Đang viết lách chú thích nhưng có cuốn sách hay quá đem giới thiệu chơi. :3
[1] Trong nghiên cứu Bridging theoretical gaps in geoarchaeology: archaeology, geoarchaeology, and history in the Yellow River valley, China của Tristram R. Kidder và Haiwang Liu của Đại học Washington, chính tác động của con người hàng ngàn năm khiến dòng chảy của Hoàng Hà trở nên nguy hiểm hơn. “Họ xây đê điều càng cao, dòng Hoàng Hà vốn trước ổn định lại càng ngày càng trở nên nguy hiểm”.
[1] Trong chương Physiography of Flowing Water trong cuốn Freshwater Ecology (Second Edition), 2010 của Walter K. Dodds, Matt R. Whiles, thiệt hại do lũ lụt hàng năm ở vùng sông Mississpisi có đắp đê tăng đến 140% trong vòng 90 năm. Việc này cũng là nguyên nhân nước Mỹ giảm số lượng đê điều (Hey and Philippi, 1995).
[1] Trong chương Sustainable Land Use Planning in Areas Exposed to Flooding: Some International Experiences của cuốn Floods Volume 2- Risk Management, Anna Ribas Palom – David Saurí Pujol - Jorge Olcina Cantos, “Sự tăng cường bảo vệ tuyệt đối với người sống trong vùng lũ lụt tăng cường sự tập trung dân số và yêu cầu bảo vệ cao hơn, kết quả đương nhiên là những nạn lụt tai họa xảy ra với những nơi công trình thủy lợi chưa được chuẩn bị. Kết quả là những thảm họa khả năng thấp nhưng hậu quả cao xảy ra trong những năm gần đây”. Các thành phố như Paris, Lyon, Amsterdam, Rotterdam, Lisbon, Zaragoza hoặc Barcelona…, đã bắt đầu thay đổi phương thức kiểm soát lũ lụt của mình bằng cách chú trọng lập bản đồ dòng chảy của nước và quy hoạch vùng đất đai được đưa vào sử dụng thích ứng với nước sông, mở rộng dòng sông, tạo khoảng không gian cho dòng nước. Kế hoạch này được thông qua bằng Chiến lược lãnh thổ cho châu Âu năm 1999 và Chỉ thị bờ nước năm 2000, Chỉ thị về Chiến lược đánh giá môi trường năm 2001, Chỉ thị về lũ lụt năm 2007, Chỉ thị về ảnh hưởng môi trường năm 2014.
Toàn văn cuốn sách: https://books.google.com.vn/
---
Đây là những điều các quan nhà Nguyễn như Nguyễn Đăng Giai đề xuất vào gần 200 năm trước - và hầu như toàn bộ là những gì vua quan triều Nguyễn làm 200 năm trước, từ chuyện bỏ đê, mở sông, đào sông cho tới tìm cây trồng thích hợp, quy hoạch vùng đất... Cho đến đầu thế kỷ 21 thì châu Âu mới bắt đầu thực hiện.
Hãy đọc các case của Hà Lan, Mỹ, Tây Ban Nha sẽ thấy những điểm cực kỳ xác đáng: "Duy trì đê điều tốn một khoản phí khổng lồ", "Đê điều không làm dòng lũ bớt đi mà ngược lại dâng cao hơn", "lũ lụt hiếm hơn nhưng cực kỳ khốc liệt", "bảo hộ hoàn toàn từ lũ lụt là điều cực kỳ không thực tế"... Và những điều này các nước châu Âu đến thế kỷ 21 mới nhận ra, bắt đầu thực hiện.
"Nước Mỹ đã dỡ bỏ 30.000 công trình xây dựng chống lũ trước đó ở các khu vực nguy hiểm, phục hồi lại dòng chảy tự nhiên của nước, mặc cho sức ép gia tăng."
"Đê càng cao nước càng mạnh sông càng nguy hiểm" là điều mọi ngâm cứu kế hoạch về đê điều gần đây đều nói cùng 1 giọng. Và nó đã được nói 200 năm trước. TT^TT Đây mới gọi là đi trước thời đại nàyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyy.
(Ờ mà nói được nhưng làm méo được bởi quá nhiều cản trở và các thành phần thần thánh.)
Đi trước thời đại đến mức người-hiện-đại còn chưa biết đấy là đâu. Giờ này mà còn thành phần đòi đắp đê ở miền Nam nghe chán cả người. Càng đọc về chiến lược thủy lợi mới của châu Âu càng mồ hôi đổ ròng ròng, nhà tui nói lâu lắm rùi óooooooo. Lại đây nhà tui cho 1 case nghiên cứu nà.
