che khuất, cả kinh thành vang động tiếng gõ chiêng khua trống, chúng ta lại ngồi bên nhau. Ngọc Xuyến lại nắm lấy tay ta, trong bóng tối lờ mờ chỉ thấy những bóng người bất động. Phúc Đảm đã đi rồi, Phúc Hy không còn nữa, không còn Đông cung, Phò mã, không còn cả những đứa trẻ đã nối đuôi hát ca sau lưng ta. Chỉ còn chúng ta ở nơi đây, trong một vùng đất xa lạ u buồn, trong biển thanh âm hỗn loạn đinh tai nhức óc, trong một khu thành đóng kín giữa bão giông không bao giờ chấm dứt.

Sống ở nơi này. Chỉ sống thôi, có khi cũng không thể. Bóng mặt trời mùa hạ chói chang, Hồ Thị Hoa lặng lẽ ra đi. Khi ta đến, thi thể cô đã yên ổn nằm trên chiếc giường giữa nhà. Khuôn mặt cô yên ổn, chỉ như đã thiếp vào cơn mộng. Cô ấy uống say rồi, Phúc Đảm ở bên nói khẽ. Ta nhìn ánh mắt cậu ta giống như một kẻ điên.

Sống ở nơi này. Tại sao chúng ta lại phải sống cuộc đời như thế? Ngọc Trân sụp xuống nói trong nước mắt. Tất cả bọn trẻ đều khóc, ngay cả Hoàng hậu, Thái hậu cũng khóc. Cha ta đau buồn, nhưng ngài không bao giờ tha thứ. Một cô gái nhỏ bé đã thách thức quyền lực của ngài, của toàn bộ hoàng thành, của cả đất trời, và đến cuối cùng cũng không khoan nhượng. Không một ai trong hoàng thành này tha thứ cho cô. Cho chúng ta.

Tất cả phải được thiết lập lại. Khối người kia gào thét, khối quyền lực và quy luật kia đòi hỏi. Vương tộc phải làm khuôn mẫu cho muôn người, cho cả quốc gia. Những viên quan bắt đầu đệ lên danh sách con cháu quần thần. Những cuộc thăm dò đi lại đã bắt đầu nhen nhóm. Dù chúng ta chỉ là con gái dòng thứ, Hoàng hậu đã không còn khả năng sinh nở, con của Tam phi còn quá bé. Lấy công chúa, trở thành hoàng thân, là vinh dự của cả dòng tộc, là tương lai vô hạn cho cả con cháu. Mẹ ta cũng bắt đầu xem xét, nhận lễ của người này, lời đon đả của kẻ nọ. Cho đến khi Ngọc Xuyến chợt nói: “Con không lấy chồng”.

Con không lấy ai cả. Con bé lặp lại, gương mặt rắn đanh như đá. Khi gương mặt mẹ bắt đầu méo mó, trước khi bà kịp thốt lời mắng chửi, nó gần như gào lên. Các người đã bày trò đủ chưa?

Các người là một đám điên rồ, những kẻ bẩn thỉu điên rồ. Con bé bật khóc trong góc tối, cả người run rẩy. Nó run rẩy nắm lấy vạt áo ta, nấc lên. Chị ơi, phải làm sao đây, em sợ lắm.

Cha cứ giết con đi. Ngọc Trân lạnh lẽo nói. Ngọc Anh im lặng quỳ bên, như thể cùng một lời. Chỉ là chết thôi mà, người ở đây đâu có ngại giết người.

Có tiếng quát của ai đó trong điện. Có tiếng khóc thất thanh đâu đó vọng đến. Cha ta lại nổi nóng, nhưng ông không bao giờ đánh con gái. Bọn trẻ bất động giữa làn sóng hỗn loạn nọ. Ta liền đi đến trước, sụp lạy. Con lớn tuổi nhất, cha cho con hạ giá là được. Ngọc Quỳnh cũng vội đến làm theo ta. Các em ấy còn nhỏ, muốn thư nhàn thêm mấy năm, cha mẹ việc gì phải nóng vội.

Các em ấy còn nhỏ, có lẽ Ngọc Quỳnh đã nói đúng vào điểm nào đó, cha ta liền im lặng. Ngài im lặng bỏ đi. Mấy ngày sau, ta nghe hôn sự của mình và Ngọc Quỳnh đã được định đoạt. Đáng ngạc nhiên hơn, Ngọc Anh cũng được hạ giá cho Vệ úy Thị trung Trương Phúc Đặng.

Cho đến lúc ấy, bỗng nhiên ta mới nhận ra một điểm kỳ quái: Cha của Trương Phúc Đặng vốn là công thần Vọng Các, nhưng không được định liệt thờ vào miếu công thần năm trước. Người quần thần dòng dõi Trương Phúc lừng lẫy một thời, đã theo cha ta vào sinh ra tử ngay từ ngày đầu tiên, đã không còn một dấu tích ghi công. Cùng một cách thức như Hồ Văn Bôi.

Cha ta không tha thứ cho những kẻ dám thách thức quyền lực của ông. Bất cứ ai.

Những đứa trẻ không biết đến điều luật cùng quy định, đã nhảy múa giẫm đạp lên các hố chông và tường rào, rồi cũng phải đến lúc nhận thức được chúng. Ngã rạp dưới bóng tường thành cao. Tan nát trước mũi súng thần công. Vùi chôn trong hào sâu vạn trượng.

