Thời kỳ băng hà nhỏ là giai đoạn khí hậu trái đất lạnh đi từ năm 1300 tới khoảng 1850, đỉnh điểm là từ thế kỷ 16 tới 19. Nói chung là trái đất lạnh đi, mùa đông rét buốt, mưa lụt cùng các loại dịch bệnh, cả thế giới chết đói.
Cho nên đọc sử thời Lý thấy sứ TQ sang bảo mùa đông ở đây ấm lắm mài ơi, chúng tao ngồi quạt veo veo, thì... đây là thời thuộc Thời kỳ ấm Trung Cổ, chắc cỡ tương đương mùa đông ở miền Bắc bây giờ mát hơn 1 tí. Vào thế kỷ 13 khí hậu ấm áp, thế giới ghi nhận sự gia tăng dân số toàn cầu, mưa (tương đối thuận) gió (tương đối) hòa. Cho nên bước vào thế kỷ 14 bắt đầu... sặc gạch với thiên tai.
Tất nhiên thì trái đất muốn nóng lên hay lạnh đi cũng phải từ từ. Nên theo 1 số nghiên cứu bây giờ, thời kỳ thảm họa này bắt đầu bằng dịch bệnh... trong băng chảy ra thời trái đất nóng lên trước đó, gây nên nạn dịch hạch càn quét cả thế giới, chết hàng trăm triệu người. Ở châu Á, sự biến đổi khí hậu này thấy ngay năm 1229, gây nên nạn đói Kanggi khủng khiếp nhất trong lịch sử Nhật Bản "do thời tiết lạnh, ẩm bất thường" suốt chục năm liền. - À, và đây là thời điểm... nhà Lý ở VN bắt đầu sụp đổ.
Năm 1440 trở đi là một loạt nạn đói từ châu Mỹ cho đến Nhật Bản, tiếp tục gây nên nạn đói Kansho, và đây là thời kỳ... Trần cùng Hồ sụp đổ.
Từ năm 1569 tới năm 1620 là nạn đói càn quét toàn châu Âu trên diện rộng, ở Nga đến 2 triệu người chết 1 mùa. Đây cũng là thời kỳ nhà Minh Trung Quốc sụp đổ do loạn lạc từ dân đói, ở Nhật Bản từ năm 1540 đã có nạn đói Tenbun. Và ở VN thì giai đoạn này Lê sơ cùng Mạc cũng thi nhau rơi. Đáng chú ý cuối thời Mạc liên tục ghi chép lụt lội, 1 năm lụt tới 7 lần.
Từ năm 1600 trở đi, thế giới lâm vào tình trạng đói kém nặng nề. Thời Tokugawa ở Nhật chỉ trong 250 năm ghi nhận đến 154 nạn đói, trong đó 21 trận đói to nặng nề, tính ra chỉ được khoảng 50 năm coi như không đói.
Từ năm 1730 trở đi, nạn đói trở nên khủng khiếp ở châu Á. Tại Ấn Độ, mỗi trận đói ghi nhận hàng chục triệu người chết. Nạn đói năm 1780s ở Nhật giết chết gần 1 triệu người (hãy so với dân số đảo quốc này). Ở Trung Quốc từ năm 1810 đến năm 1846 có 4 trận đói lớn làm 45 triệu người chết.
Nói chung là... hãy dòm sang sử Nhật Bản, có lẽ vì đều là quốc gia ven biển nên khí hậu biến động tương đồng. Điều này cũng cho thấy tác động biến đổi khí hậu của trái đất có lẽ sớm hơn ở vùng châu Á ven biển so với châu Âu.
Và thật ra nữa thì... toàn bộ lịch sử là 1 màn biến đổi khí hậu. Nhìn sang lịch sử Nhật Bản, Ấn sẽ thấy có chiện rất hay ho là nhà người ta yên thì nhà mình yên, lúc nào ghi "có nạn đói" là quanh quanh đó mấy năm nhà mình có chiện.
