Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

CCS
Friday, November 15, 2013 Author: Trường An

Khoeeeeeeeeeeeeeee

Chơi bóc kẹo lớp thứ 252 được hơn 2tr điểm. :)) Đừng hỏi tại xao vì mềnh cũng kinh dị đó. Thiệt ra thì đây là Timed level, được cho vài viên kẹo cộng 5 giây, nhanh tay "quét sạch" mấy viên kẹo cộng điểm này thì cứ tằng tằng chơi tiếp. Thiệt ra chơi tới 10tr điểm cũng được luôn, nhưng mềnh hết hứng rồi. '__'

Vì sự thần kỳ chắc hổng xảy ra được thêm lần nào nữa, khoooeeee!!!!

---

Ấn tượng đầu tiên thật lợi hại. Giai đẹp nhất không phải lúc sến chuối mà là lúc giai chém gió với vẻ mặt chính-nghĩa-ngời-ngời và lúc giai giở giọng trêu ngươi. =)) "Ngươi làm gì được ta?", oeeeeeeeeeeee... >_____________< Đến bi giờ xem lại vẫn thích giai như xưa, giai ăn đứt bọn giai miệng lem lẻm yêu đương, tim đau phổi đau các kiểu mà lợi dụng ba que, rụt rè ba phải. Giai xạo sự thành thần nhưng thẳng thắn thành thật (vầng, thì là thế đó). Chỉ có giai như thế mới khiến người ta hận thấu xương nhưng êu suốt đời. Bao nhiêu năm xem lại vẫn thấy giai là số một. *tung hoa* Tiếc là giai ở chung với "huyền thoại" Dương gia, bằng không trong một kịch bản đa chiều hơn thì giai còn hay hơn. Sau này 1 loạt phim về nữ tướng Dương gia xào tới xào lui mối yêu-hận thù-bạn này, nhưng chả bạn nào qua được giai. Ai làm lại kịch bản này mà đi đào xới quan hệ đúng-sai của Dương gia - Bắc Hán, quốc gia - thiên hạ, giết người vệ quốc với chiến tranh vệ quốc, trung thành - phản bội... vưn vưn thì còn vô khối thứ. Nhưng mà ờ, chắc không trông mong được ở người TQ làm chuyện đó, vì Dương gia tương đương... Trần Hưng Đạo bên mình, đi "lật lại vấn đề" bảo đảm ăn gạch. Nhưng mà đùa chớ, phim về Dương gia thì kịch bản phim này hay nhất, đầy triển vọng khai thác, đa chiều đa diện nhất đó, rõ ràng có thể hay hơn đó. T__T Cái lúc mà bạn Nam thốt ra "Dương gia trung thành cái gì mà năm xưa phản bội Bắc Hán" thì mềnh chỉ muốn phất cờ bảo bạn nói tiếp "Lý do lý trấu giề, bảo Lưu quân là hôn quân thì vua Tống hơn cái gì, bảo an nguy thiên hạ, sinh linh đồ thán thì năm xưa phản Bắc Hán được, bây giờ phản Tống cũng làm giảm được mấy chục năm chiến tranh - Nói chung là nguyên nhân kết quả cũng y chang nhau." Nói chung là người Hán đập người Hán chí chết giành giật đủ thứ thì được, chỉ có thêm yếu tố "dị tộc" vào mới lắm chuyện, trung quân với chả ái quốc. (Nhưng phim làm vậy chắc bị cấm chiếu luôn. =)) Ờ, thiệt ra mềnh nghĩ bạn Nam (và người viết kịch bản) chắc cũng có ý nghĩ đó nên mới có câu "phản bội là phản bội", chỉ có điều phin toàn nói 1 nửa.) Nhưng cũng không có nghĩa bên kia sai (nhân tiện khen ai cast anh Tiêu chính nghĩa ngời ngời vào 1 vai chính nghĩa ngời ngời, gặp ai khác chắc khán giả nghĩ "ngu thì chết"). Càng nghĩ càng thấy kịch bản này đa diện thú vị chết đi, 3 bạn mỗi bạn một khía cạnh, một lập trường. Chẳng có đúng sai mà chỉ có lương tâm quyết định. Vì là phim HK nên mới thú-vị khác thường được thế, chứ tưởng tượng con cháu Trần Quốc Khang hay con cháu nhà Lý quay qua đập họ Trần xong nói giọng y chang bạn Hạo Nam là đoàn phim biết "hậu quả" rồi đó. =)) Sau mười mấy năm mới nghe anh đóng phin lại, nhưng dòm thấy bạn giai chính vẽ mày kẻ mắt thì nổi da gà từng cơn. =.= :(( Thần kinh à???? Lan Lăng vương giống gái chứ không phải là gái. Mà mặt bạn giai này hình như đã từng nhìn thấy, xin lỗi, mỗi lần thấy là một lần da gà da vịt nổi lên. Làm xeo mà mềnh chịu đựng được cái mặt bản để ngắm giai đây? TT__TT