Chị nhất định phải đi sao? Đêm đồ cưới được đưa đến, Ngọc Xuyến ngồi sau lưng ta, lặng lẽ lên tiếng. Khi ta không trả lời, nó tự dưng nói tiếp. Nghe nói bên phủ hoàng Tư cũng đang chuẩn bị lễ rồi. Con gái Ngô Văn Sở, nghe nói trước khi cha cô ta bị cách chức đã hứa gả cho hoàng Tư, giờ tới đón về. Nhị phi cũng đang lựa chọn thêm mấy cô gái nữa.

Ta không nghe nỗi buồn trong giọng con bé, chỉ hoang mang. Tình yêu, thiên trường địa cửu, vượt qua sống chết, quyết tuyệt một đời, hóa ra chỉ là chuyện xảy ra trong tháng năm hỗn loạn. Ánh sáng rực rỡ ấy, hóa ra chỉ là giấc mộng của mấy đứa trẻ con. Chúng lấy sống chết cùng sinh mạng ra đe dọa người khác, lại không nhận ra bản thân mình chỉ là một sự tồn tại mỏng manh nhất trong hoàng thành này. Tình yêu mà chúng tôn thờ, sự ngoan cường, cuộc đời của chúng, chẳng qua chỉ một ngọn gió thổi đã tan đi mất. Chẳng làm gì được, tuyệt nhiên chẳng thể làm gì.

Em ở trong cung nhớ chăm sóc mẹ, ta nói một lúc sau. Mẹ lớn tuổi rồi, đừng để ai hà hiếp bắt bà làm việc cực nhọc, cũng đừng cãi lời Thái hậu để mẹ bị mắng. Người vất vả cả đời, sống cũng không vui vẻ gì.

Chị ở đây với mẹ, đừng đi. Ngọc Xuyến như được thể ôm lấy vai ta, thì thầm. Chúng mình đừng giống như mẹ, chị đừng đi, ngoài kia không ai tốt cả.

Ta nhìn hình bóng con bé trong gương. Nó mười bảy tuổi, tâm tư vẫn chỉ là một đứa trẻ đơn thuần, chẳng hiểu thế nào là cuộc sống.

Con có lường được hậu quả không, Nhị phi hỏi. Hậu quả chẳng nằm riêng ở Phúc Đảm, dù sao đó cũng chỉ là một cô gái bé nhỏ mà họ có thể triệt tiêu chỉ bằng một cái búng tay. Hậu quả, đó là một hệ thống.

Cha ta không phải chẳng tha thứ cho lỗi lầm, mà là không thể chấp nhận những kẻ dám xâm phạm vào cái hệ thống ấy. Thứ tạo nên quyền lực của nhà vua, sự vững chắc của một vương triều, sự sống và cuộc đời của toàn bộ những kẻ đứng sau ông. Họ vẫn thế, vẫn là hàng đoàn người hướng mắt về ông buổi ấy, trên bến cảng, giữa một vùng đất hoang tàn và thanh âm mãi gầm lên như sóng biển.

Hậu quả, đó là cái hiện trạng đang xảy ra bây giờ mà ta phải tự thân gánh vác. Có lẽ, ngay cả Phúc Đảm. Cơn sóng đã dịu đi sau khi ba hoàng nữ lớn nhất tuyên bố hạ giá, và cậu hoàng tử ương ngạnh đã chịu trở về quy củ. Tất cả những kẻ vi phạm luật lệ đều phải bị trừng phạt, phải gánh lấy trách nhiệm cho tội lỗi mà mình đã phạm. Hoàng tộc phải làm gương cho thiên hạ, đứa con lớn nhất phải là mẫu mực cho cả gia đình.

Có lẽ, ngay từ lúc ấy, ta đã biết, đã nghĩ tới những gì mình phải chịu. Nhưng khi nhìn bọn trẻ, ta đột nhiên lại nhớ tới Phúc Hy. Sống như thế thà chết còn hơn, Phúc Hy thì thào, nhìn về cung điện nguy nga đóng kín của Đông cung. Cậu ta không bao giờ chịu sống cuộc đời như thế, đã múa cây búa lớn xông ra chiến trường, vẫy vùng đến giờ khắc cuối cùng. Sống như thế thà chết còn hơn, ta nghe tiếng thì thầm bên tai khi nhìn lại ngôi điện nằm ở góc hoàng thành. Người trong đó, có thể giống như Đông cung năm ấy, sẽ bị nghiền đến nát tan trong nỗi cô độc lạc loài, sẽ sống cả cuộc đời hoang mang run rẩy trong những con đường giăng giăng ô cờ sắp sẵn.

Đừng như mẹ, Ngọc Xuyến thổn thức thì thầm. Con bé này luôn dám nói điều mà chẳng một ai dám nói ra, dám thừa nhận. Giấc mộng của chúng ta, những gì chúng ta chờ đợi và hy vọng, không phải là niềm tin mà là nỗi sợ. Ta chưa từng nhìn thấy ánh mắt như Phúc Đảm ngày hôm ấy, ta chưa từng biết tới điều gọi là tình yêu trong cung điện này. Tình yêu, những chiếc thuyền trôi ngoài kia đang hát, điều bị ngăn cấm nói ra, trở nên méo mó và giả trá tới mức gần như là sự thật. Ta chưa từng biết, ta vốn chỉ thấy những cô gái được cha gọi tới và bắt rời đi ngay trong đêm tối. Ta vốn chỉ thấy những phụ nữ quanh mình cô độc, chua chát và héo tàn trong trơ trọi lãng quên.

