Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

Hồng
Thursday, December 26, 2013 Author: Trường An

    Đỏ - Như kết cục ngoan cố của tường vi
    Đỏ - Như giọt máu oán độc đọng trên môi
    Trong bóng tối đen đặc có một giấc mộng đẹp
    Trong kính nhìn không thấu một phần đớn đau
    Em tựa hồng trần thoáng qua nặng trĩu
    Trái tim rối bời
    Chìm vào lửa nóng lịm dần
    Đã chạm vào chưa nếm đã say
    Độ nóng ấy chưa hề giảm bớt
    Em là vết thương tuyệt sắc nhất, có lẽ...

    Đỏ - Như vẻ mỹ lệ của hoa niên rực rỡ
    Đỏ - Như kỷ niệm đã trôi về với tà dương
    Là gương mặt tươi cười của tôi và em
    Như đường chỉ sinh mệnh trong tay tôi và em kết nối
    Cũng là vẻ tươi đẹp của hồng trần phù du bay khuất




NNN
Tuesday, December 17, 2013 Author: Trường An

Kỷ niệm 2 tháng chơi CCS, level 440. '___'

Okay... thiệt ra càng về sau càng uể oải, nhưng như kiểu thói quen vậy. '__' Kiểu này thì hết năm chắc cũng (theo kế hoạch) giã từ CCS được luôn, vì... chơi hết rồi. '_'

/____\ Không nên chơi game. Đã hông chơi thì hông nên chơi. Trong thời gian chơi game thấy đầu rỗng ra như gáo dừa.

Nhưng nói chung là đã chỉnh xong phần 1, được 1/4 phần 2 rồi đó. Dự định tiếp theo là NDVC.

Đi đọc lại thì mềnh thích bạn Khỉ của-mềnh quá, bạn khùng ngoại hạng. =)) *bắn pháo bông chiu chíu hình con-rồng-giống-cá-sấu-cụt-đuôi* Tửng là phẩm chất đáng iu nhất của con người.

Nhân tiện vừa mới ngó qua chiến tranh tôn giáo châu Âu thế kỷ 16,17, ngó qua profile mấy ông vua châu Âu, có 1 sự trùng hợp rất là thần-kỳ với tổng quan cung hoàng đạo vua của VN. Chưa rảnh để xem hết, chỉ lướt mới mấy ông bà nổi nổi.

(Rút ra kết luận: vua Bò Cạp là số con rệp =)) )




Tiền giấy
Thursday, December 12, 2013 Author: Trường An

Hôm nọ nhầm Lý Chiêu Hoàng lên ngôi năm 1224 thành 1124, nhưng nhờ vậy mà tìm được 1 nhân vật rất đáng để ý: Tể tướng Sử Di Viễn.

Sử Di Viễn người Chiết Giang, thi đậu tiến sĩ thời Tống Ninh Tông. Năm 1207, tể tướng Hàn Thác Trụ đánh Kim thất bại, Sử Di Viễn lúc ấy là Lễ bộ thị lang liền mưu với Dương hoàng hậu giết Hàn Thác Trụ để dâng thủ cấp cho Kim thỉnh hòa. Sử Di Xa vì thế thăng lên Hữu thừa tướng.

Năm 1224, Tống Ninh Tông qua đời. Thái tử là Triệu Hồng có hiềm khích với Sử Di Viễn, Sử Di Viễn liền mưu cùng Dương hoàng hậu giết thái tử, lập một tông thất là Triệu Dữ Cử làm Tống Lý Tông. Tống Lý Tông chỉ là vua bù nhìn trong suốt 9 năm, đến 1233 mới lấy lại được quyền hành.

Trong thời gian làm quyền thần của mình, Sử Di Viễn được ghi nhớ bởi mấy hành động: Diệt kẻ đối lập, tham ô lũng đoạn, làm kinh tế nhà Tống suy bại. Trong đó, đáng chú ý nhất là thủ đoạn mà Sử dùng để thu tiền từ dân gian: Đổi tiền giấy.


"Sử Di Viễn chuyên quyền 26 năm, duy trì chế độ cầu hòa chính trị, với Kim quỵ lụy, với nhân dân thì điên cuồng cướp đoạt. Ông ta còn tạo ra tiền mới, không dùng đồng, bạc hay vàng làm nguyên liệu, mà dùng giấy đổi lấy tiền cũ, giá trị chỉ bằng phân nửa. Khiến cho tiền giấy mới đầy rẫy mà giá tiền giảm xuống, giá hàng hóa tăng cao, dân chúng lầm than. Triều đình dụng binh, tiền giấy phát hành ngàn vạn. Năm năm lưu hành, số tiền giấy là hàng trăm triệu, tình hình lạm phát đã đạt tới mức độ cực kỳ nghiêm trọng. Lý Tông tuy lấy lại được quyền chấp chính, chính trị có ổn định hơn, nhưng Nam Tống đã ở trong thế bấp bênh, tài chính quốc gia ở biên giới phá sản, phải dựa vào lạm phát để thu tiền cứu cấp, như uống rượu độc giải khát, tiền giấy biến thành như rác không có giá trị."