Trang phục cổ (tt)
Monday, December 26, 2011 Author: Trường An

Đây là bộ trang phục phải nói rằng có lịch sử lâu đời nhất của VN. Từ một bức tượng thời Bắc thuộc, đã thấy hình dạng của bộ trang phục này:

Photobucket

Bộ áo này ta lại thấy tiếp tục được sử dụng ở thời Lê sơ cho đến gần hết thời Lê Trung Hưng, với vài dị bản khác biệt chủ yếu ở cổ yếm và thắt lưng (Sau này trở thành áo tứ thân). Hình này vẽ lại từ tượng mẫu thân của Mạc Đăng Dung:

le
Nguyên bản (hình vẽ từ "Vạn quốc nhân vật đồ" của Nhật Bản - năm 1645):

Photobucket Photobucket Photobucket

Có thể thấy hình ảnh sợi dây thao buộc làm thắt lưng lặp đi lặp lại ở rất nhiều tượng và hình họa. Đây có lẽ là hình thức thắt lưng phổ biến nhất của phụ nữ thời Lê.

Một hình thức trang phục thấy khá phổ biến nữa là trang phục hầu gái (hay quan hầu trong cung). Các bức tượng "theo hầu" thường có chung một hình thức phục trang: Áo cổ tròn, có thể vạt áo dài hay ngắn, váy đơn hay xếp lớp, tay áo rộng hay hẹp... Có thể áo cổ tròn này là một dạng đặc trưng của hầu cận thời Lê?

haugai
Nguyên bản:

Photobucket Photobucket

Còn đây có thể là trang phục thường dân, được vẽ lại trong "Thế giới nhân vật đồ quyển" của Nhật Bản - năm 1714. Vẫn là dây thao, váy xếp tầng và áo ngắn.

dan
Nguyên bản:

tonkin1

 




Hình
Saturday, December 24, 2011 Author: Trường An

Nữ quý tộc thời Trịnh Nguyễn. '_' Có cần nói là mình thành fangirl của kiểu trang phục này hông?

Đây là trang phục cuối đời Trịnh Nguyễn, vẽ như mô tả của các bức họa nước ngoài:

nam
Nguyên bản (Hoàng Thanh chức cống đồ):

Photobucket

Còn đây là tiền thân của áo dài thời Nguyễn. Dạng áo này có thể thấy ở tượng các công chúa, mệnh phụ, hoàng hậu thời Lê cũng như trong các bức họa Đàng Trong. (Nhà Nguyễn chủ trương không thờ thần tượng, coi việc lấy hình tượng để thờ là không tôn trọng người khuất nên không có tượng. Vả lại, nếu có chắc cũng bị Tây Sơn phá sạch rồi.)

aodai
Nguyên bản:

Photobucket Photobucket Photobucket

Đây là dạng áo thấy ở các bức tượng Lê sơ, Mạc, đầu Trịnh Nguyễn. Vợ của Trịnh Tráng vẫn còn mặc loại áo này.

mac
Nguyên bản:

Photobucket Photobucket

*lăn lăn* Đến đời nào kiếp nào mới được thấy trang phục này trong đời thực đây? Trong khi kiểu mẫu của một phim "thuần Việt" là: mũ đời Minh, cổ áo đời Thanh, dáng áo đời Nguyễn, phong tục đời tiền sử (nghĩa kia lễ này phép nọ quên đi), nói năng đời @ (huynh với chả muội).




