Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

Manga
Trường An January 15th, 2021

Vì hóng chiện Yashahime nên... biết Kaze Hikaru đã end hơn nửa năm trước với cái kết khiến con dân nổi sóng. Ờ, mị hông yêu thích truyện này lắm dù hồi đó cũng đọc đủ (đến đoạn cắt và đoạn dịch trên mạng sau đó 1 thời gian), và sau khi ngẫm nghĩ 1 lúc thì mị hiểu ra lý do tại xao hồi đó không yêu thích nó lẫn cái kết của tác giả có vấn đề gì.

Vấn đề bự nhất của tác giả chính là đi giải thích những con người phi thường bằng tâm lý người-bình-thường đó.

Đó chính là ý nghĩ pop-up trong đầu mị sau khi đọc 1 số giải thích giải nghĩa thanh minh của độc giả trung thành và chính tác giả. Tác giả bẩu 10, 20 năm nữa đọc sẽ hiểu - aka hãy trải-nghiệm bằng cuộc đời đủ hỉ nộ ái ố với tâm sinh lý tuổi già đê rồi hiểu. Nhưng tác giả quên-xừ-nó mất rằng nhân vật của mình toàn là thanh niên, mà còn là 1 nhóm thanh niên "hồng vệ binh" điên hết chỗ để điên lao đầu vào chỗ chết để bảo vệ 1 thứ sắp sụp đổ tan tành. =))

Vừng, vì là "thanh niên" nên hồng vệ binh cũng vậy mà Shinshengumi cũng thế, đến cả phong trào sinh viên toàn thế giới cho tới cả những đợt loạn lạc từ xưa-lắm-rồi, tất cả mới cho người ta cái cảm giác hơi hơi "chúng nóa điên rồi" với overboard đủ kiểu. Chúng nóa đập làng phá xóm giết người với kiểu cách mà người ta bảo "tàn nhẫn kinh dị" nhưng trong mắt chúng nóa là lý tưởng ngời ngời. Thật ra đó cũng là bản chất của lý-tưởng. Và người làm những việc này không hề cảm thấy mình độc ác vì... chính họ hiến mình cho cái lý tưởng đó đầu tiên. Đó cũng là bản chất của thanh niên, của vô số những loạn lạc đủ kiểu thời-đại-mới.

Vừng, cho nên khi độc giả (và tác giả) bắt đầu lải nhải với "nỗi đau buồn không thể chịu nổi", "mục tiêu để sống" vân vân mây mây thì mới khiến 1 số bộ phận còn lại có cảm giác... WTF?

Thiệt ra thì mị nghĩ chớ anh Hiji mà nghe "tui muốn chết" là ảnh sẵn sàng... cầm dao đưa cho luôn, còn "tử tế" hỏi có cần tui chém đầu hộ hông. =)) Cơ bản tinh thần bushido có coi trọng sự sống quái gì đâu, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, danh dự bổn phận trên hết - thế mới dẫn đến cái cảnh người mổ bụng bụp bụp vì "không chịu nổi nhục", nước Nhật (đi đánh người ta) thua trận thì thường dân cũng mổ bụng tuẫn tiết (dù nước mài sai lè ra). Chết vì lý tưởng là thứ gì đó siêu-đẹp-đẽ, cho nên anh Hiji có thể đau buồn chết bỏ vì đồng đội chết thì cũng sẽ vểnh râu lên bẩu "chúng nóa ở thiên đường" (như tử sĩ ôm bom), sống có gì vui chết có gì buồn.

Ờ thì người có thể hông phải là sắt đá, nên có thể miệng anh nói thế nhưng anh buồn-chết-bỏ, anh xì trét bỏ xừ, anh cũng khủng hoảng này kia, anh cần tìm chỗ giải tỏa. Nhưng mà, ờ, đừng quên bản chất lãng-mạn của anh (vừng, 1 người vừa giết người vừa làm thơ, chết sống vì lý tưởng chính là 1 bản chất lãng mạn tột đỉnh), anh phải nhâm nhi cái cảm xúc đau thương đó một cách phi-thường-xinh-đẹp. Cho nên mới có cái hiệu ứng đào-hoa trong lịch sử. Mà... người trần-tục quá thì hông hiểu đâu, người siêu-thoát quá cũng hông hiểu đâu.

Cái com mị ưng ý nhất chính là nói rằng nhân vật nữ chính của truyện này thiệt ra là 1 em nữ rất... trần tục, ẻm chả hiểu cái gì là bushido đâu, ẻm đi theo đoàn này trước là vì thù, sau là vì giai, sau vì thân thiết với cả đoàn này nên họ làm gì ẻm ủng hộ nấy chứ cả truyện chả thấy ẻm "bushido" ở cái chỗ nào. Và mị lại nghĩ về cái cảm giác xa xưa của mị với cái bộ này: "Lý tưởng" chỉ thấy nói miệng thôi á, nó lơ lơ lửng lửng chả khiến mị lay động, mị chỉ ấn tượng... nó hài. Cho đến khi tác giả thể hiện "sự trải nghiệm" của mình về tâm hồn và "lời khuyên 10 năm", mị đột nhiên hiểu ra... linh hồn phụ-nữ-bình-thường của tác giả.

Vừng, phụ nữ phải có 1 đứa con làm chỗ dựa tinh thần về lâu dài, rằng sự-sống là quý giá lắm không chết được (dù tình-yêu cũng quý giá lắm không sống thiếu được), cuộc đời nương tựa trên những cảm xúc phù du (chứ thiệt sự ếu có lý tưởng gì đâu), chính là dạng phụ nữ nhan nhản đầy cuộc đời với câu thường nghe "em cô đơn lạnh lẽo quá" và abc xyz chuyện phát sinh sau đó.

