Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

Nữ võ vân giả
Trường An June 10th, 2018

Onna-bugeisha - Nữ võ vân giả là phụ nữ thuộc tầng lớp võ sĩ (bushi), tiền thân của samurai, được huấn luyện võ thuật để chiến đấu, bảo vệ gia đình, làng mạc và dòng tộc. Trong văn hóa đại chúng của Nhật hiện thời, vai trò phụ nữ thường bị nhược hóa (hay bị động hóa), trong khi trong lịch sử, onna-bugeisha hay samurai nữ khá phổ biến. Ngay cả trong thời Edo, khi mà vai trò phụ nữ bị đẩy xuống vai trò bị động, năm 1868, trong trận chiến Aizu vẫn đánh dấu sự xuất hiện của 1 nữ samurai là Nakano Takeko lãnh đạo tộc Aizu chống quân triều đình.

Trái với ý tưởng của văn hóa đại chúng, ví dụ như bộ manga Kaze Hikaru bảo rằng phụ nữ không được cầm vũ khí, không được làm chiến binh, Nakano Takeko là con gái của 1 quan chức tại Aizu, và được huấn luyện võ công, chiến thuật. Năm 1868, trong trận chiến Aizu, bà lãnh đạo 1 nhóm nữ chiến binh chống lại quân đội Minh Trị. Khi bị bắn trúng sắp chết, Nakano Takeko nói chị em gái là Yuko cắt lấy đầu bà chôn riêng, không để địch lấy làm chiến lợi phẩm. (Điều này cho thấy cả 2 chị em đều là chiến binh.)

Nhìn lại lịch sử Nhật Bản với những cuộc chiến kéo dài của các gia tộc, cả nam và nữ đều được huấn luyện làm chiến binh. Onna-bugeisha được huấn luyện dùng đao, đoản đao, giáo, thương để chiến đấu. Dù không được mang kiếm, cả nam và nữ samurai đều đeo đoản kiếm kaiken. Nữ samurai khi đi với chồng bắt buộc phải đeo theo kaiken để chiến đấu khi cần thiết. Trong thời Heian và Kamakura, những nữ chiến binh này chiến đấu bên cạnh nam giới. Hoàng hậu Jinngu thậm chí đã dẫn quân đi chinh phạt Triều Tiên sau khi chồng tử nạn ở đây.

Truyền thuyết Nhật Bản còn ghi nhận nữ chiến binh Tomoe Gozen, 1 nữ chiến binh huyền thoại "sức mạnh bằng cả ngàn người" đã lao vào đội quân địch bắt giữ, lấy đầu chủ tướng.

Hojo Masako, vợ của Shogun đầu tiên triều đại Kamakura, là nữ chiến binh có ảnh hưởng chính trị lớn trong cả 2 triều sau của con trai bà. Phụ nữ thời Kamakura ngoài các bổn phận với gia đình còn được quyền sở hữu tài sản, kiểm soát gia đình, thậm chí có bổn phận bảo vệ gia đình khi cần thiết.

Đến thời Edo, thời bình trị kéo dài của Nhật Bản, các samurai không còn mang nghĩa chiến binh mà là người phục vụ cho vương triều, vai trò của các nữ chiến binh cũng chuyển vào vị thế hỗ trợ cho người chồng. Con gái trong các gia đình danh giá không còn được yêu cầu chiến đấu để bảo vệ gia tộc mà trở thành kết liên chính trị trong hôn nhân - do đó, phụ nữ thời kỳ này yêu cầu phải tuân lời và phục vụ tuyệt đối. Các nữ samurai cũng không được đi xa 1 mình mà phải có nam giới theo kèm. Tuy nhiên, như bằng chứng trận Aizu cho thấy, con gái của các gia tộc lớn có khả năng vẫn được huấn luyện võ nghệ khi cần thiết - khi mà từ những năm 1850s, khi bị Tàu Đen tấn công, Nhật Bản lại được đặt trong tình trạng chiến tranh.

Hình ảnh tượng trưng của các nữ võ vân giả là thanh đao naginata - Hãy liên tưởng đến em Takiko trong Fushigi Yuugi II. Trong thời Edo, thanh naginata trở thành 1 biểu tượng xã hội cho các nữ samuarai, là thứ mà hầu như con gái nhà samurai nào cũng phải có. Hiện nay môn võ sử dụng naginata được đưa vào dạy cho các nữ sinh trong trường học Nhật Bản.



Leave a Reply

(required)

(required)

:) :blush: :D :( :(( ;)) :banh: ;) ::) =)) :)) b-) :meo1: :meo2: :meo3: :meo4: :meo5: :meo6: :meo7: :meo8: :meo9: :meo10: :meo11: more »

Bộ gõ tiếng Việt đã được bật. Bạn có thể gõ tiếng Việt không cần phần mềm trong máy.
RSS feed for comments on this post.


Copyright © Trường An. All rights reserved.