Vũ tịch – Chú giải và sự kiện
Monday, November 10, 2008 Author: Trường An

- Lê Ngọc Hân và các con: Đã có rất nhiều các "truyền thuyết" rằng Ngọc Hân và các con bị Nguyễn Ánh giết, bị thủ tiêu trong triều Tây Sơn... vân vân. Nhưng theo Nguyễn Đình tộc thế phả ở làng Phù Ninh, quê bà Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, mẹ của Ngọc Hân ghi:

"Bà Nguyễn Thị Huyền thương con gái và các cháu ngoại đều chết yểu nơi xa, năm 1804 đã thuê người vào Phú Xuân lấy hài cốt ba mẹ con Ngọc Hân, ngày 24 tháng 3 năm Giáp Tý ( 3-5-1804) xuống thuyền vượt biển, ngày 20 tháng 5 (28-6) về đến bến Ái Mộ, ngày mồng 4 tháng sau (11-7-1804) đưa về bản dinh, ngày mồng 9 (16-7-1804) đưa về làng, giờ Ngọ an táng hài cốt bà Ngọc Hân, phụ chôn hoàng tử ở bên trái và công chúa ở bên phải. Nơi đó nay là Bãi Cây Đại hay Bãi Đầu Voi ở đầu làng Nành (Bắc Ninh)."

"Ngày 18 tháng 11 năm Tân Dậu (23-12-1801) hoàng tử Nguyễn Quang Đức mất khi mới 10 tuổi, rồi ngày 17 tháng 4 năm Nhâm Tuất (18-5-1802) công chúa Ngọc Bảo cũng mất khi mới 12 tuổi".

Đại Nam thực lục ghi:

"Khoảng năm đầu Gia Long, ngụy đô đốc tên là Hài ngầm đem hài cốt mẹ con Ngọc Hân từ Phú Xuân về táng trộm ở địa phận xã Phù Ninh. Thị Huyền ngầm xây mộ, dựng đền, khắc bia giả, đổi lại họ tên để làm mất dấu tích".

Như vậy, hai con của Ngọc Hân chết trong thời gian đang bị giam ở Phú Xuân và không cùng ngày với nhau. Văn Đức chết trong lúc Nguyễn Ánh còn đang đưa quân đến Trấn Ninh.


- Về Nguyễn Quang Thùy: Theo lý do mà Nguyễn Huệ gửi cho vua Thanh bãi bỏ chức An Nam thế tử của Quang Thùy, là do con dòng thứ (không phải chính thất sinh ra). Nhưng lý do này rất lạ là lúc nhận sắc phong, tất cả các quan lại trong đoàn gồm toàn những vị quan lão luyện, lại không ai nói gì - Nếu là con dòng thứ thì rõ ràng đã không được chấp nhận ngay từ đầu. Nghĩa là, Quang Thùy đủ tiêu chuẩn làm thế tử, nhưng vì một lý do nào đó bị gạt sang.

Không phải vua Quang Trung đã từng muốn lập Quang Thùy làm thế tử rồi thay đổi ý định. Ý định này không có ngay từ đầu. Cái tên Thùy nghĩa là "đi theo, bên cạnh", trong khi Toản nghĩa là "tiếp nối". Từ khi đặt tên cho con, Quang Trung đã sắp sẵn ai làm thế tử.

Trong sử gọi Quang Thùy là em vì trong các văn bản, Quang Thùy xưng là Hoàng đệ. Nhưng không ai "chơi trèo" đi xưng anh với vua, vua là lớn nhất nên còn lại đều là đệ.

Về tuổi của Quang Thùy, theo lá thư của của ông Langlois gửi cho ông Chaumont vào năm 1793 có viết:

"Thư nhận được từ Bắc Hà ngày 15-1 mới đây do một sứ giả mang theo từ tháng 8 xác nhận tin Tiếm vương cai trị Bắc Hà và Nam Hà Thượng đã mất. Các con ông còn nhỏ (người con lớn nhất mới 14 tuổi). Các quan của ông lại đánh lẫn nhau, đã có nhiều người bị giết trong những vụ lộn xộn về vấn đề kế vị. Chắc ông đã biết những tin ấy với nhiều chi tiết hơn..."

