Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

NN
Thursday, November 28, 2013 Author: Trường An

Miềng có việc ra Bắc, bye bye.

Nhè đúng lúc miềng ra mà trở lạnh nà xao? T__T

---

Chơi CCS còn 2 episode nữa là đến Pudding Pagoda òi, lúc bắt đầu chỉ vì thích cái theme của episode này mà cố chơi, nếu siêng thì chỉ 1 tuần nữa là tới. :3 Nói chung là, ờ, qua level 350 là bắt đầu thấy chán òi.

Thôi tháng cuối năm thì ráng lết đến Pudding Pagoda rồi quay về việc cần làm. ^__^

(Đây là tự đặt mốc nhắc nhở :3 _)

---

Ờ, nhân tiện có người thắc mắc tại xao tớ bảo đời Trần vì kết hôn cận huyết mà lụn bại, trong khi đời khác cũng thế. Ờ, vì đó là fact. '_' Đời Lý lụn bại vì ngoại tộc, dẫn đến tiền đề của Lý Cao Tông, vua tối tôi dữ nên loạn, nhưng thực chất vẫn còn Đoàn Thượng, Nguyễn Nộn, Tô Hiến Thành... đấu tranh cho tới lúc cuối cùng, Lý Huệ Tông cũng không thể coi là vua xấu. Đời Lê lụn bại vì tranh chấp nội bộ, chứ ngay cả Lê Uy Mục, Lê Tương Dực cũng không thể coi là loại vua yếu nhược, còn các ông Hiến Tông Nhân Tông chết vì gái là tại các ổng. =)) Đời Nguyễn đụng phải Tây quá mạnh chứ quan chức đời Nguyễn được đặt tên đường đầy ra kia kìa, ngoại trừ vài ông do Pháp cố tình lôi lên ngôi thì hầu như chả có ông nào "yếu nhược". Chúa Trịnh Nguyễn suy cũng vì ngoại tộc, tranh chấp... chứ danh nhân danh tướng cho đến chúa hay dòng họ chúa cũng đầy người cứng rắn.

Trong khi họ Trần thì... khỏi nói, thế nên nó là fact. 1 ông vua bị vô sinh phải lập con của người họ hàng, dẫn đến anh em giết nhao, rồi thì ông nào ông nấy cũng gặp địch là chạy biến, run như giẽ, còn nói được giề bây giờ? Cả họ Trần để họ Hồ nắm đầu không làm gì được, hồi đó họ Lý thực chất còn khá hơn. Hông có triều đại nào mà fall down thảm như họ Trần. (Còn nhớ bác Tạ Chí mô tả trận đánh Chiêm dư lày: trước trận quyết định, vua tôi ôm nhao khóc. May mà có 1 hòn đạn chẳng biết nàm xao mà phi trúng Chế Bồng Nga, nếu không Thăng Long tèo lần thứ tư. - vầng, vô cùng sinh động.) Trong khi họ Hồ cũng chả phải mãnh tướng quan tài gì, cũng một loại gặp trận thì bỏ chạy.

Ờ, nói chung sự sụp đổ của họ Lý còn có thể lý giải, còn khiến người ta kính trọng, luyến tiếc, còn đọng lại chút ít sĩ khí, dũng khí... vưn vưn, thì sự sụp đổ của họ Trần cũng ở dạng tương tự mà thảm hơn gấp chục lần. Nguyên nhân trực tiếp - ờ, nhìn ngược nhìn xuôi khắp cả triều đình không có ai nên hồn. Chứ kiểu tại ai cũng "nên hồn" đến mức oánh nhao kiểu thời Lê nó là dạng khác.

Mà đã là fact thì... nó là thế. Hiện thực không cần chứng minh. Thiệt ra đi so sánh tương quan giữa các triều đại là việc rất lý thú ó.




NN
Sunday, November 24, 2013 Author: Trường An

3 từ tìm được đầu tiên nói gì về bạn?

