Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

Dịch ngắn
Wednesday, July 13, 2016 Author: Trường An

Voyage from French to Cochinchina in the ship Henry - Captain Rey of Bourdeaux.

Gia Long, người đàn ông mà sự thăng trầm của số phận không đáng nhớ bằng sự thiên tài và phẩm chất đạo đức của ông, luôn luôn khao khát sự đổi mới và cải tiến cho nền quản trị cộng đồng. Tuy nhiên, lo sợ sự nghịch chuyển trong tâm lý của số đông, thần dân trong những vùng quản trị, ông bắt buộc phải chấm dứt nhanh những dự án thay đổi của mình. Được huấn luyện trong nghịch cảnh, ông nắm bắt lượng thông tin của mọi chủ đề vượt xa mức thường có của những ông hoàng phương Đông. Kết quả là ông cũng chẳng lạ lẫm gì với tình trạng của thần dân mình - và sự thích hợp của họ với hệ thống chính quyền mà ông muốn xây dựng. Vì lý do này, khi chọn người kế vị, ông đã không chọn người con lớn nhất, mà là người ông biết có khả năng và sự cứng rắn nhất. Người mà ông biết (theo chính bộc bạch của ông) "có thể cầm cây gậy và sử dụng nó trong điều kiện cần thiết, không phân biệt với mọi kẻ thuộc mọi tầng lớp, dù lớn hay nhỏ".

"Yêu cho roi cho vọt" là 1 cách nói hay ho, nhưng với người VN thì nghĩa của nó phải đảo ngược lại. Ở đây các thần dân có vẻ như muốn nói với người lãnh đạo rằng "Nếu ông muốn tôi tôn trọng ông, yêu ông, thì hãy trừng phạt tôi". Sợ và yêu là những khái niệm đồng nghĩa với nhau trong miệng người VN, những người nói "Tôi sợ anh" và "Tôi yêu anh" không khác gì nhau.

... Ông ấy cũng có thói quen tha thứ cho phạm nhân trong những lần ân xá 3 lượt dành cho những người biết hối lỗi và thành thật. Ông đã hơn 1 lần nói với Bá Đa Lộc, người mà ông vẫn coi là thầy dạy của mình, rằng "Vì tình bạn của ông dành cho ta, ông sẽ không bao giờ để cho ta nắm quyền lực phán xét quá mức nghiêm trọng. Ngoài ra, nó cũng sẽ chứng tỏ ta sai nếu ông 3 lần cầu xin ta gia ân cho kẻ phạm pháp."

Tổng trấn Bắc Thành hiện tại (Lê Chất) trước đây là tướng chỉ huy của kẻ thù với Gia Long. Chuyển đổi qua quân đội nhà vua, đáng lẽ ông ta phải bị trừng phạt hoặc đày đi làm lính trong quân. Ông ta lại được tin tưởng giao nhiều nhiệm vụ quan trọng. Vào tháng 4-1803, ông ta là người phát động đợt tấn công đầu tiên vào Kinh, thủ phủ của Tây Sơn. Ông ta đã bắt được 1 tù binh nhưng sau đó chấp nhận thả hắn đi, cảnh cáo hắn không bao giờ xuất hiện trước mặt ông ta lần nữa. "Bệ hạ," ông ta nói, "Trong 10 năm, thần đã ăn cùng 1 chén cơm với kẻ ấy trước khi thần phục vụ ngài, làm sao thần có thể giết hắn được?" Nhà vua trả lời: "Nếu ta ở địa vị ngươi, ta cũng làm thế mà thôi."

... Thái tử hiện giờ chừng 30 tuổi; được dạy dỗ rất tốt. Anh ta rất thông thạo hình học, thiên văn học, địa lý. Anh ta thường sử dụng chữ Roman khi viết, nhưng từ chối học ngôn ngữ ngoài tiếng nước mình. Rất nhiều công trình phương Tây hữu ích được dịch lại cho anh ta sử dụng, và từ học ở một viên quan Pháp, anh ta đã biết cách xác định tọa độ trên trái đất bằng cách quan sát mặt trăng.

... Người VN có vẻ hiền hòa tự nhiên, dễ chịu, lễ phép và thông minh. Tầng lớp dưới của họ vượt trội hơn kẻ dưới ở TQ, thậm chí cả ở châu Âu về tính tôn trọng lễ giáo và trật tự.

... Khăn đội đầu không bao giờ được mang ra khỏi cửa nhà, ngoại trừ khăn trắng để tang, nhưng cũng không ai đến trước mặt quan trong bộ dạng ấy.

------

Người được nhắc tới ở đây chắc là Lê Văn Thanh. Hồi Lê Trung bị triều Tây Sơn giết, Lê Chất phải đi trốn, do Lê Văn Thanh che giấu cho. Đến khi Bình Định bị hạ, Lê Văn Thanh bị bắt, rồi trốn đi, tới khi Gia Long đánh Phú Xuân xong lại thấy bắt được, rồi lại thả.

Mà vầng, hóa ra Minh Mạng biết xài chữ quốc ngữ, cái chữ "hình học" thì đúng là ghi geometry đấy. Sau này mấy ông quan Pháp trở lại đem tặng kính thiên văn với thước đo địa đồ, chắc cũng là cho "sở thích" của vua.



----

Embassy to the Eastern court, Cochinchina, Siam and Muscat - Edmund Robert

Đây là nhật ký hành trình của người trong đoàn thuyền Hoa Kỳ đi làm việc tại các nước trong khoảng 1832-1834. Thuyền này tên là Peacock, là thuyền chiến, đã từng ghé qua Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao, nhưng mờ không thành công vì cái lý do... giời ơi lắm. :v

Đọc nhật ký hành trình này đoạn ở VN, nửa đêm cười như khìn. :v

Chiện xui thứ nhất, đến lúc nào hông đến, đến vào năm 1833 người ta đang oánh nhao, cho nên Sài Gòn hông vào được, Phan Rang đổ xuống cũng kẹt cứng, thuyền này túc tắc làm sao mà... mắc cạn kẹt ở Vũng Lắm, Phú Yên. Cho nên mất mấy ngày thư qua tin lại mới có quan lớn từ tỉnh xuống coi, mất mấy ngày nữa mới gọi được người từ trên xuống.

Chiện xui thứ hai, đến lúc nào không hay, vừa đến cái là... thời tiết xấu. Biển động, thuyền lắc như điên, mí ông quan VN lại bị bịnh say sóng. Chờ hết bão mới tới được thì chớ, ngồi nói chuyện trên tàu cũng hông được, gọi nhau xuống bờ... cãi nhau.

Vừng, nội dung cãi của các bác vô cùng phong phú. Từ chuyện lá thư đầu tiên dịch ra không được dùng tên An Nam mà phải là Việt Nam nhóa, vua không dùng chữ "vương" mà phải là "hoàng đế" nhá - Tới chuyện thư gửi cho ai phải viết rõ ràng ra nhóa. Sửa sơ sơ, chuyển thư của Tổng thống Mỹ đến Huế, vào tay "bộ trưởng ngoại giao" rồi, bộ trưởng gửi người nói lại là phải có bản copy lá thư cho bộ trưởng xem trước để báo lên vua, cùng những yêu cầu chính của đoàn sứ giả lần này.

Từ đây bắt đầu cuộc cãi nhao dằng dặc của... cả 2 bên ngang như cua. Anh Mỹ bảo nhất định không là không, thư Tổng thống tao gửi cho vua nhà mi chứ có gửi cho thằng bộ trưởng đâu mà đòi đọc. Anh Việt bảo đó là thông lệ xưa nay ở xứ tao, bộ trưởng phải biết mày muốn cái gì đã, chữ viết rõ ràng, kê khai đầy đủ làm bằng chứng rồi mới báo cáo lên vua được, mày chỉ nói miệng đến lúc mày đòi cái khác thì xao. Anh Mỹ khùng lên bảo Tổng thống nhà tao hông nói chuyện với kẻ phục dịch, thông lệ nhà tao hông có thế. Anh Việt bảo, nhà tao trước nay chơi với mọi thằng Tây, từ Anh đến Pháp đều thế, xao chỉ có mày khoái cãi vậy. Anh Mỹ lôi bằng chứng ông sứ Anh đến từ thời... Tây Sơn ra làm bằng là ổng gặp ngay trực tiếp "vua" (Nguyễn Nhạc) nè. Anh Việt sạm mặt, tao hông thèm nói thứ này nhóa. => Cuộc cãi vã này mất 5-6 ngày mới thỏa thuận được.

Nhận được bản copy rồi, anh Việt lại bắt sửa. Anh hỏi ngang hỏi ngửa Tổng thống là cái chức chi, ủa vậy là bầu cử lên hở, thay đổi sau 4 năm hở? Chắc bụng anh nghĩ vậy thì chức này đâu to bằng vua, các anh bảo nhao là chọn từ ngữ dịch sao cho khiêm cung nhã nhặn thoai. Anh Mỹ nghe được, chắc cũng có tật giật mình, bắt đầu sửng cồ lên: Tổng thống nhà tao hông có kém vua nào hết nhé, Tổng thống nhà tao cũng được mọi người tôn trọng, địa vị ngất trời, cũng là vua 1 cõi đó. Ngày hôm sau anh Mỹ rủ đoàn xuống bắt mấy ông quan xin lỗi, các ông nói, hở, tao có ý bất kính gì đâu. Nhưng anh Mỹ tức sẵn rồi, hằm hè kể lại suốt.

Bộ trưởng Việt OK rồi, giờ đi dịch lại lá thư đàng hoàng trình lên vua. Nhưng mà bản dịch lá thư của Tổng thống Mỹ khó xơi quá, "friendly" hông thích hợp để làm thư ngoại giao nè, God phù hộ ngài thì phải là thượng đế chớ hông phải Chúa Kitô nè. Anh Mỹ vốn đã ôm cục tức sẵn, lại thêm tính anh xưa nay (đến nay vẫn thế) coi anh là cha thiên hạ, anh làm gì kệ anh người khác đừng có xớ rớ vào, bảo thư nhà anh thì dịch cho nó sát nghĩa vào. Dịch không xong, thư không chuyển được thì anh bỏ đi, thuyền nhà anh ở khắp thế giới chớ anh không đi cầu cạnh thằng nào hết nhé. Anh Việt bẩu, là mày đến nhà tao chứ có phải tao đến nhờ mày đâu, mày đến đây đặt quan hệ là muốn giảm thuế thông thương mà. Không có mày tao vẫn chơi với thằng Anh thằng Pháp, mà cảng biển tao mở tự do, thằng nào muốn đến thì đến, mày muốn giảm thuế nên mới có việc nài chớ tao có lợi gì đâu. Anh Mỹ hất hàm bảo, Anh Pháp nó đến đây vì nó không vào vài vùng của TQ được, chớ tao cóc thèm nhờ. Anh Việt bẩu phong tục nhà tao là làm việc như thế, sao mày khó ở vậy? Anh Mỹ hằm hè, mày đến nhà tao thì tao vẫn cho mày làm việc theo ý mày muốn, nên giờ tao thích làm theo lối của tao, tao khó ở với mày đấy thì xaoooooo.

Nói chung, do điều kiện ngoại cảnh thời tiết và do cãi nhao hăng say, từ khi thuyền cập bờ đến khi đi đã mất gần 1 tháng. Sau khi khuân được lá thư đi đến Huế rồi, anh Mỹ ra hạn định, 7 ngày sau mà chưa có kết quả là tao nhổ neo đi à. Nhưng 3 ngày sau thư mới đến tay bộ trưởng. Kết quả, Đại Nam thực lục kể, vua vừa nhận được thư, cho người ra xem thì thuyền Huê Kỳ đã (giận dỗi) bốc hơi.

Vừng, câu chiện ngoại giao dở hơi nhất trong lịch sử.

---

Mà theo những ghi chép trong này, triều đình VN thời kỳ này dùng kha khá người Tây, ví dụ như 1 thủy thủ người Anh điều khiển thuyền, M.Vanier là con lai của tướng Gia Long cũng ở lại VN làm chỉ huy tàu thuyền dù cha đã về nước. Người thông ngôn thuộc Thiên Chúa giáo, giáo sĩ cũng có. Phản ứng với tàu Huê Kỳ cũng rứt là thân thiện, cho quà, cho ăn cho uống, bảo cảng nhà tui tự do muốn đến thì đến. Cãi nhao là do... khác biệt văn hóa thoai.



------

NARRATIVE OF A VOYAGE TO COCHIN CHINA.
By CHARLES CHAPMAN

Như giới thiệu trước đó, C.Chapman là người của Công ty Đông Ấn Anh, đại diện Toàn quyền Anh tại Bengal đến Nam Hà năm 1777-1778 để bàn chuyện làm ăn (mà chưa biết sự cố mới xảy ra). 1 vài điểm đáng nói:

- Vầnggggggg, như đã nói trước kia, Nhạc hông phải là anh "ngồi xó QN", ngược lại, chính là người vạch ra 1 "kế hoạch vĩ đại": "Ông ấy bộc bạch cho tôi vài ý tưởng tương lai mà ông vạch ra: Họ sẽ hạ bệ vua Cambodia, chiếm lấy toàn bộ bán đảo cho đến biên giới với Xiêm La, vùng thuộc về Nam Hà cũ, và tiến lên phía Bắc, nơi đang thuộc quyền kiểm soát của Bắc Hà. Để thực hiện điều này, ông ta mong có được sự hỗ trợ của vài tàu Anh, đổi lại là vài vùng đất nhượng địa ở nơi mà họ muốn (chỗ này ghi số nhiều ợ)."

- Làng đói bị cướp được trích ở bài trước ở gần Vũng Tàu, và người cướp là Nguyễn Huệ. :v Vì khi Chapman đến, Nguyễn Huệ còn đang bận đi "chinh phạt" Đồng Nai, Nhạc không đi. Sử Nguyễn cũng ghi thời gian đó chỉ có Huệ đến đốt phá Gia Định (Cù lao Phố cũng tiêu vào lúc này). Vầng, chính anh, đã hết người để đổ thừa. :v

- Trang phục quân Tây Sơn màu xanh dương. :v (Quân Nguyễn mới mặc màu đỏ) Thật ra quân này chưa có đồng phục toàn bộ đâu, nhưng quân của vua tại Quy Nhơn mặc mào xanh.

- Nguyễn Nhạc mặc trang phục y chang vua VN, nhưng đón đoàn đại sứ bằng vũ công mặc trang phục Chiêm Thành (Hindu). Và Nhạc đội khăn (tuban) mào đỏ khi mặc thường phục. Và khi gặp chuyện bất lợi (như tin báo từ Đồng Nai), Nhạc cho làm lễ hiến tế trâu.

- Hội An đã bị phá như thế nào: "Nó bị chiếm giữ và hủy hoại bởi 1 trong những viên tướng của Nguyễn Nhạc... Đến Hội An, chúng tôi đã ngạc nhiên khi thấy tàn tích của 1 thành phố lớn. Những con đường được quy hoạch đơn giản, lát đá phẳng phiu, hai bên có những dãy nhà gạch vững chãi. Nhưng trời ơi, tất cả chẳng còn lại gì ngoài tàn tích của những bức tường rào. Và ở vài nơi bạn còn có thể nhìn thấy vài kẻ khốn khổ vốn là chủ nhà trước đây, che mưa nắng bằng cái lều chỉ được dựng bằng tranh và tre."

- Về nạn đói những năm này: "Tại Huế đang nằm dưới sự kiểm soát của Bắc Hà, đáng lẽ được cung cấp thực phẩm tốt hơn các nơi khác, thịt người đang được bày bán công khai ở chợ."

- Tây Sơn đối xử với họ hàng nhà Nguyễn như thế nào: "Có 1 người họ hàng xa của vương tộc ẩn náu được trong vùng do Bắc Hà kiểm soát. Viên quan (của Tây Sơn) có quen với ông ta, liền giả vờ gọi ông đến để che chở. Người đàn ông tôi nghiệp này đã đem theo vợ con cùng cả gia đình rất đông người đến. Khi đến cảng Đà Nẵng, ông đi tàu đến trước, để vợ con lại trên thuyền. Viên quan nhanh nhảu đón ông ấy, đưa về nhà, nhưng chưa qua cổng, ông đã bị lính bắt giữ, ngay lập tức bị chém bay đầu. Sau đó, viên quan này lên thuyền đi đến chỗ vợ con hoàng thân. Ngay khi vừa lên thuyền, ông ta đã cho trói tất cả phụ nữ và trẻ em lại ném xuống sông, lấy tất cả tài sản của họ."

(Hèn gì toàn bộ họ Mạc ở Quảng Nam phải đổi thành họ Nguyễn tránh nạn. =-=)

---

Ngoài lề: Thư từ năm 1803 giữa đại sứ Anh về "thông tấn xã con vịt": "Những người Pháp quen thuộc tính cách vị vua này cho biết ông ấy sẽ không bất động lâu, và TQ sẽ là mục tiêu tiếp theo trong tham vọng của ông. Nhà vua được nói là đã bất mãn với vua TQ vì đã không chịu thừa nhận ông là vua của VN dưới tên hiệu mà ông yêu cầu."

Năm 1807, 1 trung úy Anh được cử tới biển Đông để "khảo sát" quần đảo Hoàng Sa, và từ đó, "bạn" Anh bị sút bay. =-= Năm 1814, Gia Long cho cắm luôn cờ ở Trường Sa, "đây là đồ nhà ông, cấm đụng".



------

Vietnam’s Overseas Trade in the 19th Century: The Singapore Connection

The Singapore Chinese and the Saigon Trade of the nineteenth century

Đọc Báo cáo ngoại thương VN thế kỷ 19 với Singapore của Li Tana, lại chú ý đoạn này:

"Riêng về các thuyền buồm, tôi phải lưu ý rằng đã có các sự cập bến hàng năm, trong ba năm qua, từ kinh đô của Nam Kỳ, một tàu-thương mại và vận tải thuộc Nhà Vua Nam Kỳ (Cochinchinese), là kẻ, bất kể các thành kiến về Trung Hoa của ông, sau này đã trở nên hài lòng với các [báo cáo?] chi tiết và các lợi nhuận của mậu dịch." - John Crawful

Bên Tào bẩu bác MM ghét Tây, bên Tây bẩu bác ghét Tào, là xao, là xao? :v :v :v

Nhưng thiệt ra chuyện đáng quan tâm hơn là bảng biểu đồ mậu dịch trong các năm. Trong khi Gia Định thời Lê Văn Duyệt thường được cho là giai đoạn "cởi mở" nhất, thì thực ra khối lượng mậu dịch lại không bằng các năm sau.

Tuy thật ra điều này còn do TQ bị Anh đánh, mậu dịch với TQ do vậy đã không thể suôn sẻ, và thương nhân tại VN đã chuyển hướng sang các nước ĐN Á từ sau năm 1839. Nhưng nó cũng đã cho thấy VN không còn phụ thuộc vào thị trường TQ (nên Minh Mạng nghe chuyện oánh nhao chỉ than "nhà ta vậy là thiếu trà ồi".)

Mà thiệt ra tài liệu kinh tế kiểu này còn có thể nói được nhiều điều về chính trị. Ví dụ như mậu dịch giai đoạn 30-39 đã sụt giảm ngay từ năm 30 chứ không chờ đến khi chiến tranh khởi phát - Trùng với khoảng thời gian Gia Định khủng hoảng cuối thời Lê Văn Duyệt, đánh nhao với Chà Và còn thua, bị vua chởi cho tơi bời. Hay như báo cáo rằng hàng hóa hàng đầu xuất cảng từ Singapore qua Sài Gòn là thuốc phiện, cũng trùng khớp với hàng loạt chiếu chỉ MM ban ra bảo LVD phải kiềm chế nạn thuốc phiện. Hay như hàng xuất hàng đầu của GĐ là gạo, cũng trùng luôn với hàng loạt lệnh cấm xuất gạo từ phía triều đình. (Nghĩa là, phía trên nổi khùng lên nói rã cổ cũng chả có tác dụng gì sất.)

