Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

Tự Đức – Nguyễn Du
Trường An November 28th, 2019

Là người-văn-minh thì không nên đi lưu truyền fake news. Đừng để sự ngâu lây truyền đời đời.

Rắng thì mà là Tự Đức chắc là ông vua có lượng fake news lớn nhất VN (dù cũng chả biết mấy ông vua xưa xưa được chép trong chính-sử có bao nhiêu phần trăm là thật). Trong cái thời và với cộng đồng say mê fake news giật gân hông kém gì facebook, thì chỉ vài câu lảm nhảm của không biết thằng cha căng chú kiết nào cũng khiến người ta tin sái cổ. Nói chung là ngày nay 90% dân được phổ cập giáo dục rồi, dưng méo hiểu xao vẫn giống cái ngày 90% dân mù chữ thía.

Còn mị thì cảm thấy việc "học sử qua facebook" là hành động vừa rảnh ruồi vừa thiếu dinh dưỡng của nhưn loại. Người ta đọc ngàn trang sách còn chưa đâu vào đâu, đây đọc mấy dòng chữ có thể luận thiên thuyết địa. Việc duy nhứt facebook có thể làm là... liệt kê ngày tháng sự kiện (mà còn chưa biết có đúng không).

Nay nói riêng chuyện Tự Đức và Nguyễn Du. Theo cái lối thường của các văn-sĩ hay văn nhân hay cái gì đó dính dáng đến chữ nghĩa, người ta thường tự thấy giá trị lên được mấy chân kính khi... bị "cường quyền" ghét bỏ, nhân dân mến yêu, đánh trên đả dưới. Nói chung, toàn những giá-trị rất à-la-tân-thời. Cho nên ai đó đã kể 1 câu chuyện lâm ly để tô đậm hình tượng Từ Hải cũng như Nguyễn Du rằng Tự Đức đọc đến "rạch đôi sơn hà" thì ném sách, đòi đánh Nguyễn Du, rằng mấy dòng đó chọc đến vua hay cái gì đó to lớn ghê lắm lắm.

Cơ mà, sự thiệt là... chính Tự Đức mới là người bảo trợ tác phẩm của Nguyễn Du.

Học giả Đào Duy Anh khi đi tìm dòng họ Nguyễn Du và người hậu duệ là cụ Nghè Nguyễn Mai nói rằng: “Nghe đâu vua Tự Ðức có lệnh cho quan tỉnh Nghệ-an đương thời thu thập tất cả di cảo của Nguyễn Du để xem, vì thế mà ở trong nhà họ Nguyễn không còn giữ được tí gì trong di cảo ấy." Mà bộ sách được giữ trong Nội các triều Nguyễn thì “về việc Tự Ðức thu thập di cảo của Nguyễn Du, ông Nguyễn Ðức Bính trong tạp chí Nghiên cứu văn học, số 6-1960, bài ‘Một mối hận tình’ có cho ta biết thêm: ‘Cụ Nguyễn Ðình Ngân ở Huế đã lâu nên có dịp được xem bộ di cảo ấy... Sau ngày kháng chiến, chúng ta dời các cơ quan ra ngoài thành, tập di cảo đó không mang đi theo được.’ Cụ Nguyễn Ðình Ngân hồi đó là giám đốc Văn hoá viện ở Huế.” - Thơ chữ Hán Nguyễn Du của Lê Thước và Trương Chính.

Cụ Nguyễn Mai vẫn còn giữ một bản in Truyện Kiều mà giới nghiên cứu hay gọi là "bản Tiên Điền", đây là bản chép tay, phần đầu có "Nguyễn Hầu truyện", phần sau có đề từ của Phạm Quý Thích. Theo cụ Nghè Mai, "vua Tự Ðức tổ chức ‘tứ tuần đại khánh’ triều Nguyễn có bắt họ Nguyễn Tiên Ðiền nộp vào kinh mấy bản Kiều. Họ Nguyễn đã sao ba bản: một bản nộp tỉnh đường địa phương; một bản nộp Quốc sử quán kinh đô; một bản đưa vào cung nội.”