"Nước Mỹ dỡ bỏ 30.000 công trình đê điều chống lũ từ năm 1994
Trong nhiều năm, đặc biệt là sau suy thoái kinh tế năm 1930s, lịch sử kiểm soát lũ lụt ở Mỹ là hàng đầu trong những thiệt hại về người và của cho người sống trong vùng lũ. Phòng chống lũ lụt bao trùm hoàn toàn mục tiêu thủy lợi trong khi việc phát triển vùng lũ càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, mục tiêu bảo vệ hoàn toàn khỏi dòng lũ cả ở mặt phòng chống qua các công trình thủy lợi tốn kém và hỗ trợ kinh tế cho người bị ảnh hưởng sau lũ hầu như là không thể thực hiện được. Ngoài ra, một phần phí tổn này còn đánh lên dân chúng do phát triển khó khăn hoặc qua khoản tiền công cộng dành cho các công trình thủy lợi.
Năm 1927, một dòng chính của sông Mississipi gây lụt 10 bang và thiệt hại đến hàng triệu đôla, làm nảy sinh Bộ luật Lũ lụt vào năm sau nhấn mạnh lấy đê điều làm giải pháp chống lũ. Các đợt lũ lớn khác trong nước thập kỷ tiếp theo khiến chính quyền liên bang đẩy mạnh việc phòng chống lũ và kiểm soát dòng chảy của nước thông qua đập nước cùng các công trình thủy lợi khác. Thế kỷ 20 là thời kỳ vàng cho chính quyền bận rộn xây đập, đê điều, tường chống nước và các công trình liên quan.
Tuy nhiên, ngay từ năm 1950s, 1 nhóm nhà địa chất học ở Đại học Chicago đã cho thấy rằng, mặc dù có khối lượng công trình thủy lợi khổng lồ, công cuộc phòng chống lũ đã thất bại vì dòng nước lũ ở nhiều dòng sông chỉ dâng lên chứ không giảm bớt. Điều này hiện tại được gọi là "Nghịch lý dòng lũ", bởi những gì được coi như đem đến bảo vệ tuyệt đối hoặc không hề có nguy cơ lại tiềm ẩn hậu quả rằng lũ lụt trở nên hiếm hơn nhưng mức độ hủy diệt vượt xa.
Năm 1993, sông Mississpisi lại có cơn lũ khác làm chết 130 người, gây thiệt hại 20 tỉ USD. Năm 2005 lũ Katrina gây hủy hoại phần lớn miền Nam Louisiana, 1300 người chết, 1 triệu người mất nhà cửa, thiệt hại 100 tỉ USD. 2 sự kiện này khiến luật phòng lũ được xem xét lại, đặc biệt là hệ thống đê điều đã cũ, nhưng quan trọng là hiệu quả việc sử dụng đất đai trong vùng lũ.
Cách thức tiếp cận hiện tại cho rằng việc bảo vệ hoàn toàn khỏi nước lũ là một mục tiêu không thực tế. 4 lý do cho điều này: Một là biến đổi khí hậu làm thay đổi chu kỳ thủy lợi gây cực kỳ khó khăn đến gần như không thể cho việc kiến thiết, tái kiến thiết công trình đê điều. Hai là, dù tiếp tục đóng vai trò quan trọng để kiểm soát lũ, nhà nứơc liên bang sẽ giảm đầu tư các công trình thủy lợi từ những năm 1990s. Có 2 vấn đề cơ bản: luật chống lũ thiếu thốn lụn vụn không hề có cái nhìn bao quát từ liên bang có thể chuyển khó khăn xuống cho người ở dưới. Thứ ba, ảnh hưởng hiện tại của đê điều tăng cao nguy cơ thất bại trong lý thuyết chống lũ bằng công trình thủy lợi. Cuối cùng, có 1 nhận thức đang ngày càng rõ rằng nước lũ cũng là 1 tài nguyên và lũ cung cấp nhiều thứ phục vụ môi trường cần được bảo vệ phát huy.
Mặc dù có nhiều áp lực, chính quyền liên bang đã có thể dời hoặc dỡ bỏ các công trình thủy lợi (hơn 30.000 công trình từ năm 1994) ở những vùng nguy hiểm và phục hồi 1 phần dòng chảy tự nhiên của nước. Mặt khác, lập bản đồ dòng nước cũng trở nên ngày càng chính xác hơn do công nghệ phát triển."