Ờ thì cũng hông vấn đề gì, nếu... tác giả không dùng nó để tả những người-phi-thường.

Ngay cả nếu chủ ý của tác giả thiệt là vẽ 1 em gái trần tục bình thường hết cỡ, thì anh Okita biết rõ "gỗ mục không thể khắc" cũng phải có kế hoạch cho ẻm trong cả mấy năm dặt dẹo. Ủa, ai nghĩ chiện "xài xong người chăm sóc miễn phí" thì "gửi gắm" cho 1 ông anh tính tình quái đản, long đong lận đận ngoài chiến trường là "tìm chỗ an ổn cho ẻm nửa đời sau" vại, anh khùng hở anh? Nhưng tác giả làm hoa rơi cửa..., à lộn, hoa trôi theo nước dung dăng dung dẻ khai thác bi tình chứ chả cho anh nghĩ cái quái giề, đến phút hấp hối mới nghĩ ra... thoai cho thằng anh nghĩ hộ làm cách nào để ẻm sống tiếp đê. Mấy chục tập cả chục năm nâng niu dìu dắt dạy dỗ của anh bay đi đâu thì... ai biết đâu.

Và cuối cùng vẫn là 1 em gái chả biết gì thời cuộc, chẳng care cuộc sống, chẳng biết gì ngoài giai và bushido với ẻm chính là... làm công cụ sinh con cho võ sĩ. Cái gì là thời đại, là biến chuyển, là abc xyz với ẻm chỉ là... gió thổi làm màooooooo.

Và những nhân vật đi vào thi ca với tinh thần lãng mạn tột cùng của "the last samurai" thì... thoai đừng nói tới nữa.

Vừng, hông ai dùng 20 năm để thưởng thức 1 mùa hoa anh đào, đó chính là vấn đề.

---

Nhân tiện cũng vì thế mà tìm được 1 trang dịch tiểu thuyết Candy Candy. Nói chung vẫn là loằng ngoằng "end với ai" cùng câu bất-hủ của tác giả "tui hông thích tiết lộ đấy, chúng mài đoán đê".

Sau bao nhiêu năm thì mị cũng... chả thèm đoán nữa. Kết nào với mị cũng được, ít ra bạn Terry không phải sống với cục nợ ám ảnh kế bên, sự nghiệp thành công rồi thì năm rộng tháng dài cũng sẽ move on nếu không quay lại với Candy thoai. Nhưng đọc tiểu thuyết mới thấy sự quay quắt của mối tình này tăng thêm vài chục bậc qua những đoạn nhật ký của Candy. Những thì thầm nhỏ bé về T.G với những câu "em yêu anh", "em yêu anh hơn bất cứ ai" chỉ dám viết vào giấy. Rồi bất chợt nghĩ ra rằng 2 người này chưa bao giờ nói yêu nhau, dù có bỏ tất cả vì nhau, vượt đại dương vì nhau, hiểu rất rõ lòng nhau, thì cũng chưa bao giờ dám nói chữ "yêu".

Cho đến lá thư cuối cùng, Candy vẫn viết "em... anh" mỗi lần nói tới tình cảm đó. Dù có viết cũng không viết xuo61g được. Cho đến tận phần tái bút mới viết đúng 1 câu "Em đã yêu anh". Và lá thư này chưa bao giờ được gửi.

Với Anthony thì Candy chưa bao giờ dùng chữ "yêu", dù có đau đớn nát cả lòng khi Athony chết, dù mãi sau này viết thư hay nhật ký cũng chỉ nói tới tình cảm thân thương của cả 2. Ngay cả với William hay người chồng sau này (nếu không phải là 1) thì cũng chỉ luôn nói "hạnh phúc quá", "anh là người quan trọng với em".

Đọc xong trong đầu chỉ còn âm vang 1 chuỗi "em yêu anh", "em yêu anh hơn bất cứ ai" trong cuốn nhật ký không bao giờ được mở ra lần nữa, dòng tái bút cuối cùng vẫn không được gửi đi, tất cả buộc lại trong chiếc hộp giấu kín. Một chuỗi tiếng thét gào không thể thốt ra lời suốt cả tuổi thanh xuân. "Toàn bộ nụ cười và toàn bộ ánh sáng", toàn bộ rung động lẫn đau đớn không bao giờ cất tiếng.

Truyện thì thật ra motif bình thường, kiểu "âm thầm bên em" của anh W cũng... thường nốt, chỉ có cái ấm ức 2 bạn chạy đuổi nhau khắp 2 bờ đại dương, bao nhiêu nồng nhiệt, tương tư, khổ sở như dồn hết cả vào, giờ tác giả tiểu thuyết bồi thêm nhật ký với cái lá thư. T__T Cái cảm giác "đau thương đến chết" này dù tác giả vẽ manga có muốn bắt chước lại trong các truyện khác cũng không làm được.



Leave a Reply

(required)

(required)

:) :blush: :D :( :(( ;)) :banh: ;) ::) =)) :)) b-) :meo1: :meo2: :meo3: :meo4: :meo5: :meo6: :meo7: :meo8: :meo9: :meo10: :meo11: more »

Bộ gõ tiếng Việt đã được bật. Bạn có thể gõ tiếng Việt không cần phần mềm trong máy.
RSS feed for comments on this post.


Copyright © Trường An. All rights reserved.