Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

NN
Trường An March 18th, 2020

Một hiện tượng khá lý thú khi quan sát tình hình dịch bệnh châu Âu: Các nước áp dụng chính sách makeno (gọi mỹ miều là miễn dịch cộng đồng, gọi khó nghe là sống chết mặc bay) hầu hết là các nước vẫn theo chế độ quân chủ. Anh Thụy Sĩ thì thiệt ra cũng bảo thủ thấy mợ khi anh là nước cuối cùng trao quyền bầu cử cho phụ nữ.

Đang quan sát thêm xem điều này biểu lộ cái gì. Nhưng theo đầu óc âm mưu đen như mực của mị thì... quả nhin là các thực dân hàng đầu có khác. Cứ thả cho đến khi hết lây được thì thôi, chết bao nhiêu thì chết, còn chiện con số thì... nằm trong tay moa cả, há há há. Không xét nghiệm thì tất nhiên không bệnh, chết tất nhiên hông phải vì bệnh. Cứ tuyên truyền cho dân rằng chết thế này là bình thường, là sơ sơ, là phải thế. Người chết tất nhiên là méo nói được, còn người sống cảm thấy mình thiệt thượng đẳng khi đi qua cái chết, mình dũng cảm nhất thế giới, mình bla blo. Nói chung, lịch sử để làm giề? Chính là để biết cách nắm đầu toàn khối người ngâu xuẩn để chúng nóa cùng hát bài God phù hộ nữ hoàng. Chính là 1 vương triều có thể vượt qua bao con sóng mà hông sứt mẻ miếng nào. Có thể đem con dân ném vào núi băng biển lửa mà chúng nó chỉ lo mỗi chiện nữ hoàng buồn.

Và không như Anh bệnh sĩ chết trước bệnh abc, vẫn còn phải thanh minh này nọ, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển cứ im ỉm làm theo, im ỉm nửa sống nửa chín. từ đây nảy ra 1 câu hỏi: Tại xao các thằng khác hông làm vại? Đoán bậy 1 phát là do chế độ quân chủ là cái lá chắn tốt cho những hoàn cảnh thế này. Các phe phái đấu đá nhau chỉ có thể đổ lỗi cho đứa có quyền quyết định, còn 1 khi vua đã tỏ thái độ thì... trách nhiệm chả đứa nào lãnh. Như việc Trump thiệt ra chắc cũng muốn "miễn dịch cộng đồng" lắm đấy mà éo được, khủng hoảng y tế phát, người chết vì bệnh nhiều phát là bên kia điều tra thổi lên đạp ông nát bét như chơi. Đây vua bảo đừng lo, sống chết có số, sống là anh hùng vượt trên nhân loài, con số tử vong rất ít... bla bla, ai đổ lỗi được cho zua giờ? :)) Kết quả ra xao thì... đã bảo con số nằm trong tay anhhhhhhhh. Đã bảo người chết thì chôn chứ người sống mới vừa nhiều hơn vừa được đáp ứng nhu cầu tốt hơn, vui chơi nhảy múa, cảm thấy mình là đỉnh cao thế giới - đó mới là lực lượng quan trọng chớ. Người chết thì méo còn giá trị nào trên thế gian, ô dè.

Và ta cứ thế đi qua bệnh dịch bằng con số khiêm tốn, bằng sự an lạc vui tươi, tiền vẫn đầy người vẫn vui. Đã bẩu, nước Anh mắc bệnh sĩ nên mới ba hoa chích chòe toạc móng heo ra cái "miễn dịch cộng đồng" trong triền thuyết, chứ mấy thằng kia im lìm méo thèm ừ hử tiếng nào đã xao đâu. Tác dụng của các vị vua lập hiến được phát huy trong những lúc như thế này.

Và kết luận thứ 2, thiệt sự là người châu Âu sống bằng giác quan - biểu hiện bằng "thói quen". Cấm cản không gì đau lòng bằng bỏ thói quen, dù chỉ là quen dắt chó đi dạo hay đi mua bia đầu đường. Thói quen với cả những hình ảnh, vật chất hiện hữu xung quanh đến nỗi vắng quá phải ra cửa hát. Trong khi dân Á bị bắt ngồi nhà thì vẽ ra được 1 vạn trò tiêu khiển, cho thấy độ thích ứng hoàn cảnh thay đổi tốt hơn.

Cũng như các chính sách của Á vẫn nhanh nhạy, đột phá, liều lĩnh, hiệu quả hơn Âu đang như gà mắc tóc. Đùa chớ mới biết cái bệnh lây chả biết từ đâu đến đâu, còn chưa tách virus ra được để biết nó tròn méo thế nào, trung ương TQ nghe được liền lập tức cách ly cả thành phố, dập dịch trong chưa đầy 2 tháng. Anh Hàn thì dùng cách đánh nhanh thắng nhanh, khoanh vùng tiêu diệt dù... dân chúng phá game quá mợ. Nghĩ với thiệt hại kinh tế khổng lồ trước mắt của TQ hay thắng bại không rõ của HQ thì mới thấy các anh liều lĩnh mạnh tay.

Và Âu Mỹ giờ đây trở thành kẻ quyết định tương lai thế giới vì... trình phá game méo hiểu nổi. Mỗi thằng chạy 1 hướng mà có khi còn chẳng biết mình chạy đi đâu.



Leave a Reply

(required)

(required)

:) :blush: :D :( :(( ;)) :banh: ;) ::) =)) :)) b-) :meo1: :meo2: :meo3: :meo4: :meo5: :meo6: :meo7: :meo8: :meo9: :meo10: :meo11: more »

Bộ gõ tiếng Việt đã được bật. Bạn có thể gõ tiếng Việt không cần phần mềm trong máy.
RSS feed for comments on this post.


Copyright © Trường An. All rights reserved.