Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

NNN
Monday, August 20, 2018 Author: Trường An

Cái phin MGVC có thể gọi là "thảm họa khi bạn muốn deep mà không đủ chiều sâu". Hay nói cách khác là bản-chất là thứ vốn khó có thể thay đổi - Như mềnh nhựn xét cái truyện 11 năm trước là phiên bản tự kỷ của đứa "thấy thế giới cái gì cũng có lỗi với mình", bản phin 11 năm sau dù đã khá hơn thấy thế giới - ờ, dù gì cũng "có nỗi khổ" - nhưng vẫn là... ta đúng hết đúng tất.

Cho nên nó sản sinh ra 1 em Bạch liên hoa hông khác gì... đứa tâm thần. Ờ ta là người tốt tay không nhúng máu, cho nên... đứa khác giết người thay ta, người khác là người sai cắn rứt lương tâm nên tự sát chết cho ta, thậm chí kẻ khác muốn cứu ta mà hại người thì vẫn là kẻ đó sai. Ta thì ta vẫn sống lê sống lết, tận hưởng mọi đặc quyền đặc lợi dù công việc thì chả làm ra cái mô tê gì, khi có đường sống thì ta vẫn chạy - chỉ khi bị túm lại thì ta la làng lên ta khổ tâm ta đau lòng, hãy giết ta đi hú hú, trong khi méo thèm nghĩ cách tự mình thoát nhưng lại cho rằng thế gian thiệt éo le với mình. Thế gian "có nỗi khổ" thì kệ mợ thế gian, chúng mài không làm thánh nữ sen trắng được như bà, ngồi yên làm chiện đụng đâu hỏng đấy mà có nam phụ đỡ đầu bảo kê cho nhờ ánh sáng nữ chính, thì chúng mài đều có vấn đề đạo đức hết, bà đây thiệt là thánh-thiện.

Nói chung cơm mợ ăn, áo mợ mặc, nhà mợ ở, tài nguyên thì mợ dùng, lòng tốt của người khác thì mợ nhận, nhưng nàm xao để có được những thứ đó thì... mợ hông biết, hông làm, thậm chí mợ quay ngược lại chởi người. Trước đây mị chỉ thấy mợ ngáo, giờ thì mị thấy mợ khùng. =))

Vì là nam chính phải theo hầu nữ chính nên bạn nam chính đã oanh liệt... phát khùng theo mợ. Trước đây mị nói bản cứng đơ cứng ngắc 1 chiều, giờ mị mới thấy có những sự thay đổi còn thảm họa hơn. =)) Ờ thì coi như sau khi thoát khỏi mợ sen trắng đi hầu người khác mở mang tầm mắt thì anh nam chính cũng biết "chúng nó không phải người xấu" đi, nhưng đầu óc anh đã rụng đi đâu mà hông biết... xiên cho kẻ thù 1 đao trong lúc hỗn loạn, giải quyết hoàn toàn sự vụ. Miệng bảo "họ vô tội" thì chắc quân lính éo phải người? Mà ờ thì ngu cũng hông phải là lỗi của con người, nhưng vì mợ nữ chính mà mối thù gia tộc nặng tựa nghìn cân bay cái véo, tính đường bỏ chạy là cái gìiiiiiiii?

Nói chung, bạn nam chính là điển hình của đứa... không có não. Hay nói cách khác là não anh không hoạt động ngoài ý chí của-người-khác. Chủ cũ anh chết cần báo thù thì anh đi báo thù, chủ cũ bảo anh có thù thì anh có thù, chủ mới bảo anh cảm động thì anh cảm động, bảo anh giúp mợ thì anh giúp - Còn lại, toàn bộ hoạt động hành động của anh nhằm làm cái gì cho ai, nằm trong âm mưu ý định nào của phe phái nào thì... quên đi. Dù tác giả cố cố cố gắng bảo rằng anh có não anh thông minh tài trí thì... nó ở đâu méo thấy.

Rốt cuộc thì 2 bạn nam nữ chính nài ở trong phin để làm cái tích sự gì zậy? Để chứng minh cái tềnh êu nhảm ruồi của 2 bạn thiệt vĩ đại phởi hông? Cái kiểu yêu mà sau 1 hồi vặn xoắn người xem rút ra kết luận "con bé này vừa ngu vừa khùng, chỉ cần nghe lời ngon tiếng ngọt là ngả nghiêng". 1 đứa hứa hứa hứa cho cố, hứa bất chấp mà làm chả được bao nhiêu, 1 đứa ai nói gì cũng tin, chả cần gì chỉ cần nghe hứa, và cả 2 đứa đều... vừa ngâu vừa khùng.