Theo báo cáo này, hàng hóa xuất khẩu hàng đầu của GĐ thế kỷ 19 là gạo, xuất đi TQ lẫn các nước ĐN Á. Nhưng triều đình VN lại kiềm chế hết mức chuyện xuất gạo. Chuyện đơn giản là xuất quá nhiều thì trong nước thiếu, trong nước thiếu thì giá gạo lên cao, giá gạo lên cao thì chỉ có thằng giàu sống thôi chứ dân nghèo tiêu tùng hết. Tiền cũng không mua được gạo, ví dụ như trận đói ở Nam Hà vì nhổ lúa trồng đay, dân nghèo mới là người chết đầu tiên.

Gạo là mặt hàng hết sức nhạy cảm mà chỉ cần giá chênh lệch biến động 1 tí là hậu quả hàng loạt người chết đói. Ngay đến GĐ "kho gạo" cũng bị nạn đói vì giá gạo chênh - nhưng có lẽ nguyên nhân lớn nhất do nạn đầu cơ của thương nhân Tàu. Như đã thấy ở các báo cáo thương mại này.

Còn ở miền Bắc, khủng hoảng lương thực đã là... chuyện thường xuyên. Trong ĐVSK, những năm ghi "đói" bao gồm: 982, 1042, 1156, 1208, 1268, 1290, 1291, 1292, 1301, 1310, 1320, 1333, 1337, 1343, 1344, 1354, 1358, 1379, 1405, 1408, 1409, 1447, 1467, 1487, 1490, 1492, 1512, 1517, 1557, 1559, 1572, 1577, 1585, 1586, 1589, 1594, 1595, 1596, 1608, 1629, 1630, 1634, 1679, 1681, 1694, 1695, 1702, 1703, 1712, 1713, 1724, 1728, 1740, 1741, 1753, 1757, 1758, 1768, 1774, 1776, 1777, 1778, 1786, 1788, 1790.

Vầng, năm đói ngày càng dồn dập, mà thật ra sử ghi còn chưa biểu hiện được hết tai hại của nạn đói. Như 1 trận đói "sơ sơ" mà sử chỉ ghi "năm đó đói" chứ còn chưa được ghi "đói to", Baron đã mô tả "trận đói ấy hàng triệu người chết". (Dù chắc cũng chỉ ghi phiếm chỉ, ai đâu đi đếm).

Nạn đói ở Bắc bộ đã xảy ra thường xuyên ngay từ cuối thế kỷ 15. Những thế kỷ trước thì lúc 10 năm, lúc 50 năm mới xảy ra nạn đói 1 lần, còn từ thế kỷ 16 được 10 năm không bị đói là chuyện hiếm có khó tìm.

Thật ra thì chả nhà cầm quyền nào muốn dân đói để đi nổi loạn cả. Cho nên số liệu "đói" này ngoại trừ lý do là... thời trước thiếu sử liệu nên không ghi hết, thì lý do có thể là vì mật độ dân số cao quá mức hoặc... biến đổi khí hậu dẫn đến khủng hoảng lương thực thường xuyên.

Ngoài ra thì có thể còn vì 1 lý do khác nữa: Sự tập trung ruộng đất mức độ cao và đầu cơ lúa gạo của thương nhân. Ví dụ trong thời Nguyễn, khi lúa kho đã phát đến mức phải đem đầu này đắp đầu kia, triều đình nảy ra ý mới: Khuyến khích người giàu góp lúa để lấy tước phong (aka bán lúa lấy tước. Cái phẩm tước này thiệt ra cũng làm được nhiều việc lắm, như cho phép xây nhà đẹp hơn, mặc đồ sang hơn nè, miễn phu nè :v ). Chuyện này thật ra đã có từ thời Trịnh, khi vợ Lê Quý Đôn đi "làm từ thiện" rình rang hay những thương nhân buôn gạo lớn nổi tiếng.

Thật ra, "giới tư sản" cũng đã xuất hiện ở VN khá sớm, nhưng... 1 là người Tàu, 2 là những địa chủ liên kết với giới đầu nậu (Tào), và kết quả là nó càng mạnh thì càng khiến kinh tế xã hội khủng hoảng hơn (Dù thiệt ra chuyện đói kém vẫn do thiên tai là chính). Từ thế kỷ 17, Baron đã cảnh báo về nạn chảy máu vàng bạc qua đường thương mãi, đến thế kỷ 19 thì còn nạn thuốc phiện. Đi kèm theo nó là khủng hoảng lương thực, dân số, thật là... Lượm ơi.



-------




Nhà Lý
Sunday, February 14, 2016 Author: Trường An

*lưu ý là mềnh hông chuyên về thời kỳ này, nên nhiều dữ liệu chỉ là lụm lặt khắp nơi*

Họ hàng là cái chi chi

Ai cũng biết rằng Trần Thủ Độ cướp ngôi nhà Lý rồi giết con cháu nhà Lý bằng hết. Nhưng có mấy ai thắc mắc 1 chiện: Trong chuyện tranh ngôi giành vị của họ Trần với vua Lý có thấy "con cháu" nhà Lý ho he gì đâu, thậm chí có vai trò ảnh hưởng, nhúng 1 ngón tay ngón chân nào vô đâu - vậy mà giết làm giề vậy?

Bác TCĐT túm tắt lý do bằng 1 từ "cướp đất".

Hồi trước mềnh đã lảm nhảm 1 hồi về các gia tộc trong triều Lý và chiện các gia tộc này oánh nhau (có phần đóng góp tích cực của vua Lý). Thiệt ra thì... khuyến khích đọc Đông Chu liệt quốc để hiểu về cái cơ cấu thiên tử - chư hầu này. Thiên tử cũng có 1 phần đất, mỗi chư hầu có 1 phần đất, nhưng rồi chư hầu có thể mạnh lên, trở thành "trùm" với các chư hầu khác, "bắt nạt" ngược lại thiên tử. Dù phải mất thời gian cực kỳ lâu mới có chư hầu diệt thiên tử - Vì các chư hầu kềm hãm lẫn nhau, không cho phép có thằng vượt mặt đụng chạm đến thiên tử, có chiện là 1 đám hò nhao "bảo vệ thiên tử" liền à, dù thường ngày chúng nó có thể chả thèm nhìn thiên tử đâu. Nên thiên tử chỉ có thể bị diệt khi có 1 thằng mạnh nhất dọa mấy đứa kia sợ hết hồn không dám làm gì, hoặc là số "nước phong" còn lại rất ít, thực lực đồng đều, và thằng nào cũng coi mình ngang thiên tử ra mặt rồi, thiên tử sống chết chả ảnh hưởng đến nó cũng như thằng kia.

Quay lại với chính biến cuối triều Lý, khi họ Phạm Đằng Châu nổi loạn, không những họ Lý chả ai ra mặt mà cả họ Lê họ Đỗ họ Ngô cũng "mất tích". Cả họ Đàm của Thái hậu cũng thuộc loại có tiếng không có miếng. Cao Tông phải dựa vào họ Trần "ngư dân", gọi 1 anh họ Nguyễn về đánh nhao hộ (rồi anh tếch đi lập đất khác). Vậy câu hỏi đặt ra ở đây, mấy họ đó đâu rồi?

Lý do lớn nhất là họ không được đất phong, do đó cũng không có binh quyền. Khi quyền điều động chư hầu của "trung ương" mất thì họ cũng bó tay, ví dụ như họ Đàm. Binh lực của vua Lý chỉ nằm trong đất vua Lý. Và lý do các họ "không được phong" lại nằm hết trong triều thì là do quá trình "tập trung hóa" của vua Lý tạo thành. Các dòng họ "sứ quân" đã dần dần bị loại bỏ, mà đỉnh cao là cuộc "thanh trừng" của Đỗ Anh Vũ. Khi ấy, ở các địa phương, chỉ còn dòng tộc họ Lý nắm quyền.

Nếu nhớ đầu thời Lý, Lý Thái Tông đi đánh "vương làm phản" được phân phong ở Ninh Bình thì sẽ nhận ra các hoàng tử nhà Lý vẫn được phân phong làm chủ các nơi - cũng như Lê Long Đĩnh làm vương ở Đằng Châu cùng với sứ quân họ Phạm cũng Đằng Châu. Khi loại bỏ thế lực "xưa cũ" thì chỉ còn họ hàng nhà Lý làm chủ.

Vầng, và có 1 câu thời Lý Cao Tông lý giải cho tất cả "Phạt đánh 50 trượng người không đến dự hội thề Đồng Cổ".

Hội thề này đóng vai trò như "hội họp chư hầu" của các "minh chủ" thời Xuân Thu. Thằng nào không đến, vui thì "minh chủ" cho người đến hỏi lý do, buồn thì minh chủ họp quân chư hầu đi "phạt tội". Và rõ ràng, có người không thèm tới nên mới đặt ra luật phạt.

Rồi khi "có chuyện", tất cả cũng im lìm. Họ Trần có nhõn 1 rẻo đất Nam Định cũng đi đánh được vua, lon ton đi "dẹp loạn" khắp nơi. Vài đứa chiếm được mảnh nào thì chiếm (cũng bé tẻo teo) mà đánh nhau như thật. Nguyên dải đất phía Nam "thiện chiến" bậc nhất im ru bà rù cho mấy ông (bé teo) oánh nhao.

Hiện trạng làm ta nhớ đến cuối triều Trần, quân Chiêm dung dăng dung dẻ chạy từ Nam ra Bắc 3 lần như chỗ không người. Vua đem quân (của mình) đi đánh được thì đánh, không đánh được thì chạy. Mà ngay cả thời trước, Ô Mã Nhi vừa ới 1 tiếng thì dòng Trần quản Nghệ An đã đầu hàng cả lượt. Vua Trần chỉ có chỗ dựa (hay chọn chỗ dựa) ở ông họ Hồ bên ngoại, được mấy ông họ hàng "còn xài được" thì kẻ chết kẻ bị giết. Sau khi họ Hồ tiếm ngôi, cũng rất "êm đềm" tiễn họ Trần đi cả lượt, rồi mấy vùng đất chả có "minh chủ" giữ vỡ như ong.

(Chiện đánh nhau của thiên tử - chư hầu là khi có chiện muốn đánh nhau, thiên tử sẽ kêu gọi chư hầu đem quân của mình đến "đóng góp", ờ, góp cả tiền lương chiến cụ binh xa này nọ kia nữa. Nên thấy thiên tử bơ vơ đánh nhau 1 mình là biết có chuyện rồi đó.)

Nhưng mà họ Trần là 1 quá trình đi ngược với họ Lý. Từ "tập quyền cho dòng họ", đến Trần Minh Tông đã xung đột với ông bố vợ, bỏ luật cưới vợ trong họ. Có thể các quan "bên ngoài" cũng được đưa vào rất nhiều, giảm ảnh hưởng của họ Trần ở trung ương. Rồi quá trình "mạnh ai nấy sống" ở các địa phương cũng phát triển. Ủa, khi Chiêm đánh vào, liệu có ai nhớ con cháu của các "anh hùng chống Nguyên" ở đâu rồi không?

Ờ, chỉ oánh Thăng Long, lấy đồ của vua chớ có động gì đến mềnh đâu, nhở.

Nói tóm lại là... họ hàng là cái chi chi? =____=

 

---

Lần trước thắc mắc về ý kiến của bác TCĐT với Lê Long Đĩnh: Theo ý bác thì LLĐ bị "kỳ thị" vì mâu thuẫn của tập quán Chiêm Thành bên mẹ với "triều đình Hán hóa" đó. Ngay lúc ấy đọc đã thắc mắc: Chả phải cái "triều đình" đó mới mấy chục năm trước xẻ thịt Đỗ Thích chia mỗi người 1 miếng hở? Hay cả mấy trăm năm sau, triều đình thời Trần vẫn xẻ thịt ăn gan, gia nô vương gia cắt thịt kẻ thù ăn sống sạch bách đó sao? Xã hội VN cho đến tận ngày nay vẫn còn nhất định chém ngang lưng heo giữa sân đình, đâm trâu máu me be bét - vậy thì cớ gì cả ngàn năm trước đi kỳ thị ông ăn thịt mèo cho được?

Ngay cả nói "Hán hóa" thì vào thời Tống, mấy "anh hùng Lương Sơn Bạc" vẫn còn đang mở quán bán bánh bao thịt người, cắt tai cắt mũi người như trò chơi. Hán này là Hán nào? Việt này là Việt nào?

Nói "dã man tàn bạo" thì xin lỗi chớ LLĐ còn chưa bì nổi ngay với cha, giết dân của cả 2 châu "người chết vô số" chả có cái tội gì. Khi viết những dòng mô tả như thế (mà thật ra có mấy phần giống chuyện Trụ vương bên Tàu), sử gia hẳn muốn nói tới chuyện "tính tình quái gở". Có kiểu hung tàn như Lê Hoàn, giết vô số dân mà chả có phốt đời tư, lại cũng có kiểu như LLĐ, toàn đi trừng trị tội phạm với kẻ thù mà ngàn đời mang danh "dã man tàn bạo". Cái này do tính khí mà ra.

Và 1 điều nữa rất quan trọng: Triều đình của họ Lê "Hán hóa" đến mức nào? Xin lỗi, những ông "Hán hóa" làm loạn 12 sứ quân đã bị diệt gần hết rồi. Khúc Thừa Dụ là Tiết độ sứ của TQ phái xuống, nhưng Dương Đình Nghệ khởi binh từ Ái châu (Thanh Hóa), là người dân tộc. Và tổ chức gồm đủ loại người Tàu Việt Mường của ông phân rã, để cho Đinh Bộ Lĩnh lại mang 1 đám người "không xuất xứ" đánh dẹp toàn bộ. Trong dư luận sau này, tổ chức của Đinh Bộ Lĩnh vẫn là "1 đám dân giang hồ". Lê Hoàn cũng không ngoại lệ.

Còn đám người "quý tộc", "Hán hóa" kia, dòng dõi của những Tiết độ sứ, Thứ sử... phần bị diệt, phần gia nhập với họ Đinh. Nhưng ngoài họ Phạm (mà vai trò quan trọng ở phía sau), Ngô Nhật Khánh sau này làm phản, và người họ Dương cũng làm phản, rụng dần dần.

Nhắc đến họ Dương, Ngô, phải nhắc đến Thanh Hóa. Dương Đình Nghệ khởi binh từ Thanh Hóa, và thông gia họ Ngô, Ngô Xương Xí cũng là sứ quân giữ Thanh Hóa, cơ đồ của họ Dương. Đinh Bộ Lĩnh không đánh Ngô Xương Xí, mà theo nhiều tài liệu đã kết hôn với 1 người họ Dương để liên kết với nhau. Nhưng sau này hẳn cuộc liên kết này không cơm lành canh ngọt cho lắm, khi Ngô Nhật Khánh làm phản, rạch mặt vợ kể tội "Cha mày ác với tao".

Và 1 người họ Dương khác sau này đến Thanh Hóa kêu gọi Chiêm Thành, bị Lê Hoàn kéo quân đến giết sạch dân của 2 châu.

Còn 1 người họ Dương khác trong triều đình, đưa Lê Hoàn lên ngôi. Nhưng nhìn hành động của người họ Dương sau đó, cái án "tư thông" này không biết mấy phần là thật - Hay chỉ như Ngô Thì Sĩ nhận định: Lê Hoàn nhân lúc rối ren, kéo quân Phạm Cự Lượng đến bao vây mẹ góa con côi, lúc đó muốn gì chẳng được.

Chưa nói tới, việc xảy ra sau khi toán quân khởi từ Thanh Hóa của 4 tướng dưới quyền Đinh đế đã bị dẹp hoàn toàn. Nghĩa là Dương hậu có thực sự là dòng dõi Dương Đình Nghệ thì cũng chẳng còn chút thực lực nào. Lê Hoàn cũng như Đinh Bộ Lĩnh cưới Dương hậu chỉ để lấy danh nghĩa cai trị 1 vùng đất "khó nhằn" bậc nhất trong lịch sử VN.

Mà nhắc đến họ Phạm, cần nhắc đến vai trò Phạm Cự Lượng, người đưa quân về suy tôn Lê Hoàn lên ngôi. Họ Phạm là 1 "cựu sứ quân" - Nghĩa là, đây rốt cuộc lại là cuộc tranh đấu của những dòng họ lâu đời. Nhưng họ Phạm sau này không còn vai trò nào nữa. Kéo dài cho đến triều Lý, lại xuất hiện 1 họ Ngô khác dưới triều Lý Thái Tông: cha của Ngô Tuấn - Lý Thường Kiệt. Lý Thường Kiệt thuộc dòng dõi Ngô Xương Ngập, đến lúc ấy lại tái xuất hiện.

Nói tóm lại là, ngoại trừ họ Phạm sứ quân nhiều đời, trong triều họ Lê còn ai danh gia vọng tộc, còn ai mang văn hóa Hán lâu đời, và họ có ảnh hưởng được bao nhiêu? Lê Hoàn có ông Thái sư người Tống, nhưng tiếp đón sứ Tống vẫn bị nhìn bằng cặp mắt "khoe mẽ", vẫn chả có thực tâm coi Tống là thiên tử gì ráo. Bảo Lê Hoàn không có thụy hiệu thì Đinh Bộ Lĩnh cũng đâu có. Thụy hiệu chỉ có từ Trung Tông, nghĩa là dưới thời LLĐ (hay Lý Công Uẩn).

Mọi điều đều cho thấy trong triều đình Ninh Bình này, dù có sắp xếp theo thể chế TQ, vẫn là "có vỏ không có ruột", thậm chí cái vỏ cũng chưa xong. Như LLĐ đi xin sách từ Tống về, thì có vẻ như đến Lễ ký ghi những phép tắc cơ bản nhất còn chưa có.

Nhưng trong thời Lý "trọng Phật giáo" ấy, chỉ sau 2 đời đã cho xây Văn Miếu thờ Khổng Tử. Việc học Nho học rời rạc và chút ít phong hóa từ dân TQ di dân truyền sang đã bước đầu trở thành hệ thống. Như vậy, ảnh hưởng này đến từ đâu? Ngoài nhu cầu thiết lập một cơ cấu, đạo đức xã hội "quân sư phụ" để ổn định, điều mà Phật giáo không làm được, thì "lực đẩy" cho Nho giáo trong triều Lý đến từ đâu? Có vẻ chẳng phải miền đất phía Nam "chỉ giỏi mỗi chuyện đánh nhau". Như đã nói trên, triều đình Hoa Lư chả có "lễ nghi" gì cho nó đúng.

Mà như đã nói trên nữa, hành động của LLĐ dù có quái dị đến đâu thì xét tới xét lui nó cũng chả kinh thế hãi tục với mấy ông Việt Tàu cho lắm, so với cả người trước lẫn người sau. Sử thời Lê chép thì có vẻ ghê gớm, nhưng trong thời đại đó thì chưa đủ là lý do để đá 1 ông vua xuống. Cái gọi là "khác biệt văn hóa" càng lạ, thời Lê cho 1 đống người Chiêm vào Đông Kinh, vua Lê lấy vợ Chiêm cũng có, chẳng ai nói đến kỳ thị gì. Thì trong 1 cái thời, xin lỗi chớ - Chiêm Thành giành độc lập từ khuya rồi, chả biết thằng nào hơn thằng nào - có gì để mà "kỳ thị"? Trong 1 cái thời mà kéo dài cho đến hết thời Lý, các công chúa còn phải bị gả cho tù trưởng, hào trưởng để liên hôn, thì "kỳ thị dân tộc" hay cảm thấy "hành vi dân tộc quái lạ" nó có... hơi bị quái lạ không? Người Việt đến cuối thời Lê (hay tận thời này) vẫn còn ăn cóc, nhện, bất cứ con quái dị gì, thì lăn tăn chi cái chuyện... con kia ăn được?

---

Quan hệ của Lý Công Uẩn với họ Ngô-Dương thật ra lại rất mật thiết: LCU lấy con gái của Dương hậu.

