Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

An account of Cochinchina
Trường An April 17th, 2014

(Ở đây chỉ dịch rải rác bổ sung vài điểm khác biệt mà sách dịch lược mất hay dịch khác.)

Người Đàng Trong lịch sự và niềm nở nhất so với các quốc gia phương Đông, và một mặt thì họ đặt giá trị bản thân ở lòng dũng cảm, mặt khác họ lại nhìn nó như thể nỗi xấu hổ vì đã để mình bị cảm xúc cuốn đi. Và trong khi tất cả các quốc gia phương Đông khác nhìn người châu Âu như những kẻ ngoại đạo, ghét bỏ một cách tự nhiên nên lánh xa chúng ta mỗi khi chúng ta lại gần, ở Đàng Trong đơn giản là ngược lại. Chính họ là người tới gần chúng ta, hỏi han cả ngàn thứ, mời chúng ta ăn cùng với họ, tóm lại là dùng tất cả những kiểu cách lịch sự và rất thân thiện, tôn trọng.

Trong mỗi nhà, nếu không quá nghèo, bao giờ cũng có 3 chỗ ngồi: Cách thứ nhất và thấp nhất, là trải chiếu lên sàn nhà trống, những người cùng cấp ngồi trên đó như thể cùng một gia đình. Thứ hai, là một cái ghế đẩu thấp, phủ chiếu thật tốt, dành cho người có danh phận cao hơn. Thứ ba là một cái sập cao gần 70cm, chỉ dành cho các quan và chức sắc bản địa hay người phục vụ thần thánh.

Tính cách tốt và sự lịch sự của người Đàng Trong khiến họ rất hòa nhã với người ngoại quốc, họ được cho phép sống theo luật của mình, mặc theo ý mình muốn, và họ cũng tán thưởng phong tục, hâm mộ học thuyết, thẳng thắn ưa thích người trước mình, hoàn toàn trái ngược với người Trung Hoa ghét bỏ tất cả mọi thứ ngoài phong tục và học thuyết của mình.

Với trang phục phụ nữ, tôi cho rằng họ nghiêm trang nhất ở Nam Á, vì ngay cả trong tiết trời nóng nhất, họ cũng không chịu để lộ một phần nào trên thân thể. Họ mặc 5 hay 6 cái váy, cái nọ chồng lên cái kia, mấy màu khác nhau, cái đầu tiên dài chạm đất mà họ kéo quét trên mặt đất rất nghiêm trang trịnh trọng khiến đầu ngón chân của họ không để lộ. Cái thứ hai ngắn bằng một nửa cái đầu, cái thứ ngắn hơn nữa và cứ thế tiếp tục để tất cả các màu cùng phô ra. Và đây là thói quen ăn mặc của phụ nữ từ phần hông trở xuống. Ở phần trên, họ mặc áo giao lĩnh mấy màu. Trên hết họ có một chiếc khăn nhưng rất mỏng, nên dù có che phủ họ, nó cũng xuyên thấu, phô bày vẻ xán lạn của họ bằng nét e lệ dịu dàng, tạo nên vẻ ngoài đẹp đẽ đường hoàng.

Tóc họ để xõa, phủ qua vai, rất dài đến chấm đất, được xem là càng dài càng đẹp. Trên đầu họ đội cái nón rất rộng che hầu hết mặt họ, khiến họ không nhìn được quá 4 hay 5 bước chân phía trước. Và những cái nón này được dệt lẫn với lụa và vàng, tùy theo gia thế mỗi người. Khi gặp gỡ, người phụ nữ không bắt buộc phải đáp lại bằng phép lịch sự nào ngoài nâng vành nón đủ để trông thấy mặt.

Đàn ông, thay vì khóa kín giáp trụ, quấn mình trong cả dải vải, mặc lên trên 5 hay 6 cái trường sam dài và rộng đều bằng lụa tốt, mấy màu khác nhau, có tay áo rộng như các linh mục Biển Đức. Và những trường sam này từ phía hông trở xuống tất cả đều thấp thoáng đầy tò mò để mỗi khi người đàn ông di chuyển, những lớp màu khác nhau đều cùng phô ra, và nếu có một cơn gió hất chúng lên, họ giống như con công với bộ lông xòe rộng.

...

Đàn ông và phụ nữ đều cầm quạt trong tay, để phục sức hơn là để dùng, không khác phụ nữ châu Âu... Họ không để lộ đầu mình khi chào hỏi, cho đó hành động bất lịch sự.

... Ngắn gọn thì người Đàng Trong không đi giày hay vớ, họ chỉ bảo bọc bàn chân mình với một loại đế giày bằng da với dải buộc qua ngón chân bằng lụa, giống sandan.

Người Đàng Trong không yêu thích lắm phong tục của mình, cũng như không ghét bỏ phong tục ngoại quốc giống người Trung Hoa.



Leave a Reply

(required)

(required)

:) :blush: :D :( :(( ;)) :banh: ;) ::) =)) :)) b-) :meo1: :meo2: :meo3: :meo4: :meo5: :meo6: :meo7: :meo8: :meo9: :meo10: :meo11: more »

Bộ gõ tiếng Việt đã được bật. Bạn có thể gõ tiếng Việt không cần phần mềm trong máy.
RSS feed for comments on this post.


Copyright © Trường An. All rights reserved.