"Thiên hạ mạc nhu nhược ư thuỷ, nhi công kiên cường giả mạc chi năng tiên, dĩ kỳ vô dĩ địch chi dã. Thuỷ chi thắng cương dã, nhược chi thắng cường dã, thiên hạ mạc phất tri dã, nhi mạc chi năng hành dã. Thị cố thánh nhân vân: Viết thụ quốc chi cấu, thị vị xã tắc chi chủ; thụ quốc chi bất tường, thị vị thiên hạ chi vương. Chính ngôn nhược phản."
(Đạo đức kinh - Chương 78)
(Thiên hạ không gì yếu mềm bằng nước. Nhưng chống lại cái bền cứng thì không có gì hơn nó, lại không có gì để thay thế nó được. Nước thắng cứng, yếu thắng mạnh, thiên hạ không ai không biết, nhưng không ai thực hành được. Vì thế thánh nhân có lời nói rằng: Nhận cái ô nhục của nước thì mới làm chủ xã tắc được, nhận cái tai hoạ của nước thì mới làm vua được. Lời phải thường khó nghe.)
Warning: Chuyện chính trị, hùng tâm tráng chí lẫn chán nản vô tình, đất đai thiên hạ đến quốc gia hưng vong. Nhiều đàn ông ít phụ nữ, nhưng không phải S-A, cám ơn.
Mục lục:
Nằm trong bộ: Hồ Dương - Vũ tịch - Thiên hạ chi vương - Đông biên nhật xuất.
Vì trong này dùng lối nhìn của một nhân vật nên có nhiều chi tiết cùng nhân vật chỉ được nhắc bằng cách gọi ấy. Để biết thêm, có thể đọc phần chú thích sau này.
Chú thích ▼
Những câu được dùng trước mỗi đoạn
(Trích trong Đạo Đức kinh)
- "Viết thụ quốc chi cấu, thị vị xã tắc chi chủ; thụ quốc chi bất tường, thị vị thiên hạ chi vương": Biết nhận cái ô nhục của nước thì mới có thể làm chủ xã tắc. Nhận cái không may của nước thì mới có thể làm vua thiên hạ.
- "Nhu nhược thắng cương cường, ngư bất khả thoát ư nguyên; quốc chi lợi khí, bất khả dĩ thị nhân": Mềm yếu thắng cương cường, cá không thể thoát ra khỏi vực nước. Lợi khí quốc gia không thể để cho người ngoài biết.
- "Nhân chi sinh dã nhu nhược, kỳ tử dã kiên cường. Vạn vật thảo mộc chi sinh dã nhu thuý, kỳ tử dã khô cảo. Cố kiên cường dã tử chi đồ, nhu nhược dã sinh chi đồ.": Người khi sống thì nhu nhược, khi chết thì kiên cường. Vạn vật cỏ cây khi sống thì mềm mại, khi chết khì khô cứng. Vì thế, kiên cường là đường chết, mềm yếu là đường sống.
- "Thị cố thậm ái tất đạt phí, đa tàng tất hậu vong": Quả thật, quá yêu thì hao tổn nhiều, tích lũy quá nhiều thì sẽ mất.
- "Giang hải sở dĩ năng vi bách cốc vương dã, dĩ kỳ thiên hạ chi, cố năng vi bách cốc vương": Sông biển sở dĩ có thể làm vua của muôn ngàn hang động, vì là của thiên hạ, cố nhiên có thể làm chủ muôn ngàn hang động.
- "Thiên trường địa cửu, thiên địa sở dĩ năng trường thả cửu dã, dĩ kỳ bất tự sinh, cố năng trường sinh": Trời đất trường tồn, trời đất sở dĩ có thể trường tồn vì không tự sống cho mình, tất có khả năng trường sinh.
- "Cổ chi sở vị khúc tắc toàn dã, khởi dư ngôn tai. Thành toàn nhi quy chi": Người xưa nói gãy vỡ tức là vẹn toàn, không phải là nói chơi. Hoàn toàn là quay về gốc.
- "Vạn vật đắc nhất dĩ sinh, hầu vương đắc nhất dĩ vi thiên hạ trinh, kỳ chí chi": Vạn vật có một thì sống, vương hầu có một thì có thiên hạ.
- "Thiên hạ chi chí nhu, trì sính thiên hạ chi chí kiến; vô hữu thập vô gián, ngô thị dĩ tri vô vi chi hữu ích": Cái cực nhu trong thiên hạ, thường thắng cái mạnh nhất thiên hạ. Cái không có thể len qua chỗ kín đặc, ta vốn biết rằng vô vi là hữu ích.
- "Cố quý dĩ thán vị thiên hạ, nhược khả ký thiên hạ; ái dĩ thân vị thiên hạ nhược khả thác thiên hạ": Kẻ quý thân mình như quý thiên hạ thì mới có thể ký thác thiên hạ cho; yêu thân mình như yêu thiên hạ gửi thiên hạ cho.
Tiểu sử của các nhân vật
- Phật vương (Buddha Yodfa Chulaloke - Phra Bat Somdet Phra Poramintharamaha Chakri Borommanat Phra Buddha Yodfa Chulaloke): Vua Rama I.
- Trịnh vương (Somdet Phra Chao Taksin Maharat): Người Việt gọi là Trịnh Quốc Anh.