List danh sách nạn đói toàn cầu https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_famines Ở đây không có Trung Quốc chắc do lịch sử quá phức tạp, địa hình quá rộng. Nhưng nếu phân tích nạn đói miền Nam Trung Quốc thì có thể càng rõ điều kiện khí hậu hơn.
Vừng, nói lịch sử là màn biến đổi khí hậu nghĩa là có màn đổ-thừa hơi cao. Ở châu Âu thì nghe đồn là nạn săn phù thủy cùng 999 trò mê tín giết chóc nhau khác là đổ thừa mài làm trời mưa trời nắng trời hạn trời lụt. Ở châu Á thì hễ đói là bất kể sử Tàu, Nhật, Hàn, Việt, Ấn gì cũng ghi "dân kéo đàn đi ăn cướp". Và đói to ở Nhựt thì... ghi nhận chính quyền VN sụp, amen - Tất cả là lỗi của ông giời. Thiệt trăm phần trăm.
Tại sao chính trị VN nhạy cảm với thời tiết như thế thì trước hết là tại... bé, không thể dùng đầu này đắp đầu kia, thằng vùng kia no đạp thằng vùng nọ đói xuống. Thiên tai nhỏ không sao chứ thiên tai lớn là cả nước đói chung. Sau nữa là do chế độ phân quyền, lúc no thì nhìn nhau vừa mắt chứ lúc đói không cướp của nhau là may, lúc đầy đủ thì yên ổn chứ lúc thiếu thốn thì sẽ nảy sinh ra 99999 chuyện, mà có mâu thuẫn ắt đánh nhao thôi. Thằng thắng sẽ bôi thằng thua 1001 tội mà cái tội to nhứt chắc là... ở đó lúc trời mưa (bão) - aka không hợp lòng giời.
Điều này cũng giải thích cho hệ thống đê điều của thời Lý Trần chỉ đắp vào lúc nước dâng để làm lúa, hết mùa thì mở cho nước chảy vào đồng ruộng. Lúc này thỉnh thoảng ghi nhận có nạn lụt nhưng cũng chỉ mất mùa. Năm 1245 mới có ghi nhận đầu tiên "tháng 8, nước to, vỡ đê Thanh Đàm". Nhưng nạn lụt năm này chỉ ghi nhận "rắn, cá chết nhiều". Đến năm 1352 mới có ghi nhận "lúa má bị thiệt hại". Năm 1411, "trôi cả nhà cửa của dân". - Toàn bộ đều là mức thiệt hại ngày càng dâng cao.
Cho nên trên cái nền đê lúc đóng lúc mở thời Trần, nhà Lê đã cho lấy đá, gạch đắp luôn vào thành một hệ thống phòng ngự. Mà theo Nguyễn Đăng Giai thì "từ Sơn Tây đến Nam Định, dân ở ngoại đê hàng trăm xã, khi mưa lũ thì ở bằng sàn, đi bằng thuyền, khi nước rút, ruộng không phải cày cấy gì mà lúa cắm xuống đã mọc lên tươi tốt, không có nhà dân nào phải dời đi, ruộng chẳng phải bỏ hoang bao giờ. Còn ở những vùng nằm trong vòng bao bọc của đê thì '… bên trong thì mong nước như khát mà bên ngoài coi nước như thù, muốn đào ra lấy nước thì sợ vỡ đê, muốn hộ vệ đê điều cho vững thì ruộng lúa chịu bỏ, làm đê vệ nông mà lại ngăn trở việc nông…'". Aka chỗ thì hạn chỗ thì lụt, ruộng thì cằn. Điều này cũng giải thích tại sao vùng Thái Bình, Nam Định lại là vựa lúa Bắc bộ (nhân chứng bảo đến tận năm 1970 thì mỗi mùa nước vẫn dâng, dân gọi là mùa lụt). Ngay ở Bắc bộ đã có 2 "địa hình sông", thực tế chứng minh thằng nào chịu chung sống với thiên nhiên hơn thì thằng ấy khỏe hơn.