Đầu thế kỷ trước, truyện Kiều được cho là có 2 bản in là 1 "bản Phường" tương truyền do Phạm Quý Thích đề từ và cho in ở Hà Nội, 1 bản gọi là "bản Kinh" được vua Tự Đức cho in và lưu truyền ở Huế. Nhưng với điều này vẫn còn nhiều tranh cãi, vì người gọi đầu tiên 2 khái niệm này là Trần Trọng Kim, nói về bản của Kiều Oánh Mậu, người khảo đính, khắc in Truyện Kiều vào năm 1902. Về "bản Kinh" này, Ðào Nguyên Phổ (hiệu: Hoành Hải) tặng cho Kiều Oánh Mậu kể:

"Năm Ất mùi (1895) tôi đương học ở Quốc tử giám, có công tử họ ngoại nhà vua cầm đến tặng tôi một bản Kiều mới, nhan đề là Ðoạn trường tân thanh. Tôi mở ra đọc, thấy châm chước từng chữ, từng câu, thay cũ đổi mới; danh bút phê bình, cơ thần linh động. Lại được vua phê cho đôi câu đối, nêu ở đầu sách; người đẹp văn hay, được đóa thiên hương làm tăng thêm khí sắc. Vậy nên người ngâm vịnh quý hơn được ngọc bích, người truyền nhau sao chép, giá giấy đắt như ‘giấy quý Lạc đô.’"

Nhưng họ không gọi đây là "bản Kinh". Đến khi Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ khảo đính và cho lưu truyền bản Kiều của mình thì mới phân biệt ra 2 bản Kinh và Phường. Trong khi cũng theo nhiều nhà nghiên cứu, sự tồn tại của cái gọi là "bản Phường" cũng là 1 dấu hỏi. Vì không có chứng cứ nào cho thấy Phạm Quý Thích in tác phẩm của Nguyễn Du. "Bản Phường" cổ nhất tìm được cho tới bây giờ là vào năm Tự Đức thứ 19 (1866), trong khi bản Truyện Kiều xưa nhất tìm được là vào năm 1825, gọi là "bản Thái Bình".

Thôi thì bỏ qua các chi tiết lằng nhằng về chuyện nghiên cứu sách vở, như vậy theo chính con cháu Nguyễn Du cho biết, vua Tự Đức thu thập tác phẩm của Nguyễn Du về đọc. Và trong khi con cháu bảo "không giữ được bản nào" ngoại trừ bản Kiều Tiên Điền kia, thì các tác phẩm không phải Truyện Kiều của Nguyễn Du còn giữ được đến ngày nay từ đâu ra? - Nếu ta biết ngay cả bản Kiều Tiên Điền cũng đã bị đốt dở do... cải cách ruộng đất.

Và ở "bản Kinh", trên có 1 bài thơ của Tự Đức "Dực Tông Anh hoàng đế ngự chế tổng từ", nguyên văn có thể google. Lại có nhiều người căn cứ vào những phần ghi "Thánh Thán", "Thanh Tâm", "Hoa Đường" mà bảo Tự Đức chả nói về Nguyễn Du đâu, mà nói về tác phẩm của Thanh Tâm tài nhân đó. Trong khi thật ra Tự Đức viết thế này: "Phần lô nhàn độc Thanh Tâm biên. Thị biên Bắc nhân Thánh Thán trước, Dịch âm ngã quốc Nguyễn Tiên Điền". Truyện này do ông Thanh Tâm biên ra, ông Thánh Thán bên Tàu soạn, ông Nguyễn Tiên Điền dịch thành tiếng nước ta - đầy đủ credit, ý thức bản quyền. =)) Cô Vương Kiều Nhi là nhân vật truyền thuyết lịch sử của TQ, Thanh Tâm tài nhân chỉ "biên" lại cuộc đời cô thành sách, rồi Kim Thánh Thán bình giảng soạn lại cho in vào tập văn của ông, bản này được đề "Hoa Đường quán bình". Đến thời Tự Đức thì có lẽ bản Hoa Đường quán này đã thất lạc, hoặc có lẽ Tự Đức chỉ ghi lại ý trong bài Tổng thuyết của Minh Mạng trong “Thanh Tâm tài tử cổ kim minh lương đề tập biên”: "Thánh Thán bất phùng, hàn yên tản mạn. Hoa Đường dĩ viễn, phá bích tiêu điều". Nghĩa là bản Kim Vân Kiều của Kim Thánh Thán bình giải này đến đời Minh Mạng cũng không tìm được, và vua phải làm một buổi tổng thuyết biên soạn sách lại như Kim Thánh Thán phê bình - hoặc là Truyện Kiều của Nguyễn Du không thể đi liền với bình giải của Kim Thánh Thán, do đó phải làm thêm như vua kêu gọi "trước là bàn chuyện văn chương, rồi từ cổ chí kim mà bình luận" - hoặc... chỉ là mấy câu văn vẻ kiểu "người như Kim Thánh Thán không còn, quán soạn sách bình văn của ông cũng xa".