Nói chung thì đây là kết quả của quá trình... cố gắng deep của tác giả. Cái truyện gốc nó chả có bao nhiêu nội dung, mà phần nội dung lại... nằm hết ở nam phụ, cho nên phải tống thêm 1 đống xoắn quẩy vào, càng xoắn càng... mất não. Càng cố gắng xây dựng nhân vật phụ có chiều sâu bao nhiêu thì 2 đứa nhân vật chính vừa lãng vừa loãng bấy nhiêu, đâm ra quá trình "vùng vẫy giữa đời" của 2 đứa chúng nóa biến thành "Chiện-của-2-đứa-ngâu-si" vừa chả hiểu đời vừa thích dạy đời, không làm mà muốn hưởng, không tranh đấu mà chỉ muốn được lợi, cả thế gian phải nhường chúng tau.

Kết quả, nhẹ thì muốn "2 đứa mài cút xa xa điiiiii", nặng thì "ai giết 2 đứa này đi cho đỡ nhức mắt". =)) May phước đời là không được mợ nữ chánh yêu nên anh Công tử chưa mất não. =)) Thiệt tình là mị chưa bao giờ xem cái phin nào mà chỉ muốn nam nữ chính xéo cho khuất mắt giống cái bộ nài.




Màu nhuộm
Wednesday, August 8, 2018 Author: Trường An

Kỹ thuật pha chế màu đã có từ Ai Cập cổ đại, phát triển từ Lưỡng Hà đến Ấn Độ với kết quả là văn hóa màu sắc rực rỡ của 2 vùng này. Từ khi nền giao thương phát triển và lịch sử diễn tiến dần dần, càng nhiều loại màu mới được tìm ra cho đến khi nền công nghiệp màu nhân tạo khai sinh.

Ban đầu màu nhuộm được làm từ thực vật, rồi sau đó là các thành phần khác như vỏ ốc, màu côn trùng, khoáng chất... Kỹ thuật dệt nhuộm cũng tịnh tiến dần dần. Nhưng có 1 điểm đáng lưu ý là màu tự nhiên chỉ có 1 sắc độ, có thể làm nó đậm lên qua nhiều lần nhuộm chứ muốn làm nhạt đi thì chỉ có cách tẩy (cho nên thật ra không có màu nhuộm trắng, chỉ có cách tẩy vải trắng). Cho nên màu sắc thời cổ đại thực sự nghiêng về sắc thái đậm và trầm, ngay cả màu nhạt cũng chỉ do... phai màu đi mà có, không bao nhiêu màu có sắc neon chói lóa như màu nhân tạo.

Mà giới quý tộc do quy định màu sắc là 1, chảnh là 2, =)) nên sử dụng tông màu cát phục đều là màu đậm, cơ bản phai màu 1 phát là bị cho "đồ nhà nghèo" ngay. Trong đó, các tông màu được coi là quý xờ tộc thường là những màu đỏ, tía, đen, vàng.

Các màu trang phục có thành phần dễ tìm và rẻ tiền nhất trong tự nhiên là màu đỏ và vàng - 2 tông màu này được sử dụng nhiều ở Ai Cập cũng như đóng vai trò lớn ở Ấn. Ở châu Á, màu xanh lam cũng là màu khá rẻ tiền do nguyên liệu dễ kiếm, nhưng màu lam chàm ở châu Âu thì 1 thời lại được coi là màu nhập khẩu giá cao. Màu có thành phần khó kiếm nhất trong tự nhiên lại là màu lục và màu đen.

Thật ra màu đen thời cổ đại là màu chàm được nhuộm đi nhuộm lại, cho thêm than đốt vỏ ốc cùng các thành phần khác vào để có màu đen sậm - Cho nên có thể thấy ở vải thổ cẩm lẫn ngay cả các trang phục cổ còn lưu lại, màu đen này nghiêng tông lạnh, có khi chụp lên hình gần giống như màu tím than sẫm - hẳn là màu đen lúc phai đi.

- Ở châu Á, màu chàm - là màu xanh lam lạnh cho đến tím đậm - là màu khá rẻ tiền, cho nên 1 thời được dùng rộng rãi trong giới bình dân, cùng với màu trắng (cái này thì chả cần màu, dệt xong mặc thôi). Sau này người dân thích nhuộm vải đen để mặc vì nhuộm nhiều lần sẽ giúp vải bền, trông cũng có vẻ sạch sẽ nghiêm trang. Nhưng màu đen này cho đến thế kỷ 14 ở châu Âu mới tìm được màu đen tốt không phai từ sồi và cây keo cao ở châu Mỹ và châu Úc. Màu đen trở thành màu thời trang ở châu Âu từ thế kỷ 18 - tương đồng với khoảng thời gian màu đen thành "màu toàn dân" ở TQ-VN. Về màu chàm thì đây được coi là 1 loại màu phổ biến nhất nhì, nhưng sau này được coi là màu "cao cấp" hơn màu nâu và màu đen 1 tí, do màu xanh được quy định cho giới sĩ phu lẫn thường phục cho tầng lớp cao - Như có thể thấy ở Huế vẫn còn lệ trong ngày lễ tiết thì nam giới mặc màu xanh lam. Trong thời Lê, màu xanh chàm lại là màu thường phục toàn dân. Thời Trần thì sứ Nguyên đến thấy toàn dân mặc tuyền màu đen "như đàn quạ", sĩ tộc thì mặc đồ trắng.

