Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

N
Trường An October 12th, 2019

Chết cười...

Vua có lần thung dung bàn thơ với quan hầu: “Càn Long nhà Thanh làm thơ rất nhiều, ta xem ra, đều là những bài đi thẳng vào tình cảnh, chẳng cần những lời phù phiếm gọt giũa, song còn có nhiều chữ còn thô, chẳng hạn như vịnh nhân sâm: “Ngũ điệp tam nha vân cát ủng, Ngọc hành chu thực lộ cam phu” (Năm lá ba cành, mây lành phủ; Mầm ngọc, quả đỏ, móc ngọt rẩy). Các bài ta làm chỉ tả tình, tả cảnh mà dùng chữ chẳng đến nỗi quê kệch như thế; gián hoặc có chữ nào chưa được nhã, các ngươi nên góp ý tâu lên để khỏi có sự dị nghị ở mai sau”.

Cái cây nhân sâm rứt ư bình thường tự nhiên qua mấy câu tả của Càn Long trở nên... đen tối vài trăm bậc. Hình tượng ông vua ôn văn nhĩ nhã sụp đổ ầm ầm qua câu thơ rứt có phong vị "HXH" nài.

Mờ hông biết Càn Long còn câu thơ nào tương tự không mà mí năm sau có người vểnh râu ngồi chê thẳng:

"Còn thơ của Càn Long đời Thanh phần nhiều ép gượng, bỉ lậu, không đáng nói đến, mà người thị tụng bấy giờ không có một ai sửa nắn lại, đến nay đọc đến, chỉ là cái trò cười. Vì thế, ta mỗi khi trước tác, đều đem bàn với bọn khanh, đó là muốn tham khảo ý kiến của nhiều người."

Thiệt ra MM lúc mới lên ngôi rất có cảm tình với Càn Long "Vua thích xem sách, một hôm xem khánh điển Bát tuần vạn thọ của vua Càn Long nhà Thanh, thấy các bài thơ “Tinh thần” và “Ít ngủ” của vua Cao tông ngự chế có nhiều ngụ ý kính trời chăm dân, nhân sai Văn thư phòng chép ra để bên cạnh chỗ ngồi". Hồi đó chắc chưa có thời gian đọc hết thơ CL hay đã đạp trúng đuôi sao đó mà đổi giọng luôn, lấy làm hình mẫu để... cẩn thận chữ nghĩa. Cái này chắc là... càng hiểu càng biết nhiều thì càng ghét.

Nghĩ tới mí cái phin về CL thấy càng tức cười. Tưởng tượng cái cung nhà bác ngồi làm thơ với ngâm thơ toàn kiểu "nhân sâm" này, hậu phi hoàng tử quan lại hông lẽ không ai thấy bất thường???

---

Còn đây là ziệc 'tau bảo chúng mài đừng chép nên chúng mài ghi luôn lời tau bảo đừng chép' trong triền thuyết:

"Nhân bảo các thị thần rằng: quốc thể không có gì trọng bằng sử, mà tài làm sử, chép sử, thực khó có người, như sử nhà Lê chép sứ Trung Quốc sang thấy Tương Dực đế mình lệch mà béo, có thơ chế giễu rằng: “Nước An Nam, bốn trăm năm vận còn dài, ý trời thế nào cho vua quỷ xuống”. Kìa như sử để chép việc hay việc dở của vua, để làm gương răn bảo đời sau, có cần đến tướng mạo đẹp hay xấu đâu? Khi trước trẫm đi tuần ra Bắc, sứ nhà Thanh khen là tướng phúc thọ, đáng vì thiên tử, kể thì người nước khác đến nước ta, hoặc thấy người đi cày nhường bờ, người đi đường nhường đường, chính sự công bằng, kiện tụng thanh thoả mà khen ngợi, cố nhiên nên chọn lấy để ghi ở sử xanh, nếu chỉ đem tướng mạo mà nói, đâu đáng chép vào sách vở?”

Nhắc đến mới nhớ hình như sử nhà Lê rất khoái tả ngoại hình thiệt (tạm thời chưa nhớ ra thời nào trước đó được đặc tả ngoại hình nhiều đến vại). Hễ "hôn quân" là phải mắt lệch mồm méo aka 300 dị tật khác.

Còn zua trong lúc ngứa miệng tự quảng cáo "tau được khen đẹp", nổ xong được ghi luôn sử sách. Nhắc đến cũng nhớ luôn là ông chưa bị thằng nào chê xấu dù chúng nó ghét ông bỏ xừ, chúng nó chỉ méo thèm miêu tả ông thôi. Điều nài chứng minh "nhan sắc" không dìm được.



Leave a Reply

(required)

(required)

:) :blush: :D :( :(( ;)) :banh: ;) ::) =)) :)) b-) :meo1: :meo2: :meo3: :meo4: :meo5: :meo6: :meo7: :meo8: :meo9: :meo10: :meo11: more »

Bộ gõ tiếng Việt đã được bật. Bạn có thể gõ tiếng Việt không cần phần mềm trong máy.
RSS feed for comments on this post.


Copyright © Trường An. All rights reserved.