Vua Rama I sinh ngày 20-3-1737 trong 1 gia đình quý tộc của Ayutthaya. Khi Ayutthaya sụp đổ, Trịnh Quốc Anh (Taksin) lên ngôi vua, trở thành tướng thân cận của người bạn từ thưở nhỏ này vào năm 1768. Năm 1769, tham gia chiến tranh Miến Điện và đi chinh phạt Chân Lạp. Năm 1774, giải phóng Lanna khỏi Miến Điện. Năm 1776, chinh phục Khmer Pa Dong (Surin ngày nay). Năm 1778, chinh phạt Lào, gồm 3 quốc gia Vientiane, Luang Prabang, Champasak. Năm 1782, sau một cuộc đảo chính, lên làm vua Xiêm La.
Năm 1779, vua Nặc Ấn lên ngôi ở Chân Lạp, Rama I liền tấn công Chân Lạp, bắt Nặc Ấn về Bangkok. Năm 1794, Nguyễn Ánh ép Rama I trao trả Nặc Ấn, đưa về Chân Lạp làm vua Narairaja III.
Năm 1785-1786, vua Bodawpaya của Miến Điện tấn công Xiêm La. Trận chiến này được gọi là “Nine Armies Wars” - 9 đội quân Miến Điện cùng lúc tấn công, đổ vào Lanna và miền Bắc. Khi Phitsanulok bị chiếm, Rama I phải đi thân chinh đi Lampang.
- Nguyễn Phúc Thuần: Mẹ của Nguyễn Phúc Thuần là Nguyễn Phúc Ngọc Cầu, người trong họ.
Nguyên cái warning của bạn Ast, bạn Yoh thích câu cuối " Nhiều đàn ông, ít phụ nữ, nhưng ko phải S-A "
Truyện này của bạn As có cách hành văn hơi rối nên hơi khó hiểu.
Rin thiệt tình không thể nào không phan-gơ anh Nguyễn Phúc Thuần ="=
Ừa, "anh ấy" được Gia Long tôn là "Thông Minh Khoan Hậu Anh Mẫn Huệ Hòa Hiếu Định Hoàng Đế" đó em.
Đọc lại một mạch Thiên hạ chi vương, thật sự thích cách viết ngắn , xúc tích nhưng dày trong nội dụng, phải khiến ng` ta nghĩ nhiều này của Ast. Trong 4 bộ Vũ Tịch, Hồ Dương, Đông biên nhật xuất và thiên hạ chi vương, Ro thích Thiên hạ chi vương nhất. Không biết diễn tả thế nào, nhưng khi đọc Thiên hạ chi vương, nhìn vào hình ảnh của Nguyễn Ánh trong này, cảm giác như bản thân bị đánh mạnh vào đầu, sáng ra rất nhiều thứ, hiểu ra rất nhiều điều đấy Ast ạ.
Ast luôn nói mình ko luận anh hùng, nhưng thật sự trong lòng Ro, tất cả những nhân vật đều là anh hùng theo cách của họ. Ở đây không có tiêu chuẩn, chỉ có những cách nhìn, những cách nhìn thật mới lạ và đầy hứng thú
Năm mới với thật nhiều dự án mới nha Ast. Tớ típ tục save lại để in ra đọc đây ^^
Đọc lại truyện thì tự hỏi là rút cuộc anh Thuần có vợ không vậy?
Có mà, phần sau còn bảo bạn có 1 đứa con gái đó.
Đọc ở VN gia phả thì thấy có một bà vợ là Nguyễn Thị Châu, k biết có đúng không
À ss có thể cho em biết mấy quyển sử về nhà Nguyễn ss hay dùng làm tư liệu không ạ ?
Em có mấy quyển sử nhưng hầu hết toàn dừng ở nhà Lê
Nhìn qua bên trái, trang Tài liệu tham khảo. Nếu về chuyện cá nhân, thăng giáng thì đọc Đại Nam liệt truyện cho nó ngắn.
Không chú thích nổi âu >__< Em nhìn list tham khảo kìa. So với mấy cuốn sử đời Nguyễn thì Đại Việt sử ký là vô cùng ngắn gọn, cực kỳ đơn giản ngắn gọn luôn ấy. (Nói thiệt ss nghĩ - và đã kiểm chứng - 99% sử gia VN chưa đọc hết được mỗi 1 bộ Đại Nam thực lục). Trong mỗi chương thỉnh thoảng có chú thích, chỉ có NMBT là có list nhân vật vì... hư cấu hơi bị nhiều. Mà THCV có chú thích mờ
À nếu được thì ss mỗi truyện có thể chú thích các nhân vật và sự kiện trong lịch sử cho dễ theo dõi được không ạ ?
Truyện của ss nhiều mốc và cũng nhiều nhân vật quá! Có cả nhân vật nước ngoài nữa, bối cảnh vô cùng lớn ạ
Em cảm ơn ss. Mà thích anh nào đọc anh nấy thui ss, đọc nhiều hoa mắt lắm
Hình như link ebook bị j roy chị, chị check lại giùm em :'(
Xin lỗi, chị mới phát hiện ra là xóa file này lâu rồi. Em download ở đây nhá: http://adf.ly/1XRjs9
Chị ơi cho em xin lại link ebook của Thiên hạ chi vương được không ạ, down không được ạ :'(.
Link die mất rồi chị ơi :'(
Em chào chị, em có mua quyển “Thiên hạ chi vương” do chị viết của NXB Phụ Nữ phát hành và em có câu hỏi mong được chị giải đáp ạ. Trong truyện, ở chương 1, chị có chú thích rằng chúa Ninh vương Nguyễn Phúc Chú là cha của Võ Nương, em có tìm hiểu trên mạng thì các nguồn đều nói Nguyễn Phúc Chú là cha của Võ Vương; nên em thắc mắc cha của Nguyễn Phúc Thuần hiệu là Võ Vương hay Võ Nương vậy ạ? Em cảm ơn chị.