Chúng ta vốn chỉ nghe những câu chuyện kể về thiên trường địa cửu, của những tình yêu đã bị bóp chết ở nhân gian.

 

Chú thích:

[1] Sông Ngự Hà thời Gia Long được gọi là sông Thanh Câu.




Kim chi ngọc diệp – 1.1
Tuesday, April 7, 2020 Author: Trường An

1.1

 

Năm tháng trong ký ức của ta, là biển.

Mẹ ta kể, ta sinh ra trên biển. Năm ấy, Tây Sơn đánh Gia Định, cha ta cho người đưa cả nhà chạy ra Phú Quốc. Ta cùng Phúc Hy được sinh trong đoạn thời gian ấy, không rõ ai trước ai sau. Chẳng ai nhớ đến chúng ta trong loạn lạc, cha ta mất tích trên những dòng sông nước miền Nam, em gái người là Ngọc Tuyền cũng bị bắt, tự sát chết. Ở Phú Quốc, con trai cả của Nguyên phi mất trong lán trại mùa mưa rừng bão biển. Nhưng ta và Phúc Hy vẫn sống sót, người người đều bảo, thật là những đứa trẻ phúc lớn mạng dày.

Ký ức tuổi thơ của ta, là biển. Đến khi nhận thức được, ta đã thấy bao quanh mình là biển khơi vô tận. Những người phụ nữ sống trên đảo giữa biển, trầm mặc nghe tiếng sóng. Sau những buổi mò cá bắt tôm, mẹ ôm ta ngồi trên bãi, dõi mắt nhìn về phương Bắc. Cha ta ở phía Tây, bà nói, rồi lại bảo, nhưng đừng chờ đợi.

Câu nói này hẳn mẹ chỉ nói với ta, vì mọi người ở đây đều chờ đợi. Chúa công sẽ về, họ thì thầm với nhau, với bản thân. Mẹ Cả hàng đêm ngẩn người dưới bóng trăng, trên tay cầm một nửa thỏi vàng. Nhưng mẹ ta thì không đợi, bà vẫn ngủ say sau những ngày mệt mỏi quay cuồng trong sóng gió. Nắng và sóng Phú Quốc bỏng cháy, gió và bão biển khơi mù mịt. Có những khi thấy thuyền vào bãi, người lớn cuống cuồng lôi chúng ta vào trốn trong rừng. Cuộc sống trên đảo hoang dường chỉ còn là cuộc vẫy vùng bất tận để sinh tồn.

Những năm tháng ấy, ta và Phúc Hy đi theo sau mẹ, tìm bắt sò ốc trên bãi biển. Mẹ của Phúc Hy đã qua đời ngay sau khi sinh cậu ta, vậy là một mình mẹ ta nuôi cả hai đứa trẻ. Phúc Hy theo bọn trẻ bãi bên làm ra một cái ná bắn chim, chạy đến khoe với ta. Em có thể bảo vệ cả nhà mình rồi, cậu ta cười nói. Kẻ nào đến đây, em sẽ bắn chúng, mẹ và chị không phải chạy trốn nữa.

Kẻ nào là kẻ nào, lúc ấy ta cũng không biết, chỉ biết có những kẻ rất đáng sợ đang lùng tìm chúng ta. Chỉ cần ra khỏi rừng, phát lộ chút hình tích, chúng ta sẽ bị giết theo những cách đáng sợ nhất. Phanh thây, xẻ thịt, lột da, nuốt sống, như chú họ, dượng Cả, cô Tư đã bị. Cuộc đời của chúng ta ở nơi đây cũng như thú rừng bị săn đuổi từng ngày từng giờ. Chúng ta bị bao vây bởi biển, bởi sợ hãi hoang mang, và những nỗi buồn.

Nhưng nỗi buồn của mẹ không phải vì cha ta, bà chỉ nhớ nhà. Trong những buổi chiều ngồi ôm ta trên bãi biển, bà chỉ kể về Gia Định, quê nhà của bà, những người thân thích. Theo lời mẹ ta, bà là người hầu trong nhà mẹ Cả, theo mẹ Cả vào phủ cha ta. Một vị chúa cần có nhiều thê thiếp, số người vợ chính là minh chứng cho quyền thế của đàn ông xứ sở này. Khi cha ta vừa vững chân ở Gia Định, người nạp thêm vài cung nhân, bà là lựa chọn dễ dàng nhất. Và cuộc đời bà, như một định mệnh, đã gắn chặt với mẹ Cả. Một người hầu, vĩnh viễn là một người hầu.

Khi ấy ta không hiểu, giọng điệu của mẹ, những gì bà muốn nói, kể cả những câu chuyện phức tạp phía sau điều bà kể. Chỉ mấy năm sau, khi một chiếc thuyền lớn đến đậu trên bãi để đón chúng ta đưa về đất liền, ta mới hiểu được thế nào là ‘chúa công’, ‘triều đình’, ‘quân đội’ và ‘chiến tranh’. Lần đầu tiên ta thấy được Gia Định của mẹ, những đồng lúa mênh mông của phương Nam, thương phố, tàu chiến, và người. Người đưa ta vào những ngôi nhà lớn, bảo ta làm những phép tắc, thực hiện những nghi lễ kỳ lạ. Người cho ta những chiếc áo lụa mềm như nước, trải cho ta những cái chiếu mát lạnh, cho ta những món ăn đầy hương vị. Người gọi ta là công nữ, kính cẩn cúi lạy ta. Cha tới, ôm ta vào lòng, cười bảo, ta đã về đây rồi.