Emotional, special và... adorable. '___'

Vầng, mềnh rất đáng yêu, đó là định luật không cần chứng minh. :3

---

Lang thang tìm được tri kỷ:

"Đôi khi tôi nghĩ bộ phim này mục đích không phải để thể hiện ai là chính nghĩa, ai là tà ác, mà là tội ác của chiến tranh. Nước Tống tuyệt đối là chính nghĩa sao? Như vậy thì biên kịch không bôi bác Tống Nhân Tông thành ra như vậy. Dương gia là chính nghĩa sao? Có thể, theo quan điểm chống ngoại xâm thì bọn họ tương đối là chính nghĩa, nhưng bọn họ cũng sai lầm, cũng có tư tâm, cũng chỉ là người bình thường, bọn họ thần phục một vị hoàng đế vốn là hôn quân. Trong chiến tranh, vĩnh viễn không có người thắng, bao nhiêu thế hệ Dương gia bỏ mạng, bọn họ sở dĩ không phải là người thắng. Nước Liêu cũng không phải người thắng, bách tính của họ cũng phải chịu bao nhiêu khổ sở.

Chuyện Hạo Nam khi còn bé, có thể biên kịch muốn nói chính là, trong chiến tranh không có bên nào là chính nghĩa. Giang sơn của Tống cũng phải nhờ hy sinh cùng máu tươi để đổi lấy, sự tàn nhẫn của chiến tranh thì ngay cả đứa trẻ con cực kỳ vô tội cũng không thể tránh thoát. Ông bác của Hạo Nam trời sinh biến thái sao? Cũng không phải, ông ta chẳng qua là vật hy sinh của quyền lực mà thôi. Con trai ông ta, cũng là một sinh mệnh vô tội, cũng tại vòng tranh đoạt mà chết thảm, ông ta lại đem bi kịch đổ lên người đứa trẻ khác. Phụ thân của Hạo Nam có thể là người thắng trong tranh đoạt, nhưng rồi trong cuộc chiến của Tống quốc lại thành vật hy sinh. Hạo Nam trời sinh là người xấu sao? Cũng không phải, nhưng hắn vì cừu hận mà tiếp tục đem tội ác của chiến tranh cho những người vô tội. Gia đình của gia đinh của Lô phủ, thân thuộc của bọn trẻ, nếu những người này tiếp tục tìm sự báo thù, như vậy luân hồi không kết không dứt. Chiến tranh vĩnh viễn không có người thắng, tất cả mọi người chỉ là vật hy sinh của quyền mưu tranh đấu.

Tôi nghĩ, biên kịch muốn biểu hiện chính là sự tàn nhẫn của chiến tranh, mà ai là chính nghĩa cũng đã không phải là vấn đề.

Nếu như muốn biểu thị tư tưởng chính thống Tống triều vi đại, việc gì phải diễn cuộc bình định của Tiêu hậu? Chỉ cần biểu hiện Tiêu hậu là một yêu hậu chẳng phải tốt rồi sao? Viết hoàng đế Tống ngu ngốc như vậy vì cái gì? Nếu như theo tư tưởng chính thống rằng Tống quốc là chính nghĩa, viết binh lính họ đối xử tàn nhẫn như vậy với Hạo Nam còn nhỏ, lại là dụng ý gì? Tông Nguyên nhìn cảnh dân chúng Liêu quốc lầm than biểu hiện điều gì? Như một bộ phim nội dung chính thống, chỉ cần biểu hiện Liêu quốc là một đất nước toàn những kẻ dã man hiếu chiến chẳng phải đã tốt rồi sao? Hơn nữa, biểu hiện bá phụ của Hạo Nam là một kẻ biến thái, nhưng khi ông ta đem nguyên nhân nói ra rõ ràng là hợp lý, để biểu thị sự tàn khốc của tranh đoạt quyền lực. Theo đường lối của chính thống trước nay, những diễn nghĩa và bình thư nói điều gì? Hình tượng của người Liêu ra làm sao? Tà ác mà ngu xuẩn. Quốc sư kia có hình tượng gì? Một lão đạo sĩ tàn nhẫn, tự cho mình thông minh. Nếu theo đường lối chính thống, hà tất phải tạo ra một Hạo Nam. Mà đã tạo ra, cũng chẳng việc gì phải cố khắc họa tính người của hắn."

"Quan điểm của biên kịch có lẽ nằm ở "Nhân" chứ không phải ở "Quốc", nhấn mạnh sự bình hòa hạnh phúc của cá nhân chứ không phải đi theo góc độ của lịch sử. Vì lịch sử vốn dĩ tàn khốc.