Nói chung, vì tính chất giá rẻ và mặc bền, màu lam chàm với các biến thể từ lam cho đến đen là màu có lịch sử lâu dài ở châu Á. Hiện tại vẫn còn 1 loại trang phục lam chàm cực kỳ nổi tiếng: Màu đồ jean. Vầng, nguyên bản của màu jean từ xa xưa chính là nhuộm bằng chàm.

Màu lam chàm là màu lạnh nên ở độ trung bình là màu xanh rất sáng, người xưa gọi là "thanh cát vi minh", màu lửa sáng. Ở sắc độ nhạt thì nó vẫn sáng, cho nên muốn làm màu xanh nhạt thật nhạt, người làm vải thường phải tẩy bớt màu sau khi nhuộm xong. Nhưng nói chung thì màu xanh thời cổ đại cơ bản vẫn là màu xanh tím tông lạnh.

Chàm

- Một loại màu "giá rẻ" khác nữa ở VN là màu nâu - hoặc là màu hồng (vầng ngạc nhin chưa). Củ nâu dùng nhuộm màu nâu nếu chỉ nhuộm qua 1 lượt thì là màu hồng. Cho nên màu nâu sồng thực ra là màu nâu tông hồng. Mà màu hồng từ củ ấu cũng là hồng tông nâu. Cho nên cái gọi là "màu nâu non" ngày xa xưa là màu gạch non, thực chất là màu hồng tông nâu nhạt. (Áo các cô làm điệu ngày xưa toàn "màu nâu non" ó, thực chất là các cô mặc áo hồnggggg, gia giảm thêm tí nữa thì thành màu mỡ gà). Còn màu nâu củ nâu nếu nhuộm đậm thì có thể thành nâu đỏ, phảng phất như đỏ tía luôn.

Củ nâu cũng có thể cho vào màu chàm để nhuộm đen, màu đen lúc này sẽ cho ra ít sắc tím than hơn, màu đỏ+xanh thành màu tím, dập bớt sắc xanh đi.

Màu củ ấu

- Màu vàng thật ra cũng là màu khá dễ tìm. Người VN dùng gỗ cây mít, còn các chủng người, vùng khác trên thế giới thì dùng đủ loại rễ củ từ nghệ cho tới nghệ tây để làm màu vàng. Màu vàng thuộc loại màu dễ chế trên toàn thế giới, cho nên văn minh ở đâu cũng thấy màu vàng. Nhưng đây là màu vàng thực vật nên dễ thấy là nếu nhạt thì nó nghiêng về vàng đất, đậm thì nó nghiêng về vàng nâu, vàng cam - ví dụ như màu vàng chính sắc thực ra lại là sắc cam. Muốn tạo màu vàng rực rỡ hơn thì... thêu chỉ vàng vào. Từ Ai Cập cổ đại đã có dùng bột vàng pha vào màu, phát triển thành công nghệ mạ vàng, quét vàng, sau ở châu Á làm vàng thành sợi gọi là kim tuyến xe dệt chung vào vải, cho nên trên các trang phục cung đình thấy có những đường lấp lánh.

Nhưng mà nói chung thì dưới vẻ lấp lánh của vàng mười và luật cấm mặc đồ vàng ở châu Á sau này, màu vàng không phải là loại màu phổ biến cho lắm trong toàn dân. Cung điện nào cũng 1 khối vàng dát từ cửa vào giường, từ Buckingham cho tới Cambodia, cho nên màu quý tộc thực sự lại là... màu đỏ.

- Màu đỏ, từ màu đỏ tía cho tới đỏ sậm đều từng được coi là màu hoàng tộc ở châu Âu (cũng như Đông Á). Ở châu Âu, màu đỏ tía Tyrian purple được làm từ vỏ sò biển là màu quý tộc Trung Cổ vì... nó đắt tiền. Sau này họ chuyển sang màu đỏ sậm, hay màu đỏ yên chi - màu đỏ vô cùng phổ biến ở châu Á. Màu đỏ này được chiết xuất từ con bọ yên chi, sau này ở châu Âu có cả công xưởng nuôi bọ này để nhuộm vải. Ngoài ra cũng có khá nhiều thực vật, khoáng để tạo màu đỏ. Nhưng màu đỏ yên chi nói chung đã trở thành màu biểu tượng của Đông Á cũng như 1 thời ở châu Âu. Ngoài ra châu Á còn màu đỏ khá nổi khác là đỏ chu sa - màu đỏ đất, đỏ nâu.

Từ thời Tần màu đen được dùng làm trang phục chính cho vua, thì màu đỏ được dùng cho hoàng hậu, nữ quyến, nhưng này là đỏ sáng. Sang đến thời Tống thì vua mặc màu đỏ tía, các quan phân theo cấp bậc các màu đỏ khác nhau. Thời Minh vua mặc màu vàng là chính, các trang phục khác khá đa dạng đỏ, vàng, xanh..., hoàng hậu cũng tương tự. Các màu này được phân dùng cho các dịp khác nhau. Sang đến thời Thanh, ngoài bộ cát phục đen ai cũng biết thì thật ra phụ nữ hoàng tộc còn 1 loại cát phục đỏ. Theo mô tả về trang phục phụ nữ thường dân thời Thanh "con gái ai cũng mặc màu đỏ, màu hồng".

