Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

LTT
Trường An June 7th, 2019

Lê Thị Tường và bí ẩn những cái tên.

Thì mà rằng thì là theo tin-đồn lẫn biểu hiện ra ngoài thì Minh Mạng với con gái Lê Chất chả ưa gì nhau - hông ưa từ cả 2 phía chứ hông phải riêng bên này ghét bên kia. Con thì chỉ có 1 đứa kiểu tân hôn xong nghĩa vụ là đá nhao thẳng. Nhưng mờ, khi soi ra thì hình như hông phải, hay ít ra... Minh Mạng hông ghét cô Tường đến vại.

Bắt đầu từ thú-vui-tao-nhã của Song Tử là đi đặt tên gọi mật danh. Khi vào cung, Lê Thị Tường được đổi tên là Hinh. Hinh thì... gần nghĩa với Phương - từ nghĩa hương thơm đến tiếng tốt, danh hay, duy có Hinh là hương lừng, hương xa, hương ngọt, aka rõ ràng mạnh mẽ. Có điều Phương phải đi liền với hoa cỏ, còn Hinh thì mang hầu hết đầy đủ nghĩa của Phương, nhưng không nhất thiết gắn với Hoa. Các nhà thơ thường dùng Hinh đi với cỏ thơm hơn. Phương ít khi viết với Hương, nhưng thường gắn với Hinh, ví dụ "phương hinh". Phương Hinh là một cặp từ bao phổ biến luông.

Thì Minh Mạng "thích" chữ Phương ở cái mức độ nào thì cái gì tốt gì đẹp cũng gắn tất, vậy đem chữ Hinh cho 1 cô thì có ghét cô đó không? Thậm chí còn có thể thấy trong thâm tâm cho rằng cô "Hinh" này có những đặc tính rất giống Phương - có điều, ờ, chả liên quan đến Hoa.

Dưng mờ cha cổ thì méo yêu được, cổ thì chắc suốt ngày cầu giời cho vua chết, cuối cùng án xử xong thì phải xử luôn cổ. Nhưng mà trong chục năm đó, lại có những cái tên khác xuất hiện ở... con gái Minh Mạng.

Ban đầu MM thích dùng tên ngọc đặt cho con gái, nhưng sau thì 1 phần do quyền cao, 1 phần chắc vì... lười, nên bắt đầu dùng toàn mấy chữ đức tính tốt như Trinh Đức Nhàn Tĩnh Lương Hòa vân vân. Đến năm 1827 tự nhiên xuất hiện cái tên mới "Tường Hòa", đứa con gái tiếp theo năm sau "Tường Tĩnh". Trong khi năm 1827 là năm sau loạn Phan Bá Vành, MM đáng ra phải nghiến răng trèo trẹo chửi Lê Chất tơi bời, mà đúng là chửi thiệt. Vậy mà đem tên cúng cơm của con gái ổng đặt cho 2 đứa con liền, trong khi trước đó chưa từng dùng tới. Nếu ghét cay ghét đắng thì đáng ra nhắc đến đã thấy ghét, đâu ra đặt gọi cho vui trong nhà vại.

Cái chữ Tường này lại thấy xuất hiện năm 1834 - Hòa Tường. Hết Tường Hòa rồi đến Hòa Tường. Năm 1834 cũng là năm đang loạn từ Nam chí Bắc, triều đình chắc cũng đang bốc hỏa chửi 2 ông quyền thần đòi tru di tam tộc. Vậy rút ra kết luận: Cứ lúc nào chởi ông bố là đem tên con gái ổng ra đặt tên. Là xao? Là xao?

Và 2 đứa con gái cuối cùng sinh ra sau khi MM chết tên là Trang Tường, Phúc Tường. Có thể là do Thiệu Trị đặt, nhưng cũng nói lên là cả 2 người với cái tên "Tường" này rất không ghét, thậm chí có cảm tình. Nhưng Thiệu Trị lại không có con gái nào đặt tên là Tường, vậy 2 cái tên này có vẻ là MM đặt trước hơn.

Trong các phong vị mà Gia Long đặt thì Hiền tần, Trang tần, Thục tần, Huệ tần, Lệ tần, An tần, Hòa tần đều đã dùng hết, chỉ còn lại Đức tần. Đầu thời MM, Hiền phi chỉ được phong tới Hiền tần, vậy người đứng sau hẳn là mang chữ Đức tần này. Tên Hinh còn có nghĩa là đức độ danh tiếng.

Sau đó khi MM lập cung giai năm 1836, vẫn có phong vị Đức phi, trong khi các vị tần ở dưới không hề có ai mang chữ Đức - sau đó mới chuyển thành Gia phi. Năm 1835 mặc dù xử án 2 ông họ Lê nhưng vẫn là án chờ xét lại, sau đó thu thẩm 3 năm sau thì vợ của Lê Văn Duyệt, Lê Chất, con gái phụ nữ đều tha hết, các án cũng giảm xuống 1 bậc. Vậy có thể nói cung giai năm 1836 vẫn để 1 chỗ lại cho "Đức tần" này, thậm chí còn là Đức phi nhưng bị đổi lại? Nhiều khả năng Lê Thị Tường sau khi bị giam năm 1835 đã chết ngay năm sau, hoặc không dùng chữ Đức phi này được. Lưu ý, chữ Gia cũng có nghĩa là "may mắn, phúc lành" - aka Tường phi.

Vừng, dù chả ăn ở gì với nhao, dù thù sâu hận cao, dù (nghe đồn) cổ chỉ cầu vua lăn ra chết, nhưng nhìn hành động thì hình như rất là không ghét nhau, thậm chí còn là trọng thị nhau. Có ai ghét mà đem tên người ta đi đặt cho 5 đứa con gái theo kiểu "chỉ mong mài được như cô Tường". Ai ghét phế xong vẫn để phong hiệu lại, thậm chí còn có cái phong hiệu cao hơn chờ sẵn, để trống luôn ở đó.

Miên Liêu được ghi nhận "từ nhỏ đã nổi danh hay thơ", đi theo Tự Đức làm thơ được cho khắc làm bản sách cho học đường. Cả nhà này không ai ghét cô Tường, dù Tự Đức vẫn từ chối xóa tội cho Lê Chất.



Leave a Reply

(required)

(required)

:) :blush: :D :( :(( ;)) :banh: ;) ::) =)) :)) b-) :meo1: :meo2: :meo3: :meo4: :meo5: :meo6: :meo7: :meo8: :meo9: :meo10: :meo11: more »

Bộ gõ tiếng Việt đã được bật. Bạn có thể gõ tiếng Việt không cần phần mềm trong máy.
RSS feed for comments on this post.


Copyright © Trường An. All rights reserved.