Theo Hoàng Hải Vân, trong thời Nguyễn đã có 3 đợt "bình Kiều", tổng hợp thành 3 tập. "Tập đầu tiên soạn khi Minh Mạng mới lên ngôi (1820) gồm những bài thơ xướng và họa bằng chữ Hán dựa theo từng hồi của Kim Vân Kiều truyện, do Phụ chính đại thần Hà Tôn Quyền chủ xướng, đến năm Minh Mạng thứ 11 (1830), đích thân nhà vua viết một bài Tổng thuyết cho thi tập, cũng bằng chữ Hán. Vào năm 1871, tập tiếp theo do Tự Đức chủ xướng, đích thân nhà vua làm các bài thơ xướng cho mỗi hồi và viết lời tựa (Tổng từ) chung cho thi tập. Tập thứ ba ra đời vào cuối thế kỷ 19, có Chu Mạnh Trinh và Nguyễn Khuyến tham gia. Những bản chép tay các tập thời Minh Mạng và Tự Đức mang tên “Thanh Tâm tài tử cổ kim minh lương đề tập biên” (nghĩa là : Các bài của các tài tử vô tư xưa viết, nay nhân vua sáng tôi hiền tập hợp lại – NL) hiện cũng được lưu giữ tại Thư viện quốc gia Hà Nội, ký hiệu VNV 240." – Hoàng Hải Vân trong Cần công bằng với Thanh Tâm tài nhân.

Như vậy là từ năm 1830, Truyện Kiều lẫn Kim Vân Kiều đã được cả triều đình "mổ xẻ", đến đời Tự Đức thì vua cho đi tìm tất cả tác phẩm của Nguyễn Du, đề từ của Tự Đức chịu ảnh hưởng rõ ràng của Minh Mạng. Vua có cho khắc in không thì... nói công bằng là chả biết, các vị được-tẩy-não rằng vua Nguyễn khắc nghiệt với Nguyễn Du lắm nhất quyết không tin đâu. Nhưng mà...

- Trong thời Minh Mạng, Nguyễn Công Trứ đã làm kha khá thơ vịnh Kiều. Cho thấy giới quan lại lúc này "biết" Kiều ở mức độ khá phổ biến. Quốc sử di biên của Phan Thúc Trực còn chép Nguyễn Công Trứ ở nhà gọi bạn tới ngâm vịnh Truyện Kiều.

- Bản Thái Bình có 1 bản là của ông Nguyễn Doãn Cử, làm quan trong Tôn nhân phủ thời Tự Đức, đã chép đem về nhà ở Thái Bình vào năm 1880. Bản này chỉ có húy thời Gia Long, không có húy thời Minh Mạng, được cho là chép từ bản truyện đời Minh Mạng, bản của họ Đoàn trang đầu còn ghi "Minh Mạng lục niên".