Ở VN thì khó khảo cứu hơn, nhưng hình tượng công chúa thời Lê cho thấy công chúa mặc màu đỏ. Thời chúa Nguyễn, theo mô tả của nhân chứng "con gái mặc toàn màu đỏ màu xanh", đến khi chúa Trịnh vào ra lệnh cho "không được dùng màu linh tinh", cho thấy vào thời kỳ này không có định chế trang phục rõ ràng.

Sang đến thời Nguyễn, màu đỏ thật ra còn được dùng rộng rãi hơn trong hệ thống - quân lính Nguyễn mặc đồng phục đỏ. Còn trong cung đình thì hoàng hậu, phi tần, hoàng tử, công chúa đều có trang phục đỏ, màu đỏ có thể coi là màu tượng trưng cho trang phục công chúa luôn. Còn theo nhân chứng, cung nữ nhà Nguyễn mặc trang phục hồng. Thật ra nhà Nguyễn lấy phương Nam, quẻ Ly, Hỏa làm chủ đạo nên trọng sắc đỏ.

Trong dân gian do luật hạn chế dùng màu nên màu đỏ được dùng cho các phụ trang như yếm, thắt lưng, khăn dây...

(Như trong Harry Potter, cái nhà cưng nhất của tác giả cũng là màu đỏ tía cho nó "hoàng tộc", thiệt ra đây là 1 dữ liệu có tính lịch sử vô cùng cao).

Vải đỏ thời Hán

Đỏ yên chi

- Các màu khác như lục, tím, xám ít được coi có tính biểu tượng hơn. Như đã nói trên, màu nhuộm lục thực ra không dễ tìm trong tự nhiên, do đó được tạo bằng cách pha màu xanh với vàng. Màu tím được tạo bằng đỏ pha với xanh. Màu xám tức là màu nhuộm đen chưa đủ độ, hoặc màu vải làm từ lông dạ tự nhiên, cũng coi như là 1 màu "nhà nghèo" ở châu Âu thời Trung Cổ. Chỉ khi màu đen lên ngôi, xám mới đi theo, cơ bản cũng vì... màu nhuộm xám cũng đắt tiền (dùng đồ đắt nghĩa là giào, hiểu vại đi).

Cho nên thực ra mà nói màu sắc cổ đại nằm trong 3 tông chính: xanh lạnh, đỏ thẫm, vàng nâu. Như bộ sưu tập trang phục nhà Thanh đây giống như bộ sưu tập "các sắc độ màu xanh" hơn: http://www.sohu.com/a/131683869_526635

Bằng thị giác mà nói thì màu nổi nhất chính là xanh sắc tông lạnh này chứ hông phải mào đỏ hay vàng. Ngay cả các màu sơn cũng làm từ đá, khoáng nên có màu đất chứ không phải sắc chóe lọe đầu thế kỷ 20.

(Cho nên mà đó mà, muốn phục dựng cũng cần biết sắc độ nào, chứ đỏ tưởng là đỏ, xanh tưởng là xanh, nâu tưởng là nâu đến lúc chúng nóa oánh nhao lại hỏi tại xao. Đến ngay cả màu nâu sồng nói là "phổ biến lắm" mà toàn cho màu nâu vàng cũng...

Nói chung đừng bị mấy tấm hình trắng đen tối mù lừa đảo. =-= Nói đen với nâu, xanh mà đen tím than, xanh lam chàm, nâu đỏ tía, hồng mỡ gà thì cũng chả "tối tăm" cái giề đâu. Màu củ nâu thoang thoáng sắc Tyrian purple zô cùng hoàng tộc =)) Thiệt ra mấy màu được gọi là nâu, đỏ với tía nhiều khi dòm lẫn lộn nhau, tương tự màu vàng với màu cam, xanh lam với xanh lục).




YCĐ
Monday, August 6, 2018 Author: Trường An

Bệnh yêu cái đẹp phát tác quá nặng, làm xao bây giờ....... TT^TT Ai đời xem phin chỉ vì... đẹp quá đẹp, đẹp đến nỗi mỗi cảnh quay đều có thể cắt làm hình nền được. Không có chiện gì thì bật lên coi cảnh.

Người làm mỹ thuật của phim này là đỉnh đỉnh đỉnh cao, ví dụ như cảnh quay trên kia. Một đống màu xanh đỏ tím vàng ở sắc độ đậm nhất hòa với nhau như không. Trong phim thì diễn viên cũng mặc toàn xanh đỏ vàng tím, cảnh quay Trích Tinh lâu thì vàng chói lóa không thèm giảm tông nào, vậy mà đẹp đến mức hít thở không thông.