----

Vầng, đây là hình ảnh của ai?

Việc ban hành tiền giấy của Hồ Quý Ly hoàn toàn là học của nhà Tống.

Mà việc này hậu quả kết quả nhãn tiền, ngoài mục đích vơ vét làm giàu cho quốc khố thì hại nhiều hơn lợi. Tiền giấy thời kỳ ấy dễ làm mà cũng dễ hỏng, nên trong 5 năm mà nhà Tống in đến hàng trăm triệu tờ tiền.

Về việc này, Nguyễn Trãi từng viết:


    "Ta xét ngay như họ Trần, cậy đã giàu mạnh, không thương dân khổ, chỉ đam mê về sở thích. Lấy tửu sắc làm vui, hàng ngày chỉ đam mê những việc vô ích: đánh cờ, đánh bạc, chọi gà, chọi chim, nuôi cá vàng, nuôi chim lạ, bày những trò lặt vặt, ganh nhau được thua. Việc nước to tát bao la không hề đoái hoài. Người oan uổng bị quận thú giam giữ vài ba năm, không hề hỏi tới. Các sớ tấu bị nội giám lưu lại vài ba tháng không thi hành. Tể tướng gây riêng bè phái. Triều đình thiếu hẳn Gián quan. Thần đến là con là cháu mà bị hại về mưu giảo quyệt gian thần. Quyền lớn chức cao mà rơi vào tay bọn tôi tớ nhân dân. Dân chê mà không biết, trời trách mà không lo. Chính giáo vì thế mất kỷ cương, vì thế sinh hỗn loạn. Tuy vì Hồ thị bất trung, nhưng cũng vì trời ghét thiếu đức mà trao cho người khác. Họ Hồ đã lấy trí gian cướp nước, rồi lại lấy trí gian uy hiếp dân tình. Lịnh bảo sao (chế tiền bạc giấy) ban ra mà người người đều oán về khó mưu sinh. Phép di dân thi hành mà người người đều oán vì mất cơ sở. Lại thêm thuế má nhiều, phu dịch nặng, phép nghiệt, hình nghiêm. Chỉ chăm lợi cho thân mình, giàu cho nhà mình, bất chấp hại dân, mất nước. Trong thân tộc, cư xử thiên vị. Hạng hèn kém thì coi tôn quý, hạng xiểm nịnh thì được tin dùng. Khi vui thì thưởng, khi giận thì phạt. Người trung trực khóa miệng, người lương thiện ngậm oan. Thế mà còn kiêu ngạo tự tôn, không sợ mệnh trời, cứ làm việc ác."

Hầu như tất cả người viết sử xưa đều nói việc ban hành tiền giấy là một trong những nguyên nhân bại vong chính của nhà Hồ. Có thể người Việt xưa thời đó không giỏi về kinh tế nên không nhận ra sự lạm phát, chỉ biết là tiền giấy "khó mưu sinh"? (Việc này cũng có thể, khi họ Hồ cho thi thêm cả toán cùng với viết chữ - Mà thời Nguyễn gọi là thi Hoa Văn, trong khi toán số là một trong Lục nghệ mà học trò TQ phải học từ thời cổ đại.)

Việc cố sức thu gom vơ vét nhân vật lực của thời Hồ cũng rõ luôn, khi Hồ Quý Ly hỏi các quan "Làm sao để có 100 vạn quân?", cuối cùng làm sổ ghi hộ tịch từ đứa bé 2 tuổi trở lên, cấm dân lưu vong, dân ở xứ khác bị đuổi về quê quán. Rồi Hồ Hán Thương cũng định xây kho, dùng tiền giấy thu gom lúa gạo...

Có thể là cuối đời Trần, chịu mấy lần Chiêm Thành đánh thì đã hết tiền, mới phải dùng phương cách này. Nhưng cái trò tiền giấy này chẳng phải phát minh mới lạ, cũng chẳng phải "thành tựu kinh tế" gì hết.

Vầng, Trung Quốc là nơi phát minh ra tiền giấy với ý nghĩa đích thực của nó chứ không phải "ngân phiếu", làm tiền đề cho thất bại trước quân Mông Cổ. Hậu quả to béo này bay sang VN, đúng như Nguyễn Trãi nói là chỉ thấy cái lợi cho mình, bất chấp gốc rễ.



