Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

Sandglass 3
Trường An July 6th, 2017

Thiệt ra thì HQ đến năm 1987 mới có cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên, và đến năm 1997 mới có "cuộc chuyển giao ngôi vị cho đảng đối lập" 1 cách hòa bình đầu tiên (trước đây toàn là đảo chính).

Nói như vậy để biết tình hình chính trị HQ nó là như nào, hông phải như cách người VN thường nghĩ "ôi chao nó đi theo Mỹ theo tư bản vại là dân chủ tự do, thượng tôn pháp luật, vv lắm lắm".

Ngược lại, theo chính trong bộ phim này nói "Mỹ ủng hộ tổng thống Park vì ông ấy mạnh mẽ, chúng ta không thể để cho Mỹ thấy chúng ta yếu đuối". Park Chung-hee, chính là vị tổng thống được gọi là độc tài, đoạt ngôi vị bằng 1 cuộc đảo chính và đặt thể chế độc tài quân sự lên khắp đất nước, cho đến khi bị ám sát vào năm 1979. Và 1 phần của các cuộc biểu tình trên khắp HQ vào những năm 80s là tâm lý chống Mỹ.

Để hiểu điều này thì cần liên tưởng đến chính trị miền Nam trước 75, những gì mà Mỹ đã làm với chính trường miền Nam. Thứ Mỹ cần ở đây là 1 chính phủ đủ sức khống chế cục diện, để phục vụ cho mục đích ngăn chặn "làn sóng đỏ" lan xuống ĐNA. Do đó, Mỹ có thể cho chính phủ "độc tài" của Ngô Đình Diệm tồn tại hơn 10 năm, nhưng rồi lại đứng sau đảo chính lật đổ nó khi hành động của chính quyền này nằm ngoài tầm kiểm soát. Nhân nhắc nhớ lại, các cuộc càn quét, thanh trừng CS tàn khốc nhất chỉ đến sau khi NĐD bị lật đổ, còn trước đó mục tiêu của NĐD là xây dựng, củng cố quyền lực cho chính mình - cho nên mới có tin đồn NĐD sẵn sàng bắt tay với miền Bắc. Chiêu bài "dân chủ, tự do" mà các chính khách đối lập sử dụng cũng được truyền thông Mỹ tuyên truyền, đẩy lý do cho cuộc đảo chính thành 1 cuộc "cách mạng vì dân chủ".

Quay lại với HQ, thì giới chính khách HQ trong những năm ấy cũng y chang miền Nam VN. Sau cuộc chiến với miền Bắc, chính trường HQ như canh hẹ, và HQ trở thành "sân trước" Mỹ dùng để đối kháng với TT lẫn TQ. Thứ Mỹ cần, do đó, là 1 chính quyền đủ mạnh mẽ - lý do y chang như lúc Mỹ chọn NĐD. Và để đủ mạnh, giới chính khách này cần làm mọi thủ đoạn để giành lấy quyền lực, trừ diệt đối thủ, củng cố vị thế. Họ sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn, đơn giản là... đập chết thằng kia, phức tạp thì là tranh giành quyền và lợi ích kinh tế. Từ đó, doanh nhân trở thành "máy bơm tiền" cho chính phủ, và doanh nhân cũng dựa vào chính phủ để đoạt lấy lợi ích cho bản thân. Nhờ quyền lực, doanh nhân làm đủ trò bức hại dân chúng, chiếm đoạt bất cứ thứ gì có lợi cho mình. Nhờ tiền bạc, chính khách giữ vững quyền lực của mình. Mối quan hệ cộng sinh này đẩy tất cả gánh nặng xuống tầng lớp dưới.

Chính quyền của Park Chung-hee nổi tiếng là 1 chính quyền độc tài với hàng loạt cuộc bắt bớ, thanh trừ, ám sát, đàn áp. Nên khi Park Chung-hee vừa chết, khi những cuộc đảo chính khác lại nổi lên, phong trào đòi "dân chủ tự do" cũng nổi lên - Mà thật ra thì, Gwangju chính là vùng của Kim Dae-jung, người sẽ trở thành tổng thống HQ vào năm 1997, thuộc về đảng đối lập với Park.