Thiệt ra mà nói đó mà, đây mới chính là cảm giác màu mềnh nghĩ của cổ trang trường phái xa-hoa, ít nhất là sau thời Nguyên trở đi. Nâu đen xanh trắng là màu cho thường dân mặc, nhà của thường dân cũng không được sơn, có điểm xuyết màu thì chỉ dùng làm tí vật dụng như thắt lưng, yếm, dây nón nọ kia. Chứ cung đình thiệt ra xanh đỏ chói lọi, sơn son thiếp vàng còn chưa đủ, chỗ đấu củng bình phong tường này nọ kia phải vẽ bằng 108 thứ màu. Trang phục cung đình toàn đỏ vàng xanh tía thêu cũng 108 màu. Chứ dòm quay phin cung đình nhà Thanh mà 1 mào nâu nâu điểm thêm vàng vàng thì thiệt là... tội nghịp cái Tử Cấm Thành.

Phong cách 1 màu nâu nâu điểm thêm vàng vàng chắc là phong cách thời Sơ Đường trở lên, đơn giản vì... công nghệ màu nhuộm chưa có. Nhưng nhà Hán thì chuộng màu đỏ, đen, trắng. Thời Đường chuộng màu trắng, đen, xanh. Cơ mà không sơn son chứ chắc cung đình cũng thiếp vàng, đến cung nhà Đinh bên VN còn "cột bạc cột vàng" cơ mà.

Cơ mà phong cách thường-dân đen đen nâu nâu thì mềnh lại thích cách dùng màu của Nhất đại tông sư, không phải chỉnh màu bạc phếch mà thể hiện xa hoa bằng màu vàng chói lọi. Cái lầu trong phim chắc thể hiện được "phong cách thời Hán Đường" nhất.

Thiệt ra mềnh luôn cảm thấy cổ trang Hàn Quốc dùng màu đúng phong cách cổ nhất. :P Dù hông xem được cổ trang Hàn nhưng dòm qua đống màu sắc cầu vồng cả của cung điện lẫn trang phục đều cảm thấy "nó phải thế". Tất nhin, để làm cho đẹp thì nó là chiện khác nữa.

*quay lại tiếp tục quắn quéo* Thính Trúc viện là đỉnh cao đỉnh cao đỉnh cao của tạo hình. Thanh nhã mà không mộc mạc kiểu nhà quê, phi thường hoa lệ mà không hiển lộ, thanh thoát mà cứng cáp không bị nữ tính hóa, huyễn ảo như thực như mơ, rất cổ điển nhưng không theo lối bình thường. Người ở trong đó mới kết hợp được thành "công tử thế vô songgggg".

(Cái clip này chỉnh màu làm mất độ sâu ồi)

Nhưn tiện, đây là hình vẽ tiêu biểu trên những chỗ không-phải-cột. Những mái nhà vẽ còn choáng ngợp nữa, nhưng quên chộp ảnh ồi. Nói chung hình họa trên các công trình đều tinh mỹ cực kỳ, các công trình cổ của Bắc Kinh vừa đầy màu sắc vừa nghiêm trang rực rỡ. Tử Cấm Thành xài chung tông màu này luôn mà tại nó bự quá nên ảnh chụp thường chỉ thấy phảng phất mấy vệt thếp vàng.




N
Saturday, August 4, 2018 Author: Trường An

Mới phát hiện biên kịch MGVC cũng là tác giả. '__' Truyện viết 11 năm trước, 3 năm gần đây chỉnh sửa lại thành kịch bản. Chạy vòng quanh douban thì phát hiện ra tác giả đáp lời quần chúng nhưn dân yêu cầu nữ chính "hắc hóa" rằng "tại sao phải hắc hóa?". Rằng năm đó tác giả gặp chuyện nên mới viết truyện (H) giải sầu, giải tỏa tâm tư, chứ 11 năm qua ồi đó.

Xong ồi có người mắng trong phần bình luận "dạo này người ta bị gì vậy, bất lực bất mãn quá nên suốt ngày tìm tới sản phẩm giải trí đòi 'hắc hóa', làm như lương thiện là có tội?".

Nói chung cộng thêm mấy điểm hảo cảm với tác giả, vì mình cũng không ghét người ngốc. :)) Cơ bản mình bảo cái H văn năm xưa quá mức não tàn vì trong đó là 1 đám người chỉ biết có chuyện của mình, coi như thế giới mắc nợ mình, 1 điểm phát triển nội tâm cũng không có. Còn cái gì mà "ánh dương trong bóng tối", nam chính vì trả thù chuyện riêng nhà mình đi làm sát thủ giết nhà người, thậm chí bày mưu đặt kế giết người khác đạt mục đích của mình - nhưng mà vẫn thật "ánh sáng trong bóng tối", lương tâm sáng ngời, soi sáng cho nữ chính. Vầng, lương tâm chói sáng chính là yêu nữ chính không đổi, chết vì nữ chính. Cái logic này quả thực... Mà thiệt ra cũng méo biết yêu nữ chính ở chỗ nào luôn, quăng nữ chính vào 100 sát thủ cũng giống nhau y chang, không tâm không phế không nghĩ không nửa điểm nội hàm, lại còn đúng kiểu mình thì giết người bất chấp bất kể người ta ra làm sao, nhưng lúc nào cũng làm như thế giới thiếu nợ mình. Thế gian hắc ám đen như mực, chỉ có tình êu là duy nhất vĩnh cửuuuuuuuu.

