Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

N
Trường An March 21st, 2019

Nói thiệt 1 chiện là hành động đúng nhứt mỗi khi nghe mấy lời "tạo nghiệp" từ mồm thiên hạ là hãy... phủi mông đi đê. Dù có là "đại sư" gì đi nữa thì nói lời này ra chứng tỏ người nói méo hiểu gì về chiện mình nói. Thì mà rằng thì là chiện rất buồn rằng bất cứ hành động quái nào của sinh vật (hay không phải sinh vật) trên trái đất hay vũ trụ này cũng đều "tạo nghiệp" cả. Nói cho đơn giản thì nó là 1 loại "hậu quả phát sinh", lấy ví dụ đơn giản hơn nữa là ngay cả khi bạn làm 1 việc tưởng đâu cực kỳ, cực kỳ tốt kiểu xây nhà tình thương cho người nghèo - nhưng rồi có đứa xỉn đâm xe vào cái nhà đó => Tạo nghiệp rồi đấy. =)) Đơn giản vì bạn không xây nhà thì thằng đâm xe lao vào bãi đất trống đâu có chết. Nghĩ xa hơn nữa thì người nghèo không có nhà đẹp có khi vẫn sống, tại bạn đưa người ta đến ở nên người ta bị thằng điên đâm chết, ô dè.

Còn lý do tạo nên chiện kiểu xây 1 cái nhà chết chùm cả đám thì nó nằm trong cơ duyên sâu xa của vũ trụ, nơi những tương tác lớn lao hơn chiện kiếp trước kiếp này của 1 cá nhưn xảy ra. Thiệt ra lý thuyết của đạo Phật to bự hơn rất nhiều mấy thứ nhân quả nhảm ruồi - Trước kia mị đã có lần đọc qua lý thuyết vũ trụ của kinh Trưởng lão bộ, và... đau đầu quá nên gác đó giờ chưa đọc lại. Cũng như Ấn Độ giáo ẩn dưới chiện chí chóe của các thần là 1 kho lý thuyết đồ sộ về vũ trụ học, thì đạo Phật cũng kế thừa phát huy y chang. Rồi pho kinh thư lý thuyết này chạy sang TQ, được kết hợp với dịch học lên 1 tầm cao mới, thay vì chỉ "nhìn và biết" thì đề ra cách "cải tạo con người", từ chiện cá nhân bay sang chiện xã hội - Nhưng mà tất cả nó đều nằm trên 1 thứ cơ sở *nhắc lại* phức tạp và sâu xa hơn thứ nhân quả nhảm ruồi đang trở thành à la mốt.

Mà đặt con người vào tương tác của vũ trụ thì mới thấy xã hội cộng đồng không phải là cái trường đánh đề đòi nợ của các quý zị "nghiệp treo trên mồm" - aka mới có chiện "hành thiện đổi vận", tu hành thoát khỏi trầm luân. Mà 1 lần nữa, đây hông phải là chiện ngồi tụng 3000 bài kinh hay đi từ thiện tứ tung hòng gán nợ cho đời, mà là thay đổi tâm tính mình đi. Thiệt ra đó mà, thứ phũ phàng nhất méo phải chiện "nghiệp" mà là chiện... mài khổ vì mài ngu chứ ai làm gì mài. =)) Aka có những người đường quang không đi đâm đầu bụi rậm, muốn mà không chịu thừa nhận, sai mà không biết, xong rồi cảm thấy oan ức khổ sở kiểu thế gian bắt nạt taaaaa. Mấy thứ này có khi rất đơn giản kiểu thích badboy, thích toàn những thứ u ám kỳ quặc, xong đến lúc khổ than sao đời ta nhọ thế.

Mấy khóa tu "nghiệp" rứt là hiệu quả trong việc giúp con người nhẹ lòng, ờ, hất hết gánh trách nhịm đi rồi thì chả nhẹ. Mọi thứ đều có nguyên do, hông đổ trách nhịm "cai quản trần gian" được cho thần cho chúa thì đổ hết rác vào cái quá khứ kiếp trước méo biết là kiếp nào. Thế thì chắc chắn là nhẹ lòng hơn chịn thừa nhận mình ngu lâu khó đào tạo, tham thì thâm, sống không ra gì với người ta nên bị đập, hay đơn giản là mắt mù, đơn giản hơn nữa là do 1 tỉ nguyên do sân si nên đút đầu vào cái khổ không chịu chui ra rồi đổ lỗi cho "trả nghiệp". Mà "trả" dễ nhất nhanh nhất trên đời nài chắc là... trả tiền. Nên người ta... méo trả tiền cho chủ nợ, thích đi gán nợ cho thần hơn.

Mà đã xác định là 1 sinh thể sống trong vũ trụ rồi thì phải chấp nhận xác suất kiểu... ngồi trong nhà bị thiên thạch rơi trúng đầu. Tất nhin lý do không phải vì... kiếp trước đi ném đá thằng khác nên quỹ đạo trái đất đi trúng vào đường bay thiên thạch. Cũng như người sống trong vùng động đất, núi lửa không phải do... kiếp trước hè nhao đi đốt nhà người ta, amen.

Nói chung nếu sợ khổ thì nên nghĩ cách sống cho tử tế - bao gồm cả bớt-ngâu. Còn đứa nào giảng "tạo nghiệp" thì hãy ném vào mặt nó "mài không sợ nghiệp của mài thì tao sợ quái gì". Thề, hít thở cũng là tạo nghiệp rút bớt oxy của trái đất đó. =__=



Leave a Reply

(required)

(required)

:) :blush: :D :( :(( ;)) :banh: ;) ::) =)) :)) b-) :meo1: :meo2: :meo3: :meo4: :meo5: :meo6: :meo7: :meo8: :meo9: :meo10: :meo11: more »

Bộ gõ tiếng Việt đã được bật. Bạn có thể gõ tiếng Việt không cần phần mềm trong máy.
RSS feed for comments on this post.


Copyright © Trường An. All rights reserved.