- Theo Đại Nam liệt truyện, "Nguyễn Du có 2 người em là Thảng và Sóc, đều có tài nghệ hiển đạt. Thảng viết chữ chân, có tiếng viết tốt, lúc đầu sung vào viện Hàn lâm; Sóc có tứ khéo, khoảng năm Gia Long làm Thiêm sự bộ Công, từng trông coi Võ khố". Dù gia đình không còn danh thế như xưa, nhưng anh em Nguyễn Du đều được dùng. Mà nếu ca bài ca "hàng thần" thì chắc đã quên Trương Đăng Quế chính là dòng dõi "hàng thần" Tây Sơn, cha làm Tri phủ, chú là cánh tay phải chết cùng với Quang Thùy. =)) Thượng thư bộ Lễ được Minh Mạng hết mực trọng dụng Phan Huy Thực chính là dòng dõi Phan Huy đỉnh đỉnh đại danh làm quan lớn hết Trịnh rồi đến Tây Sơn, con cháu tiếp tục nối đời làm quan. Bùi Phổ "họ Bùi lừng lẫy về văn chương năm Hồng Đức, tổ làm đến Thượng thư Binh bộ", và 1 đống con em quan chức thời Lê khác.

Nói chung là, viết văn tốt không có nghĩa làm quan giỏi. Dòm các quan văn thời Nguyễn ông nào cũng phải vác súng ra chiến trường, có cướp mà quan đóng cửa thủ còn bị chửi cho, quan văn mà đánh nhau thua còn bị phạt, thì đống chữ thơ lục bát này vào viện Hàn lâm là phải đạo rồi. Còn chả ông nào thèm chấp Nguyễn Du đâu mà "đì đọt", thật luôn.

Và như đã nói trên, Tự Đức chả phải đợi đến người ta dâng mới có sách đọc. Truyện Kiều cũng được coi như khá phổ biến trước thời đó rồi. Và có ai "ghét lắm" nên đọc xong thu thập hết tác phẩm của người ta về tích trữ, "ghét lắm" nên tác phẩm của Nguyễn Du giờ đóng hàng tập tập. Thậm chí "ghét lắm" nên Huế truyền tay nhau bản Kiều được cho là "rất gần với bản Tiên Điền"? (Trong bản Tiên Điền có 19 câu giống bản Kinh và có những câu khác hẳn các bản khác, như vậy bản Kinh lại gần với bản Tiên Điền nhất). "Ghét lắm" nên vua ngồi đề vịnh xong đem về truyền ra ngoài (dù bằng hình thức nào cũng thế)???

---

Chú 1: Câu "chia đôi sơn hà" đã thấy trong cuốn... Nam triều công nghiệp diễn chí viết về các chúa Nguyễn.

Chú 2: Theo Nguyễn Văn Thắng viết vào năm 1830 về buổi tổng thuyết Kim Vân Kiều của triều đình thì Truyện Kiều lúc này chỉ có 3150 câu, bản Phường 3254 câu, bản Tiên Điền 3526 câu. Theo Kiều Oánh Mậu, bản Kinh khác với bản Phường 42 câu.

---

Túm lại là, ngay cả giới học giả đầu thế kỷ 20 nghiên cứu về Truyện Kiều đều "ghi công" Tự Đức cho in Truyện Kiều, tạo thành thứ gọi là "bản Kinh" - ít ra thì bây giờ vẫn còn cuốn bình Kiều nằm trong thư viện. Các nhà ngâm cứu sau cách mệnh (sau khi đốt trụi di chỉ làng Tiên Điển) thì làm mọi cách chứng minh rằng các ông vua Nguyễn ghét Nguyễn Du lắm, nhưng cũng phải ghi nhận lời kể của con cháu rằng vua Tự Đức cho thu thập di cảo Nguyễn Du đem về Huế, rồi bằng-cách-nào-đó nó truyền ra ngoài (chứ không phải ý vua đâu).

Và người-yêu-Truyện-Kiều-lắm-mà-cái-gì-cũng-không-biết bảo Tự Đức đòi phạt Nguyễn Du. Đồng chí này trước không đọc 1 chữ nào của Trần Trọng Kim, sau không dòm đến 1 dòng nào về Truyện Kiều đúng hem????