Nói chung, đúng kiểu văn hận đời của thiếu niên máo nóng. :)) Hay nói như ai đó bình luận trên kia, "bị cảm giác bất lực quá lớn nên đi tìm giải phóng ở 'hắc hóa', nhân vật càng ác càng thấy thư sướng". (Nói nhỏ chứ cái tư tưởng này nằm đúng trong mí bộ cung đấu với truyện đại x chủ này nọ, toàn giết người diệt ma, không ác không sống nổi, 1 đám chi chi chành chành lao vào đập nhao).

11 năm đi qua, quả nhin khiến người ta trưởng thành (theo đường lối không giống Vu Chính). =)) Bạn nữ chính bị 4 phương nhào vào chởi ngu - dù đúng là nhiều lúc bản hành động không não thiệt. Nhưng thiệt ra trong những thời điểm ngắn ngủi, người ta không hành động theo kiểu ngồi nghĩ đúng sai âu, mà là theo chiều-hướng-bản-chất của mình. Có những kiểu người thật ra chẳng bao giờ nghĩ là đằng khác, chỉ hành động theo thứ họ cho là đúng.

Vì mình không ghét người ngốc, nên thiệt ra dù cảm thấy bạn nữ rất phiền thì cũng hông ghét bản. 1 đứa con gái làm việc quần quật suốt ngày nhưng có gạo cũng không được ăn, phải nhường cho em trai, vậy mà vẫn có thể vui vẻ hạnh phúc - ngốc được đến độ này thiệt ra cũng không có bao nhiêu người. Cho nên bị đẩy vào đường cùng phải giết người để sống thì lúc đầu nghĩ "ờ, chắc mình làm được" nhưng lúc ra tay thì không được cũng là lẽ tất nhin. Giết 1 người sống sờ sờ, thậm chí còn là người cứu giúp mình, người có tình có tâm, phải là thứ táng tận lương tâm nào lắm làm mới được. Trong những lúc không chủ ý mà hành động theo lương tâm, bất kể hậu quả, mà kể gây ra hậu quả thì lại tự thân đi chịu - Thiệt sự thuộc loại "rất phiền" nhưng vẫn là loại có thể khiến người ta phải nói "Nó làm gì thì tôi gánh hết cho", cơ bản nó ngốc vô biên nhưng nó mới là thứ quý hiếm trên thế gian.

Tác giả lại bẩu ý "mài muốn làm việc tốt thì mài phải có năng lực" mới là ý muốn hướng tới, và sau khi cho nữ chính nếm đủ mùi bạc ác thế gian thì lại được cứu bởi lòng tốt sơ nguyên nhất. Quả nhiên thế giới quan đã phát triển ra ngoài tầm nhìn "thế gian chỉ có chữ tình" trước kia, nhân vật toàn nói chiện yêu đương, ai yêu nhiều thì đó là người tốt. Thậm chí ngay cả chữ tình cũng chẳng còn "sâu sắc thảm liệt" như ý người khác muốn, anh yêu em nhưng anh còn 1 đống thứ phải làm. Thiệt ra trong khoảnh khắc chặt đứt dây, sự kiện ở 2 đầu xảy ra cùng lúc, nhưng anh thấy đầu này không thấy đầu kia hay lựa chọn cứu bên này không phải bên kia - thì mình đã bẩu, trong khoảnh khắc người ta lựa chọn theo con-tim ó. (Thiệt ra, bạn nam chính làm mình rất mệt vì tính cách bạn quá mức đơn chiều, ờ, trung khuyển nên... chủ nhân nào chả là chủ nhân, lựa chọn của bản dùng ngón chân cũng nghĩ ra).

Cho nên, yêu nhao có muốn chết vì nhao thì vẫn còn vô khối thứ xung quanh, em chịu được thì chịu hiểu được thì hiểu hông thì thôi, đây mới là kiến giải đúng nhứt về tềnh yêu chớ hông phải mớ loăng quăng chết chết sống sống trước kia. Ngay cả chiện người tốt "thiện lương" chỉ khi không có vấn đề xung đột cũng là chiện đương nhiên phải thế, không có nghĩa là người ta xấu.

Nói chung, ban đầu ngạc nhin vì phin thoát ra ngoài cái mớ cảm xúc loanh quanh tối tăm, sau biết tác giả là biên kịch thì thật là... bao năm qua tác giả hẳn đã hạnh phúc, bao nhiêu hận ý đã được giải phóng hết rồi.

