Voyage from French to Cochinchina in the ship Henry - Captain Rey of Bourdeaux.
Gia Long, người đàn ông mà sự thăng trầm của số phận không đáng nhớ bằng sự thiên tài và phẩm chất đạo đức của ông, luôn luôn khao khát sự đổi mới và cải tiến cho nền quản trị cộng đồng. Tuy nhiên, lo sợ sự nghịch chuyển trong tâm lý của số đông, thần dân trong những vùng quản trị, ông bắt buộc phải chấm dứt nhanh những dự án thay đổi của mình. Được huấn luyện trong nghịch cảnh, ông nắm bắt lượng thông tin của mọi chủ đề vượt xa mức thường có của những ông hoàng phương Đông. Kết quả là ông cũng chẳng lạ lẫm gì với tình trạng của thần dân mình - và sự thích hợp của họ với hệ thống chính quyền mà ông muốn xây dựng. Vì lý do này, khi chọn người kế vị, ông đã không chọn người con lớn nhất, mà là người ông biết có khả năng và sự cứng rắn nhất. Người mà ông biết (theo chính bộc bạch của ông) "có thể cầm cây gậy và sử dụng nó trong điều kiện cần thiết, không phân biệt với mọi kẻ thuộc mọi tầng lớp, dù lớn hay nhỏ".
"Yêu cho roi cho vọt" là 1 cách nói hay ho, nhưng với người VN thì nghĩa của nó phải đảo ngược lại. Ở đây các thần dân có vẻ như muốn nói với người lãnh đạo rằng "Nếu ông muốn tôi tôn trọng ông, yêu ông, thì hãy trừng phạt tôi". Sợ và yêu là những khái niệm đồng nghĩa với nhau trong miệng người VN, những người nói "Tôi sợ anh" và "Tôi yêu anh" không khác gì nhau.
... Ông ấy cũng có thói quen tha thứ cho phạm nhân trong những lần ân xá 3 lượt dành cho những người biết hối lỗi và thành thật. Ông đã hơn 1 lần nói với Bá Đa Lộc, người mà ông vẫn coi là thầy dạy của mình, rằng "Vì tình bạn của ông dành cho ta, ông sẽ không bao giờ để cho ta nắm quyền lực phán xét quá mức nghiêm trọng. Ngoài ra, nó cũng sẽ chứng tỏ ta sai nếu ông 3 lần cầu xin ta gia ân cho kẻ phạm pháp."
Tổng trấn Bắc Thành hiện tại (Lê Chất) trước đây là tướng chỉ huy của kẻ thù với Gia Long. Chuyển đổi qua quân đội nhà vua, đáng lẽ ông ta phải bị trừng phạt hoặc đày đi làm lính trong quân. Ông ta lại được tin tưởng giao nhiều nhiệm vụ quan trọng. Vào tháng 4-1803, ông ta là người phát động đợt tấn công đầu tiên vào Kinh, thủ phủ của Tây Sơn. Ông ta đã bắt được 1 tù binh nhưng sau đó chấp nhận thả hắn đi, cảnh cáo hắn không bao giờ xuất hiện trước mặt ông ta lần nữa. "Bệ hạ," ông ta nói, "Trong 10 năm, thần đã ăn cùng 1 chén cơm với kẻ ấy trước khi thần phục vụ ngài, làm sao thần có thể giết hắn được?" Nhà vua trả lời: "Nếu ta ở địa vị ngươi, ta cũng làm thế mà thôi."
... Thái tử hiện giờ chừng 30 tuổi; được dạy dỗ rất tốt. Anh ta rất thông thạo hình học, thiên văn học, địa lý. Anh ta thường sử dụng chữ Roman khi viết, nhưng từ chối học ngôn ngữ ngoài tiếng nước mình. Rất nhiều công trình phương Tây hữu ích được dịch lại cho anh ta sử dụng, và từ học ở một viên quan Pháp, anh ta đã biết cách xác định tọa độ trên trái đất bằng cách quan sát mặt trăng.
... Người VN có vẻ hiền hòa tự nhiên, dễ chịu, lễ phép và thông minh. Tầng lớp dưới của họ vượt trội hơn kẻ dưới ở TQ, thậm chí cả ở châu Âu về tính tôn trọng lễ giáo và trật tự.
... Khăn đội đầu không bao giờ được mang ra khỏi cửa nhà, ngoại trừ khăn trắng để tang, nhưng cũng không ai đến trước mặt quan trong bộ dạng ấy.
------
Người được nhắc tới ở đây chắc là Lê Văn Thanh. Hồi Lê Trung bị triều Tây Sơn giết, Lê Chất phải đi trốn, do Lê Văn Thanh che giấu cho. Đến khi Bình Định bị hạ, Lê Văn Thanh bị bắt, rồi trốn đi, tới khi Gia Long đánh Phú Xuân xong lại thấy bắt được, rồi lại thả.
Mà vầng, hóa ra Minh Mạng biết xài chữ quốc ngữ, cái chữ "hình học" thì đúng là ghi geometry đấy. Sau này mấy ông quan Pháp trở lại đem tặng kính thiên văn với thước đo địa đồ, chắc cũng là cho "sở thích" của vua.
