Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

Ghi chép linh tinh
Trường An June 18th, 2019

Sau khi lật qua lật lại Đại Nam nhất thống chí, tra lại bản đồ lẫn ghi chép của M. Đức thì phát hiện ra là... có đến 2 hồ Tịnh Tâm. =__=

Vì M. Đức nói về hồ Tịnh Tâm nên nhiều người tưởng cái hồ này có từ đầu đời Minh Mạng. Nồ, theo ghi chép của M. Đức thì cái hồ này nằm trong Hoàng thành - đi tra lại bản đồ ổng vẽ thì... nó nằm ở gần vị trí của vườn Cơ Hạ sau này. M. Đức gọi nó là cung Tịnh Tâm.

Mà Nhất thống chí ghi chép về vườn Cơ Hạ chính là nơi Minh Mạng ở và học tập lúc còn bé. Sau vườn Cơ Hạ được bứng từ vườn Thư Quang về thì được kết nối với... đảo Doanh Châu, chính là hòn đảo trong hồ sau thành, nơi dựng cung Tịnh Tâm. Như vậy cái hồ Tịnh Tâm ở ngoài Kinh thành là 1 bản phóng chiếu bự hơn của cung Tịnh Tâm trong thành. Và cái khu "Bồng Lai tiên cảnh" này vốn đã được dựng rất sớm ngay sau khi Minh Mạng lên ngôi, ngay trên đất nhà xưa. Còn hồ Tịnh Tâm ngoài thành bây giờ hồi đó là hồ Ký Tế, sau này được xây sửa theo xì tai ra-đảo-ở.

Doanh Châu trong truyền thuyết là nơi kết nối cõi trần với cõi tiên, có suối rượu ngọc mà người uống vào sẽ trường sinh.

Vừng, hèn gì mới thò đầu đến vườn Cơ Hạ, đọc mấy chữ "chỗ hoàng tử công chúa học" mà đầu mị bùm bùm chéo chéo mấy chữ "Đại Quan viên". Hóa ra 200 năm trước có người coi nó là "Đại Quan viên" thật. =__=

Theo M. Đức cho biết thì khoảng giữa chợ Được và chợ Dinh (giữa cầu Đông Ba và Gia Hội), bên dòng sông có 1 ngôi chùa "tuyệt đẹp" tên là chùa Đông Ba - trong khi ổng rời khỏi VN vào khoảng 1825. '___' Có viên quan tên Nguyễn Bá Xuyến có 1 bài thơ tên "Cảm tác khi đi qua chùa Đông Hoa nghe tiếng đọc sách" - và ông ấy mất năm 1823. '___' Trước mị tưởng bài thơ này làm ở chùa tên Đông Hoa nào đó ở đâu đó, nhưng hóa ra ở Huế thời điểm đó có chùa tên Đông Hoa thật - trong khi Nhất thống chí không hề ghi chùa nào tên Đông Hoa trong khu vực.

Vậy là ngay trong những năm 1820s ở đây đã xây chùa, sau Thiệu Trị chuyển tên thành chùa Diệu Đế, chứ không phải đợi đến khi Thiệu Trị lên mới có chùa. Năm 1839 Minh Mạng cũng đá Thiệu Hóa quận vương đi chỗ khác, lấy nhà cũ xây chùa, bên cạnh có giếng Thanh Phương =)) (tuyển tập chữ Phương mệt thật chứ đùa).

Cũng có thể là có 1 ngôi chùa ở đây, rồi sau khi Thiệu Trị xây chùa Diệu Đế đã bỏ chùa Đông Hoa đi? Nhưng M.Đức cho biết chùa Đông Ba "tuyệt đẹp, xây dựng rất tốn kém". Mà Huế thì chùa san sát nhau chứ có làm sao đâu. Khả năng cao là quất cái chùa ở đó xong đến khi ông con lên mới nhận "chỗ này tui sinh nè". *theo trí nhớ của mị, quanh đó không có chùa nào nữa hết*

Cái tên Đông Hoa này nó cũng rất "kỳ". Lệ thường nó là tên cổng hoàng cung cơ, nhưng vào thời Minh Mạng cổng vẫn tên là Chính Đông môn. Chỉ có mỗi cây cầu với 1 cái tháp canh (trong 6 tháp phía Đông) có tên Đông Hoa, rồi dân theo thói quen gọi nguyên dòng sông, rồi tên khu vực là Đông Hoa. Khởi đầu tên là từ cái cây cầu.

Vườn Thiệu Phương thì nằm sau cung Khôn Thái - mà dòm suốt đời Minh Mạng có lẽ cung này... đóng cửa, thấy thỉnh thoảng sửa chỗ này chỗ kia nhưng chẳng hề đụng chạm tới cung điện này. Thấy có lần tâu chuyện cơ mật thì vào vườn tâu, Thiệu Trị cũng bảo thường xuyên vào chơi với cha trong cái vườn này, trong khi nó ở trong cấm thành, cho thấy có thể đây là nơi... dành riêng cho vua tự kỷ.

Tiếp, ghi chép của M.Đức "trong các vua sau Gia Long, chỉ có Thiệu Trị là con dòng chính". Ờ thì Tự Đức vốn bị Tây ghét, dưng định nghĩa "dòng chính" này nằm trong mục "Chế độ đa thê" nói về vị thế bà vợ cả cơ. Lẽ nào Từ Dụ không được dư luận coi là "dòng chính"? Trong Nhất thống chí có ghi chép về đền Lệ Thục nằm ở vườn Thanh Phương, xây từ năm Thiệu Trị thứ 1, thờ "Diễm nhân là Đinh thị" - mẹ của Hồng Bảo họ Đinh đó.



Leave a Reply

(required)

(required)

:) :blush: :D :( :(( ;)) :banh: ;) ::) =)) :)) b-) :meo1: :meo2: :meo3: :meo4: :meo5: :meo6: :meo7: :meo8: :meo9: :meo10: :meo11: more »

Bộ gõ tiếng Việt đã được bật. Bạn có thể gõ tiếng Việt không cần phần mềm trong máy.
RSS feed for comments on this post.


Copyright © Trường An. All rights reserved.