Người ôm ta đi giữa những đoàn quân, ta nhìn những ánh mắt dõi theo người, và ta thấy nỗi sợ hãi doành lên như sóng biển giữa bọn họ. Họ sợ, ta biết điều đó, như một loại bản năng đã học được trong sóng gió. Cuộc đời mà ta đang có, bọn họ đang có, đều phụ thuộc vào người đang ôm ta trong tay. Ta đã về, cha nói, đem về cuộc sống, sự sống, tự do và giải thoát cho tất cả chúng ta. Bọn họ tôn sùng ông, trong nỗi sợ hãi bất an từ tận đáy lòng, trong muôn vàn suy tính cùng hoảng hốt. Ngôi thành mà ông xây dựng nên, trong cuộc chiến, trong Gia Định thịnh vượng và hoang tàn, như hòn đảo nằm giữa biển khơi.

Tháng tháng năm năm trong cuộc đời ta, chính là biển cả không bao giờ chấm dứt.

Trong cuộc sống đột nhiên thay đổi ấy, ta phải mất một thời gian mới quen thuộc với ngôi nhà gỗ thơm hương trầm, với con người và với cả vùng đất thấp trũng không có tiếng biển khơi. Người lại đến, bảo rằng ta đã đến tuổi phải đi học, dạy cho ta từ những điều nhỏ nhặt nhất trong một cuộc sống ‘bình thường’. Phúc Hy có vẻ khó bảo hơn, cậu ta vẫn hăng hái chọn lấy một cái búa lớn múa vung, nói rằng sẽ ra trận theo cha, sẽ dẫn đầu đoàn quân bảo vệ chúng ta.

Nhưng rồi ta nhận ra, chẳng có mấy ai để ý đến chúng ta. Hoàng Cả sắp về rồi, họ thì thầm với nhau, chộn rộn không dứt. Bà nội cũng bận rộn chọn lấy thêm một vài cô gái vào hầu cha ta. Một vị chúa vừa được xác lập, ngay lập tức hệ thống quanh ông ta vận hành. Mẹ ta lại lui về vị trí một hầu thiếp nhỏ nhoi phục vụ cho Nguyên phi. Và ta cũng lần lần hiểu được cách sắp xếp vị thế trong hệ thống khổng lồ này. Chẳng mấy ai để ý đến chúng ta, những đứa con dòng thứ với người mẹ thấp kém. Chúng ta được sinh ra trong một thứ nghĩa vụ phát triển tông thất, như những lựa chọn dự phòng để dòng máu đế vương không bao giờ đứt đoạn. Mẹ ta vẫn lầm lũi mỗi ngày với những công việc mới, thực hiện những sai phái mới của chủ nhân. Cha ta vẫn ngày ngày mất bóng trong những đoàn người dường không bao giờ đứt đoạn, trở về chỉ thi thoảng gọi đôi ba hầu thiếp tới rồi bắt họ rời khỏi phòng ngay trong đêm. Khi gặp chúng ta, ông vẫn vui vẻ nói cười, nhưng hầu như xa lạ. Đôi lúc ta cảm thấy, ông xa lạ với cả cái gia đình lớn của mình.

Chúa công, công nữ, công tử, cung tần, những danh vị được xác lập, tạo nên những ranh giới, nghi trượng và cả đạo đức. Chúng ta như thể những con sò trên bãi biển được nhặt để vào các ô vuông trong khu thành này, tuân thủ theo thứ luật lệ gì đó mà ta mãi vẫn không hiểu. Được phép và không được phép, họ chỉ gật và lắc đầu. Con phải ngoan ngoãn để mẹ không bị trách mắng, mẹ ta chỉ giải thích như thế. Đây là cuộc đời của một công nữ, tiêu chuẩn của một công nữ, những nữ quan và thầy dạy của ta nói, kể cho ta những tấm gương lấy từ trong sách. Đó là điều đúng đắn, đó là thứ ta nên làm, cuộc đời ta nên sống. Khi làm đúng, ta sẽ được yêu thương, kính trọng, làm mẹ mở mày mở mặt. Lâu dần sau đó, khi cung thành càng lúc càng đông, ta còn hiểu được thêm rằng, đây là cách sống có thể giúp ta tồn tại yên ấm nơi này.

Con hãy ngoan ngoãn vì mẹ. Mẹ ta nói, vẫn ôm ta mỗi khi hoàng hôn đổ bóng, nhưng không còn nhìn về phương Bắc. Có những người thân thích của bà đến thăm, nói cười và than khóc, nhìn ta với vẻ tiếc nuối mà ta không hiểu. Phúc Hy vẫn đến dẫn ta ra ngoài chơi, nhìn ngắm phố thị, khu thành đang được dựng xây, những con voi đầu tiên được dắt đến ngoài bãi, kể cả những người Hồng Mao dáng vẻ kỳ lạ. Hoàng Cả đã trở về, gây nên những cuộc cãi vã to nhỏ trong ngoài vì ‘bị Tây dương dạy hư’, bị giam giữ trong lớp lớp quan Thị học và thầy dạy, trở thành tấm gương khiến chúng ta sợ hãi. Sống như vậy thà chết còn hơn, Phúc Hy thì thào lần nọ, nhìn về điện Đông cung đóng im ỉm, quân gác trong ngoài. Trong vòng vây ấy, hoàng Cả đã bị bẻ gãy, đã biết ngoan ngoãn và lặng im. Tất cả những kẻ vi phạm điều luật sẽ bị trừng phạt, đó là điều đầu tiên về người anh mà ta nhận biết.