Trong cuốn Càn Long chinh vũ An Nam ký của Ngụy Nguyên người TQ, Thái tử của TS năm Nguyễn Huệ mất đã được 15 tuổi (tính theo tuổi ta), sinh năm 1777 hoặc 1778. <= Nhầm sang Quang Thùy, người đầu tiên được phong Thái tử. Các tư liệu của TQ cũng chỉ ghi rõ người được phong đầu tiên, còn lại là 2 ông vua giải quyết với nhau.

Các sách sử ghi Quang Thùy chạy trốn cùng Quang Tỏan, nhưng Quang Thùy chết sau khi Quang Tỏan bị bắt, cùng với vợ chồng Đô đốc Trương. Theo gia phả của họ Trương Đăng Đồ, thì sau này, cháu của ông là Trương Đăng Quế đã cho người đến Sơn Tây đem xác hai vợ chồng về, cho thấy họ chết ở Sơn Tây, vào ngày 21/6. Quang Tỏan bị bắt vào ngày 16/6.


- Về Lê Ngọc Bình: Ông Bửu Kế viết: "Tra cứu trong Ngọc Điệp, Hoàng Tử, Hoàng Nữ Phổ, thấy có chép về hai ông Quang Oai và Thường Tín Công rõ ràng như sau: 'Mẹ họ Lê, tên huý là Bình, người làng Lam Sơn, huyện Thoại Nguyên, tỉnh Thanh Hoá, con út Lê Hiển Tông. Bà sinh giờ Quý Hợi, ngày 12 tháng chạp, mùa đông năm Giáp Thìn. Năm Tân Dậu vào chầu hầu, chẳng bao lâu được phong lên Tả Cung Tần . Ngày 12 tháng 9, mùa thu, năm Gia Long thứ 9, thì mất, tặng Đức Phi.'"

Trong cuốn Thi Văn Bình Chú của Ngô Tất Tố, có viết: "Trong đời vua Gia Long, ở làng Phù Ninh cũng có một người được làm cung phi vẫn gọi là Bà Chúa Nành. Vì thế người ta tưởng là bà công chúa Ngọc Hân sau này lấy vua Gia Long. Sự thực thì, bà Ngọc Hân không hề biết mặt vua ấy bao giờ..."

Như vậy, có thể cho rằng Ngọc Bình là người làng Phù Ninh, là cung phi có chức vị cao đến mức được gọi là bà chúa Nành. Quê quán ghi ở gia phả là quê tổ nhà Lê tại Thanh Hóa. Nhưng Ngọc Bình không phải con của bà Chiêu nghi vì không có tên trong gia phả họ Nguyễn. Ngọc Bình vào cung Gia Long năm Tân Dậu, là năm 1801, lúc Gia Long đánh vào Phú Xuân. Như vậy, Ngọc Bình lấy Quang Toản trước khi Quang Toản chạy ra Thăng Long và bị kẹt lại ở Phú Xuân. Đã từng có bộ dã sử ghi Ngọc Bình được người miền Bắc dâng cho Gia Long sau khi bắt Quang Toản, nhưng thời gian rõ ràng là trước đó.

Hiệu Đức phi của Gia Long tặng cho Ngọc Bình trước khi Minh Mạng đề ra phân cấp phi tần trong tam cung, trong đó có các hiệu Qúy phi, Hiền phi, Đức phi... Hiện giờ vẫn còn đền Đức phi do Gia Long xây vào năm 1811 ở ấp Trường Giang, Hương Trà, Huế.


- Lăng mộ của chín vị chúa Nguyễn: Năm 1790, Tây Sơn lấy Phú Xuân, đào tất cả mộ huyệt của nhà Nguyễn vứt đi, đập phá toàn bộ lăng, nơi thừa tự, chỉ chừa lại lăng bà Chiêu nghi. Sau này, lăng bà Chiêu nghi được lấy làm mẫu để xây lại lăng cho tổ tiên nhà Nguyễn.


Xem thêm chi tiết trong các truyện cùng bộ như Hồ Dương - Thiên hạ chi vương.