Vầng, từ điều này đã suy ra được quan hệ ẩn giấu giữa LCU và các vị quan Thanh Hóa đã nói ở bài trước trước nữa. Điều này cũng khẳng định điều bác TCĐT nói (mà nhiều người cho rằng ngược lại), là LCU dời đô không hẳn liên quan đến sự chống phá của "đất khách" với vị vua Bắc Ninh, vì chẳng thấy sự chống phá nào ngoại trừ "man Cử Long" đánh mê mải từ Lê đến Lý. Ngược lại, các võ tướng Thanh Hóa (hay tổ tiên liên quan Thanh Hóa) là bức chắn chống đỡ cho suốt đầu triều Lý. Và những "người TH' này chọn phò trợ Lý Thái Tông, cháu Dương hậu, chứ không phải tam vương kia là điều... dĩ nhiên.

(Nhắc đến họ Dương lại nhớ 1 bà hậu họ Dương khác: Thượng Dương hoàng hậu bị Ỷ Lan bức tử. Bà hậu không con cũng không được chồng yêu, có quyền hành gì (khi Ỷ Lan đã phụ chính lúc Lý Thánh Tông đi chinh chiến), mà vẫn giữ được ngôi, vẫn chia được nửa chức Thái hậu với Ỷ Lan thì "chỗ dựa" cũng phải lớn thế nào.)

(PS2: Nếu có gia phả họ Ngô Dương để xem sau khi họ Ngô (LTK) trừ khử họ Dương trong triều, chuyện gì xảy ra thì vui.)

(PS3: Ỷ Lan họ Lê, ít ai biết nhưng 3 người họ Lê Ỷ Lan, Lan Xuân (Phụng Thánh phu nhân), Linh Chiếu hoàng hậu lần lượt là vợ của Lý Thánh Tông rồi Lý Thần Tông. Và điều ít ai biết hơn nữa: Họ Lê này là dòng dõi của... Lê Hoàn. Vầng, xin lỗi người tin cổ tích, không có Lọ Lem cũng không có cô Tấm gì trong "thôn nữ tựa cây lan", hoàng tộc thất thế thì có đó.

Và họ Lê này giữ vai trò phế lập suốt 3 đời vua sau này: Nhân Tông, Thần Tông, Anh Tông. Mà sự tư thông của bà hoàng Linh Chiếu với Đỗ Anh Vũ cũng hất nhà Lý xuống bùn luôn.)

Như vậy, nhờ hệ thống liên hôn mà họ Lý đã có được sự "bình yên" tạm thời ở "điểm nóng" Thanh Ninh, dù lấy ngôi của ông vua Ninh Bình. Nhưng từ đây lại đặt ra câu hỏi: Lý Công Uẩn là người như thế nào mà lại lấy được con gái của Dương thị - 1 người trọng-yếu như thế?

Trước tiên, với tính cách của Lê Hoàn, LCU phải là người... không đe dọa được đến họ Lê. Xuất thân con côi, cha nuôi là sư, thầy dạy cũng là sư, thuộc loại tứ cố vô thân (nghĩa đen luôn). LCU lại có vẻ trung thành với họ Lê (theo cách đối xử với Trung Tông).

Và 1 điều thuộc diện nghi vấn: Mẹ LCU họ Phạm, dù sử ghi chỉ là bà giữ chùa, nhưng đến thời Lý Thái Tông cho xây miếu thờ Phạm Cự Lượng ngay tại đền Ngự sử của Văn Miếu để "tỏ rõ sự linh thiêng sáng suốt". Ờ, thiệt tình thì mấy "giấc mơ" thần tiên của vua chúa chỉ để làm màu là chính, nhưng tại sao lại là Phạm Cự Lượng?

Mà thật ra, họ Phạm là hào trưởng của đất Đằng Châu - khu vực mà Lê Long Đĩnh đến thụ phong vương sau này. (Đây gọi là đường nào cũng đến La Mã.) Dù LLĐ đã đứng ra xin chức thái tử nhưng Lê Hoàn không làm gì để kiềm chế người con này, có phải là lòng tin vào con quá cao? :)) 1 trong 2 lý do: Lê Hoàn cảm thấy có thể kiềm chế được LLĐ, hoặc đã không thể làm gì để kiềm chế được nữa. Theo tính cách Lê Hoàn thì điều sau rất khó xảy ra, nhưng LLĐ đã làm gì để thu phục LCU thì cũng... không ai biết.

Vầng, và nhìn trên bản đồ, từ Thanh Hóa đến Hưng Yên với điểm giữa là Ninh Bình đã kín chỗ cho các họ tộc "nguy hiểm". Chỉ còn 1 địa điểm nằm giữa Hưng Yên - Bắc Ninh là nơi đóng quân cũ của sứ quân Lý Khuê, gần nơi sinh LCU. Dù LCU chỉ là con nuôi và họ Lý này là "đi mượn", thì cũng khó hiểu tại sao các sư lại tỏ thái độ tích cực như vậy với 1 cậu bé chỉ mới 3 tuổi?

Mà nếu như nhìn quanh LCU, nhận ra tất cả "mối dây" của Ngô Dương Đinh Lê Lý Phạm trải suốt từ Bắc đến Nam miền đông bắc đều đến lúc kết tụ buộc vào quanh 1 người, tất nhiên người đó lên ngôi sẽ hết phân tranh.

Hay người ta gọi "Càn khôn bĩ rồi lại thái", hoặc là... đến lúc nó thế.

---

Quay trở lại với tranh chấp quanh ngai vàng Tiền Lê, như đã thấy, chìa khóa của việc này là quyền lực của những hào trưởng, thủ lãnh, họ tộc chứ không phải là mâu thuẫn văn hóa. Trong suốt thời nhà Lý, mâu thuẫn văn hóa khá là ít, lý do có thể vì... người VN chẳng giỏi triết học để mà mâu thuẫn với nhau. Trừ những đạo nói ra lời như ông Khổng ghét thần ma, Phật Nam tông chỉ thờ 1 Phật, còn thì đạo thần tượng cỏ cây hoa lá mưa gió bão, sơn tặc thổ địa gì cũng thành thần được tuốt, đạo Phật bảo ai cũng là Phật, Chân Như huyền không thì ngàn thần cũng chỉ là hóa thân của Phật, đạo to là chung nhất vân vân, nói chung rất thích hợp với người VN.

Cho nên sử gia thời Lê còn ghi thắc mắc vào chỗ đám tang Ỷ Lan: Tuẫn táng là tục nhà Tần, hỏa táng là tục đạo Phật, trộn chung với nhau nghĩa là thế nào?

(Nói về tục tuẫn táng, trong sử sách VN thì đến tận Lê Thái Tông mới ra lệnh bỏ tục tuẫn táng. Trong khi ở TQ thì đời Hán, khi bắt đầu áp dụng Nho học, đã cho bỏ tuẫn táng rồi - tuy vẫn có vài vụ vì xử trị nhau mà bắt người nào đó chết cùng "chôn theo", hay các vua đầu đời Minh bắt cung phi tuẫn táng, nhưng đó không phải là đạo lý Nho giáo mà có thể tục lệ rơi rớt lại của Mông Cổ. Ngay trong thời Chiến quốc, Thân Công Báo đã đả phá tục lấy người tế thần, Khổng Tử, Mạnh Tử đã chỉ trích tục tuẫn táng. Nhưng ở VN vào thời Lý vẫn thấy vua vứt người tế sông Hồng, triều đình vẫn dùng người tuẫn táng - Cho thấy văn hóa, đạo lý Nho giáo hay "Hán hóa" vẫn chả là cái đinh gì để mà đòi "mâu thuẫn".)

(PS2: Không rõ tục tuẫn táng có được thi hành "triệt để" trong triều Lý hay không, nhưng 2 lần sử ghi hành động này thì cả 2 lần đều liên quan đến bà hoàng "hiền lương, mộ Phật" Ỷ Lan. Lần đầu là bức tử Thượng Dương cùng 72 cung nữ, lần 2 là trong chính đám tang mình bắt người hầu chôn theo. Sử quan ghi là tục nhà Tần chứ thời gian này hay ngay cả thời gian dài sau đó tục này vẫn còn ở rất nhiều vùng châu Á.)

Lại nói về chuyện xin sách của Lê Long Đĩnh. Đạo Phật ở VN phát triển rất sớm, có thể ngay vào thế kỷ 2,3 sau CN, nghĩa là trước thời Lê-Lý phải 6-7 trăm năm - Với trung tâm Luy Lâu (Bắc Ninh) nổi tiếng ngay từ thời Đường. Không biết các nhà sư VN khi ấy theo tông phái nào, nhưng vẫn thường có người đi sang Ấn Độ học hay nhà sư từ TQ đi qua. Vào thời Lý, tông phái mạnh nhất ở VN là Vô Ngôn Thông, tuy cho là phái Thiền tông, nhưng từ tôn chỉ cho đến trước tác của các tác gia đời Lý đều ảnh hưởng rất mạnh Duy thức tông.

Nói 1 cách đơn giản, có thể dùng câu "Sắc tức thị không, không tức thị sắc" để biểu thị cho Duy thức tông, ý "tất cả các pháp đều từ tâm sinh". Tâm này mang sẵn nghiệp của quá khứ, tạo thành "ảo ảnh" mà con người cho rằng có thật. Và thơ Phật thời Lý đều xoay quanh sắc sắc không không - so với thơ văn thời Trần lại nói đến ý Không của cuộc sống nhiều hơn. Lý tập trung vào tâm thức, Trần chủ ý lại là chiêm nghiệm.

Thiền tông dung hòa giữa Trung quán tông và Duy thức tông, con người không có tự ngã nên chỉ là Không, tất cả đều do duyên tạo thành, rồi thế giới bên ngoài lại theo cái tâm ấy để thay đổi, tác động ngược trở về. Trung quán cho rằng Duy thức quá chú trọng cái tâm thức, mà cái tâm này thậm chí còn không thật, không có sắc không mà chỉ là không. Thiền tông, khi kết hợp với Lão và Nho, phát huy chữ Không này lên đến tột đỉnh "gặp Phật giết Phật". Cũng cùng tập trung vào thiền quán, nhưng trong khi Duy thức tìm "tâm" thì Thiền tìm "ngộ". Chữ ngộ này các tông phái khác nhau lại hiểu theo kiểu khác nhau.

(Cho nên thiệt ra là đừng tưởng cứ nói "theo Phật" là tùy tiện treo hàng đống kinh thư lên miệng nhân vật, đều cho rằng cần ngồi tụng kinh gõ mõ lạy Phật. Sợ nhất là cứ đem kiểu Tịnh Độ áp lên mấy ông Thiền. =)) )

Duy thức cực thịnh vào thế kỷ 6, và có 1 thành viên rất nổi tiếng: Đường Tam Tạng. Nhưng cũng đồng thời, vì quá chú trọng đến lý luận, kiến giải tâm thức này nọ kia mà dẫn đến việc chia bè rẽ phái ai cũng nhận mình là Chân lý. Và như đã nói trên, đọc rồi thì cảm thấy thiền phái đời Lý mang ảnh hưởng Duy thức rất nặng, nhiều khi đem mình và ngoại vật tách rời ra hẳn. Đặc biệt, với những "truyền thuyết" sư tu thành chính quả là bay lơ lửng trên trời, tỏa hào quang sáng chói vân vân, đạo Phật này vẫn mang nặng tính... mê tín mà nhiều người cho rằng có liên quan tới Mật tông.

(Thật ra mình hông tin người VN ngấm được Mật tông, cũng chỉ vì... khả năng triết học quá ít, mà Mật tông coi vậy thôi chứ yêu cầu rất cao. Vẽ mấy lá bùa, chế mấy bài thuốc, làm mấy trò ảo thuật thì có chứ về "ma thuật" thì còn thua mấy dân tộc miền núi. Dân tộc người ta còn có mấy loại bùa pháp nổi tiếng chứ cả ngàn năm dân tộc VN có loại bùa chú nổi tiếng nào?

Còn chuyện bay lơ lửng, tỏa hào quang... thì đó là phong khí chung thời Lý,. Như đầu thế kỷ 20 mà còn rất nhiều tôn giáo đi tuyên truyền bằng cách chữa bệnh hiểm nghèo, bằng súng đạn bắn không thủng, bằng abcxyz truyền thuyết huyền huyễn các loại. Tất cả đều cần có 1 "sức mạnh thần quyền" to lớn, rồi đến lượt nó được phủ lên tấm màn toàn huyền thoại.

Như mình từng nói chớ, người thành công ở lịch sử VN có thể không cần gia thế chứ nhất định phải cần... thần thế. Gia thế ở VN chả là cái đinh gì, nhưng... kiến đục lá bàng là đủ cho Lê Lợi gọi người, và trước hay sau, sớm hay muộn, các "thiên tử" cũng phải tự biến mình thành "đại diện được trời chọn". Và anh người Anh lai Việt đanh-đá-cá-cày Baron tổng kết bằng 1 câu nói được lịch sử ngàn năm chứng minh: "Chỉ cần 1 lão thầy bói linh tinh lảm nhảm là đủ nguyên cớ để nổi loạn".)

À mà nói tới đâu rồi? Ờ, Luy Lâu tại Bắc Ninh là trung tâm Phật giáo VN, cùng với Đại La thi thoảng xuất hiện trong các chuyến đi của giới tăng lữ từ phương Bắc xuống. Mà muốn trở thành nơi văn hóa phát triển, tập trung nhiều tăng lữ như vậy, nơi đó cũng phải là nơi thông thương trù phú. Sau thời Đường, Phật giáo lan tỏa khắp nơi, và có thể đã chiếm đa số nơi này.

Nhưng trong triều đình Đinh Tiên Hoàng lập nên, ta thấy cả nhà sư mà cũng có cả đạo sĩ. Không rõ thái độ của Lê Hoàn với tôn giáo như thế nào, nhưng đến đời LLĐ thì thấy "thái độ" với sư, khinh thường với ma. Cái thái độ lập lờ của đất Thanh Hóa với tôn giáo còn thấy kéo dài cả tới thời chúa Nguyễn, khi ông thì thích Lão, ông tôn Phật ông trọng Nho, không có cái kiểu vua vào ngồi ở Thăng Long là phải chú trọng đình chùa (Ngay cả Huế rồi cũng thế. Mà xung đột tôn giáo thời... Ngô Đình Diệm càng cho thấy là thế).

Điều này do bản chất của vùng đất Trung Bắc bộ tạo thành. Bác TCĐT từng cho rằng "man Cử Long" là người Nam Chiếu - mà tổ tiên chúa Trịnh cũng là người Nam Chiếu. Sau này, với những đợt biến động lịch sử từ TQ, người phía Tây Nam TQ kéo xuống rất nhiều, có dân tộc xuống đến Tây Nguyên - khác với vùng biển phía Đông thu nhận hầu hết là người Hán từ Lưỡng Quảng. Các "động man" này đến tận thời Minh Mạng mới bị giải tỏa thành làng xã (sau khi quậy triều đình chịu hết nổi =)) ), rất nhiều vùng bây giờ cho là "người Kinh" chứ chỉ hơn 100 năm trước thì không phải đâu. Vì thế, sự độc tôn 1 thứ tôn giáo nào đó, coi nó là "quốc giáo" với họ nó vừa không thực tế, vừa... quá độ.

Cho nên, bây giờ ta quay lại với điều xưa cũ: Hành động của LLĐ sẽ chọc đến nhiều nhất là người theo Phật, mà nói chung là số đông tin thần tín thánh. Ta hãy chạy đến... cuối đời Lý. Nguyên nhân đầu tiên gây nên sự sụp đổ của nhà Lý là vua Cao Tông giết chết Phạm Bỉnh Di, khiến tướng của Bỉnh Di tạo phản. Sử không ghi ông là ai, nhưng Bỉnh Di cất quân từ Đằng Châu đi đánh Phạm Du. Vầng, là họ Phạm ở Đằng Châu. Sau khi Đỗ Anh Vũ một tay diệt hết họ Dương, Nguyễn cùng bao nhiêu người khác chưa rõ, tôn thất nhà Lý chạy sang Cao Ly rồi, chỉ cần họ Phạm Đằng Châu tạo phản, vua Lý phải chạy khỏi kinh thành không còn nương nhờ được ai ngoài 1 họ Trần xa lạ. Nghĩa là triều đình còn lại hầu như trống không, các họ Đàm Đỗ Lê giết nhau trong triều thì giỏi mà đụng chuyện đánh nhau là ngơ.

Lần trước mình nói chớ họ Phạm sau cuối Tiền Lê, đầu đời Lý không còn thấy được ghi vai trò gì, chỉ "đột nhiên" nổi bần bật cuối đời Lý, hầu như là danh tộc cuối còn sót lại sau khi triều Lý "thay máu". Thật ra sử có những khoảng trắng rất là "bí hiểm".

---

Như đã nói trước về lịch sử Phật giáo ở VN, tôn giáo này đã "có mặt" ngay sau thời kỳ nhà nước bộ lạc sụp đổ, và do đó, đã trở thành 1 loại "tôn giáo nền tảng" cho bộ phận người sống tại Đông Bắc bộ gần 1000 năm trước khi tự chủ. Do đó, không có chuyện "nhà nước đem tôn giáo thành quốc giáo" mà chỉ có "nhà nước thuận lợi cho tôn giáo được lập nên".

Thực tế, dân nào thì nhà nước ấy, vì số-đông tạo nên quyền lực hỗ trợ cho nhà nước, nếu không nhà nước không thể tồn tại nổi. Trong 1 thời gian dài, nhà nước có thể dùng quyền lực của mình tác động trở lại thay đổi số đông, nhưng đây là việc rất mạo hiểm.

(Thực tế nữa thì không có tôn giáo nào "ôn hòa" khi đụng đến quyền lợi của mình. Người VN rất khoái nhận những chữ "hòa bình, hiền lành, ôn hòa" vào bản thân, trong khi sự thực...

Ở Nhật Bản, trong thời gian cuối thế kỷ 16, đầu 17, chính những thiền sư là lực lượng đứng sau việc bài trừ Thiên Chúa giáo. Để rồi đến Minh Trị, rất nhiều chùa bị đốt vì coi đây là lực lượng "phản tiến bộ" - ờ, nhưng thành-công đã che lấp điều đó rồi.

Ngay cả ở vùng Đông Nam Á, sự xung đột của Phật giáo cũng liên quan rất nhiều đến... lịch sử VN. Vua Chiêm Thành muốn theo Phật, liên kết với nhà Trần. Và sau này, vua Chân Lạp cưới vợ Hồi giáo, muốn dựa sức các quốc gia Hồi giáo phương Nam chống Xiêm - Chưa chống được gì đã bị người trong quốc gia Phật giáo này móc nối với Nam Hà lật đổ, dẫn đường cho việc Nam tiến.

Ngay cả ở VN, xung đột tôn giáo này dễ thấy nhất ở thời Ngô Đình Diệm. Hãy đọc Taylor để nhìn toàn cảnh về 1 chính phủ TC nằm trong 1 nước Phật giáo, chứ các sự kiện chỉ là bề nổi.

Dù giáo lý có hướng thiện ôn hòa đến đâu, tôn giáo/hệ tư tưởng nào cũng đi kèm với quyền lợi riêng dành cho tầng lớp tăng lữ / lãnh đạo. 1 khi gặp đối thủ cạnh tranh, nghĩa là nó sẽ mất dần tín đồ, mất đi ảnh hưởng xã hội chính trị, tất nhiên tất cả mọi quyền lợi đều ảnh hưởng. Chưa nói đến, "đối thủ cạnh tranh" này có thể được hỗ trợ bởi lực lượng âm mưu khác.

Các bác phương Tây rất thích dùng chiêu bài "xung đột văn hóa" như ngày nào các bác đánh châu Mỹ, châu Á. Các bác quên xừ nó việc dùng văn hóa thâm nhập, chia rẽ xã hội, nhà nước người, khích thằng này đánh thằng kia. Đến khi bị đập lại, các bác to mồm hơn ai hết gào lên đổ tội là đồ cuồng tín, đồ bảo thủ. - Hãy đọc Shogun để nghe 1 bác Tây tự thẳng thắn đánh giá mình (thiệt ra là kể tội nhau).