Hệ thống và điều luật, đó là những nhận biết đầu tiên của ta về tập hợp con người này. Luật lệ và vị trí, đó là những điều đầu tiên ta được dạy về gia đình mình. Phải thương yêu nhau, mọi người vẫn nói, nhưng tình thương phải được biểu hiện thành sự tôn kính và lễ nghĩa, là những ranh giới mà không ai được quyền vượt qua. Những hầu thiếp của cha gây gổ với nhau bị trừng phạt. Đàn ông Tây dương chỉ có một vợ, hoàng Cả nói, khiến mọi gương mặt trong phòng đều tối tăm lại. Nửa đêm, ta lại bắt gặp Nguyên phi ngẩn người ngồi dưới bóng trăng, trong tay vẫn là nửa thỏi vàng khi xưa, nhìn về nơi con trai bị giam giữ.

Nhưng trong những năm tháng bận rộn ấy, mọi điều đều dễ dàng qua đi. Ta dần rõ về cuộc chiến đang diễn ra, kẻ thù mạnh mẽ nơi phương Bắc, những oán hận và thù hằn chất chồng bao nhiêu năm tháng. Mọi kẻ đều bị cuốn vào một guồng quay lớn, những mối quan tâm lo lắng bất tận. Và nhiệm vụ sản sinh ra kẻ kế thừa ở cung nội này cũng đầy lo toan. Cô thiếp Lâm Thức sinh công nữ thứ hai là Ngọc Quỳnh, rồi ngay lập tức mang thai, sinh được Phúc Tuấn, nhưng cậu con trai bệnh hoạn ốm yếu chỉ khiến Quốc mẫu càng thêm e ngại. Thêm hai cô con gái nữa, rồi Nhị phi sinh được Phúc Đảm khiến mọi người nhẹ lòng hơn. Tuy nhiên sau đó cung nội này tiếp tục chỉ có con gái. Lại chỉ là Nhị phi đem lại niềm vui cho Quốc mẫu cũng như cả triều đình khi có thêm Phúc Đài bốn năm sau đó. Và lần lượt, những đứa bé trai khác của các thị thiếp ra đời.

Chúng ta cần con trai, ta nghe tiếng thở dài ấy trong sự lặng im của mẹ. Ngọc Xuyến được sinh ra trong sự lặng im, những lời chúc mừng nhạt nhẽo, thậm chí là mệt mỏi. Con trai mới có thể tiếp nối dòng họ, có thể ra trận, có thể giúp ích cho chúa công và đất nước. Những đứa con gái sinh trong thời chiến chỉ là ngọn cỏ bị gió thổi bay, sự tồn tại vô ích chẳng để làm gì. Mẹ ta đã qua tuổi ba mươi, đã vô cùng cố gắng mới có thể mang thai, và tiếp tục sinh ra một đứa bé gái. Trong căn phòng nồng mùi khói, bà không ôm Ngọc Xuyến, chỉ nằm yên nhìn ra ngoài cửa. Cha ta đang đánh trận ở Quy Nhơn, cung nội im lìm.

“Mẹ, chúng con sẽ báo hiếu cho mẹ mà.” Lúc ấy, không hiểu sao, ta nói khẽ. Chẳng biết có nghe thấy lời ta, mẹ quay mặt vào tường.

Phúc Đảm vô cùng thông minh, được cha ta cực kỳ yêu quý. Ba tuổi, cậu ta được cho làm con nuôi của Nguyên phi. Địa vị của Nhị phi vì thế mà lên cao. Xuất thân là một người hầu như mẹ ta, nhưng bà ấy hầu như nắm quyền trong cung nội, người cha cũng được trọng dụng. Ngọc Xuyến vừa biết đi đã bám theo cậu ta nhập hội cùng đám trẻ trong thành. Trở về sau thời kỳ lưu lạc, nhiều quan tướng cũng đồng thời lập gia đình, bọn trẻ mới sinh ngày càng đông. Ngày ấy cung nội chỉ là một dãy nhà nằm trong tường cao, đám trẻ mặc sức chạy qua những cánh cổng vào trong. Chúng dẫn nhau chạy khắp các con đường kẻ ô cờ trong ngôi thành lớn. Đến chiều tối, Đội trưởng Nội hầu Trương Phúc Đặng lại phải đi tìm các cô cậu mà lùa chúng về.

Một ngày, Quốc mẫu gọi ta đến bảo, con là chị cả lớn nhất nhà, hãy trông nom bọn trẻ. Vậy là ta dắt tay Ngọc Xuyến, dẫn Ngọc Quỳnh và Ngọc Anh, Ngọc Trân đến học đường. Phúc Đảm kéo theo một đám trẻ con của quan tướng tới, chúng ngồi sau cửa mà cùng học với chúng ta. Khi có thời gian rảnh rỗi, ta dẫn bọn trẻ đi dạo quanh thành, đôi lần gọi xe thắng kiệu cho chúng đi dạo phố. Có đứa trẻ nào bệnh sốt, ta lại chầu chực chăm lo khắp trong ngoài.