Xác thực, trong chiến tranh, với cá nhân mà nói, không có chính nghĩa hay tà ác, chỉ có giết người hay bị người giết. Vạn sự đều có căn nguyên, quả của ngày hôm nay cũng là nhân của ngày trước. Trước đây xem qua quyển Lưỡng quốc thư kích thủ đích đối sát, rất muốn khóc. Rõ ràng là giết chóc, rõ ràng là xâm lược, nhưng bọn họ đều là người vô tội, bọn họ đều bị chiến tranh hại, vì chiến tranh mà cửa nát nhà tan, cũng chẳng lấy được cái gì ở đối phương. Lợi ích của chiến tranh thì một số ít kẻ lòng dạ khó lường thụ hưởng, quả đắng của chiến tranh thì bách tính vô tội gánh."

Credit:www.haonan.net (Vầng, fangirl thật đáng xợ, có nguyên 1 fansite thế này '__')

(Thêm một câu: Phim có rất nhiều chỗ clíche, nhưng do là phim truyền hình sản xuất nhanh, thời gian ngắn, khó có thể so sánh tỉ mỉ, nhưng biên kịch tuyệt đối không thường.)

Cơ mà fangirl viết fanfic thì cũng vậy vậy. Cái gì mà anh "mặt như băng" với lị nạnh nùng =.= nghe tả 1 hồi tưởng là ai đó. Giai rất trẻ con, nóng nảy, ngang ngược, EQ thấp gần zero nhóe, và gương mặt sinh động bỏ xừ. Lúc lừa được gái, nghe hỏi "ông là thầy tướng?" thì rõ ràng hí ha hí hửng, mắt cười rõ luôn, lúc đi cãi nhau thì lộ rõ vẻ hậm hực trẻ con. Vì EQ thấp nên mới có kiểu đi đòi lại vợ "em là của tôi" chả cần biết người ta nghĩ sao.

Cơ bản thì anh vẫn là đứa trẻ không lớn được đó mà. '_' Cái vẻ ngang ngược trẻ con này mới là thành công đặc biệt, chứ kiểu nguy-hiểm chui từ tủ lạnh ra ứ có ý nghĩa gì. Nói chung 1 vai diễn đặc sắc là tổng hòa của khí chất, nhân vật, hoàn cảnh, thứ nữa mới đến tài năng. Dù diễn viên tài năng, khóc cười sinh động cách mấy mà diễn giải nhân vật thành 1-dạng-khác thì cảm giác cũng vô cùng khác.

Bộ emotion :=.=: :@@: :blush: :ado: :bleu: :hihung:




NN
Thursday, November 21, 2013 Author: Trường An

Nghiêng ngó qua mấy tạo hình của phim TQ, nhận ra sau khi cộp mác bản quyền lên trang phục Hàn, TQ đã đi "đòi lại" trang phục Nhật. Trâu chậm uống nước đục nhóe, đã bắt đầu thấy mũ mão vàng, khăn áo "quen quen" trên mấy bức tượng của VN òi. Đến lúc ở bển tập hợp lại hết các mảnh văn hóa thì đến VN còn lúng túng hơn bây giờ. =))

---

Từ hồi bé, mềnh đã rút ra được kết luận "truyện cổ tích chính là thế giới tàn bạo nhất". =)) Ấn tượng vô cùng to béo là 1 ngày nọ, mẹ mềnh sau khi đọc lướt qua 1 cuốn cổ tích VN tên là Chàng Xiêu Xa Vạt đã nói "sao toàn truyện nhảm?" - theo cái trí nhớ lờ mờ của mềnh thì hình như là vì toàn chuyện trai gái vợ chồng phản bội, mánh mung, đâm chém giết chóc gì gì các kiểu.

Hồi bé mềnh đọc rất nhiều cổ tích, cổ tích VN, cổ tích dân tộc thiểu số, cổ tích TQ, NB, Ấn Độ, Ả Rập, Tây... đọc tất. Nên mềnh... không yêu cổ tích.