Mọi cuộc xung đột đều phải nhìn từ bên ngoài và bên trong. Mọi "nhóm lợi ích" đều có xu hướng tự bảo vệ mình, nhưng trên đời này không phải tất cả đều sống trên cung trăng để chỉ cần tinh thần mí lị "lý tưởng". Các bác phương Tây duy lý nhất, vật chất nhất - nhưng cũng đồng thời đi gieo rắc những ý tưởng viển vông nhất, mang tính chất duy-tâm nhất cho kẻ-khác nhằm để xóa-trắng mục tiêu vật chất của mình, cái xung đột thực sự nằm sau tất cả.)

Khi nói tới tư tưởng nền tảng, tự dưng lại nhớ tới ý "gà con mở mắt". Ở TQ, Kinh Dịch là tư tưởng nền tảng của TQ, và không chỉ các tôn giáo bản địa như Nho, Lão đều được xây dựng trên nền tảng tư tưởng này, ngay cả Phật giáo cũng bị "bản địa hóa" triệt để. Ở Nhật Bản, nhà nước Thiên Hoàng tồn tại trước toàn bộ các tôn giáo, tư tưởng, và dù có là tôn giáo, tư tưởng nào, người Nhật đều đưa lòng trung thành lên hết thảy. Ấn có tư tưởng Bà la môn - nền tảng của rất nhiều tôn giáo sinh tại đây, ngay cả Phật giáo. Và vùng Trung Đông, nơi sinh ra 3 tôn giáo lớn, thực tế đều từa tựa nhau.

(Bây giờ người ta chỉ biết câu chuyện "ai có tội thì ném đá người phụ nữ này" mà không biết kinh thánh Do Thái cho phép giết chết người ngoại tình, luật Deuteronomic cho phép đàn ông gửi trả vợ nếu phát hiện không còn trinh, và người nhà cô ta sẽ ném đá đến chết người phụ nữ này. Chỉ vài thập niên trước, ngoại tình là tội phạm hình sự ở các quốc gia Công giáo. Ngay cả sau cải cách tôn giáo thế kỷ 17, các giàn xử tội vẫn được dựng lên khắp nơi, và mới bị hủy bỏ giữa thế kỷ 19. Các giàn xử tội và sự khắc nghiệt của đạo đức tôn giáo này có thể tìm đọc trong Chữ A màu đỏ.

Cho đến thế kỷ 19, quan hệ trước hôn nhân vẫn là phạm pháp ở Anh. Và "trinh trắng" là điều được nhắc đi nhắc lại trong kinh thánh. Chả hiểu sao bây giờ lại nhiều người cho rằng văn hóa châu Âu bản-chất cởi mở. Ngay từ hồi bé đọc Shogun đã cho mình cái ấn tượng là ngược lại.)

Cho nên, các triết gia TQ có thể dung hòa Phật giáo Nam truyền vào
Nho, Lão, biến mình thành nhà nước Nho giáo theo Phật - trong khi đó, VN có xu hướng biến mọi hệ tư tưởng khác thành... phái thần tượng hay giáo lý Phật giáo kiểu đơn giản nhất. Dù có bắt chước TQ về hầu như mọi mặt, VN vẫn chỉ có cái vỏ - Như ngày nay hễ thấy phương-Tây-văn-minh có cái gì là kéo về, bất chấp có phù hợp tình hình thực tế hay không.

Tư tưởng nền tảng của VN sinh ra trong 1 hoàn cảnh không có quốc gia, không có chính phủ, chỉ có những nhóm người riêng lẻ tự tìm cách sống, vừa căm ghét sự điều khiển từ bên ngoài vừa lo ngại cho bản thân. Chữ nghĩa của tầng lớp thống trị phương Bắc đưa xuống cũng lẻ tẻ, rời rạc và chỉ có lớp vỏ sắp đặt bên ngoài, những đạo lý chỉ có chữ "Lễ" mà không có căn bản.

Kết hợp với Phật giáo được truyền vào rất sớm - Đến thế kỷ thứ 2 sau CN, Đại thừa mới cơ bản hình thành, và đến thế kỷ thứ 4 Đại thừa mới phổ biến, Phật giáo nguyên thủy đến VN sớm nhất phải là Tiểu thừa. Và 1 câu nhận xét Đại Tiểu thừa có thể tóm lược: Đại thừa muốn cứu vớt mọi người, Tiểu thừa chỉ cứu chính mình.

Cho nên, tư tưởng này không có thế quyền, không có tổ chức, không có 1 nền tảng phân cấp cơ bản ngoài 1 mối quan hệ kéo dài trong suốt lịch sử VN: Vùng miền. Làng xã, họ tộc, nơi những nhóm người có cùng chung môi trường sống, cùng chung 1 người tộc trưởng được tin cậy, cùng chung 1 quyền lợi. Tôn giáo là điều giúp con người có đủ sức mạnh tinh thần để tồn tại, và ở đây lại cũng không có 1 hệ thống phân cấp, tổ chức nào ngoại trừ niềm-tin.

(Nên với ví dụ của các quốc gia Phật-giáo-mạnh trên kia, mềnh cho rằng chỉ có con người ôn hòa hay không chứ làm gì có tôn giáo ôn hòa. Còn tại sao các quốc gia thuần Phật luôn là mục tiêu triệt hạ của các thế lực khác chứ chả mấy khi ngược lại là do... tính không tổ chức của tôn giáo này. Với các tôn giáo xuất xứ Trung Đông, thần quyền hỗ trợ cho thế quyền, tạo thành lòng trung thành khủng khiếp. Với các nước như Chân Lạp, "nền tảng" của họ là Bà la môn, là chính quyền theo hệ thống mandala. Chính quyền triều Lý, hay cả Lê trước đó, phải vận dụng hệ thống của Nho giáo, phần vì chịu ảnh hưởng lâu dài của phương Bắc, phần vì... bản thân không tự có.)

Các chính quyền VN, do đó, cực kỳ vất vả để xây dựng nên một tổ chức thể chế có thể tồn tại lâu dài. Trong hàng ngàn năm Bắc thuộc, lịch sử cho thấy việc đánh thắng vài đạo quân phương Bắc, giành lại độc lập là không khó, nhưng đều là... sau đó chính phủ tự đập nhau, tự giết nhau cho quân Bắc tràn xuống hốt nốt.

Ngay cả chính phủ Dương Đinh Lê. Sự phân hóa của chính phủ họ Dương cũng là mẫu chung như bao lần trước, đến họ Đinh diệt bớt số sứ quân lẻ tẻ, liên kết với những sứ quân mạnh. Đến họ Lê diệt bớt thêm 1 số nữa. May là nhà Tống không phải nhà Đường.

Giống như hình-mẫu các "hôn quân" sau này ghi vào sử sách theo tinh thần Nho giáo là vua ăn chơi nên mất nước, hình-tượng của LLĐ được ghi lại cũng nhắm đến mục đích tương tự: Số đông.

Trong thời điểm đề cao tôn giáo, tất nhiên, phạm đến tôn giáo là tội tày trời.

Nhưng dù triều Lý của LCU không gặp vấn đề này, triều Lê lại thực sự gặp vấn đề: Vùng miền. Dù đã lấy Dương hậu, động thái trong triều Lê cho thấy cái vùng đất phía Nam chả ủng hộ gì cả. Và 1 người con nuôi của Lê Hoàn đã được nhà Tống phong Thái thú quản lý Nghệ An - nghĩa là nó là phần tách hẳn với ĐCV. Sau khi LLĐ chiếm ngôi, người này chạy sang Tống ở luôn.

Lê Hoàn, dù là con nuôi ở Thanh Hóa, là người "phương Bắc", và sau này đã liên kết với họ Phạm "phương Bắc" triệt hạ lực lượng phương Nam. Nhưng triều Lê vẫn đóng tại Ninh Bình, và do đó - bị "phương Nam" phản công lại bằng... con rể của Dương hậu. Xét tương quan các lực lượng lúc ấy, LLĐ dùng lực lượng Đằng Châu của mình chiến thắng Ninh Bình, sau khi các vương ở Ninh Bình đánh nhau xong, rồi lại kéo đi đánh các vùng khác dễ dàng. Nhưng cũng giống như đoạn cuối triều Lý khi mạt: Giành giật quyền lực xong thì chẳng còn gì, và lực lượng ủng hộ cuối cùng trở giáo là xong luôn.

Cái "xung đột vùng miền" không đúng với LCU, nhưng đúng với Tiền Lê - mà lịch sử thì luôn có "chốt thí".

Từ xung đột quyền lợi bị biến hóa thành "xung đột văn hóa" luôn luôn là chiêu bài trong mọi nền lịch sử.

Tuy vậy, LCU vẫn là người phương Bắc. Và khởi đầu cho tất cả các triều đại sau đó, LCU làm 1 việc: Đem người phương Nam lên phương Bắc, và đem văn hóa phương Bắc xuống phương Nam. LCU đã nhận ra "họa ngầm" của Tiền Lê khi triều đình người Bắc bám giữ lấy Ninh Bình.

Nên sau khi bóc từng lớp vỏ, ta thấy xung đột vùng miền là thật, văn hóa cũng là thật, họ tộc cũng là thật, nhưng đồng thời, tất cả chỉ là lớp vỏ của sự thật.

 

---

Chuyện "lời sấm" về Lý Công Uẩn

Sử sách chép lại, trong thời kỳ Lê Long Đĩnh làm vua, sét tự nhiên đánh xuống cây trong chùa Cổ Pháp, nơi Lý Công Uẩn sinh ra. Thân cây tách ra, xuất hiện 40 chữ: "Thụ căn liễu liễu, mộc biểu thanh thanh, hòa đao mộc lạc, thập bát tử thành, đông a nhập địa, dị mộc tái sinh, chấn cung xuất nhật, đoài cung ẩn tinh, lục thất niên gian, thiên hạ thái bình."

Không cần phải đợi đến bây giờ, trong Việt sử tiêu án, Ngô Thì Sĩ cũng đã nói đây là "tác phẩm" của sư Vạn Hạnh: Ờ, cây bị sét đánh đóa, nhưng mà chữ thì hông biết à nha, có khi nó loằng ngoằng không ra chữ gì mà sư Vạn Hạnh đem "phép thần thông" thầy bói ra đọc như đúng rồi thôi à.

Rồi người đời sau tiếp tục "giải thích" câu này ra làm sấm truyền cho cả lịch sử nước Việt. Nhưng phải nói chớ, toàn là nói nhửm. Ví dụ như "đông a" thành chữ Trần. Ờ, Trần 陳 thì có chữ "đông" 東 đó, còn chữ "a" 阿 ở đâu? Bên trái của chữ Trần là bộ phụ chớ nào phải chữ A. Còn "dị mộc" thì liên quan gì đến Lê? Đúng Lê 犁 thì có chữ "mộc" 木 đóa, nhưng chữ "dị" 異 ở nơi mô? Còn chữ Nguyễn 阮 thành "tổng hợp của chữ lục, thất" thì xin lỗi, trình chiết tự (tưởng tượng) của iem kém cỏi, nhìn toét mắt ra được chữ lục à.

(Đây có lẽ là do mí ông nhà Trần thấy chữ "đông" mừng quá, nhận luôn làm "thiên mệnh" cho thiên triều, càng về sau càng ghép chữ bậy bạ. Đến chữ "Đoài cung ẩn tinh", ờ Đoài là phía Tây, Tây là Tây Sơn thì thoai. Nhưng "Chấn cung xuất nhật" làm xao thành chữ Mạc được vậy (ngoại trừ chữ Mạc có chữ Nhật)?)

Đáng chú ý chỉ là câu "thập bát tử thành" chỉ chữ Lý. Mà 30 năm trước, cái câu này đã từng xuất hiện trong "sấm truyền" cho Lê Hoàn giành ngôi "Đỗ Thích thí Đinh Đinh, Lê gia xuất thánh minh, cạnh đầu đa hoành nhi, đạo lộ tuyệt nhân hành, thập nhị xưng đại vương, thập ác vô nhất liệt, thập bát tử đăng tiên, kế đô nhập nhị thiên".

Sử kể rằng có tên thư lại tên Đỗ Thích mơ có sao rơi vào miệng, tin là có số giết vua, ứng với câu "kế đô nhập nhị thiên" này nà. Nếu như hành thích Đinh Tiên Hoàng là kế hoạch đàng hoàng, thì câu "sấm truyền" này là mở đầu cho Lê Hoàn "ứng thiên mệnh" lấy ngôi nhà Đinh. Nhưng cái số của "sấm truyền" đem ra cho thiên hạ là để người người... mổ xẻ nhảm nên chữ "thập bát tử" có thể đã bị phiên dịch thành chữ "Lý" lâu lắm rồi.

Và "sấm truyền" sau xào lại y nguyên cái chữ "thập bát tử" như đường hoàng chỉ cho thiên hạ vào chữ "Lý".

Đọc một cách bình thường, chỉ trong thời gian đó, cái câu sấm truyền này nó có nghĩa vầy nà: Gốc cây rối rắm, lá cây xanh xanh. đao chặt cây rụng, "thập bát tử" thành, nương về đông vào đất, cây khác lại tái sinh, cung chấn mặt trời mọc, cung đoài còn ẩn sao, trong vòng sáu, bảy năm, thiên hạ sẽ thái bình.

Toàn bộ câu này có ý nghĩa: Cái cây xanh tốt, bị chặt rồi mà nhờ "đất phía Đông" lại tái sinh thành "Lý". Dù mặt trời mọc ở phía Đông, vẫn còn sao ẩn ở phía Tây đối nghịch, trong vòng 6,7 năm nữa sẽ có biến lớn rồi lại thái bình.

Vầng, Kinh Bắc (Bắc Giang) thời ấy, nằm phía Đông Bắc Hà Nội (Thăng Long). Còn "hay ho" hơn nữa, thì nếu Lê Long Đĩnh ở vị trí của vua tại phía Bắc, ngoảnh đầu về phía Nam, thì phía Đông nằm bên trái (Tả).

Ở ngay chùa Cổ Pháp nơi Lý Công Uẩn sinh, lại "Lý" này "Lý" nọ, lại còn "ám chỉ" kiểu "đó là trẻ mồ côi còn sót lại của cuộc thanh trừng nào đó". Toàn bộ đều chỉ vào LCU.

Rồi dường chưa "đủ đô", lúc Lê Long Đĩnh còn chưa (thèm) tin cái câu "sấm truyền" này, một quả mận chứa hột lê (lý) đáp ngay xuống trước mặt.

Mà như mềnh nói chớ, Lý Công Uẩn có dại lắm mới chơi trò này. Toàn bộ "ám chỉ" đều chỉ đích danh mình, cái cây cũng nằm ngay trên đất "nhà mình", như sợ Lê Long Đĩnh còn chưa tin nên đổ dầu vào "giết họ Lý đê, giết đê".

Mà nếu là bàn tay khác ngoài LCU, thì người này cũng phải cực kỳ thân cận với Lê Long Đĩnh đủ để đưa quả mận đến tận miệng vua. Và người này còn biết cả "cây khác lại tái sinh" - Có bao nhiêu người đáp ứng đầy đủ "yêu cầu" này?

Gia phả họ Nguyễn ghi thẳng "Nguyễn Đê và Đào Cam Mộc đưa Lý Công Uẩn lên ngôi", trong khi chính sử im phăng phắc về vai trò của người Hữu Thân vệ đáng lẽ cực kỳ quan trọng trong thời gian ấy.

 

---

Vai trò của Nguyễn Đê trong việc lập Lý Công Uẩn

Bài trước có nhắc đến Nguyễn Đê, mà trong Đại Việt sử ký chỉ ghi vắn tắt vai trò của Nguyễn Đê như sau: "Đến khi Ngọa Triều băng, vua nối còn bé, Công Uẩn cùng với Hữu điện tiền chỉ huy sứ là Nguyễn Đê mỗi người được đem 500 quân tùy long vào làm túc vệ."

Sau đó không nhắc đến Nguyễn Đê, nhưng Lý Thái Tông lên ngôi lập tức phong Nguyễn Quang Lợi, con Nguyễn Đê, làm Thái úy - chức quan võ lớn nhất trong triều đình. Điều này cho thấy trước đó Nguyễn Đê cũng đã thăng chức không nhỏ. Nguyễn Phước tộc thế phả ghi, Nguyễn Đê là thân cận của vua Lý, giữ chức Đô hiệu kiểm, chánh nhị phẩm.

(Trong khi nếu ta nhớ rằng "chủ mưu" của vụ "lấy ngôi" được ghi trong sử sách là Đào Cam Mộc chỉ được lấy công chúa, phong tước hầu, không còn "vai trò" gì trong lịch sử triều Lý).

Như vậy, ngài Hữu điện tiền chỉ huy sứ Nguyễn Đê - ngang hàng với Tả điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn - chính là 1 nửa mảnh ghép của cuộc chiếm ngôi "êm đềm" nhất lịch sử. 2 người giữ quân thân vệ bảo vệ kinh thành, nhà vua đồng loạt trở cờ, tất nhiên là cung điện cũng giống nhà hoang.

Lý Công Uẩn thì thôi không nói, còn Nguyễn Đê được ghi nhận lại là con Nguyễn Bặc. Mà Nguyễn Bặc chết dưới tay Lê Hoàn. Đành rằng Lê Long Đĩnh nhìn người cũng "có vấn đề" (như việc trọng dụng Lý Công Uẩn), cho phép kẻ có thù giết cha cầm giáo canh dưới gối mình có phải là... điên ngoại hạng hông?

Nhìn lại Nguyễn Phước tộc thế phả ghi chép về Nguyễn Đê: Khi Nguyễn Bặc bị giết, vợ ông đem 2 con trai chạy về Thanh Hóa. Sau đó, Nguyễn Đê cùng em trai lại trở về Kinh Bắc, "giao du với nhiều hào kiệt và là bạn thân của Lý Công Uẩn" (Kinh Bắc chính là quê Lý Công Uẩn). Tất nhiên, Nguyễn Đê không thể nào dán nhãn "con trai Nguyễn Bặc" lượn lờ ở ngay Kinh Bắc, rồi vào làm quan ngay trong triều Tiền Lê. Ở Thanh Hóa, Nguyễn Đê có thể đã tìm được cách giả trang thân thế nào đó (dù sao xứ ấy thời đó còn hoang vu hỗn loạn, có ai mà kiểm được).

Có thể, chính nhờ Lý Công Uẩn, Nguyễn Đê đã tiến vào triều Lê. Hoặc cũng có thể Nguyễn Đê đã tìm được cách nào đó tiếp cận Lê Long Đĩnh, trở thành cánh tay mặt (Hữu thân vệ) của Lê Long Đĩnh. Dù sao, "kịch hay" của Nguyễn Đê với Lý Công Uẩn vẫn ở đằng sau.

Xưa nay (hay gần đây) mấy nhà nghiên cứu cho rằng mấy lời sấm truyền về Lý Công Uẩn toàn do Lý Công Uẩn và Sư Vạn Hạnh vẽ ra. Nhưng như vậy thì quá "lạy ông tôi ở bụi này". Lê Long Đĩnh tìm giết người họ Lý nhưng chưa bao giờ nghi ngờ Lý Công Uẩn ắt có lý do. Mà Lê Long Đĩnh có thể ác chớ hông bị ngu. Như vậy, phải có 1 bàn tay nào đó ở bên ngoài sắp xếp những việc này mà không hề "dính líu" gì đến Lý Công Uẩn.

Và trong thời điểm quyết định, người "thuyết phục" Lý Công Uẩn là Đào Cam Mộc - là người Thanh Hóa. Cũng như Lê Phụng Hiểu phù tá Lý Thái Tông (dưới trướng Nguyễn Quang Lợi) cũng là người Thanh Hóa. Bên kia, vị Hữu thân vệ dường chỉ chờ ngài Tả thân vệ gật đầu là toàn quân lính buông vũ khí.