Ở phương Bắc, tình thế chiến tranh cũng đang tốt lên, nghiêng dần về phía chúng ta. Cha ta có hai năm cho nghỉ quân chuẩn bị đại chiến, đó là những năm tháng vui vẻ nhất của tòa thành. Các đoàn sứ giả Xiêm La, Chân Lạp, Tây dương liên tục tới ra mắt, những buổi hội hè dường như chưa bao giờ dứt trong ngoài tường thành. Đoàn quân tới thành làm việc vẫn hát ca. Những đoàn thuyền ngoài bến vang tiếng chào mừng. Ta lại dẫn bọn trẻ tới xem các buổi duyệt binh, xuất bến. Các lễ tiết trong cung nội tràn ngập tiếng cười đoàn tụ. Đông cung lấy vợ, khắp thành vang tiếng nhạc đến cả tháng sau.

Hai năm ấy, lần đầu tiên ta mới manh nha biết thế nào là một gia đình. Cha vẫn ngày ngày ra khỏi cung từ lúc tờ mờ sáng, nhưng ta có thể tìm thấy ông đâu đó quanh thành. Chỉ Phúc Đảm có vẻ rầu rĩ vì cha phát hiện ra thói chơi đùa tùy tiện của cậu ta mà trách phạt, nhưng cũng rất nhanh chóng chạy theo ông và hai người anh trai tới Xưởng thuyền, những kho vũ khí, trường bắn cùng đồng Tập Trận. Những người trong cung vui vẻ chuẩn bị bữa ăn cùng nơi nghỉ đón họ trở về mỗi tối. Dường như có sự thông hiểu âm thầm nào đó lan đi giữa tất cả, không ai còn để ý đến những mâu thuẫn nhỏ nhoi vặt vãnh, mọi người cùng nói cười và tỏ ra hạnh phúc. Có lẽ, thực sự là hạnh phúc.

Một ngày nọ, Phúc Đảm chợt ngẩng đầu nhìn ta mà bảo: “Chị Cả sắp làm lễ cập kê rồi”. Hẳn cậu ta vừa đọc được buổi lễ ấy trong sách. Ta chưa kịp trả lời, lũ trẻ bên cạnh đã nhao nhao. Chị Cả đến tuổi lấy chồng. Chị Cả sắp phải gả đi. Chúng nhìn nhau rồi lại nhìn ta. Ngọc Xuyến nắm tay áo ta, lắc đầu. Chị Cả không đi đâu hết, chị ở đây với chúng em.

Sao chị lại phải gả đi? Chị ở đây với chúng em. Chúng ta ở bên nhau, thật là tốt. Chúng ta cứ ở cùng nhau như thế này, là tốt nhất trên đời. Chúng cùng nhao nhao nói, mấy bàn tay nho nhỏ nắm lấy tay ta. Phía xa, ta nhìn thấy hình bóng mẹ. Bà vẫn chỉ là một cung nhân không vị thế lầm lũi ở bên Nguyên phi, trong một cung thành ngày càng đông đúc. Chị không đi đâu hết, ta gật đầu.

Cứ như thế này, thật tốt. Những năm tháng ấy, ta không còn nghĩ đến biển. Ngay cả bác Ngọc Tú cũng không còn âu sầu, vui vẻ chơi cùng những đứa cháu. Thời buổi bất trắc này, vội vàng gì mà phải gả cháu đi, bác thì thầm với Quốc mẫu. Đám trẻ giúp ta vấn tóc cài trâm, mặc chiếc áo đẹp nhất, rồi nắm tay nhau hát mừng theo lối các thủy thủ ngoài cảng. Phúc Hy gửi vào cho ta chuỗi ngọc trai mua được ở phương Bắc. Bọn trẻ ở ngoài cũng đem tới một xe hoa rực rỡ kết từ tre và dây mây. Chị là cô gái đẹp nhất, chúng lại cùng nhau nói. Những đôi mắt long lanh sáng như ngọc quý. Chúng đưa ta đi trên chiếc kiệu lớn kết hoa vòng quanh thành, ra bến sông, qua phố chợ, rồi trở về với buổi yến trong cung nội mà cha đã đặc cách ra lệnh tổ chức cho ta và Phúc Hy. Mẹ ta mặc chiếc áo đẹp nhất của bà, nhận lễ mừng của mọi người. Nghe có lễ, người quanh thành, trong cảng cũng hát mừng, đốt pháo và bắn đôi ba phát súng chào. Đêm đó, ta uống say, trong hương hoa thơm ngát.

Nhưng khi những bông hoa tàn, năm tháng cũng trôi qua. Khi gió Nam bắt đầu thổi, cha lại đưa mọi người ra trận. Cuộc chiến lần này dài, rất dài.

Gia Định lại chìm trong bất ổn và lo sợ, thấp thỏm với từng tin chiến trận báo về. Gia Định lại bắt đầu quay cuồng trong những lệnh thu thuế, gọi quân liên tiếp. Trận đại chiến quyết định đang diễn ra, mọi người lại cùng nói, môi mím lại. Không còn chốn quay đầu, không thể trốn tránh. Sinh mạng con người chỉ là một ngọn cỏ trong cơn gió. Tin thắng trận gắn liền với danh sách tử thương. Tiếng ngựa báo cờ đỏ vọng trong thanh âm tiếng khóc. Tang trắng giăng cổng thành, những ngõ ngách ô cờ. Hoàng Cả, rồi Phúc Tuấn, Phúc Hy lần lượt mất trong biến loạn. Cổng thành lại đóng kín như hòn đảo giữa biển khơi.