Thật ra nhìn mọi thứ đơn giản thì sự việc rất đơn giản, thiệt.

Năm 1980, sau khi tổng thống Park bị ám sát, các cuộc biểu tình nổ ra khắp nơi ở HQ do giới sinh viên cầm đầu, cộng thêm vào đó là công nhân các nhà máy. Tháng 12-1979, sau khi tổng thống Park qua đời, Choi Kyu-hah làm cuộc đảo chính giành chính quyền từ chính phủ lâm thời, đến tháng 4-1980 thì chính quyền cũ giành lại vị thế. Trong thời điểm này, vì lo sợ "Mỹ thấy ta yếu đuối không kiểm soát nổi tình hình", cộng với lo ngại về tư tưởng CNXH trong giới sinh viên (có thể là cả nghĩ rằng đảng đối lập đứng sau kích động), cùng với cuộc đấu đá trong chính nội bộ đất nước, chính quyền HQ cho lệnh đàn áp.

Chỉ ví dụ, sau vụ Gwangju, gần 1400 người bị bắt, hơn 400 người bị tù, 7 người bị tử hình. Trong đó có 2 sinh viên đứng đầu hội sinh viên chết ngay khi đang bị thẩm vấn.

Ở Gwangju, khi quân đội được phái tới lùng bắt sinh viên thì đã xung đột luôn với dân bản xứ, giết nhầm còn hơn bỏ sót. Dân chúng tụ tập nhau lại, ban đầu là biểu tình, sau là tự vũ trang chiếm luôn Tòa thị chính đối đầu với quân đội. Lực lượng vũ trang được đưa tới Gwangju.

Kết quả, chính phủ nói thì chết có khoảng 200 người, nhưng con số tin đồn thì phải từ 600-2000.

Cho nên, nơi gọi là Cuộc nổi dậy Gwangju, nơi thì gọi là Cuộc thảm sát Gwangju.

---

Bộ phim này được làm năm 1995, 2 năm trước khi Kim Dae-jung trở thành tổng thống - Nên phải nói thiệt là nó cũng "bè phái" rõ rành rành. Nào là "đảng đối lập thật đáng thương, chúng ta cần bỏ phiếu cho họ", nào là bỏ qua hoàn toàn vai trò của những chính khách phe đối lập, cho thấy cái đảng cầm quyền kia chỉ giương vây hổ báo 1 mình, làm đủ trò đen tối tàn ác dã man. (Nhưng mờ đời này diễn vai cổ tích cho ai xem vại?)

Ngay cả trong HQ thì trước đây cũng chẳng mấy ai biết vụ việc Gwangju, cho đến khoảng đầu những năm 90, nhất là bộ phim này đã tạo nên cơn "địa chấn" (và nhất là tạo tiền đề cho Kim Dae-jung thắng cử. Như đã nói, Gwangju là vùng của Kim Dae-jung, cho nên sau vụ việc ở đây, Kim Dae-jung đã bị tuyên án tử hình rồi được Mỹ đưa đi lưu vong, đến năm 1985 trở về).

Thật ra thì... hãy nhìn số năm. Chẳng phải do các "anh hùng dân chủ" đã chiến đấu và chiến thắng đâu, mà là vì... Liên Xô sập mất tiêu ồi, và TQ đã trở thành đồng minh của Mỹ trong những năm ấy. Không còn đối thủ, đương nhiên Mỹ cũng không còn lo phải giữ 1 chính quyền "mạnh mẽ" để kiểm soát HQ bằng bàn tay sắt. Do đó, lãnh đạo đối lập được đưa về, chính quyền cũng chấp nhận bầu cử, nền "dân chủ" được thành lập. Và rồi, khi không còn thể chế độc tài, các doanh nhân có thể chọn lựa phía mình muốn đứng, sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 khiến mọi chính quyền sập hết, đảng đối lập thắng cử.

Đã bảo, nhìn đơn giản thì đời đơn giản, vậy ó.