Một câu hỏi được đặt ra: Lý Công Uẩn chủ động trong việc chiếm ngôi này bao nhiêu phần trăm? Nếu thực sự có chủ đích chiếm ngôi, hai bên tả hữu thân vệ lại là "người quen" cả, liệu có cần Đào Cam Mộc gợi ý? (Nếu như sử gia không dùng Đào Cam Mộc làm bình phong đỡ đạn). Hay một nhóm người nào đó thực sự muốn đưa Lý Công Uẩn lên ngôi và "người có lòng, ta có ý" thôi mà.

Nhìn lại, năm 979 Nguyễn Bặc bị giết. Năm 1005, Lê Hoàn mất, các con bắt đầu tranh ngôi vua. Lê Long Đĩnh giết tất cả anh em, làm vua được 3 năm. Không rõ Nguyễn Đê đã ở bên Lê Long Đĩnh từ lúc nào, nhưng quá trình con cái Lê Hoàn rơi rụng hết thì chắc chẳng thiếu phần đâu.

Đứng sau Lê Long Đĩnh diệt hết con cháu nhà Lê, lại dùng Lý Công Uẩn lấy nốt thiên hạ của nhà Lê, nếu tất cả là một tấn kịch mà nhân vật Nguyễn Đê dựng lên từ ngày rời Thanh Hóa đến Kinh Bắc, quả là màn trả thù "dựng tóc gáy" nhất lịch sử.

Cái com trước của mềnh: "Mờ cái tên Nguyễn Đê cũng thiệt là kỳ lạ. Nó là chữ Đê này 低, nghĩa là thấp kém, hèn kém. Ai lại đi đặt tên con mình kiểu đó, nhất là ông đại tướng triều Đinh? Chắc đây là cái tên đặt sau này, đủ thấy quá trình ẩn nhẫn, nằm gai nếm mật của Nguyễn Đê cũng không phải loại thường đâu."

 




Lịch sử vụn vặt
Sunday, February 14, 2016 Author: Trường An

Gom góp "hàng" trên FB lại.

Phủ biên tạp lục ghi chép xứ Đàng Trong ghi, mỗi năm triều đình Nam Hà chi tiêu khoảng từ 364.400 quan tới khoảng 369.400 quan, nếu thiếu khoảng 2-3 vạn thì lấy bạc bù vào. Trong đó, tiền chi cho quân đội (cả đội trưởng lẫn quân) là 260.000 quan, tiền chi cho việc tế lễ của 2 xứ Thuận Hóa là 1.400 quan, chưa kể tiền lễ tết yến ẩm, thưởng, tôn tạo công trình.

So với tiền thu vào từ khoảng 338.100 quan tới 423.300 quan, vàng thu vào trên dưới 85 hốt, bạc tốt 24-29 hốt, bạc lá 224-228 hốt, bạc con gà khoảng 10.000 đồng. Có năm bạc tốt thu đến 251 hốt, bạc lá 223 hốt. Trong 3 năm gần đó, đúc tiền kẽm khoảng 72.396 quan.

Như vậy số tiền chi cho triều đình khoảng chừng 100.000 quan.

Mỗi hốt vàng luyện được 9 vạn lá, triều đình dùng để trang sức, có năm dùng đến 45 hốt. Giá vàng mỗi hốt 180 quan.

Trước chiến tranh, giá gạo 10 thưng (đủ cho người ăn 1 tháng) chỉ có 3 tiền, giá 1 con trâu không quá 10 quan, voi giá khoảng 2 hốt bạc. Cau 3 quan 1 tạ, tiêu 12 quan/1 tạ, các loại thảo mộc trên dưới 10 quan, tê giác 500 quan, yến sào 50 quan, vây cá 40 quan, tôm khô 6 quan, đồi mồi 180 quan, kỳ nam 120 quan/1 lạng, tơ lụa 3 quan 5 tiền/tấm.

Thuế tàu Chiết Giang, Quảng Đông là 3000 quan đến, 300 quan về, tàu Ma Cao (Hà Lan), Nhật Bản 4000 quan đến - 400 quan về, Phillipine, Xiêm La 2000-200, Indonesia 500-50, Hà Tiên 300-30.

Từ bảng giá này có thể thấy... khoảng cách của xa xỉ phẩm với nhu yếu phẩm. Gạo 1 người ăn 1 năm chỉ khoảng gần 4 quan - ngang giá 1 tấm lụa.

(Đây là giá tiền gạo của Đàng Trong "gạo rẻ như cho", "tiền như đất bạc như bùn" nên không so sánh với nơi khác).

Nhưng mà nhìn lại số quân đội của Đàng Trong khoảng chừng 2-3 vạn người, trung bình mỗi người cao nhất khoảng 12-13 quan, thấp thì mỗi người 7-8 quan. Kể ra cũng chỉ "trên mức sống trung bình".

Theo Bảo tàng lịch sử VN:

- "Bạc tốt" tức Giáp ngân: Nay gọi là Đĩnh bạc. Thỏi bạc hình chữ nhật, lưng hơi cong, mặt lõm. Kích thước dài: 12 - 12,1cm; ngang: 2,8 - 3cm; dày: 1,4 - 1,6 cm; trọng lượng từ 10 lượng, 2 li đến 10 lượng 8 phân, 9 li.

- Bạc lá tức Dung ngân: dạng thỏi, có hình cầu như “khuyên tai hình con đỉa”, trên một mặt có dấu in chìm một hình như hình lá đề - si, trong đó có một số chấm tròn nổi. Kích thước trong khoảng: 1,5cmx1,4cm; trọng lượng khoảng 39,7gr – khoảng 4 lượng, 2 phân, 5 li.

- Bạc con gà tức Kê ngân: dạng mặt tròn dẹt, mặt tiền đúc nổi hình con chim Le (dân gian thường gọi là tiền con gà), lưng tiền để trơn. Đường kính trong khoảng 1,5cm; dày từ 0,15cm đến 0,2cm. Trọng lượng khoảng 2,847gr.

- Vàng hốt tức Giáp kim: hình dáng tương tự Giáp ngân, hình hộp chữ nhật. Kích thước dài: từ 10,3cm đến 10,7cm; rộng: từ 1,65cm đến 1,8cm; dày: từ 0,5cm đến 0,7cm; trọng lượng: từ 5 lượng, 1 chỉ, 2 phân 1 li đến 5 lượng, 1 chỉ, 2 phân, 5 li.

---

*Đọc sách nửa đêm*

Embassy to the Eastern court, Cochinchina, Siam and Muscat - Edmund Robert

Đây là nhật ký hành trình của người trong đoàn thuyền Hoa Kỳ đi làm việc tại các nước trong khoảng 1832-1834. Thuyền này tên là Peacock, là thuyền chiến, đã từng ghé qua Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao, nhưng mờ không thành công vì cái lý do... giời ơi lắm.

Đọc nhật ký hành trình này đoạn ở VN, nửa đêm cười như khìn.

Chiện xui thứ nhất, đến lúc nào hông đến, đến vào năm 1833 người ta đang oánh nhao, cho nên Sài Gòn hông vào được, Phan Rang đổ xuống cũng kẹt cứng, thuyền này túc tắc làm sao mà... mắc cạn kẹt ở Vũng Lắm, Phú Yên. Cho nên mất mấy ngày thư qua tin lại mới có quan lớn từ tỉnh xuống coi, mất mấy ngày nữa mới gọi được người từ trên xuống.

Chiện xui thứ hai, đến lúc nào không hay, vừa đến cái là... thời tiết xấu. Biển động, thuyền lắc như điên, mí ông quan VN lại bị bịnh say sóng. Chờ hết bão mới tới được thì chớ, ngồi nói chuyện trên tàu cũng hông được, gọi nhau xuống bờ... cãi nhau.

Vừng, nội dung cãi của các bác vô cùng phong phú. Từ chuyện lá thư đầu tiên dịch ra không được dùng tên An Nam mà phải là Việt Nam nhóa, vua không dùng chữ "vương" mà phải là "hoàng đế" nhá - Tới chuyện thư gửi cho ai phải viết rõ ràng ra nhóa. Sửa sơ sơ, chuyển thư của Tổng thống Mỹ đến Huế, vào tay "bộ trưởng ngoại giao" rồi, bộ trưởng gửi người nói lại là phải có bản copy lá thư cho bộ trưởng xem trước để báo lên vua, cùng những yêu cầu chính của đoàn sứ giả lần này.

Từ đây bắt đầu cuộc cãi nhao dằng dặc của... cả 2 bên ngang như cua. Anh Mỹ bảo nhất định không là không, thư Tổng thống tao gửi cho vua nhà mi chứ có gửi cho thằng bộ trưởng đâu mà đòi đọc. Anh Việt bảo đó là thông lệ xưa nay ở xứ tao, bộ trưởng phải biết mày muốn cái gì đã, chữ viết rõ ràng, kê khai đầy đủ làm bằng chứng rồi mới báo cáo lên vua được, mày chỉ nói miệng đến lúc mày đòi cái khác thì xao. Anh Mỹ khùng lên bảo Tổng thống nhà tao hông nói chuyện với kẻ phục dịch, thông lệ nhà tao hông có thế. Anh Việt bảo, nhà tao trước nay chơi với mọi thằng Tây, từ Anh đến Pháp đều thế, xao chỉ có mày khoái cãi vậy. Anh Mỹ lôi bằng chứng ông sứ Anh đến từ thời... Tây Sơn ra làm bằng là ổng gặp ngay trực tiếp "vua" (Nguyễn Nhạc) nè. Anh Việt sạm mặt, tao hông thèm nói thứ này nhóa. => Cuộc cãi vã này mất 5-6 ngày mới thỏa thuận được.

Nhận được bản copy rồi, anh Việt lại bắt sửa. Anh hỏi ngang hỏi ngửa Tổng thống là cái chức chi, ủa vậy là bầu cử lên hở, thay đổi sau 4 năm hở? Chắc bụng anh nghĩ vậy thì chức này đâu to bằng vua, các anh bảo nhao là chọn từ ngữ dịch sao cho khiêm cung nhã nhặn thoai. Anh Mỹ nghe được, chắc cũng có tật giật mình, bắt đầu sửng cồ lên: Tổng thống nhà tao hông có kém vua nào hết nhé, Tổng thống nhà tao cũng được mọi người tôn trọng, địa vị ngất trời, cũng là vua 1 cõi đó. Ngày hôm sau anh Mỹ rủ đoàn xuống bắt mấy ông quan xin lỗi, các ông nói, hở, tao có ý bất kính gì đâu. Nhưng anh Mỹ tức sẵn rồi, hằm hè kể lại suốt.

Bộ trưởng Việt OK rồi, giờ đi dịch lại lá thư đàng hoàng trình lên vua. Nhưng mà bản dịch lá thư của Tổng thống Mỹ khó xơi quá, "friendly" hông thích hợp để làm thư ngoại giao nè, God phù hộ ngài thì phải là thượng đế chớ hông phải Chúa Kitô nè. Anh Mỹ vốn đã ôm cục tức sẵn, lại thêm tính anh xưa nay (đến nay vẫn thế) coi anh là cha thiên hạ, anh làm gì kệ anh người khác đừng có xớ rớ vào, bảo thư nhà anh thì dịch cho nó sát nghĩa vào. Dịch không xong, thư không chuyển được thì anh bỏ đi, thuyền nhà anh ở khắp thế giới chớ anh không đi cầu cạnh thằng nào hết nhé. Anh Việt bẩu, là mày đến nhà tao chứ có phải tao đến nhờ mày đâu, mày đến đây đặt quan hệ là muốn giảm thuế thông thương mà. Không có mày tao vẫn chơi với thằng Anh thằng Pháp, mà cảng biển tao mở tự do, thằng nào muốn đến thì đến, mày muốn giảm thuế nên mới có việc nài chớ tao có lợi gì đâu. Anh Mỹ hất hàm bảo, Anh Pháp nó đến đây vì nó không vào vài vùng của TQ được, chớ tao cóc thèm nhờ. Anh Việt bẩu phong tục nhà tao là làm việc như thế, sao mày khó ở vậy? Anh Mỹ hằm hè, mày đến nhà tao thì tao vẫn cho mày làm việc theo ý mày muốn, nên giờ tao thích làm theo lối của tao, tao khó ở với mày đấy thì xaoooooo.

Nói chung, do điều kiện ngoại cảnh thời tiết và do cãi nhao hăng say, từ khi thuyền cập bờ đến khi đi đã mất gần 1 tháng. Sau khi khuân được lá thư đi đến Huế rồi, anh Mỹ ra hạn định, 7 ngày sau mà chưa có kết quả là tao nhổ neo đi à. Nhưng 3 ngày sau thư mới đến tay bộ trưởng. Kết quả, Đại Nam thực lục kể, vua vừa nhận được thư, cho người ra xem thì thuyền Huê Kỳ đã (giận dỗi) bốc hơi.

Vừng, câu chiện ngoại giao dở hơi nhất trong lịch sử.

---

Mà theo những ghi chép trong này, triều đình VN thời kỳ này dùng kha khá người Tây, ví dụ như 1 thủy thủ người Anh điều khiển thuyền, M.Vanier là con lai của tướng Gia Long cũng ở lại VN làm chỉ huy tàu thuyền dù cha đã về nước. Người thông ngôn thuộc Thiên Chúa giáo, giáo sĩ cũng có. Phản ứng với tàu Huê Kỳ cũng rứt là thân thiện, cho quà, cho ăn cho uống, bảo cảng nhà tui tự do muốn đến thì đến. Cãi nhao là do... khác biệt văn hóa thoai.

Mờ ghi chép này thiệt sự cho thấy các bợn Huê Kỳ... chả thay đổi gì cả.

 

---

Ngày xưa thi như thế nào?

Chiện là đầu năm lục ebook tích trữ (lung tung) trong máy ra soạn lại, thấy mấy cái đề thi Hương, thi Hội không biết tha về từ lúc nào.

Vầng, người bi giờ có cái câu cửa miệng "hủ nho hủ lậu", nhưng mờ đọc cái đề thi (năm Tự Đức trước chiến tranh) xong phải nói "móa ơi, cái đề..." =))))))

Thi trường nhất đến trường tứ, đề thi dần dần lên cao, từ hỏi chiện Tứ thư Ngũ kinh, thơ phú chiếu biểu lên... chém gió.

(Đây là đề thi của trường thi Thừa Thiên, nên thấy hỏi cả về Minh sử lẫn tung tung beng chủ đề.)

---

Thi Hương

Đệ nhất trường: Diễn giải Tứ thư Ngũ kinh, chủ đề:

- Khiên phục, cát. (Đây là lời hào của 1 quẻ trong Kinh Dịch)
- Duy hiệu học bán. (Kinh Thư, nghĩa: Công dạy dỗ là nửa cái học)
- Hoàng vương chưng tai. (Kinh Thi, ca ngợi Văn vương nhà Chu)
- Nho tồn tịch thượng chi trân dĩ đãi sính. (Kinh Lễ, nghĩa: Nhà Nho có vật quý trên chiếu để đãi người)
- Tề sư, Tống sư, Tào sư thành Hình. (Kinh Xuân Thu)
- Cố quân tử ngữ đại thiên hạ mạc năng tải yên, ngữ tiểu thiên hạ mạc năng phá yên. (Trung dung, nghĩa: Cho nên người quân tử nói lớn thì thiên hạ không ai chở nổi, nói nhỏ thì không ai phá nổi)
- Bất tiễn tích diệc bất nhập ư thất. (Luận ngữ)

Đệ tam trường: Viết chiếu, biểu theo các chủ đề:

- Thảo một bài chiếu cho học sinh các nơi về những thay đổi của bản triều.
- Viết một bài biểu về dâng sách Đại Nam Văn uyển thống biên.
- Viết một bài luận về "Quan văn không ham tiền".

Đệ tứ trường: Làm thơ phú theo các chủ đề:

- Thay Sầm Tham họa bài "Tảo triều Đại Minh cung" của quan Xá nhân Giả Chí. Theo nguyên vận: hàn, lan, quan, can, nan.
- Viết bài phú về Mã trận, dùng các vận: dữ, nhân, nhất, tâm, thành, đại, công.

Kỳ thi Hội

Đệ tứ trường: Viết các bài luận trả lời câu hỏi.

- Phép xem các hào trong Kinh Dịch cũng là điều quan trọng. Hào nhị với hào tứ cùng tác dụng nhưng khác vị trí, hào tam với hào ngũ cùng tác dụng nhưng khác vị trí. Hai điều đó các tác gia giải thích phần lớn khác nhau. Có người không kể đến vị trí cương nhu đều cho là đa dự, đa cụ, đa hung, đa công. Nhu thì nguy, cương thì thắng. Có kẻ chỉ hào ngũ, có kẻ chỉ hào tam, có kẻ cho là cả tam lẫn ngũ. Nên theo thuyết nào?

- "Kỳ tại Tổ Giáp, bất nghĩa duy vương". Các nhà Nho cho là Thái Giáp, có người bảo Tổ Giáp. Khảo sát rộng ra ai đúng ai sai, trình bày cho rõ, cần dựa vào sách vở.

- Sách Lễ ký có người cho là môn đệ Khổng Tử làm, có người nói khởi từ Hán Nho, có người lại bài bác, chưa biết ai đúng? Có thể nói thiên nào là do người nào viết không? Có người thì cho là thiên nào đó hay, thiên nào đó dở mà đòi vứt bỏ, quả thích đáng không? Lại phân thành 3 phần lưu hành đến nay, tại sao vậy?

- Thiên "Hà bỉ nùng hỉ" trong Kinh Thi, câu "Cháu của Bình vương, con của Tề hầu", có người nói Bình là Chính, con gái của Vũ vương, cháu của Văn vương gả cho Tề hầu. Có người nói chữ Văn trong Văn vương là tên thụy, Chính là tên gọi tùy theo đức hạnh. Cho nên dùng đức để Chính người khác thì gọi là Bình vương. Có người bảo Bình vương cũng giống Ninh vương, Tề hầu cũng giống Ninh hầu mà thôi. Có người nói Bình vương tức là Bình vương Nghi Cửu, Tề hầu tức là Tề Tương công. Có người bảo Bình vương chẳng phải là Bình vương dời đô sang phía Đông, thì Tề hầu chẳng phải là Tử Tề ở nước Tề. Những điều nói trên chẳng giống nhau, mà nhất là Thi cũng chưa biết là Thi của Đông Chu hay Tây Chu. Nên khảo xét rõ để tránh ngờ vực.

- Tề Hoàn công đắp thành ở Sở Khâu, đức lớn vì lo cho sự mất còn (của nước Vệ), mà các nhà Nho không cho là thế, vì sao vậy? Nếu quả không thế thì tại sao thiên "Mộc qua" trong Kinh Thi lại chép thế. Có người giải thích việc đó không chuyên riêng cho Hoàn công mà lại lấy lời trong sử nước Lỗ ra để chép, khiến giống như chư hầu đều đồng ý như vậy. Chưa biết thuyết nào là thích đáng. Huống gì Xuân Thu là sách của Phu Tử viết dựa vào sử nước Lỗ. Nếu bảo thêm một chữ, bớt một chữ để đánh giá thì Phu Tử cũng chẳng dám làm thế. Như vậy thì người luận giải và người đọc nên làm như thế nào?

- Việc học của nhà Nho lấy 2 chữ Trung, Thứ làm trọng, nhưng lời của Tử Tư và Tăng Tử về 2 chữ đó có thiên lệch, sao vậy? Tập truyện lại nói "Như thế thôi, hết sức mà chẳng nói thêm được lời nào, ngoài ra cố nhiên không có cách nào khác", tất giống như đạt đến cùng cực đạo Thánh nhân. Rồi bảo "Trái đạo không xa". Lại nói "Kẻ lấy đó mà học tập, tận lực suy xét để sáng tỏ". Thế thì Trung và Thứ chưa đạt đến Đạo hay sao? Thánh nhân cũng chẳng cần thi hành đạo Trung Thứ hay sao? Với 2 chữ Trung, Thứ này thứ tự thể và dụng ra sao? Là giống nhau ư? Là thông suốt ư? Có thể trình bày rõ không? Lại nói Trung ở Thánh nhân là "Thành", Thứ ở Thánh nhân là "Nhân". Thế thì Trung và Thành, Thứ và Nhân có ý nghĩa khác nhau không? Mà Chu Tử lại trả lời với học trò rằng "Nhân là Đạo". Chân Tây Sơn bảo "Trung Thứ đến tận nơi là Thành". Sao tương phản như thế, khiến học giả biết theo đâu cho thích hợp? Có thể xét mà chiết trung không? Tập truyện lại nói "Trúng với lòng là Trung, hợp với lòng là Thứ". Ý nghĩa đó có thể nghe được không? Với lời chú thích "Tận sức mình mà suy xét" có khác biệt không? Hãy nói cho rõ.