---

Nói thêm, tiền giấy TQ ra đời từ thời Đường, khởi sinh từ những bản hợp đồng cam kết giữ tiền của các thương nhân. Do đi lại nhiều, không tiện mang theo tiền đồng, thương nhân gửi tiền cho một số người giữ, rồi làm bản cam kết tượng trưng cho số tiền. Dần dà, một hệ thống ngân hàng được thành lập, tạo ra hệ thống ngân phiếu.

Đến thời Tống, triều đình mới can thiệp vào hệ thống tiền giấy này, lập các xưởng in tiền. Đến thời Nam Tống, tiền giấy có số ghi giá trị, "số serial" kiểm soát đã hình thành. Những triều đại tiếp theo như Nguyên, Minh, Thanh cũng có tiền giấy riêng của mình, sử dụng song song với tiền đồng. Thế kỷ 13, Marco Polo đến triều đình nhà Nguyên, thấy tiền giấy liền ghi lại. Người châu Âu thấy thế bắt chước theo, bắt đầu sử dụng giấy làm ngân phiếu, đến 1661 thì ngân hàng Thụy Điển cho in tờ tiền đầu tiên.

Với lịch sử lâu đời của tiền giấy như vậy, phản ứng của người VN quả là hơi "lạ". Dù rằng tiền giấy không thể thay thế tiền đồng và sử dụng tràn lan thì dễ gây mất kiểm soát, nhưng "bài trừ tiền giấy" với lý do "giấy không có giá trị" và dùng hình thức trao đổi hàng thay thế thì bộc lộ ra rằng nền kinh tế này mang tính chất tự cấp tự túc hơi cao.

Thời Tống, ngoại thương TQ cũng rất phát triển. Ghi nhận được chừng 50 nước có quan hệ buôn bán với Tống như "Ceylon, Langkasuka, Mait, Samboja, Borneo, Kelantan, Champa, Chenla, Bengtrao, Java, India, Calicut, Lambri, Bengal, Kurum, Gujara, Mecca, Egypt, Baghdad, Iraq, Aman, the Almoravid dynasty, Sicily, Morocco, Tanzania, Somalia, Ryukyu, Korea, and Japan". Ghi nhận có Chân Lạp, Champa nhưng không có VN.

Chiều dài của thời Tống trải hết thời Lý cho đến đầu thời Trần, và phản ứng của dân chúng thời Hồ cho thấy người VN vẫn còn xa lạ với thứ gọi là "thương nghiệp". Tuy nhà Hồ có đánh thuế thuyền buôn, nhưng thuyền thượng đẳng cũng chỉ có 5,10 quan thì so với tiền thuế thuyền buôn thời chúa Nguyễn chỉ là... buôn vặt.




NN
Tuesday, December 10, 2013 Author: Trường An

Dòm ngó mấy tác-phẩm lịch sử gần đây, tự dưng ngộ ra cảm giác "người thua thì mất tất". Không những mất tất trong kiếp ấy mà còn bị lôi ra làm đủ thứ trò đời sau, trong khi bản thân họ chả biết là có tội gì, chỉ tại vì... bị giết.

Thượng Dương hoàng hậu tội gì hông biết, chỉ cái tội rõ nhất là không có con nên phải lấy con của Ỷ Lan làm vua, rồi vì "lỡ" làm hoàng hậu rồi thì làm luôn thái hậu, kết cuộc bị đối thủ ngứa mắt phăng teo. Đời sau, hậu nhân rất có duyên, áp luôn cho bà cái tội "thông địch bán nước", làm lý do cho bà Ỷ Lan "hiền đức tài giỏi" giết người.

Đàm thái hậu cũng chả biết là có cái tội gì, ngoại trừ cái tội to nhất là một hai đòi đuổi đòi giết Trần Thị Dung - người sau này vừa giết con bà vừa làm sụp đổ cả vương triều, chưa kể hại luôn con cháu bà. Và hậu nhân cũng rất biết điều gán cho bà cái tội lũng đoạn triều cương, thông địch bán nước, làm cớ cho cặp mèo mả gà đồng kia.

Vầng, và cái tội to nhất của cả hai là làm nạn nhân lót đường cho "vĩ nhân", đối thủ không đem họ ra bêu rếu thì thôi, loại hậu nhân vô lương tâm mặt trơ trán bóng nào tự tiện gắp lửa bỏ tay người, đem đủ thứ tội to nhớn nhất áp được thì áp cho người ta?

Vầng, người thua mất tất, mất luôn quyền được coi là người.




NNN
Monday, December 9, 2013 Author: Trường An

Xem đoạn kết phim này ôi chao là buồn...