---

Nói chung là, mị "xợ" Nguyễn Du gần chít khi hễ mà đụng đến là nghe 1 tràng bán thảm méo-ai-cần. Nguyễn Du cũng không cần, thiệt luông. Năm ấy ông lang thang qua biên giới TQ phiêu bạt, vác tên súng đi săn ở núi Hồng, nghe Gia Long đến thì phi ngựa dẫn người nhà ra đón, thơ của ông thảm thôi chứ tính cách có thảm đâu.

---

Phần Tổng thuyết của Minh Mạng:

Ngọc nhan bất tác, trúc hãn nan bằng
Tài tử tình thư, cánh lạc ư kim ngọc tượng chi ngoại
Giai nhân tâm sự, tẫn phó ư phong sương binh hỏa chi dư
Thánh Thán bất phùng, hàn yên tán mạn
Hoa Đường dĩ viễn, phá bích tiêu điều

Sở đương mịch kỳ di biên, cáo chư đồng chí
Truyền thân tả chiếu ly tảo trích hoa
Hoá công họa công, hợp trước phủ ba chi bút
Thiên thế bách thế, liêu phân thiều bộc chi âm
Thượng dĩ hoàn luân đài kiểm điểm chi sơ tâm
Hà dĩ bị nghệ uyển bình chướng chi giai thoại
Diệc cổ kim lai tài bình nhất vận sự nhĩ.
( Minh Mạng tổng thuyết)

(Người ngọc không gặp, sử sách không bằng chứng. Sách tình thư của tài tử chỉ là vàng ngọc phủ bên ngoài. Tâm sự của giai nhân chỉ còn là phần sót sau gió sương binh hỏa. Không thấy Thánh Thán, khói lạnh mịt mờ. Hoa Đường đã xa, tường đổ tiêu điều. Cần biên soạn lại để cùng có chí chung, truyền thần hay bóng trái không lầm xấu tốt. Trời và người hợp sức búa rìu làm bút. Ngàn đời trăm đời phân rõ tiếng thơ ca. Trước để hợp sơ tâm người đã khuất, Sau để bình luận giai thoại thơ ca, rồi bàn luận chuyện vận sự cổ kim.)

Phần viết này cho thấy rõ vua hoàn toàn biết Vương Kiều Nhi là nhân vật truyền thuyết lịch sử, mà sách tài tử giai nhân thực chất chỉ là "vàng ngọc bao ngoài", không có người bình phán như Kim Thánh Thán thì chả biết đâu là xấu tốt. Mà ai từng đọc Kim Thánh Thán rồi sẽ biết cách phê bình của ông như thế nào. Các tác phẩm nằm "trong vòng" Kim Thánh Thánh không phải kiểu truyện cổ tích "cô bé Kiều Nhi bị cả thiên hạ ức hiếp" đâu, toàn kiểu giống Thủy hử, Kim Vân Kiều cũng là 1 trong.

Mà nghe đâu như vua cũng đang bẩu, tâm sự giai nhân nhà người ta binh hỏa phong sương thế kia, đám tài tử viết thành sách chỉ giỏi xủng xoẻng toàn thứ gì đâu.

Mà nhìn qua nhìn lại nhìn tới lui thì hình như không như lời-đồn hồi xưa người xưa hông để ý credit, ngược lại rất ư là để ý đó. =)) Các bản đề từ của văn sĩ cho tới vua chúa đều nêu rất rõ đây là chuyển ngữ từ sách nào của ai, thậm chí ghi luôn "nhà xuất bản". Mà thiệt ra thì, muốn bình giải nội dung thì đi bình Kim Vân Kiều của Thanh Tâm tài nhân đúng ồi, chứ Truyện Kiều là bản chuyển ngữ giống đến 90% mà.



Leave a Reply

(required)

(required)

:) :blush: :D :( :(( ;)) :banh: ;) ::) =)) :)) b-) :meo1: :meo2: :meo3: :meo4: :meo5: :meo6: :meo7: :meo8: :meo9: :meo10: :meo11: more »

Bộ gõ tiếng Việt đã được bật. Bạn có thể gõ tiếng Việt không cần phần mềm trong máy.
RSS feed for comments on this post.


Copyright © Trường An. All rights reserved.