- Luận Ngữ nói "Vô vi mà trị chỉ có vua Thuấn", với lời của Chu Tử chú thích "Sau khi vua Thuấn tức vị dùng không quá cửu quan và thập nhị mục, thế thôi. Về sau chẳng có gì khác lạ." Để chứng minh việc "vô vi" khảo xét có thứ lớp sử sách trước khi vua Thuấn cầm quyền chắc chắn không thể được. Dẫn sơ lược sau khi vua Thuấn lên ngôi thì thấy mở mang việc học, nuôi dưỡng người già, chế đàn làm bài ca; xét về thành tích tuần thú,, lựa chọn Thi, sáng tác nhạc, khởi quân phạt Miêu, quả nhiều điều đáng nêu lên chứ không phải chỉ có việc dùng quan lại mà thôi. Như thế thì quả thật vua Thuấn có "vô vi" mà trị thiên hạ không? Huống gì vua Thuấn năm 61 tuổi mới lên ngôi, trong 48 năm mà làm được như thế, so với vua Nghiêu trị vì đến 100 năm thì việc làm xem ra cũng ngang bằng. Nếu thời gian vua Thuấn trị vì ngang với vua Nghiêu thì việc làm được tưởng sẽ không chỉ là như thế, vậy thì thuyết "vô vi" có tin được không? Lại có thể làm khuôn phép cho các vua đời sau không? Vả lại vua Nghiêu và vua Thuấn đều là đại thánh nhân, tại sao tiếng tăm "vô vi" chỉ quy cho vua Thuấn? Nên bàn kỹ để sao cho được thích đáng.

- Việc Bá Di, Thúc Tề can Võ vương chinh phạt nhà Thương, chẳng ai nói khác. Vì sao các nhà Nho còn có ý kiến lưỡng lự, chiết trung mà luận, thế nào mới thích đáng?

- Kẻ sĩ thì mỗi người có một chí hướng riêng. Kẻ thì thích ra giúp đời, người thì thích ẩn cư, sao cho hợp với chí hướng của mình mà thôi. Lấy tài trí như Khổng Minh mà nói sao không trọn được chí hướng lúc còn ở Nam Dương mà lại miễn cưỡng thực hiện việc khó thành? Há Khổng Minh lại kém bọn Phí Di và Lỗ Trọng Liên ư? Há ngượng ép vì "Hữu vi" mà làm ư? Ôi ẩn cư mà cầu được chí, hành nghĩa để đạt đạo, người xưa cầu mong như vậy, ai thích đáng hơn?

- Người xưa bảo Ngự Nhung không có thượng sách. Nhà Chu được trung sách, nhà Hán được hạ sách, Tần không kế sách. Lời bàn luận trên quả xác đáng không? Nhưng thế nào là thượng sách, mong đối đáp thật rõ ràng. Lại như đạo dùng binh thắng bại nào lường trước. Xem uy danh như Đại tư mã mà còn bị phục ở Phương Đầu, thế mà bọn trẻ lại lập được công ở sông Phì là cớ làm sao vậy?

- Ngày nay, việc chọn tuyển ngày càng mở rộng, mà nhân tài lại ngày càng hiếm, nguyên cớ làm sao? Phải thực thi đường lối như thế nào để đạt hiệu quả trong việc tìm kiếm nhân tài? Nay nhiều việc chưa thẩm sát kỹ, kẻ sĩ các ngươi làm sao để giúp được?

- Nay ở Bắc Kỳ bọn đạo tặc nổi lên, ta đã ban dụ cho bắt chém mà kẻ đầu thú khỏi bị tội, lại hậu thưởng thêm, nhưng chưa thấy công hiệu, khó biết được vì sao? Ngày xưa đời Kiến Vũ khiến bọn cướp tự sửa đổi mà giải tán, không biết hành động ra sao mà kiến hiệu như thần. Mong tường trình rõ ràng.

Thi Đình

(Thoai cái đề thi dàiiiii lắm. Túm gọn lại vậy)

Chế sách: Người xưa bảo phải quản lý tiền tài để nuôi dân, nuôi dân mới đủ quân, cai trị mới tốt. Tiền tài là vận mệnh của dân, quản lý tiền tài tốt mới nâng cao đời sống nhân dân. Nhân tài là nguyên khí quốc gia, phải biết giáo hóa, thực thi những điều trên có thứ lớp. Nói chung 3 điều tiên-dân-quân thực không thể khiếm khuyết. Mỗi đời lại có phép tắc riêng.

Việc thuế má, binh chế, học hành khoa cử khởi từ đời nào, hoàn bị từ lúc nào? Các quan làm việc này ai giỏi ai kém? Dựa theo lịch sử nước ta từ Đinh, Lê, Lý, Trần, trình bày và luận bàn để thấu rõ việc xưa áp dụng vào đời.

Luận bàn các phép thay đổi thuế khóa trong sách xưa.

So sánh cách cai trị vô vi và hữu vi. Tại sao cách cai trị không còn hiệu quả như xưa - Là do không tiếp tục theo phép xưa hay là do phép xưa đã chẳng còn lợi ích gì?

Kẻ sĩ ngày nay chỉ quen thói cầu danh, chỉ biết qua loa việc xưa, hỏi đáp hư hoa thiếu thực chất. Là do Trẫm hỏi quá gò bó hay kiêng kị quan trên mà không ai nói? Nay các tệ nạn về tiền-dân-quân ở các địa phương như thế nào, tường trình nặng nhẹ thấu ngọn ngành, sửa chữa ra sao?

Chế khoa: Viết bài luận biểu theo chủ đề:

- Viết chiếu về bản triều mở khoa thi Bác học Hoành hành (hạn trong 300 chữ).

- Viết biểu thay cho Chân Đức Tú dâng sách Bác học diễn nghĩa.

- Luận về cởi bỏ sự mê tín.

.

.

.

---

Thiệt không hiểu với đề thi Hội, thi Đình này thì chấm làm xao?

Hèn chi gần cả trăm năm mà chỉ có 1 ông Bảng nhãn, không chấm nổi Trạng nguyên.

 

---

Tiếp tục tiết mục y học cổ truyền, với Vệ sinh yếu quyết diễn ca của Hải Thượng Lãn Ông.

Chủ đề: Người xưa đã sát trùng như thế nào?

(Cắt cuống rốn cho con)

Dự phòng ngay lúc mới sinh
Trước tiên cắt rốn, gừng, hành xát dao
Vải mềm nước muối tẩm vào
Quấn tay móc miệng độc trào tiết ra
Lại dùng nước nấu Ngân hoa
Tắm ngay cho trẻ, ngoài da mát lành
Dự phòng đậu sởi phát sinh
Lá xoan, ích mẫu rửa mình cũng hay.

(Ăn ở)

Áo quần giặt giũ cho liền
Vò Găng Bồ kết, Chu biên, Bồ hòn

Thú trùng tác hại cũng thường
Há không nghĩ đến những phương thuốc phòng
Chó dại thì nó chay rông
Ăn nhầm nọc độc ngoài đồng phát điên
Thường nên nhốt lại đừng quên
Hết đường tiếp xúc nhiễm truyền được sao
Đề phòng chấy rận thế nào
Cần nên tắm gội chải đầu luôn luôn
Rận thì nên giặt áo quần
Hột na trừ chấy vài lần hết ngay
Vôi đá sát trùng xưa nay
Trừ giun, diệt đỉa ta hay thường dùng
Trục đỉa thì dùng mật ong
Nó còn dùng để trục trùng vào tai
Thuốc chuột dùng rễ Hương bài
Trừ sâu: thuốc lá, trừ ruồi: Nghề, vôi
Trừ rệp: bồ kết, hoa nồi
Hun nhà trừ muỗi, dùng Bèo, lá Xoan

(Phòng bệnh truyền nhiễm)

Thiên thời dịch lệ nguy thay
Làm sao mà trừ được bệnh này mới an
Từ xưa luống những lo toan
Thế mà chướng lệ vẫn còn xảy ra
Núi rừng rậm rạp bao la
Lá lim phân thú, trùng xà ủ men
Suốt đời khí thấp lưu liên
Đến khi nắng nóng chứng lên bệnh thành
Theo đường mũi miệng vào mình
Khí độc lam chướng hoành hành ác ghê

Liền sau nạn đói can qua
Thường có dịch lớn phát ra kéo dài
Cho rằng dịch lệ thiên thời
Thực ra uế tạp do nguời gây nên
Dưới đất xác chết lưu niên
Nắng mưa chưng nấu bốc lên hại người
Trẻ già cảm nhiệm động thời
Biết phòng, biết tránh nhiều người cũng qua
Hễ khi ôn dịch phát ra
Dự phòng uống Tỏi, bạc hà, lá thông
Nữ thanh, bục dục nên dùng
Lại hun Bồ kết, đàn hương trong nhà
Có dịch thì chớ lân la
Cần nên nút mũi khi ra ngoài đường
Dùng bông bọc tỏi, hùng hoàng
Khi thăm ngừoi bệnh lại càng không quên
Chuyện trò đối diện chớ nên
Về nhà tẩy uế mới yên trong lòng
Trong nhà người bệnh ở cùng
Chớ nên chung chạ đồ dùng phòng lây
Nhất là lao trái truyền thi
Đề phòng truyền nhiễm trường kỳ mới yên
Ngăn ngừa cha mẹ di truyền
Hao tinh lao lực bệnh nguyên khơi mào
Ở gần dễ nhiễm trùng lao
Nên dùng vôi bột rắc vào đờm phân
Ống nhỏ, nên chứa vôi, mun
Dự phòng bách bộ, uống ngăn cũng màu

Dự phòng truyền nhiễm đậu mùa
Từ xưa có phép nhưng chưa an toàn
Nên xa ngừoi bệnh thì hơn
Áo quần nên nấu, chiếu giường phải xông

(Nước uống)

Một điều trọng yếu không quên
Vấn đề nước uống phải nên thế nào?
Chớ dùng nước ruộng nước ao
Nước hộ, nước vũng, nước nào cũng dơ
Chi bằng nước giếng nước mưa
Nước sông, nước suối cũng chưa an toàn
Cần thêm ngâm nước sát trùng
Chanh châu, Quán chúng, Hùng Hoàng, Nghể râm
Phèn chua lọc nước thêm trong
Ao từ, nước bẩn cũng không nên dùng

(Công dụng của thuốc lào)

Lá tươi thì độc làm sao
Ăn vào tê dại, nôn nao mê trầm
Tốt thay trừ mọt sát trùng
Dùng vào trừ rệp trải giường hoặc xông
Rễ khô uống nó thì công
Tiêu trừ trùng tích vô cùng là hay

---

Vầng, những điều như sát trùng, khử trùng, nhiễm trùng vưn vưn đã được truyền bá bằng chữ Nôm cách đây gần 3 thế kỷ. (Vầng, HTLO đã biết lao là "nhiễm trùng lao".) Cùng 1 loạt thuốc xông thuốc đốt thuốc uống, nước muối phèn chua khử trùng.

 

---

 

Theo dòng thời sự, hôm nay ta nói đến vấn đề... y học.

Có những thứ đi lang bang nó cũng đập vào mắt, trong đó có chữ "nhiễm trùng". Nói thiệt ra, mềnh chú ý vì... mềnh cũng dùng nó (dù chỉ 2 lần trong 300 chương). Và từ cảm giác cá nhưn cho đến "chứng cứ lịch sử" (sẽ viết đoạn sau), mềnh cũng vẫn sẽ dùng nó.

Thứ nhất, thiệt thà mà nói, mềnh dùng chữ "nhiễm trùng" sau 30 giây suy nghĩ về nghĩa cái chữ này. Đây là chữ Hán Việt, và "trùng" trong chữ Hán mang nghĩa khá là rộng, chỉ những con "hình dáng không xác định" nho nhỏ rung rúc có mặt khắp mọi nơi - Ví dụ, ấu trùng, độc trùng, côn trùng... Dù đến cuối thế kỷ 19, châu Âu mới phát hiện ra vi trùng - thì từ "vi trùng" cũng để chỉ toàn bộ sinh vật bé tí hin mắt thường không nhìn thấy chứ không phải là vi khuẩn hay virus.

Chính xác là, khi bị bịnh, người ta gọi là "nhiễm khuẩn" chớ hông ai gọi "nhiễm trùng".  Nhiễm trùng chỉ được dùng trong trường hợp vết thương hở làm độc, nhiễm trùng máu, nhiễm trùng tiết niệu... - trong các trường hợp này là bị nhiễm ký sinh trùng. Ngay cả trong trường hợp vết thương hở bị giòi, ghẻ, lở do không vệ sinh, đây cũng là ký sinh trùng. Mà ký sinh trùng rất "bao la bạt ngàn", từ những con không thấy được cho đến con dài mấy mét.

Đặc điểm thứ 2 của những chứng "nhiễm trùng" là thấy và cảm giác sự thay đổi sau khi có những "tiếp xúc mất vệ sinh" gây ra, kể cả nhiễm trùng máu, có thể gây ra mụn nhọt ghẻ lở.

Cùng là nhiễm vi khuẩn, tại sao những bệnh liên quan đến điều kiện vệ sinh lại được gọi là "nhiễm trùng"? Và từ nghĩa chữ "trùng" trên kia, mình đã có cảm giác đây là 1 cách gọi dân gian, 1 cách hiểu rất "trực quan" từ việc vệ sinh kém => lở lói => trong vết lở sinh giòi hoặc trong cơ thể có ký sinh trùng.

Mà tất nhiên, "cảm giác" thì hổng ăn ai, nên mị bắt đầu lục đến... sách y học cổ. Sự thật chứng minh, hội chứng "nhiễm trùng" đã được y học TQ ghi nhận từ lâu, dù nó vẫn còn rất "quắn quéo".

"Thảo mộc tân biên" chép chuyện danh y thời Minh Trần Sĩ Đạc gặp 1 người bị ho không ngừng, bảo là bị nhiễm lạnh từ trước, càng ho càng đau nhức ngực, cho đến khi ho ra máu mới ngừng. Danh y bảo đây là do gió lạnh xuyên qua phế, trong phế sinh trùng. Trùng này gặp vị chua sẽ "trốn", rồi sau đó cho thuốc chung với "rượu khử trùng". Bệnh nhân bị hành 1 đêm đau đớn chết đi sống lại, sáng ho ra 1 "con trùng" bằng ngón tay, giống con dế mèn.

"Lý trung y án" của danh y Lý Trung Tử thời Minh chép: Bệnh nhân bị ho lao vào mùa thu, danh y bảo đây là "truyền thi bệnh" (Bệnh từ 1 người nhiễm trùng sau đó chuyển sang cho người khác), trùng ăn mòn nội tạng. Cho thuốc uống, ra được mấy con trùng giống như sâu.

Ngoài ra còn chuyện chữa giun sán, ăn dị vật gì gì không kể.

Và những phương pháp dùng rượu, lửa, nước sôi... khử trùng cũng cho thấy người xưa đã nhận biết có "con gì đó không xác định" có khả năng lây lan. Hay hơn nữa, họ biết nó là sinh vật nên có thể bị diệt, nên mới gọi là "trùng".

Mấy ghi chép y khoa trên kia đã trở thành cơ sở cho... truyện kiếm hiệp. Các loại độc trùng này nọ kia mắt thường không nhìn thấy nhưng có thể sinh trưởng trong cơ thể người. "Giới giang hồ kỳ bí" của VN cũng có câu: Người Nam giỏi bùa ngãi, người Trung giỏi thư phù đối ếm, người Bắc giỏi về độc trùng. Các loại độc trùng này theo dân TQ thì giỏi nhất là vùng Vân Nam, có lẽ cũng đã lan xuống VN.

Mà thời gian cùng điều kiện hông cho phép, chưa lục được thư tịch cổ nào về trùng Vân Nam. Chỉ muốn nói rằng... "nhiễm trùng" là từ có sự tích lâu đời lắmmmmmm.

 

 




Họ Nguyễn
Saturday, October 17, 2015 Author: Trường An

Lịch sử Việt Nam có 1 "cái bóng".

Cái bóng này có lẽ không mấy ai nhận ra, nhưng hầu như bất cứ sự kiện nào trong lịch sử hàng ngàn năm cũng có mặt: Họ Nguyễn - hay chính xác hơn là họ Nguyễn Phúc sau này.

Tổ tiên họ Nguyễn Phúc là Nguyễn Bặc, bạn chăn trâu của Đinh Bộ Lĩnh. 3 người Đinh Bộ Lĩnh, Đinh Điền, Nguyễn Bặc kết nghĩa anh em, cùng nhau "đánh lấy thiên hạ". => Triều Đinh thành lập, có công lớn của Nguyễn Bặc.

Sau Lê Hoàn cướp ngôi họ Đinh, giết Nguyễn Bặc. Con trai Nguyễn Bặc là Nguyễn Đê chạy về Thanh Hóa, sau lại ra Kinh Bắc học, kết bạn với Lý Công Uẩn. Sự biến diệt nhà Tiền Lê, Lý Công Uẩn lên làm vua cũng do Nguyễn Đê và Đào Cam Mộc phụ trợ. => Triều Lý thành lập.

Lý Thái Tổ mất, các hoàng tử tranh ngôi. Con Nguyễn Đê là Nguyễn Quang Lợi cùng Lê Phụng Hiểu dẹp loạn, được phong lên đến chức Thái úy.

Dưới triều Lý Anh Tông, Đỗ Anh Vũ chuyên quyền, 3 người họ Nguyễn làm quan lớn đều bị giết. Đời sau, Nguyễn Nộn làm ẩn sĩ lại bị vua Lý túm được, nhưng được Trần Tự Khánh xin thả làm tướng đánh dẹp loạn. Nguyễn Nộn nhân thế lấy cả vùng Bắc Giang, nhà Trần cướp được ngôi nhà Lý nhưng không đánh dẹp được, buộc phải phong vương, gả con gái cho Nguyễn Nộn. Sau Nguyễn Nộn bệnh chết, con trai của Nguyễn Nộn về hàng phục nhà Trần, tất cả đều làm quan lớn, có người từng là Thái phó của Trần Nhân Tông.

Sau nhà Trần suy yếu, họ Nguyễn vì vậy cũng bị diệt theo. Cháu chắt của Nguyễn Nộn là Nguyễn Công Luật, Nguyễn Minh Du mưu giết Hồ Quý Ly không thành, bị truy sát. Nguyễn Biện con của Nguyễn Minh Du trốn về Thanh Hóa, chiêu tập dân miền núi làm chủ cả vùng.

Nhà Hồ bị Minh diệt, con cháu họ Trần là Giản Định, Trùng Quang tập hợp lực lượng chống Minh, Nguyễn Biện cung cấp lương thực, cai quản cả 12 trang sơn động. Chắt của Nguyễn Biện là Nguyễn Công Duẩn cùng các anh em lại đi theo Lê Lợi, nuôi đoàn quân này ròng rã hơn 10 năm. => Nhà Lê thành lập, lại có mặt họ Nguyễn.

Sau Lê Thánh Tông do Nguyễn Đức Trung, con Nguyễn Công Duẩn, lập lên ngôi. Sau đó, mọi biến động trong triều Lê đều có mặt họ Nguyễn. Sau đó, cả nửa nước VN cũng do họ Nguyễn thu về. Sau đó, họ Nguyễn làm vua.