---

Zồi đến bạn xanh lè xanh lét, có người nhận xét rất đúng bạn "có khí chất vừa tiên khí vừa yêu khí", kiểu chớp mắt 1 cái đã thay đổi cái xoạch thành kiểu người khác. Toàn bộ vẻ này kia nằm ở đôi mắt bạn, bạn đơ mắt ra diễn người mù thì dòm mặt bạn xấu xuống vài chân kính.

Cũng méo hiểu bạn làm cái gì trong showbiz mà đến giờ hông nổi được với cái khuôn mặt, dáng người nài.

Song Tử điển hềnh là gì, là nửa số clip hậu trường của phin là về bạn làm trò con bò, là bò lên weibo thấy bạn tự đi dìm mình khiến fan nam chính anti bạn like luôn, nhân tiện bị bạn diễn tố "câu kết" với đạo diễn chụp ảnh dìm nhao post nơi công cộng, bị đặt tên "yêu tinh Sprite". Ờ thôi, biết khí chất nửa thiên tiên nửa yêu quái này từ đâu bay ra ồi.




NNN
Friday, August 3, 2018 Author: Trường An

Tình cờ thấy nhựn xét cái bộ phin cung đấu đang nổi dạo này là "chuyện đấu đá công sở", tự nhin nhận ra tại xao những chuyện kiểu này lại nổi thế. Drama công sở mà lị. :)) Ai cũng có ước muốn tỏa sáng giữa vạn người, đạp đầu bà sếp khó tính, câu được rùa vàng, trở thành sếp tổng - dù quá trình có quắn quéo tí cũng được.

Cho nên tại xao mềnh luôn cảm thấy chuyện cung đấu rất... rảnh ruồi. Từ kinh nghịm lịch sử cho tới kinh nghịm cá nhưn, mấy chuyện "chứng minh giá trị bản thân", tôi tốt tôi giỏi tôi hiền hơn đứa khác, tôi "có giá trị" hơn đứa khác nó chỉ có hiệu lực trong... môi trường công sở - aka cả chịn tôi hiểm hơn đứa khác, đè bẹp được đứa khác này nọ. Chứ dòm mí chị Tứ đại mỹ nhân, đại yêu cơ, đại làm loạn triều đình, đại được chồng yêu này nọ mà xemmmmm, có những chị siêu dở người, có những chị chả có gì ngoài đẹp - thậm chí có bà còn chả đẹp. Các chị làm mưa làm gió, đòi gì được nấy, vô lý đùng đùng, dở hơi vô tận, thậm chí ngang ngược đi túm râu vua "bắt gian" thì đã nàm xaooooooo. Cơ bản, các chị được yêu, hết chiện.

Vầng, từ kinh nghịm cá nhưn cũng hơi bị chua của mị, thì chiện "hiền lương thục đức", giá trị ngút trời này nọ cũng chả đáng giá tí tẹo nào. Ngay cả các chị đanh đá thâm hiểm kiếm cớ bắt nạt, hại người này nọ cũng... vô phương đối phó với thể loại "được yêu" này, đơn giản là nó rụng 1 cái móng tay là các chị ăn vả, chả cần đúng sai. :)) Dù các chị có đúng đắn ngời ngời, có giá trị cao, có đủ thứ khiến vua không vả được chị, thì... được-yêu vẫn là người được bênh. Dù nó sai lè ra thì cũng chỉ cần khóc vài giọt nước mắt, "đau khổ" vài ngày thì có chởi vào mặt vua, vua vẫn lóc cóc quay lại. Cơ bản, người là thế đó.

Mà chiện đờn ông yêu thì nó cũng... vi diệu lắm, mà hầu hết chả liên quan quái gì đến chiện "hiền lương thục đức" này nọ - nói thiệt các ông thấy mí chị kiểu đó chán như cơm nếp nát. Ờ thì có thể ngây thơ ngu ngốc hay quyến rũ hay gây sự gì thì tùy thuộc khẩu vị các ông, nhưng đừng là kiểu bà vợ kiêm osin, "nói ít hiểu nhiều" đón ý đưa lời này nọ - Cái kiểu í chỉ là... đồng chí công sở thoai. Có thể chiện chọn hoàng hậu cũng giống chọn sếp phó công sở thiệt, nhưng nếu thế thì đã không có các bà hậu dở hơi - Nói chung, em có hiền như ma sơ mà gia đình em hông có tí vốn gì thì em cứ an tâm làm... tay sai vặt cho hoàng hậu.

Thiệt ra ó mà, chiện "vua thích vua phong" thì chỉ có trên phin, chứ mỗi lần phong 1 bà nào đó là zua phải đem ra hỏi suốt quần thần cho đến... má quần thần (aka thân bằng quyến thuộc), nhất là má zua. Chừng ấy người gật đầu zồi zua mới sai quan làm sách làm chiếu sắc phong, phong luôn cho cả gia quyến phi tần. Thậm chí có những trường hợp quan dâng tấu sớ ép vua phải phong hậu cho bà nào ó.

Cho nên về mặt cá nhưn, quyền lực đòi hỏi trong cung cấm thuộc về đứa được-yêu, quyền cai trị thực tế thuộc về sức lực của cha mẹ anh em. Các bà có oánh nhao máo chảy đầu rơi cũng chả được cái mốc giề.