Dù sao thì với mềnh truyện cổ tích có cái lợi - Ví dụ như lời chú của một truyện "Thời tối cổ, một vợ lấy hai chồng" kể về cô nọ lấy 2 anh em nhà kia, rồi 2 anh em bị cô khác (tiên) bắt đi, rồi 2 anh chê cổ "tóc không đủ dài cho anh em tôi gối đầu". =)) (Tại xao mềnh nhớ toàn chuyện nhảm? Ờ mà xao bây giờ không thấy truyện này ở đâu nữa?) Nói chung là bây giờ không còn nhớ được cái gì rõ ràng, cái ấn tượng trong mềnh về truyện cổ tích VN là "rắc rối bỏ xừ". Người đánh người, người đánh yêu, đánh tiên, còn những cách thức giết nhau rồi chặt xác, băm vằm, chiên xào luộc nướng không thiếu nhá. Như mẹ mềnh "review" cuốn cổ tích kia kìa, lúc ấy mềnh còn bé chưa hiểu nhiều chứ bây giờ đọc lại chắc còn "hay" hơn.

(Ờ, so với thủ đoạn của các đấng nam nhi thì đúng là cô Tấm còn hiền nhắm.)

Sau này biết nguyên bản truyện cổ Grim thì mềnh chỉ nghĩ: đúng là cổ tích toàn chuyện máu me. '__' Ấn tượng về cổ tích trong mềnh không phải là bà tiên hay ông bụt mà là chiến tranh, giết chóc, lừa lọc... Thiệt là con sâu đục khoét tâm hồn trẻ thơ. T_T

---

Hóng hớt 1 vụ lùm xùm, mềnh chỉ buồn cười tí tẹo: Việc chi mà phởi truyện Kiều, Đó là thành ngữ đã nhiều thân quen. "Thủ khẩu như bình" hay "miệng kín như bình" là thành ngữ chữ Hán, người Việt cũng dùng quen (Đã cẩn thận GG, quả là vẫn còn nhiều người dùng). Đã dịch được tiếng TQ thì chả thể nào không biết thành ngữ này, nên lôi Truyện Kiều ra chỉ là... "nhân danh" liều.

Tất nhiên người dịch làm việc với văn bản cũng dựa rất nhiều vào thói quen sử dụng ngôn ngữ của mình => Nên cái việc "tự nhiên" sử dụng ý câu thành ngữ này cũng vô cùng dễ hiểu. Cũng dễ hiểu hơn là người đó tự cho là người khác cũng hiểu (vầng, mềnh hiểu việc này nhắm). Đó lại là thành ngữ khá là quen với người VN (nếu như siêng đọc hay được nghe ở đâu đó). Đến khi việc đổ ra lùm xùm thì hổng thể nào há miệng mắc quai rằng đó là thành ngữ Hán. *gật gật, mình hiểu mà*

Nghề văn hiện tại là một cái nghề nguy hiểm. '_'

PS: Đầy đủ của câu thành ngữ ấy là "Thủ khẩu như bình, Phòng ý như thành." Miệng kín như bình, Ý đề phòng như thành. Ờ thì nếu hiểu thành ngữ thì sẽ thấy ý sâu xa của nó.




NNN
Tuesday, November 19, 2013 Author: Trường An

Nào, ai lên tiếng đòi 100k USD hay thậm chí 10k hay 1k USD cho dân vùng lũ đi nào.

Xin lỗi, các bợn đạo đức giả bỏ mợ. Bão lũ xong để các bợn giải quyết cái khâu oai, gành ghẹ đến cả hàng xóm chi bao nhiêu tiền. Còn thực chất đồng bào mình mỗi năm bao nhiêu người chết, bao nhiêu người sống chết thế nào các bợn cũng có quan tâm đâu mà lắm chuyện.

Nói thật chứ có ai lên tiếng rút lại 100k mà lo cho dân, mềnh còn coi trọng hơn, ít ra đó không phải là đồ đạo đức giả. Phê phán TQ cho cố vào, trong khi nó là nước chịu nhiều thiên tai nhất thế giới. Đồng bào nghèo rớt mùng tơi, đất đai bị phá hết mới kiếm được chừng đó tiền, gặm dần đất nước mà ăn, ở đó mà "cao cả" thì đạo đức giả buồn cười lắm biết không. Đến người bên cạnh mình mà còn không quan tâm, "cao cả" cũng chỉ là một loại sĩ diện hão của đám người vĩ cuồng.