Trong lĩnh vực văn hóa, người khai sinh ra chữ Nôm là Hàn Thuyên (tên thật là Nguyễn Thuyên) là con cháu của Nguyễn Phúc Lịch, con Nguyễn Đê, cháu Nguyễn Bặc.

.

.

.

Họ Nguyễn đứng sau (hay tham dự) mọi khúc quanh lịch sử, biến cố lịch sử, tiến trình lịch sử VN. Các triều đại đổi họ thay tên, thì "cái bóng" đích thực vẫn luôn luôn ở đó.

Đáng xợ. Quá đáng xợ.

(Các thế thứ đều được ghi trong gia phả Nguyễn Phước tộc.)

---

Vai trò của Nguyễn Đê trong việc lập Lý Công Uẩn

Bài trước có nhắc đến Nguyễn Đê, mà trong Đại Việt sử ký chỉ ghi vắn tắt vai trò của Nguyễn Đê như sau: "Đến khi Ngọa Triều băng, vua nối còn bé, Công Uẩn cùng với Hữu điện tiền chỉ huy sứ là Nguyễn Đê mỗi người được đem 500 quân tùy long vào làm túc vệ."

Sau đó không nhắc đến Nguyễn Đê, nhưng Lý Thái Tông lên ngôi lập tức phong Nguyễn Quang Lợi, con Nguyễn Đê, làm Thái úy - chức quan võ lớn nhất trong triều đình. Điều này cho thấy trước đó Nguyễn Đê cũng đã thăng chức không nhỏ. Nguyễn Phước tộc thế phả ghi, Nguyễn Đê là thân cận của vua Lý, giữ chức Đô hiệu kiểm, chánh nhị phẩm.

(Trong khi nếu ta nhớ rằng "chủ mưu" của vụ "lấy ngôi" được ghi trong sử sách là Đào Cam Mộc chỉ được lấy công chúa, phong tước hầu, không còn "vai trò" gì trong lịch sử triều Lý).

Như vậy, ngài Hữu điện tiền chỉ huy sứ Nguyễn Đê - ngang hàng với Tả điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn - chính là 1 nửa mảnh ghép của cuộc chiếm ngôi "êm đềm" nhất lịch sử. 2 người giữ quân thân vệ bảo vệ kinh thành, nhà vua đồng loạt trở cờ, tất nhiên là cung điện cũng giống nhà hoang.

Lý Công Uẩn thì thôi không nói, còn Nguyễn Đê được ghi nhận lại là con Nguyễn Bặc. Mà Nguyễn Bặc chết dưới tay Lê Hoàn. Đành rằng Lê Long Đĩnh nhìn người cũng "có vấn đề" (như việc trọng dụng Lý Công Uẩn), cho phép kẻ có thù giết cha cầm giáo canh dưới gối mình có phải là... điên ngoại hạng hông?

Nhìn lại Nguyễn Phước tộc thế phả ghi chép về Nguyễn Đê: Khi Nguyễn Bặc bị giết, vợ ông đem 2 con trai chạy về Thanh Hóa. Sau đó, Nguyễn Đê cùng em trai lại trở về Kinh Bắc, "giao du với nhiều hào kiệt và là bạn thân của Lý Công Uẩn" (Kinh Bắc chính là quê Lý Công Uẩn). Tất nhiên, Nguyễn Đê không thể nào dán nhãn "con trai Nguyễn Bặc" lượn lờ ở ngay Kinh Bắc, rồi vào làm quan ngay trong triều Tiền Lê. Ở Thanh Hóa, Nguyễn Đê có thể đã tìm được cách giả trang thân thế nào đó (dù sao xứ ấy thời đó còn hoang vu hỗn loạn, có ai mà kiểm được).

Có thể, chính nhờ Lý Công Uẩn, Nguyễn Đê đã tiến vào triều Lê. Hoặc cũng có thể Nguyễn Đê đã tìm được cách nào đó tiếp cận Lê Long Đĩnh, trở thành cánh tay mặt (Hữu thân vệ) của Lê Long Đĩnh. Dù sao, "kịch hay" của Nguyễn Đê với Lý Công Uẩn vẫn ở đằng sau.

Xưa nay (hay gần đây) mấy nhà nghiên cứu cho rằng mấy lời sấm truyền về Lý Công Uẩn toàn do Lý Công Uẩn và Sư Vạn Hạnh vẽ ra. Nhưng như vậy thì quá "lạy ông tôi ở bụi này". Lê Long Đĩnh tìm giết người họ Lý nhưng chưa bao giờ nghi ngờ Lý Công Uẩn ắt có lý do. Mà Lê Long Đĩnh có thể ác chớ hông bị ngu. Như vậy, phải có 1 bàn tay nào đó ở bên ngoài sắp xếp những việc này mà không hề "dính líu" gì đến Lý Công Uẩn.

Và trong thời điểm quyết định, người "thuyết phục" Lý Công Uẩn là Đào Cam Mộc - là người Thanh Hóa. Cũng như Lê Phụng Hiểu phù tá Lý Thái Tông (dưới trướng Nguyễn Quang Lợi) cũng là người Thanh Hóa. Bên kia, vị Hữu thân vệ dường chỉ chờ ngài Tả thân vệ gật đầu là toàn quân lính buông vũ khí.

Một câu hỏi được đặt ra: Lý Công Uẩn chủ động trong việc chiếm ngôi này bao nhiêu phần trăm? Nếu thực sự có chủ đích chiếm ngôi, hai bên tả hữu thân vệ lại là "người quen" cả, liệu có cần Đào Cam Mộc gợi ý? (Nếu như sử gia không dùng Đào Cam Mộc làm bình phong đỡ đạn). Hay một nhóm người nào đó thực sự muốn đưa Lý Công Uẩn lên ngôi và "người có lòng, ta có ý" thôi mà.

Nhìn lại, năm 979 Nguyễn Bặc bị giết. Năm 1005, Lê Hoàn mất, các con bắt đầu tranh ngôi vua. Lê Long Đĩnh giết tất cả anh em, làm vua được 3 năm. Không rõ Nguyễn Đê đã ở bên Lê Long Đĩnh từ lúc nào, nhưng quá trình con cái Lê Hoàn rơi rụng hết thì chắc chẳng thiếu phần đâu.

Đứng sau Lê Long Đĩnh diệt hết con cháu nhà Lê, lại dùng Lý Công Uẩn lấy nốt thiên hạ của nhà Lê, nếu tất cả là một tấn kịch mà nhân vật Nguyễn Đê dựng lên từ ngày rời Thanh Hóa đến Kinh Bắc, quả là màn trả thù "dựng tóc gáy" nhất lịch sử.

Cái com trước của mềnh: "Mờ cái tên Nguyễn Đê cũng thiệt là kỳ lạ. Nó là chữ Đê này 低, nghĩa là thấp kém, hèn kém. Ai lại đi đặt tên con mình kiểu đó, nhất là ông đại tướng triều Đinh? Chắc đây là cái tên đặt sau này, đủ thấy quá trình ẩn nhẫn, nằm gai nếm mật của Nguyễn Đê cũng không phải loại thường đâu."




Tổng hợp
Saturday, October 10, 2015 Author: Trường An

Nhơn tiện nếu như ai chưa biết, dạo này mềnh tập trung nói nhảm trên đây: Facebook

Nhưng sau 1 hồi nghĩ lại thì mềnh cũng hông tin chú Mark cho lắm, nên mấy thứ "có giá trị" tí tí thì nên ôm về nhà. ;))

---

Mô tả Võ vương Nguyễn Phúc Khoát của James Bean:

"Trông chúa đường bệ với những đặc điểm của một người Âu châu, nước da trắng. Vẻ mặt của chúa là một cái gì rất dễ chịu, nhưng oai nghiêm đáng kính phục."

"Ngoại diện chúa thật oai vệ, chúa đã tiếp chúng tôi với một vẻ mặt vui tươi khiến cho, ngay giữa cung điện nguy nga này, chúng tôi phải nhất nhất tuân theo lời ngài."

"Chúa hỏi tên mỗi chúng tôi, khi phát âm chúng ngài cười rất thân thiện: tôi chưa bao giờ thấy một người đàn ông đầy vẻ dễ chịu như vậy."

Đọc cái này lâu ồi nhưng hầu như chả nhớ gì ngoại trừ ấn tượng: Võ vương rứt đệp giai.
pacman emoticon
Mờ thiệt ra thì mấy ông vua Nguyễn, ngoại trừ Khải Định với Đồng Khánh được móc từ đâu ra đưa lên làm vua, có ông nào xấu đâu.
pacman emoticon

Đến ông người Anh mà còn xuýt xoa 3 lần 4 lượt "chúa đệp quá", chúa Tây quá, thì các đồng chế đừng có lấy mấy cái ảnh chân đất mắt toét ra bẩu anh đệp giai hông có trong sử VN nhóa.

---

Chuyện cái quạt

Quạt là 1 thứ "đồ trang sức" rất phổ biến ở người Việt cổ. Rất nhiều tài liệu đã ghi lại về thói quen cầm quạt của người Việt, nam cũng như nữ, hè cũng như đông, "cầm chơi vậy thôi". Và ghi chép suốt mấy trăm năm từ cảng Hội An cho đến cuối thời Nguyễn vẫn cho thấy quạt là mặt hàng phổ biến nhất từ Trung Quốc đưa sang, bên cạnh sách và trà (ờ, trước đó hông có ai ghi nên hông biết đâu).

Nhưng trước khi tả "văn nhân mở quạt phe phẩy", cần lưu ý 1 chiện vô cùng bự: Cái quạt gấp đó có từ đời nào?

Quạt gấp, hay còn gọi là chiết phiến, tụ đầu phiến, chỉ phiến... (nhiều tên lắm), theo lịch sử Trung Quốc, chỉ phổ biến từ Vĩnh Lạc đời Minh (1402-1424). Nhà vua nhận được chiết phiến tiến cống từ Cao Ly, vì yêu thích nên cho mọi người dùng, truyền ra đến bên ngoài.

Nguồn gốc chiết phiến có khá nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, cũng chính các nhà nghiên cứu TQ dần dần bác bỏ chuyện chiết phiến có từ thời Nam Bắc triều, Đường Tấn... Sử liệu cho thấy Nam Bắc Tống có lẽ đã xuất hiện chiết phiến, do Nhật Bản hoặc Cao Ly tiến cống, nhưng loại quạt này không phát triển ra bên ngoài nhiều cho lắm. Cho nên, đến hiện tại, nhiều người TQ vẫn cho rằng chiết phiến là sản phẩm của nước ngoài du nhập vào TQ.

Còn trước đó, loại quạt phổ biến ở TQ là quạt tròn, hay còn gọi là đoàn phiến, hoàn phiến, hợp hoan phiến. Tuy gọi là quạt tròn nhưng nó có đủ hình dạng bầu dục, lục giác, hình vuông, hình hoa, hình bông, hình vân vân... điểm chung là có cán quạt và bầu quạt nở ra xung quanh, có thể có lõi. Vật liệu làm quạt tròn cũng rất đa dạng, từ lông vũ, lá cỏ, mây tre cho đến giấy, lụa...

Cây quạt tròn xuất hiện sớm nhất vào thời Thương, dùng lông gà rừng ngũ sắc kết thành. Quạt lông tròn lúc này là vật biểu thị quyền uy, dùng tương tự như cái lọng sau này. Cũng bắt đầu xuất hiện loại quạt lá nan đan. Đến thời Tây Hán, quạt tròn mới được dùng với chức năng... quạt. Cây quạt lông nổi tiếng của Gia Cát Lượng cũng chính là đoàn phiến sơ khai. Thời Đông Hán, quạt lông vừa ít tác dụng làm mát vừa rắc rối nên được lấy lụa, vải các thứ làm quạt.

Đến thời Tống, bắt đầu có 2 loại quạt:

Bình phiến: quạt tròn, quạt lá, quạt ngọc... không thể gấp.

Chiết phiến: loại quạt gấp.

Sau thời Tống, nhất là sau thời kỳ Vĩnh Lạc, chiết phiến mới lưu hành khắp nơi. Trong thời Minh Thanh, Chiết Giang, Tô Châu, Tứ Xuyên là những địa phương sản xuất quạt nghệ thuật lớn nhất, truyền sang châu Âu - và theo ghi chép ở các cảng Việt Nam, bên ta cũng nhập không ít quạt về.

Chiết phiến loại quý giá, ngoại trừ chữ, tranh quý giá trên mặt còn được dùng đồi mồi, phỉ thúy, ngà voi, trúc tương phi, gỗ đàn hương... làm cốt quạt.

Riêng về đoàn phiến, từ khi lưu hành thông dụng, qua đến Nhật Bản thành quạt dành riêng cho giới quý tộc, quạt cũng có khá nhiều hình dạng, ví dụ như quạt hình lá, có cốt hình lá cây, bồi giấy hoặc lụa làm phiến quạt (như hình dưới). Quạt quý giá hơn dùng các loại cán vật liệu quý, bồi giấy, lụa thượng hạng, đeo thêm các vật trang sức cuối cán quạt. Quạt tròn còn có các hình thức sử dụng trong tôn giáo khác như "quạt tắt lửa", "quạt ngăn nước", quạt của giới "thầy mo"...

(Nên đừng thấy nó giống lá mà tưởng là lá. Tùy theo thời kỳ mà chọn loại quạt, miễn đừng cho vua chúa quan lại quý xờ tộc đi phe phẩy quạt lá chuối là được - cái quạt đó hồi xưa mềnh dùng để đập ruồi).

---

Ti giáo phường

Ti giáo phường là cơ quan quản lý âm nhạc cung đình của Trung Hoa cổ đại. Từ cổ đến đời Đường thì gọi là giáo phường, chuyên quản lý giảng dạy nhạc cung đình lẫn tục nhạc, diễn xuất. Đến thời Minh, đổi giáo phường thành ti giáo phường, thuộc Lễ bộ, chuyên quản lý vũ nhạc, ca kịch. Đến thời Ung Chính thì đổi tên thành Hòa thanh thự.

Ti giáo phường trên danh nghĩa là quản lý cơ cấu âm nhạc, tương tự như đoàn nghệ thuật ca vũ nhạc hiện đại - Nhưng ngoài tập âm nhạc, thực tế ti giáo phường còn quản lý kỹ viện của con gái, con trai quan bị trừng phạt sung làm quan kỹ. Con gái bị đưa làm kỹ nữ, con trai sung làm nhạc công. Hơn thế, con cháu của những người này cũng đời đời làm ca kỹ.

Bên 4 cổng của Bắc Kinh đều có ti giáo phường, là các ngõ nhạc lâu, kỹ viện. Từ thời Tống Nguyên về trước, câu lan là nơi diễn trò, sau chữ "câu lan" cũng đồng nghĩa với "kỹ viện". Nơi diễn nhạc, diễn trò cũng chính là kỹ viện. Ghi chép đời Càn Long cho thấy các kỹ viện ngoài cửa Bắc Kinh này lệ thuộc vào ti giáo phường, là kỹ viện của các quan gia, chuyên cung phụng hoàng thân quý thích.

Lịch sử ti giáo phường

Định am nói: "Từ đời Đường, Tống, Minh đến nay, từ kinh sư cho tới các đại ấp, thành lớn đều có nhạc tịch. Thời cổ triêu mộ hàng ngàn nữ tử gia nhập nhạc tịch."

Nhạc tịch là kỹ viện của quan gia, thuộc về ti giáo phường của Lễ bộ. Ngoài nhận con gái bên ngoài vào còn là nơi trừng phạt vợ con của các quan lại phạm tội. Vợ con của phạm nhân bị đưa vào ti giáo phường trong dã sử ghi lại không ít.

Trong thời Tống, ti giáo phường còn có tù nhân chiến tranh, vợ con của người bại trận, phụ nữ bị bắt trong chiến loạn.

Ti giáo phường thuộc Lễ bộ, chuyên tấu nhạc, biểu diễn tại các lễ mừng, lễ đón khách... Nhưng trong đó, số lượng kỹ nữ rất nhiều. Nguyên sử viết, trong lễ đón mừng của Hốt tất Liệt, đội âm nhạc của ti giáo phường đưa đến 150 kỹ nữ.

Những kỹ nữ thuộc giáo phường được huấn luyện âm nhạc, có nhiều người tài năng nổi tiếng như Chu Liêm Tú, hay Tần Hoài danh kỹ thời Minh mạt như Đổng Tiểu Uyển, Lý Hương Quân, Biện Ngọc Quân, Trần Viên Viên đều thuộc ti giáo phường của Lễ bộ, có sức ảnh hưởng rất lớn đến các danh sĩ...

---

Ở Hà Tiên có nhiều địa danh được đặt tên theo các địa danh Trung Quốc, đặc biệt là vùng Quảng Đông. Nhưng địa danh thì cũng có hàng trăm hàng ngàn, sao lại lấy tên này mà không lấy tên khác? Sau khi tuyên bố với bạn "Người đặt tên chỗ này chắc chắn đang bị thất tình", mềnh đã nghiêm túc nghĩ lý do tại xao lại như thế.

Vì rằng ngoại trừ bờ biển ra thì đất phương Nam chả giống Giang Nam giề, mà một hòn núi tự dưng lại mang tên Tô Châu, một dòng sông lại có tên Giang Thành. Cái tên này chắc hẳn mang ý nghĩa tượng trưng, văn học nhiều hơn là sự giống trên thực thể. Mà nhắc đến Tô Châu trong văn học thì phải nhớ tới bài Phong kiều dạ bạc. Mà những "ô đề nguyệt lạc", "thanh chung" ấy cũng được Mạc Thiên Tứ nhắc lại trong bài Tiêu tự thần chung. Núi Tô Châu lại ở cạnh Đông Hồ. Do đó, điển tích nhắc tới ở đây chính là Phong kiều dạ bạc, với "tiêu điểm" là Hàn San tự.

Một trong những truyền thuyết về Hàn San tự là câu chuyện 2 người huynh đệ tên là Hàn San và Thập Đắc cùng yêu một cô gái. Vì sợ làm buồn lòng huynh đệ, Hàn San bỏ đi đến đến ngôi chùa này, Thập Đắc cũng đi tìm đến tận nơi. Cuối cùng, 2 người (bỏ luôn cô kia) sống với nhau như trước. '__'

Còn Giang Thành cũng là 1 địa danh TQ, nhưng cái tên này trong văn học lại được nhắc đến như 1 phiếm chỉ cho... sông nước nhiều hơn là 1 vùng đất cụ thể. Sự "liên quan" của Giang Thành với Tô Châu nằm trong 1 bài từ điệu Giang Thành tử của Âu Dương Quýnh:

Vãn nhật Kim Lăng ngạn thảo bình,
Lạc hà minh,
Thuỷ vô tình.
Lục đại phồn hoa,
Ám trục thệ ba thanh.
Không hữu Cô Tô đài thượng nguyệt,
Như Tây Tử kính,
Chiếu Giang Thành.

Trong "truyền thuyết" về Phong Kiều dạ bạc cũng nhắc tới câu thơ của 1 chú tiểu làm trong đêm ấy:

Nhất phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn,
Bán trầm thủy để, bán phù không.

Mà nếu đứng ở bờ bên này sông Giang Thành nhìn qua núi Tô Châu giữa sông có thể thấy "trời đất bị chia làm 2 nửa", trăng mọc qua núi khi chiếu xuống nước sẽ bị phân làm đôi ở 2 bờ.

Cảnh tượng này cũng sẽ rất có cảm giác "lưỡng mang mang" nào đó. Mà cũng phải nói, Tô Châu là kinh đô nước Ngô cũ, là nơi có núi Linh Nham mà Tây Thi gặp Phạm Lãi, có núi Cô Tô, có nàng Tây Tử. Thơ Mạc Thiên Tứ cũng đã từng nhắc đến 1 "mỹ nhân" nào đó: "Tư mỹ nhân hề, diểu hà chi. Hoài cố quốc hề, đồ dẫn lĩnh". Ngay cả truyền thuyết chữ "Hà Tiên" cũng đã phảng phất bóng một "tiên nhân" nào đó trên sông.