---

Mạch thượng nhân như ngọc, công tử thế vô song...

Lần đầu tiên thấy câu này hợp với người, chắc đơn giản vì... công tử này là 1 khối xanh lè xanh lét. =)) Mà thiệt ra nữa thì bối cảnh, cảnh quay góp phần không nhỏ tôn lên người, chứ đứng giữa 1 bộ phin xanh đỏ tím vàng chói mù mắt thì đã chẳng được thế.




Kết quả
Monday, July 30, 2018 Author: Trường An

Tại sao hợp pháp hóa mại dâm không khiến gái mại dâm an toàn, mà ngược lại còn gây nguy hiểm hơn: https://www.telegraph.co.uk/news/2018/07/23/decriminalising-prostitution-supposed-keep-sex-workers-safe/

"Tại tất cả mọi nơi (hợp pháp hóa mại dâm), việc bãi bỏ luật không chỉ thất bại về mặt mục đích làm giảm sự chỉ trích đối với phần lớn phụ nữ sống cuộc đời có vẻ bị xuống cấp cả về thân thể và tinh thần, mà còn làm tăng vọt nhu cầu (mua bán người) và làm trầm trọng vấn đề.

Trong những trường hợp xấu nhất, như bằng chứng hiện tại ở châu Âu và các nước đang phát triển, nó dẫn đến sự bùng nổ việc mua bán phụ nữ và trẻ em gái."

Đây là cái kết quả mình đã từng nói rất lâu trước đây. Ờ, làm việc "tốt" mà không thèm nghĩ đến thực tế nó vậy đó.

Dịch sơ:

Tôi (tác giả) đã từng đến các nhà thổ hợp pháp lẫn bán hợp pháp ở Úc, Đức, Hà Lan, New Zealand và Nevada. Tôi cũng đã từng đến các phố đèn đỏ ở các nước đang phát triển, bao gồm cả châu Phi và châu Á - Nơi mà những ý nghĩa tốt đẹp nhưng bị hiểu lầm của sự dân chủ đã khiến nhà chức trách hợp pháp hóa mại dâm.

Tại tất cả mọi nơi này, việc bãi bỏ luật không chỉ thất bại về mặt mục đích làm giảm sự chỉ trích đối với phần lớn phụ nữ sống cuộc đời có vẻ bị xuống cấp cả về thân thể và tinh thần, mà còn làm tăng vọt nhu cầu (mua bán người) và làm trầm trọng vấn đề.

Trong những trường hợp xấu nhất, như bằng chứng hiện tại ở châu Âu và các nước đang phát triển, nó dẫn đến sự bùng nổ việc mua bán phụ nữ và trẻ em gái.

Có những người tin rằng hợp pháp hóa mại dâm sẽ làm giảm nạn bạo lực, bệnh tật, sự ép buộc trong việc "kinh doanh" này, cung cấp cho gái mại dâm sự hợp pháp để mại dâm cũng trở thành 1 nghề bình thường. Tuy nhiên, như báo cáo cho thấy, mại dâm không phải là 1 nghề bình thường.

Quan hệ với hàng chục người mỗi ngày trong những nơi bẩn thỉu, thường xuyên bị đánh đập, cưỡng bức, tống tiền, HIV và giang mai, hạ cấp về tinh thần và thoái hóa trong thuốc phiện. Đây là thực tế nghiệt ngã của nghề mại dâm tại bất cứ đâu, dù có hợp pháp hay không trên thế giới.

Những người tự xưng dân chủ đã không thèm lý tới thị-trường. Mại dâm không phải là thỏa thuận mua bán giữa 2 người trưởng thành. Nó là 1 cỗ máy lợi nhuận, được điều hành bởi những nhà thổ, du côn, băng nhóm và các tổ chức tội phạm đứng sau mọi phố đèn đỏ khắp thế giới. Chính những kẻ này tài trợ cho "công cuộc" hợp pháp hóa mại dâm, đem lên truyền thông các luận điệu cách an toàn nhất là bãi bỏ luật pháp. Và kết quả là nạn buôn người tăng vọt - May mắn thay đã khiến các chính trị gia phải nghĩ lại.

Ngay cả khu đèn đỏ của Amsterdam, hình mẫu từng có của thế giới, 1/3 nhà chứa đã bị đóng cửa sau khi thị trưởng thừa nhận chúng là nguồn thu hút buôn bán ma túy, du côn, buôn người và bạo lực.

Còn "hình mẫu Bắc Âu" mà nhiều nơi như Pháp, Đức, Iceland, Na Uy... theo đuổi, chính là hợp pháp hóa gái mại dâm và cho họ sự giúp đỡ, nhưng cấm việc mua bán dâm. Họ không chấp nhận việc mua bán dâm là hiển nhiên và là 1 nghề bình thường, thay vì vậy họ giới thiệu những chương trình hỗ trợ cho người muốn thoát ra khỏi đó.





Copyright © Trường An. All rights reserved.