Các "trí thức" rảnh quá để mà lo hàng xóm nó quyên từ thiện bao nhiêu, về nhà mà lo tại sao rừng đầu nguồn mất hết để lũ như thế này, rồi tiền nong làm đê điều, hồ chứa, quyên góp từ thiện cho dân đê. Ở địa vị này mà to mồm chõ sang thiên hạ thì mặt chắc bằng bê tông chống hạt nhân rồi đó.

100k USD ít ra cũng lo được cho dân sống đến đầu năm sau, có biết không hả? Chỉ đám ăn trên ngồi trốc, đạo đức giả mới cần khâu oai.

Thật, cái đứa khốn nạn công khai còn đỡ tởm hơn là đạo đức giả cầy.




Núi là núi, sông là sông
Monday, November 18, 2013 Author: Trường An

“Khi tôi chưa học đạo, tôi thấy núi là núi, sông là sông; khi học đạo, tôi thấy núi không phải là núi, sông không phải là sông; sau khi học đạo xong tôi lại thấy núi là núi, sông là sông.”

Nói chung, càng hiểu nhiều thì càng cảm thấy không cần phải nghĩ nhiều. '_' Càng nghĩ nhiều chỉ càng chủ quan, càng thêu dệt và càng xa rời đi.

Nhiều việc và nhiều người không cần có lý do, cũng không cần viện lý do, xảy ra và tiếp diễn vì đương nhiên là thế. Cái gọi là lý tưởng vốn nhiều vô số kể, mỗi người chọn lấy vốn là thứ hợp với bản thân nhất. Rốt cuộc, cũng hoàn toàn chỉ vì bản thân mình. Ngay cả thứ đẹp đẽ cao thượng hay xấu xa, cũng chỉ thế thôi. Cái gọi là lý tưởng hay niềm tin chẳng qua cũng là thứ con người đặt ra để lừa mị chính mình lẫn người khác.

Người cảm thấy bánh ngon hay người cảm thấy mứt đào ngon, vốn chẳng cần phân biện lý do. Xuất phát điểm giống nhau nhưng kết quả có thể hoàn toàn khác nhau.

Cũng như có những thứ hình thức giống hệt nhau, nhưng vì con người nhìn nó khác nhau nên đâm ra khác nhau.

Vốn là mọi sự không cần có lý do. Không có lý do, ít nhất là trong mắt kẻ khác.

Núi là núi, sông là sông, thế thôi.




Trận pháp
Monday, November 18, 2013 Author: Trường An

Nhân tiện xem phim về trận pháp, ghi lại theo-trí-nhớ về trận pháp phương Đông.

Văn học huyền ảo TQ cũng như phương Đông phát triển từ rất sớm, ở Ấn Độ thì có những trường ca, trường thiên kể về những cuộc chiến của các vị thần, cũng như con người dùng các vị thần (hoặc thần linh sử dụng con người) để đánh nhau, thần linh đóng vai trò cực kỳ quan trọng gắn liền với đời sống - mỗi quốc gia, vùng đất thờ một vị thần riêng của họ. Trong truyện người đánh nhau hoặc đánh với thần, hoặc cầu thần ban sức mạnh... vưn vưn.

Ở TQ thì văn học huyền ảo còn có lịch sử xa xưa hơn, từ Tây Du đến Thủy hử mà nhiều trận đánh "thần linh phù hộ" đến những tác phẩm đặc sệt chất kỳ ảo như Phong kiếm Xuân Thu, Phong thần, Mộc Quế Anh... Trong đó, điểm đặc biệt không chỉ là thần linh tham chiến cùng con người, mà là hệ thống trận pháp.