---

Trong vụ án Lê Thái Tông, K.W.Taylor nhắc đi nhắc lại chừng 3,4 lần là "vua chết sau khi Tư Thành sinh được (mười) mấy ngày" (hay mấy ngày mà trí nhớ cá vàng của mềnh từ chối nhớ chi tiết). Nói 1 lần thì ngờ ngợ, mà nói nhiều lần thì... dù tác giả rất thận trọng nhưng vẫn lộ ra ý nghi ngờ của mình.

Trong khi đó, tác giả viết về nhà Lê theo kết cấu vầy nè: Vua (Lê Thái, Lê Nhân) cùng các quan đại thần - Lê Thánh Tông và các chính sách, quan hệ (cùng cách điều phối, đối xử với các quan) - Các vua sau (lại tiếp tục) cùng các đại thần.

Túm lại cái chết của Lê Thái Tông được tả như vầy: Ngô Ngọc Dao được Nguyễn Trãi đưa khỏi cung - Sau khi Lê Tư Thành sinh được mấy ngày, Thái Tông ra ngoài "chơi", đến chỗ Nguyễn Trãi, chết.

Mà Nguyễn Thị Anh được tác giả nhìn nhận là phụ nữ không có năng lực (Điều này mềnh cũng công nhận luôn. Đừng nhìn tóm tắt wiki thấy "Thái hậu" giết người này người kia mà tưởng ngầu. Đọc sử mới thấy vua lẫn Thái hậu sợ công thần như gì. Liên tục gả công chúa cho con công thần, kể cả công chúa mới 10 tuổi cũng bị lôi đi, lễ cưới thành "kiểu mẫu" tham nhũng của kinh thành. Con cháu công thần đánh nhau, giết người ngay giữa kinh thành mà không dám xử. Đến mức ngay cả đối thủ Nghi Dân, Lê Thánh Tông kể tội "con hoang" nọ kia mà vẫn phải lắc đầu bảo "gà mái gáy sáng", chả có năng lực giề.) - Chiện này sẽ nói sau.

Vậy thiệt ra cái sự nghi ngờ của tác giả Taylor đang nhắm vào ai?

Trong quan hệ triều chính thời Nhân Tông, lại thấy nổi bật lên cái tên Lê Thụ, người mà sau này Lê Thánh Tông từ chối công nhận công thần, còn "tiện thể" xài xể thêm mấy câu. (Trong sử còn ghi lại chuyện con Lê Thụ lấy công chúa 10 tuổi, quà cáp chật nhà. Hay chuyện các quan minh tranh ám đấu xung quanh ông này.)

Vậy quay lại cái chết của Thái Tông sau khi Tư Thành được sinh ra. Mẹ con Tư Thành do Trịnh Khắc Phục, Nguyễn Trãi đưa đi. Mà 2 người này là... tâm phúc của Thái Tông đưa về. Nên trừ phi Thái Tông quáng gà đâm hồ đồ quay lưng lại với tâm phúc, hành động của họ cũng chính là ý muốn của Thái Tông. Nhưng trong cung thì có gì ép vua phải đưa vợ con đi?

Vậy phải nhìn lại quá trình phế lập liên tục của Thái Tông: Dựa Lê Ngân diệt Lê Sát, rồi dựa (vào đâu đó) diệt Lê Ngân - tương đồng với quá trình phế lập các phi tần, con gái của những người này. Điều này có thể còn tiếp tục dài dài. Nghĩa là con của Ngô Ngọc Dao cũng có thể là một "con bài" mới để Thái Tông diệt tiếp "kẻ nào đó" đang lên trong triều. Nguyễn Thị Anh thế lực yếu ớt, nhưng con của Ngô Ngọc Dao - người có thế lực mạnh cả họ nội lẫn họ ngoại - thì là mối đe dọa khó hơn nhiều.

Nếu là quyền thần, chọn Nguyễn Thị Anh hay Ngô Ngọc Dao thì dễ khống chế hơn? Lịch sử đã chứng minh.

Thiệt ra thì Lê Thái Tông hoàn toàn có thể hồ đồ, nghe lời gái phế lập lung tung xèng, rồi Nguyễn Trãi phải ra tay "giải quyết hậu quả". Rồi vua cũng tự nhiên chết, tai bay vạ gió trúng nhằm NT.

Nhưng cũng có câu "Một lần bất tín, vạn sự bất tin". Cái kiểu hành xử vắt chanh bỏ vỏ của Thái Tông thì hông ai hông nhận ra. Mà nếu vua bị ngay những cận thần bên cạnh mình "tiên hạ thủ vi cường", "không giết vua thì vua giết mình" diệt hậu hoạn cũng rất là có thể.

(Nhớ mang máng đâu thì Tạ Chí Đại Trường cũng từng nhận xét Thánh Tông dựa thế lực của những người từng giết cha mình mà lên ngôi.)

Nên bảo Nguyễn Thị Anh (hay thế lực nào đó) muốn diệt Lê Tư Thành thì cũng chả phải - sau này Tư Thành được đón về nuôi dạy đàng hoàng, trong khi thật ra chỉ cần tí tẹo thuốc độc thì ai biết đấy là đâu. Thứ họ muốn diệt thực sự là "ý muốn phế lập của Thái Tông" đằng sau Tư Thành. Nên vua chết, nguy cơ đó đã không còn.

Đúng ra, nếu muốn diệt Tư Thành khi còn trong trứng để "giữ vững ngôi vị cho Bang Cơ" thì Tư Thành đã không được sống lâu rồi. Nếu đã ép được Thái Tông phải bỏ vợ con thì cũng chả ngại lấy mạng luôn đứa con sau khi Thái Tông chết. Nhưng Tư Thành được giữ lại làm "đối trọng quyền lực" cho bên Bang Cơ, cũng như Khắc Xương sẽ được giữ lại làm "đối trọng quyền lực" cho bên Tư Thành.

(Thánh Tông giết Khắc Xương sau khi "cha vợ" Nguyễn Đức Trung qua đời. Sau khi Nguyễn Đức Trung cáo bệnh về nhà, Thánh Tông mới đưa ra những "cải cách" quan lại hành chính quân sự quan trọng. Chẳng biết sử gia vô tình hay cố ý mà lấy năm sau khi Nguyễn Đức Trung mất làm cuốn mới ghi cho Thánh Tông. '_')

Nên thiệt ra trong mắt Taylor, Thái Tông chỉ là ông vua trẻ con dễ bị lung lay, dễ kích động, xoay vòng vòng giữa các phe phái mà cuối cùng tự hại chết mình. Đây cũng là cố tật của các vua chúa thủ lãnh VN, toàn trong lúc đang thành công thì diệt kẻ bên cạnh đang đem thành công đến cho mình. Người ngoài bảo "sao dại thế?" chứ chỉ mấy ổng mới biết mình bị đè đầu cưỡi cổ, có tiếng không có miếng ra sao. =))

Mà diệt xong "phe lớn" rồi mà còn chưa bị "phe khác" và đối thủ đập chít ăn thịt thì hình như chỉ có mỗi... Nguyễn Ánh - do may là chính. =))))) Sau này NA cũng phải về làm hòa với Võ Tánh, "thế lực" lớn nhất ở Gia Định, làm hòa với tất tần tật người trong ngoài mới thành công được.

Nên muốn "độc tài" như Minh Mạng cũng là một quá trình gian truân hơn 10 năm trời xây dựng lực lượng đấy chứ giỡn à? "Chuyên chế" như Lê Thánh Tông cũng làm đủ trò đợi "cha vợ" về vườn mới chuyên với chế được.

Còn cái trò "đấu đá diệt quyền thần" giết người này người kia nghe thì cun ngầu nhưng chỉ dành để... thiếu nữ thiếu nam mơ mộng cun ngầu thôi.

---

Ngồi lược ĐVSK, đang từ Lý Trần nói toàn chuyện bình định thổ mục phiên liêu nọ kia nhảy sang thời Lê toàn chiện ông nọ đâm ông kia, cãi nhau giết nhau. Đang lầm bầm hông biết người viết sử có quá mức chi tiết lặt vặt hông thì cũng tự nghĩ ra là... tất nhiên nó phải thế.

Thiệt ra thì trong thời Lê, sức đẩy cho nền "chuyên chế tập quyền" không phải bắt đầu từ Lê Thánh Tông mà là từ... địa lý. Trong thời Lý Trần, những thế lực cai trị nằm ở phương Bắc, nên hễ có loạn lạc là bắt đầu từ vùng Thanh Hóa - Nghệ An trở đi. Lê Lợi nhờ địa lý ẩn náu suốt 10 năm, đưa lực lượng quân Thanh Hóa lên ngôi, đồng thời "thống nhất" được 2 vùng Nam-Bắc miền Bắc. Các châu mục miền Bắc được bình định trong thời Lý Trần cộng với châu mục phía Tây Nam nhà Lê đánh được mới tạo thế cục vững vàng để Lê Thánh Tông đánh xuống phương Nam. Mà ở các triều đại trước, đất lấy được không giữ được, thì đến đời Lê đã có thể "ổn định" đến tận Quảng Nam.

Mà một khi không phải chia quyền lực để bình định "đất xa" nữa thì... chỉ còn các ông đấu nhau thôi. Lê Thánh Tông trước hết là... may mắn, vì sinh ra trong thời điểm các ông giết nhau gần xong rồi. Đến khi LTT lên ngôi thì "công thần" già quá qua đời gần hết.

Nhà Mạc thất bại trước hết là vì... đây là dòng họ đặt quyền lực ở phương Bắc (Hải Dương). Nên bị nhóm phương Nam họp nhau đánh bại. Mà đến đây thì chứng tỏ một điều là chế độ tập quyền thời Lê không có tác dụng gì với "đất xa", chỉ giữ được vùng này yên ổn nhờ vị thế "đất của vua". Đến thời Trịnh thì lại phải nhờ vua Lê để "giữ" đất phía Bắc. Điều này cũng tương tự như thời Trần dùng quan hệ hôn nhân để giữ đất - Như Trần Quốc Khang được đưa xuống Diễn Châu, cưới toàn phụ nữ Diễn Châu, để rồi người kế nghiệp cai trị cũng là "người Diễn Châu" (ĐVSK ghi rằng điều này ứng hợp với hầu hết vương nhà Trần cai trị nơi xa).

Quá trình "Nam tiến" của VN là quá trình "thống nhất ngược" khi quyền lực dần chuyển giao về phương Nam.

---

Người VN có tục thờ cây đa, nhưng tại sao lại là cây đa?

Cây đa được cho là có nguồn gốc từ Ấn Độ, trải rộng khắp ở các vùng nhiệt đới Nam Á, Đông Nam Á, Nam Trung Quốc... (và hiện giờ cũng có mặt ở Úc). Tục thờ cây đa không chỉ có ở người Việt mà còn xuất hiện ở Ấn, Philippin, Guam... đặc biệt là người Dao cũng thờ cây đa.

(Theo kết quả nghiên cứu của Đề án "Sưu tầm kiểm kê kho sách cổ người Dao" do Tiến sĩ Trần Hữu Sơn (Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin - Thể thao Lào Cai) chủ trì có đăng tại thì: Người Dao có nguồn gốc xa xưa ở đảo Hải Nam (Trung Quốc) gồm 7 nhóm. Người Dao ở Việt Nam và ở Lào Cai có 3 nhóm: Dao Tuyển, Dao Nga Hoàng và Dao Làn Tẻn (còn gọi là Dao Chàm) họ bắt đầu di cư sang Việt Nam vào thời Lê (vào khoảng cuối thế kỷ 17). Để đến được đất Việt, sống ở vùng núi như ngày nay, người Dao đã phải trải qua cuộc hành trình muôn phần gian khổ vượt biển, vượt núi, vượt sông. Điều này phản ánh rõ trong nhiều phong tục, nghi lễ của người Dao và được ghi lại rất tỉ mỉ trong sách cổ. Người Dao di cư sang Việt Nam theo nhiều đợt từ đảo Hải Nam, qua Phòng Thành, tới Bắc Giang.)

- Theo truyền thuyết Hindu, cây đa là nơi nghỉ ngơi của thần Krishna (một trong những tên để gọi thần Vishnu). Thần Shiva cũng thường được miêu tả ngồi dưới gốc đa. Cây đa được coi là cây thần, gọi là Vat Vriksha.

- Theo truyền thuyết của Philippine, cây đa được coi như là nơi trú ngụ của các linh hồn và ma quỷ. Trẻ nhỏ thường được dạy là không nên chỉ trỏ cây đa hay nhục mạ linh hồn trú trong nó. Hồn ma trong cây đa có thể gây tai họa, hãm hại người.

- Nguời Chamorro ở Guam (một giống dân được cho là tới từ Đông Nam Á khoảng từ 2000 năm trước Công nguyên, gần với người Philippine và thổ dân Đài Loan), tin rằng cây đa là nơi trú ngụ của các linh hồn cổ xưa, bảo vệ cây thần này.

Ngoài ra, bóng dáng cây đa còn xuất hiện ở nhiều đình đền đài Cambodia (Angkor Wat), Indonesia, Hong Kong...

Ngoài ra, cây đa còn thường được nói tới trong Phật giáo Nguyên thủy, là nơi những sinh vật tầm gửi tới trú ngụ.

...

Ở đây, ta thấy niềm tin của chính người VN cũng chia thành 2 tuyến: Một bên thờ phụng cây đa, cho trồng gần chùa, làng, "Cây gạo có ma, Cây đa có thần" (thật ra cái cây "có ma" còn có nhiều biến tấu khác, lúc là cây si, lúc là cây gạo, cây thị...). Nhưng người thường thì tin là cây đa có rất nhiều ma, không khó gì để nghe người dân quê kể chuyện ma ở cây đa đủ mọi loại. :))

(Trong 2 vế "cây abc có ma, cây đa có thần" thì khó có thể hiểu thần được nói đến ở cây đa là ma. Ngoài ra còn có những câu "Sợ thần thì nể cây đa", "Cây đa cậy thần, thần cậy cây đa"...)

Do chưa đủ hứng thú để đi dò lại truyền thuyết về cây đa ở các nước nên... đến đây kết thúc. Nhưng nói thêm, tín ngưỡng thờ cây đa vào Nam đã không còn, ngay từ vùng Ninh Thuận, Bình Thuận cũng đã ít hẳn.




VNCH
Sunday, August 9, 2015 Author: Trường An

Thiệt ra đây là bài viết *nhảm*, nhưng hông đem nó lên FB vì chưa muốn bị đạp chít. =))

Thì là mà, hãy tìm đọc cuốn History of Vietnam của K.Taylor.

Tác giả là 1 cựu chiến binh tại VN, và với lối viết rất trung lập, ngắn gọn, dễ hiểu, đầy đủ, phần chiến tranh VN 45-75 của ông, đặc biệt là về VNCH, sẽ cung cấp kha khá đầy đủ về những gì đã xảy ra vào thời gian ấy, nguyên nhân thành lập và "diệt vong" của VNCH.

Mà sau khi đọc xong, mềnh đã có 1 cảm tưởng rất thiết-thực là... "đáng đời chớ". =__=

Hầy, như người VN ngàn năm nay vẫn làm và chắc ngàn năm sau vẫn còn làm, khi đụng phải cơn bĩ cực nào đóa, "thời đại cũ" sẽ trở thành ánh dương huy hoàng, "vẻ đẹp bị vùi dập", nạn nhân bông sen trắng của chế độ hiện tại. Từ đó, những thành phần "thua cuộc", "bị vùi dập" trước đó sẽ ngoi lên, kể những "truyền thuyết" đệp lung linh, những viễn cảnh huy hoàng trong giả tưởng. Nhứt là sau những cuộc nội chiến, những xung đột nồi da xáo thịt, "bên thua cuộc" thực mợ nó là lẫm liệt bi thương, là ánh dương không hợp thời, là tương lai đáng-lẽ-sẽ-có như tất-nhiên-phải-thế... (vân vân hãy tự điền vào chỗ trống).

Nên các bợn (lẫn bất kỳ ai) cũng lờ lớ lơ đi những cuộc đảo chính liên tục, liên tục, những cuộc biểu tình cũng liên tục, liên tục, những cuộc thanh trừng, xung đột xảy ra khắp nơi trong thời kỳ ấy. Chế độ Nam Kỳ bắt nguồn từ lập lại 1 quốc trưởng của triều đình Huế rồi lại "được" 1 gia đình Thiên Chúa giáo lật đổ, "soán ngôi", bao gồm vô số thành phần từ bảo hoàng, thân Pháp, thân Mỹ, Phật tử, con chiên, thương gia, nông dân, trí thức... Những xung đột nổ ra trong chính chính quyền, giữa các phe phái, gây ra các cuộc biểu tình, nổi dậy rầm rộ khắp nơi. Những rạn nứt, mâu thuẫn trong văn hóa, xã hội, tôn giáo... chia rẽ toàn bộ miền Nam, bị những kẻ lợi dụng thổi bùng lên để chiếm được lợi thế về phía mình. Con người - theo bậc thang càng xuống thấp - càng trở thành con rối của những thế lực. Và đến khi NVT lên nhậm chức Tổng thống, đã chẳng còn gì có thể cứu vãn.

Trong mục đích "tô hồng" quá khứ, con người ta cũng dễ dàng bác bỏ những thứ xấu xa, coi đó là "xuyên tạc bởi thế lực thù địch", nhưng những năm đó, hất đổ tượng đài, ném bom vào phủ tổng thống, tiêu diệt lẫn nhau không phải do người "khác ý thức hệ" làm. Những số phận bị thanh trừng, tiêu diệt như Nhất Linh cũng không phải tiêu tan vào không trung. Đó là việc ta còn chưa nói tới số liệu cùng những chứng cứ có thể có của một chính quyền đã được các chính trị gia Mỹ mô tả là "tham nhũng khủng khiếp".

Vầng, chính mình tự tiêu diệt mình, chớ có kêu ai.

Taylor là 1 trong những người viết sử hiện đại rất chú tâm đến bản chất "tính xung đột" của VN (Như bài viết được trích trước). Phản ứng của người VN trước mỗi khó khăn là... tìm cách xử nhau trước, lôi mâu thuẫn, thù oán từ 80 đời vương ra để "tiêu diệt thằng kia" rồi muốn làm gì thì làm - Thiệt ra, cốt lõi của nó vẫn là tính tự tư tự lợi, nghĩ đến bản thân trước hết thảy. Thêm vào đó là bản tính "bông sen" nghĩ mình là cô Tấm bị dì ghẻ áp bức nên mới chịu phận hái rau, chớ có ông bụt thì ta đã thành hoàng hậu - Mà cách để có ông bụt là ta ngồi khóc. =)) (aka ta mà có Mỹ có Tây thì ta đã hóa rồng).

Nên thiệt ra, quý xờ vị làm lơ luôn nguyên do tại xao ta lại ra thế này, cũng làm lơ luôn (hay tại khó quá bỏ qua) câu hỏi "Chế độ hồng hường tuyệt vời tiên tiến có khả năng đem ta hóa rồng đóa sao lại thua chổng vó vậy?" (à mà, khỏi hỏi cũng biết sẽ có các chế đổ tội cho "nông dân hung hãn", "bọn ngu thì rất đông" ồi. Cơ mà, hông kiểm soát được bọn "công nông hung hãn" í thì chế độ sống làm xao được vậy, tương lai làm xao được vậy? Hông có khả năng kiểm soát đất nước thì cái giàu-giỏi-đẹp đó bằng cách nào mà làm được vậy?)

Nên thiệt ra, quý xờ vị "làm cách mệnh" bằng cách... chửi đổng, chửi đông chửi tây, lấy thằng này đập thằng nọ là... đang tiếp nối truyền thống ngàn xưa của cha ông. =))

(Trong khi thiệt tình ấy mà, cô Tấm chỉ cần mò cua tích trữ rồi phắn khỏi nhà là xong. Tự ở tự ngược rồi tự ngồi khóc gọi Bụt nó hơi bị phiêu. =)) )





Copyright © Trường An. All rights reserved.