Họa tâm
Sunday, November 9, 2008 Author: Trường An

看不穿 是你失落的魂魄
猜不透 是你瞳孔的颜色
一阵风 一场梦 爱如(是)生命般(的)莫测
你的心 到底被什么蛊惑

Nhìn không thấu, là hồn phách thất lạc của anh
Đoán không được, là màu sắc con ngươi của anh
Một trận gió, một giấc mộng dài, tình yêu như cuộc sống, thật khó lường.
Trái tim anh thật sự bị mê hoặc đến mức nào

你的轮廓在黑夜之中淹没
看桃花 开出怎样的结果
看着你抱着我 目光似(比)月色寂寞
就让你 在别人怀里快乐

Hình dáng của anh sẽ bị chôn vùi trong bóng tối.
Nhìn hoa đào kết hoa như thế nào.
Nhìn ánh mắt của anh cô đơn lẻ loi như ánh trăng lạnh lẽo kia.
Hãy cứ để anh vui vẻ bên người khác.

爱着你 像心跳难触摸
画着你 画不出你的骨骼
记着你的脸色 是我等你的执着
你是我 一首唱不完的歌

Yêu anh khiến tim em lỗi nhịp.
Vẽ anh, nhưng không thể vẽ nên cốt cách anh.
Ghi nhớ gương mặt anh, là điều em có thể làm để đợi anh.
Anh là một bài ca không được hát hết lời.

你的轮廓在黑夜之中淹没
看桃花 开出怎样的结果
看着你抱着我 目光似(比)月色寂寞
就让你 在别人怀里快乐

Hình dáng của anh sẽ bị chôn vùi trong bóng tối.
Nhìn hoa đào kết hoa như thế nào.
Nhìn ánh mắt của anh cô đơn lẻ loi như ánh trăng lạnh lẽo kia.
Hãy cứ để anh vui vẻ bên người khác.

爱着你 像心跳难触摸
画着你 画不出你的骨骼
记着你的脸色 是我等你的执着
我的心 只愿为你而割舍

Yêu anh khiến tim em lỗi nhịp.
Vẽ anh, nhưng không thể vẽ nên cốt cách anh.
Ghi nhớ gương mặt anh, là điều em có thể làm để đợi anh.
Lòng em, chỉ vì anh.


Download link




…,
Friday, November 7, 2008 Author: Trường An

Các chương của cuốn tiểu thuyết này đều ngắn. Dung lượng hạn chế như vậy là một khuynh hướng trong chương pháp của tiểu thuyết những năm gần đây, điều mà chúng ta có thể thấy rõ qua một loạt các tác phẩm dịch cũng như tác phẩm của các tác giả trong nước. Đó dường như là một giải pháp nảy sinh trong quá trình say mê cái bản thân, cái cá thể. Tuy nhiên, ta chưa bàn tới điều đó.

Điều liên quan ở đây về chương pháp kiểu này chính là nó thực hiện lời tuyên bố của giọng kể xưng “Tôi” mà ta vừa trích ở trên. Tuyên bố thẳng thừng về lối viết: “Đơn giản hoá đi. Vứt đi từng chi tiết một”, bởi những mối quan hệ con người ngày càng đơn độc, “ngày càng trở nên không thể…”, cũng là một tuyên ngôn về chính hình thức diễn đạt của cuốn sách này. Tương ứng với sự tăng lên của mức độ “khuyết tật quan hệ” đó (mà không xa lạ gì, cuốn sách này sẽ nói thẳng, chính là “tình yêu”) thì truyện kể cũng không thể cứ như xưa được nữa. Hàm ngụ này về tính hiện thực thậm chí còn không thèm nháy mắt về phía những xu hướng cầu kỳ hình thức của văn chương, những “trò chơi ngôn ngữ” ít nhiều vô bổ mãi vẫn không thể nào lặp lại thành công ngắn ngủi của Tiểu thuyết Mới.

(Nguyễn Chí Hoan)



Ai đó (quên rồi) đã nói ở đâu đó (quên luôn rồi) rằng sức mạnh của câu nằm ở động từ, chỉ ở động từ. Những thành tố râu ria màu mè khác đều chỉ là gia vị.





Copyright © Trường An. All rights reserved.