Ngày quan tài đưa xác Phúc Hy trở về Gia Định, chỉ có ta và Phúc Đảm đến đón ở cổng cung. Đêm đó, chỉ có ta ngồi nhìn mãi súc gỗ chứa thân xác người em đã ở bên cả thời thơ ấu. Em sẽ bảo vệ chị, bảo vệ tất cả mọi người. Chúng ta là những đứa trẻ sinh ra trên sóng nước, phúc lớn mạng dày. Chúng ta là những ngọn cỏ trong cung thành này, mọc lên và héo tàn mà chẳng một ai để ý. Ta lại nghe tiếng sóng duềnh lên, trong trăng lạnh, trong tiếng khóc văng vẳng ngàn đời, nỗi sợ hãi lạnh buốt tâm can. Nhưng không còn Phúc Hy ôm lấy ta trong lán trại bằng lá giữa rừng, không còn cả mẹ đang cúi đầu hầu Nguyên phi và Quốc mẫu, chỉ có ta dưới ánh nến im lìm.

Phúc Đảm nhận vị trí chủ tang cho Phúc Hy, lặng lẽ làm các nghi thức tế tự, nhưng không được đi đưa tang cho anh trai. Tất cả bị giữ lại trong thành, trong hàng trăm lính Túc trực bám theo từng bước. Bọn trẻ lên thành nhìn theo đoàn đưa tang, có đứa thút thít khóc mà ta không biết vì thương tiếc hay sợ hãi. Ta cứ ngồi bó gối nhìn đoàn người khuất bóng, nhìn mặt trời lên cao rồi hạ xuống giữa tầng mây. Cho đến khi Ngọc Xuyến ôm lấy vai ta, ta mới nhận ra mình vẫn đang rơi nước mắt. Bọn trẻ đang cùng đến bao quanh ta.

“Không sao, còn có em mà.” Có lẽ Phúc Đảm đã nói. Ta nhìn bóng mặt trời trong mắt cậu ta, đứa trẻ duy nhất đã lớn đôi chút trong cung. Đứa trẻ trong một đêm bỗng chốc bị đẩy ra trước biển. Cậu ta nắm tay áo ta đưa xuống thành, qua những con đường rào chông nhọn quanh cung nội. Người vẫn lại qua, vẫn cúi đầu chào chúng ta, vẫn tất bật với công việc thời chiến trận. Chị xem, không ai sợ hãi cả, Phúc Đảm cười nói, dù có điều gì xảy ra, họ cũng không sợ hãi. Chúng ta cùng đồng lòng quyết thắng. Tất cả rồi sẽ ổn thôi.

Chỉ thắng trận, mới có thể tồn tại. Thằng bé này không giống như ta năm tháng ấy chỉ biết chạy trốn và hoảng hốt. Ta nhìn ánh sáng trong mắt nó, nụ cười của nó. Đứa trẻ này chỉ thấy điều nó muốn thấy, nó cũng không như ta, không nghe tiếng biển. Hoặc biển cả trong lòng nó, vốn là một khoảng trời sóng gió bao la để cất cánh bay vào bầu trời. Khi ấy, chúng ta cũng chưa biết rằng, biển cả vốn là vô tận.

Khi cuộc chiến này chấm dứt, thứ còn lại chỉ là tang thương. Quốc mẫu dẫn gia đình vội vã rời đi, trở về ‘quê nhà’, bà nói. Quê nhà của bà, của cha. Mẹ ta lại âm thầm khóc, tiễn biệt người thân và quê quán cho một chuyến đi không hẹn ngày về. Phú Xuân đón chúng ta với những dãy nhà tan nát, một ngôi thành đất dở dang ngổn ngang, con người hoang mang và mệt mỏi. Cuộc chiến vẫn còn đang tiếp tục, những đội quân lớn vẫn đang được tập hợp, khí tài vẫn đang được thu thập khắp nơi. Tiếng động trào dâng cuồn cuộn như bão tố, nhấn chìm mọi âm thanh khác của con người. Nguyên phi vẫn khóc, cô Ngọc Du, Ngọc Tú vẫn tê liệt trong nỗi đớn đau, nhưng chẳng ai để ý đến họ nữa. Đoàn quân lại ra đi, về phương Bắc. Cha ta lên ngôi, trở thành hoàng đế. Trên một mảnh đất nát tan, sau khi cuộc chiến dài chìm xuống trong bể máu. Và rồi, một quốc gia tạo lập.

Mùa xuân, tiếng lễ nhạc vang lừng trong các buổi lễ sắc phong. Chúng ta cùng đứng dưới thềm, ngẩng đầu nhìn lên những vàng son rực rỡ trên cao. Cha ta sẽ lại xây dựng tất cả, như người đã xây dựng Gia Định từ tro tàn ngay trước mắt ta. Nhưng người không thể lấy lại Phúc Hy, hoàng Cả, Phò mã. Nhưng người không thể lấy lại được Gia Định năm xưa ấy của chúng ta. Chúng ta ngồi bên nhau, thả cần câu xuống hồ nước sau thành, và lặng im.