Không chỉ đơn giản là dùng ngũ hành bát quái, đội ngũ đạo sĩ, pháp sư còn có thể gọi thần để canh trận, mượn sức tinh tú, vũ trụ... tạo thành sức mạnh vô biên của trận. Ờ, nhân tiện, thần và tiên khác nhau nhóe. Con người có thể gọi thần chứ không thể gọi tiên. Thần thì có "chức năng, nhiệm vụ", có công việc phải làm, trách nhiệm phải gánh, hễ được (hay bị) dùng đạo pháp, ấn chú gọi là phải tới. Còn tiên thì... chả biết là có việc gì không '_', nói chung các vị như Thái Thượng Lão Quân chẳng hạn, chỉ phải nghe lời của Thượng Đế, suốt ngày đi lo việc của mình, còn các vị như Nữ Oa thì chả thèm nghe Thượng Đế luôn, mỗi người chiếm cứ một vùng trời... chơi không. Tiên có thể sai phái thần chứ thần không sai phái được tiên. Con người cũng thường cầu thần chứ ít ai đi cầu tiên, ngoại trừ vài đạo giáo thờ Lão Quân vưn vưn.

Thần tiên thì dù sao cũng không đánh nhao, do đó khó có thể cầu thần để phá trận - cầu được tiên để quát hết thần về nhà thì có thể. '__' Nên muốn phá trận, con người chỉ có thể dùng những phương pháp khắc chế thần lực của trận - bảo bối, đạo pháp, bùa chú... đặc biệt là "nhân vật đặc biệt". Những người có "chân mạng đế vương" hay do tiên giáng trần là pháp lực vô lượng nhất, thần không dám chạm vào, ma không dám đánh. Nhưng trận do người bày thì tất nhiên là có người giữ trận, vượt qua được vòng ngoài để vào được tâm trận mà phá cũng khó.

Cấu trúc trận thường là vòng vây binh tướng bên ngoài, chia thành các cửa. Xông qua "cửa", người phá trận sẽ gặp thần khí án ngữ ở phương vị đó, thường là một loại bảo bối, thần linh canh gác, hoặc pháp khí... nói chung bất cứ thứ gì có thể tạo thành sức mạnh. Gặp nó mà không phá giải được, một là bị đánh chết ngay tức khắc, hai là bị vây không thoát ra được, với các đạo sĩ tu tiên thì bị sét đánh đến khi tan tành nguyên thần thì thôi.

(Nói chung là đọc lâu quá rồi nên chỉ còn nhớ mang máng vậy vậy đó.)

Tất nhiên trận cao siêu được đến đâu thì dựa vào năng lực của người bày trận, cùng các pháp khí, bảo bối thu lượm được - nhưng bảo bối cũng không quan trọng lắm, vì nếu lọt được vào tâm trận thì phá dễ. Năng lực này ngoại trừ sức mạnh để cầu thần thì còn có năng lực bố trí ngũ hành, tập hợp pháp lực của thiên địa, vưn vưn và vưn vưn...

Đó gọi là trận pháp huyền ảo, còn trận pháp nửa ảo nửa thực như trong tác phẩm kiếm hiệp thì dễ hình dung hơn, chỉ là quy luật bày bố, di chuyển tạo thành mê cung. Còn trận pháp dùng ngoài đời thật thì thật ra dùng để chia cắt địch quân, đầu đuôi tiếp ứng, vây hãm quân địch vào giữa để đánh lẻ. Vì dùng quy luật di chuyển riêng nên người phá trận phải đánh được đúng "mắt xích", phá đường di chuyển của đối thủ, để đối thủ vỡ trận. Tất nhiên vì sử dụng ngũ hành bát quái làm nguyên lý nên nhiều người học đạo cũng có khả năng bày trận, rồi nhiều trận pháp lại có tính chất huyền bí không hề nhỏ.

Thể loại tiên hệp - huyền huyễn của văn TQ bây giờ (hình như) khởi sinh từ Thục sơn kỳ hiệp của Hoàn Châu Lâu Chủ, nhưng nó cũng đã giản lược rất nhiều quan hệ chằng chịt thần-tiên-yêu-người của thể loại huyền ảo cổ điển, tất nhiên là phát sinh ra một nhánh khác.

- Nhân tiện giải thích về phin đang chém gió cái gì về trận pháp đó mà. -

Đã bẩu mềnh đọc mấy cuốn "cổ điển" này lâu rất lâu òi, nên có thể chỉ nhớ mang máng, hiện giờ cũng hổng có động lực đọc lại. (Ứ nhớ có cầu Phật cầu ma gì không. '__')





Copyright © Trường An. All rights reserved.