Vầng, một phong cách rất đậm chất HK - chả cần biết thằng nào là ai. :)) Hồi còn là thuộc địa của Anh, HK vẫn đem người Anh ra bêu rếu như chơi, nên làm 1 bộ phim có khả năng chọc tức cả 2 (hay 3, 4, 5) bên thế này là bình thường. Người làm sub VN của bộ phim này coi bộ cũng khá là am hiểu, nên... đã "dịch sai" vài chỗ nho nhỏ. Ví dụ bạn Bát là người Huế chứ không phải Chợ Lớn, nên ông người Hoa sống ở SG mấy chục năm vẫn không hiểu bạn ấy nói cái gì. Cái tên "mùng tám" của bạn thiệt ra là liên quan đến thảm sát năm Mậu Thân ở Huế, công nhận người dịch sub thiệt "tinh mắt" khi đá phốc bạn lên Chợ Lớn luôn.

---

Tự nhiên nhớ lại lúc mình bảo 20th century boys đậm chất black comedy bỏ xừ đi. Nói chung cả Monster và mấy tác phẩm sau này của Naoki Urasawa đều có chất black comedy (Nên hồi xuất bản Monster ở VN nhiều người còn thắc mắc tại sao truyện như thế lại được xb =)) Có lẽ là do nó quá "sâu xa" nên những tai to mặt nhớn dốt lịch sử chính trị thế giới không thể hiểu được, mà cũng có thể là an tâm là không mấy người hiểu - Kiểu Tiếu ngạo của Kim Dung í mờ, dám Kim Dung bị cấm ở TQ 1 thời gian cũng vì thế, đến giờ chắc chả ai nhắc nhỏm gì đâu). Ẩn dụ của Kim Dung còn dễ đọc chứ ẩn dụ của Naoki Urasawa phải giải qua mấy tầng mã, mang tính trừu tượng còn hơn.

Ờ, nên đọc thấy bình luận về truyện mà toàn về "cuộc chiến chống alien" thì... rất là buồn cười.

---

Nói chung việc có thể thông cảm, hiểu được người kia với cho rằng họ làm đúng cách nhau khá xa đó. Như là rất thương họ nhưng không đồng tình, sẽ nhảy vào mồm họ nhưng không bóp cổ bắt họ im.

Dê trắng dê đen vì qua cầu mà đánh nhao còn hiểu được, chứ vì người nhìn 2 mặt giấy thấy khác màu mà đánh nhao thì ng* y choang nhao. Vì "alien" mà đánh nhao thì còn dại bạo tàn.

Nhớ hồi đọc lịch sử về lính Pháp đi chiếm VN hô khẩu hiệu "Long live France!" mà quyết tử, ý chí cũng chả khác quân vệ quốc bao nhiêu, cảm giác thật... khó tả. Ờ thì, với bọn họ, yêu nước thì phải thế, phải giúp đất nước chiếm được lợi ích, vị thế - vì nếu không có sức mạnh, đất nước họ cũng khó mà tồn tại nổi.

Người ta nói nhiều về việc người NB tự sát khi thua trận, nhưng lật lại lịch sử thời kỳ ấy, lính lê dương thua trận tự sát, tướng lĩnh TQ thua trận Pháp-Thanh tự sát, những viên quan VN thua trận tự sát, thậm chí tướng lĩnh chế độ SG tự sát năm 75 cũng rất nhiều.

Thiệt ra mềnh thường nghĩ: trong những xung đột, không phải có 1 người đúng 1 người sai, mà phần nhiều là cả 2 đều sai toét.




Tịch dương chi ca
Friday, December 6, 2013 Author: Trường An

Tà dương vô hạn
Chẳng nại một khắc xán lạn
Mây trôi biết tứ tán nơi nào
Ánh sáng đã mất đi không thể nào quay về
Chầm chậm tháng năm
Bất chấp một đời này biến ảo
Như phù vân tụ tán
Phủ vây dung nhan đã quện tang thương...

(A Better Tomorrow III: Love and Death In Saigon movie)

---

Đến lúc lên xe trở về mới có cảm giác muốn khóc.

Người thân hay bảo mình là đứa thiếu thốn tình cảm, nhưng tự bản thân biết rõ là chẳng qua tự mình tách ra đấy thôi. Sự lạnh nhạt của bản thân nhiều khi cũng khiến mình phát sợ.

Một điểm của mình mà trong tử vi Tây lẫn Đông đều thấy rõ là tâm thức và ý thức tách rời với nhau, mà cũng có thể là bệnh lười nghĩ của mình.

Thiên sinh cô đan đích ngã tâm ám đạm.

Bên đường, sương muối phủ che mặt trời đỏ ối trên cánh đồng trơ gốc rạ. Người cùng xe nói về cảnh mặt trời lặn ở Campuchia với bóng những cây thốt nốt in trên nền trời, về cái lạnh ập đến ngay lập tức khi ánh mặt trời vừa mất. Đến lúc ấy chợt có cảm giác muốn khóc.

Nhưng rốt cuộc lại chẳng rơi được giọt nước mắt nào.





Copyright © Trường An. All rights reserved.