---

Nghĩ ra thì cái phim này phản ánh tâm hồn người HQ ở 1 chiều sâu khó tả.

Như tình yêu, mình nói là 2 bạn nhân vật chính có yêu nhau đâu (hay ít ra là 1 phía không yêu). Thật ra, cái theme song dành cho anh vệ sĩ mới là Love theme. Ở bất cứ phân cảnh tình cảm nào, cái theme song này lại nổi lên. Đúng vậy, thật ra tình cảm của 2 người này mới là tình yêu, cái tình cảm câm lặng này mới là "nền tảng" của phim. Nhưng mà ngay từ khi bắt đầu, 2 người chỉ luôn là kẻ đứng bên 2 bức tường không thể vượt qua. Anh không đủ ngông cuồng để tuyên bố "anh sẽ mạnh lên để có được em" như nam chính, em thật ra cũng chẳng thể nào bỏ xuống địa vị, trách nhiệm của mình. Ngay cả khi em bảo anh bỏ đi cùng em, anh cũng chỉ nói anh biết là em chẳng bỏ đi đâu. Mà nếu đã đứng ở vị trí hiện tại, vĩnh viễn cũng chỉ có thể là như thế. Anh xây dựng bức tường kiên cố vĩnh viễn không thể vượt qua.

Em yêu cha em, nhưng cha em có thể hy sinh, làm tổn thương em vì công việc của mình. Mỗi lần em muốn tiến lên thì bị bức tường kia chặn lại. Tất cả xa lánh em vì địa vị mà em có. Chỉ có 1 kẻ ngông cuồng bất chấp chạy đến nói "em là của tôi, tôi sẽ không để mất em". Nhưng em yêu kẻ ấy hay vì khao khát khác của riêng mình?

1 kẻ xuất thân dưới đáy, càng vùng vẫy càng bị giẫm đạp, chỉ có cách vươn lên duy nhất là đi cùng với bóng tối. Là kẻ cả đời sống vì tình yêu, cuối cùng rơi hẳn vào bóng tối. Thật ra thì cả đời anh có oán hận ai đâu, anh chỉ biết yêu thương mọi người, làm hết lòng hết sức cho tất cả. Nhưng chỗ ở của anh là bóng tối, nơi duy nhất chấp nhận anh, cũng là nơi hủy diệt anh. Tình yêu đơn thuần nhất, chỗ ở của nó là bóng tối.

1 người lớn lên với nhận thức "cái gì đúng là đúng, sai là sai" lại phải mang mặc cảm tội lỗi suốt đời, lại đối mặt và trở thành 1 bộ phận của quyền lực. Rồi sau đó, nỗi đau của anh cũng chẳng là gì. "Ai mà không có vết thương", gặm nhấm vết thương của mình, cảm giác tội lỗi của mình là đồ ích kỷ. Chỉ có lao lên, dùng cả cuộc đời để bù đắp, để sống vì người khác.

"Ai mà không có vết thương", nhưng gặp nhau vẫn chỉ nở nụ cười. Giải quyết được gì - có thể là không gì hết. Chúng ta chờ đợi, nhưng có thể là chẳng bao giờ có kết thúc. Bao nhiêu nỗi đau đã trải qua, cái quan trọng là "sau đó" - Sau đó, chúng ta sẽ sống - đã sống như thế nào.

Hồi trước mình từng bảo chứ tư tưởng của xã hội HQ khá là "kỳ cục". Tự nhiên xem bộ phim này xong hiểu ra hết sóng ẩn sóng ngầm.

---

Muốn hiểu HQ thì coi phin này đê. :meo7:



Leave a Reply

(required)

(required)

:) :blush: :D :( :(( ;)) :banh: ;) ::) =)) :)) b-) :meo1: :meo2: :meo3: :meo4: :meo5: :meo6: :meo7: :meo8: :meo9: :meo10: :meo11: more »

Bộ gõ tiếng Việt đã được bật. Bạn có thể gõ tiếng Việt không cần phần mềm trong máy.
RSS feed for comments on this post.


Copyright © Trường An. All rights reserved.