Nhưng với tình hình thời tiết thì không phải đến mùa nó mới lụt, lỡ lúa chưa thu xong mà nó lụt thì nàm xao? Năm 1833 nước dâng cao hơn 10m, đê nào cũng ra cục đất hết thì nàm xao? Ờ thì trời kêu ai nấy dạ, cách nào cũng có khuyết điểm. Dưng mờ cái phản ứng thấy nước dâng cao thì xây thành nội bất xuất ngoại bất nhập, đê ngăn mặn không nói mà ngăn hết cả sông ngòi mà không cho 1 cái sông thoát nước tưới tiêu nào thì... quả nhin là dân vùng núi không biết chữ "ruộng nước" nó có nghĩa gì. Tra ra thì người phụ trách làm đê là Lê Niệm, viên tướng trong núi. Ờ thì nước lớn bất thường nên đắp đê, dưng đắp loạn xạ để nước nó càng mạnh, xong rồi không cho nó 1 đường thoát, quả nhin là trình làm nông nghiệp của tướng lĩnh. Rồi hơn 200 năm sau đó mạnh ai nấy xây, mạnh ai nấy đắp. Cái hậu quả thì chỉ mấy chục năm sau đã thấy. Mà nghĩ cũng lạ, làm lúa xong rồi đốt nương, lấy nước sông tưới ruộng là cái thường thức mấy ngàn năm, đê ngăn mặn thì không nói chứ đê nông nghiệp mà lấy đá tảng xây đúng là... kỳ quặc. Ngay cả đê ngăn mặn cũng phải thoát nước rửa mặn mà. Đến đập thủy điện cũng phải thoát nước, đàng này cả vạn km đê mà không có chỗ thoát thì núi cũng lở. Trình xây dựng thiệt là đáng xợ...
Hãy dòm Thái Bình (trước thuộc Nam Định) với 2 hệ thống sông trong đê và sông ngoài đê. Sông bự lấy phù sa, sông trong đê cấp thoát nước, lụt thì lúa thu xong ồi khểnh chân nằm ngủ. Ờ thì cũng có những năm lụt to trôi mất nhà, nhưng vùng ven biển không lụt thì cũng bão, chả lẽ xây đê giời?
Có lẽ từ thời Lê dân đồng bằng Bắc bộ lại bắt đầu quen với tập tục "vùng cao", aka không còn là hệ thống "đê mở" hết mùa thì cho nước vào của Lý Trần, thậm chí ở vùng ven vẫn còn? Cũng giống dân 1 số vùng ven sông của VN bây giờ, năm nào cũng lụt nhưng không hề có cách biến chuyển thay đổi gì thích ứng chuẩn bị trước? Cũng có thể, lụt thời Lý Trần thì... chết tí tôm tí cá thôi, thời tiết ấm mà, cho nên dân trung tâm Bắc bộ thực chất chưa bao giờ là dân-vùng-lũ. Khi phản ứng với nước dâng bất thường của kỷ băng hà thì phản ứng đầu tiên là... cản lại. Kết quả càng làm nó to hơn. Có thể từ cái mức chỉ úng trong sông hồ khiến tôm cá chết, càng xây đê lắm càng oan trái nhiều.
Người sống trong vùng lũ thật, ví dụ như dân sống ven biển hay cuối nguồn sông, kể cả từ Quảng Trị trở vào năm nào cũng vẫn lụt mà chả xao. Ở Hội An có cái nhà cổ ghi mức lụt cao hơn cả đầu người.
Quay lại với chủ đề thời tiết, ờ rằng thì là nhận biết biến đổi thời tiết là chiện vô cùng quan trọng trong lịch sử, giải thích kha khá cho việc tại sao lúc ấy làm thế này được mà lúc kia không được, tại sao cái này nó ở đó mà không ở kia.