Chiến tranh kết thúc rồi, Ngọc Xuyến thì thầm, ngón tay lại len lén nắm lấy tay áo ta. Một vương triều mới mở ra, guồng quay mới lại bắt đầu. Những đoàn người lại đến xếp hàng trước cổng cung nội. Những quan hệ mới lại được tạo lập và củng cố. Mỗi một con người trong khu thành này, là một phần của hệ thống, là biểu trưng của luân lý và luật lệ mà tất cả đều phải tuân thủ. Lại một thứ hệ thống nữa được tạo nên để đặt chúng ta vào. Lặp đi lặp lại, vẫn như mười mấy năm trước, như thể chưa từng đổi thay.

Lại một khu thành mới được xây, lại một hoàng cung mới được dựng, lại những con người tiếp tục tập hợp, mới cũ đan xen. Lại một thế gian mới lần lượt dựng nên trước mắt ta. Nhưng lần này, không phải là Gia Định, cũng không hứa hẹn cho chiến tranh. Khúc nhạc Thái bình rộn rã vang, số vũ khí bỏ đi được tập hợp lại đúc thành thần công bày trước cổng thành. Ta đứng trong đoàn người, giữa vàng son, nghe tiếng hô vang kéo dài vọng khắp các dãy núi đồi nơi vùng đất xa lạ. Phú Xuân vẫn luôn xa lạ như chưa từng quen thuộc.

Khi ấy, chẳng hiểu sao, ta lại nghe âm thanh biển xa. Biển vẫn âm vang, cuộc đời ta vẫn đi mãi trên sóng nước, trên những vùng đất chưa từng là quê nhà.




P
Sunday, March 29, 2020 Author: Trường An

Thiệt ra trong các nước "cộm cán", mị đang lo ngại tình hình ở Pháp hơn. Im ỉm vậy mà mỗi ngày 2-3 trăm người chết, mỗi ngày con số lại nhiều hơn. Trong khi, ờ, số liệu nhiễm bệnh đang được khống chế ờ mức "tầm tầm", kiểu không ở trên đầu bảng nhưng cũng không nằm dưới cuối để lọt vào mắt người ta. Nhưng tỉ lệ chết này giống Ý hồi mới phát dịch chứ cũng chả thấp.

Đã bảo Anh chết vì sĩ nên mới khiến cả thế giới bắc ghế ra ngồi coi "mài miễn dịch cộng đồng ra nàm xao", chứ kiểu của Pháp mới đáng xợ. Con số tử vong ngày càng nhiều, tăng theo tốc độ khó lường, trong khi chính phủ cũng đang rất ra-vẻ "chúng tau đang làm hết sức". Kiểu rất ư là... quả nhin VN hiện đại chịu ảnh hưởng của Pháp, tạo cho người ta cảm giác "hình như là đúng đúng rồi ó" nhưng kết quả việc làm lại thường... banh chành theo cách không mấy ai hiểu tại xao. =)) Mọi thứ nằm trong tầm rất "vừa phải", êm ru bà rù, nhưng mờ...

Có người bạn ở Pháp cả 2 tuần nay không nghe tin gì, lo lo là. :((




NNN
Thursday, March 26, 2020 Author: Trường An

Mị khuyên thật rằng ai ở nhà được thì ở nhà đi, vì... tình hình thực tế đến 99% là tệ hơn những gì được đưa tin đóa. Nếu Mỹ phản ứng bằng cách đổ lỗi ầm tùng xèo thì VN phản ứng bằng cách... dím một nửa - và như thường-lệ, phía dưới càng làm bung bét mọi thứ ra thêm. Có ai đã nhựn ra rằng mấy cái lệnh cấm "quyết liệt, nhanh nhạy" nó chả ăn nhập gì với tình hình người phát bệnh hông? :)) Cơ bản, "miễn thị thực" không có nghĩa là dừng tiếp nhận, "VN airline hông đi" không có nghĩa là các hãng khác ngừng, dừng ở sân bay này không có nghĩa là ngừng vào, và cái trò chơi chữ nghĩa này chưa có dấu hiệu chấm dứt. Kết quả mới là càng làm càng bung bét như hiện tại ó.

Kể ra đợt 1 cũng từa tựa thế mà ăn may là TQ kiểm soát dịch tốt, vùng dịch phía Nam không lan ra. Còn ai quen mị bấy lâu cũng đã từng nghe mị ca bài ca bất-lực với đám dân Tây du lịch ở VN roài chứ không phải mới đây. :)) Ở những hoàn cảnh không cần làm-màu và không có ai kiểm soát thì mới thấy mí bạn ấy hết-hồn hết thuốc chữa thế nào. Đặt niềm tin hy zọng vào các bạn ấy là sai 1000 mũ n lần. Và những năm dài làm ngành tin tức khiến mị càng củng cố 1 niềm tin rằng... Tây là chúa ngành xạo sự làm màu. Thiệt ra thì... mọi người thiệt sự có thể tin được đạo lý của cái nhóm người xây dựng của cải vật chất trên cướp bóc xâu xé hủy diệt xứ khác, nói toàn chiện đẹp đẽ mỹ miều bảo vệ trái đất mặt trời trong khi chuyển nhà máy sang xứ khác - rồi ngoạc mồm chửi xứ đó? Méo, ngàn lần méo!!!!

Cho nên là... ở nhà đê.





Copyright © Trường An. All rights reserved.