----
Embassy to the Eastern court, Cochinchina, Siam and Muscat - Edmund Robert
Đây là nhật ký hành trình của người trong đoàn thuyền Hoa Kỳ đi làm việc tại các nước trong khoảng 1832-1834. Thuyền này tên là Peacock, là thuyền chiến, đã từng ghé qua Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao, nhưng mờ không thành công vì cái lý do... giời ơi lắm. :v
Đọc nhật ký hành trình này đoạn ở VN, nửa đêm cười như khìn. :v
Chiện xui thứ nhất, đến lúc nào hông đến, đến vào năm 1833 người ta đang oánh nhao, cho nên Sài Gòn hông vào được, Phan Rang đổ xuống cũng kẹt cứng, thuyền này túc tắc làm sao mà... mắc cạn kẹt ở Vũng Lắm, Phú Yên. Cho nên mất mấy ngày thư qua tin lại mới có quan lớn từ tỉnh xuống coi, mất mấy ngày nữa mới gọi được người từ trên xuống.
Chiện xui thứ hai, đến lúc nào không hay, vừa đến cái là... thời tiết xấu. Biển động, thuyền lắc như điên, mí ông quan VN lại bị bịnh say sóng. Chờ hết bão mới tới được thì chớ, ngồi nói chuyện trên tàu cũng hông được, gọi nhau xuống bờ... cãi nhau.
Vừng, nội dung cãi của các bác vô cùng phong phú. Từ chuyện lá thư đầu tiên dịch ra không được dùng tên An Nam mà phải là Việt Nam nhóa, vua không dùng chữ "vương" mà phải là "hoàng đế" nhá - Tới chuyện thư gửi cho ai phải viết rõ ràng ra nhóa. Sửa sơ sơ, chuyển thư của Tổng thống Mỹ đến Huế, vào tay "bộ trưởng ngoại giao" rồi, bộ trưởng gửi người nói lại là phải có bản copy lá thư cho bộ trưởng xem trước để báo lên vua, cùng những yêu cầu chính của đoàn sứ giả lần này.
Từ đây bắt đầu cuộc cãi nhao dằng dặc của... cả 2 bên ngang như cua. Anh Mỹ bảo nhất định không là không, thư Tổng thống tao gửi cho vua nhà mi chứ có gửi cho thằng bộ trưởng đâu mà đòi đọc. Anh Việt bảo đó là thông lệ xưa nay ở xứ tao, bộ trưởng phải biết mày muốn cái gì đã, chữ viết rõ ràng, kê khai đầy đủ làm bằng chứng rồi mới báo cáo lên vua được, mày chỉ nói miệng đến lúc mày đòi cái khác thì xao. Anh Mỹ khùng lên bảo Tổng thống nhà tao hông nói chuyện với kẻ phục dịch, thông lệ nhà tao hông có thế. Anh Việt bảo, nhà tao trước nay chơi với mọi thằng Tây, từ Anh đến Pháp đều thế, xao chỉ có mày khoái cãi vậy. Anh Mỹ lôi bằng chứng ông sứ Anh đến từ thời... Tây Sơn ra làm bằng là ổng gặp ngay trực tiếp "vua" (Nguyễn Nhạc) nè. Anh Việt sạm mặt, tao hông thèm nói thứ này nhóa. => Cuộc cãi vã này mất 5-6 ngày mới thỏa thuận được.
Nhận được bản copy rồi, anh Việt lại bắt sửa. Anh hỏi ngang hỏi ngửa Tổng thống là cái chức chi, ủa vậy là bầu cử lên hở, thay đổi sau 4 năm hở? Chắc bụng anh nghĩ vậy thì chức này đâu to bằng vua, các anh bảo nhao là chọn từ ngữ dịch sao cho khiêm cung nhã nhặn thoai. Anh Mỹ nghe được, chắc cũng có tật giật mình, bắt đầu sửng cồ lên: Tổng thống nhà tao hông có kém vua nào hết nhé, Tổng thống nhà tao cũng được mọi người tôn trọng, địa vị ngất trời, cũng là vua 1 cõi đó. Ngày hôm sau anh Mỹ rủ đoàn xuống bắt mấy ông quan xin lỗi, các ông nói, hở, tao có ý bất kính gì đâu. Nhưng anh Mỹ tức sẵn rồi, hằm hè kể lại suốt.
Bộ trưởng Việt OK rồi, giờ đi dịch lại lá thư đàng hoàng trình lên vua. Nhưng mà bản dịch lá thư của Tổng thống Mỹ khó xơi quá, "friendly" hông thích hợp để làm thư ngoại giao nè, God phù hộ ngài thì phải là thượng đế chớ hông phải Chúa Kitô nè. Anh Mỹ vốn đã ôm cục tức sẵn, lại thêm tính anh xưa nay (đến nay vẫn thế) coi anh là cha thiên hạ, anh làm gì kệ anh người khác đừng có xớ rớ vào, bảo thư nhà anh thì dịch cho nó sát nghĩa vào. Dịch không xong, thư không chuyển được thì anh bỏ đi, thuyền nhà anh ở khắp thế giới chớ anh không đi cầu cạnh thằng nào hết nhé. Anh Việt bẩu, là mày đến nhà tao chứ có phải tao đến nhờ mày đâu, mày đến đây đặt quan hệ là muốn giảm thuế thông thương mà. Không có mày tao vẫn chơi với thằng Anh thằng Pháp, mà cảng biển tao mở tự do, thằng nào muốn đến thì đến, mày muốn giảm thuế nên mới có việc nài chớ tao có lợi gì đâu. Anh Mỹ hất hàm bảo, Anh Pháp nó đến đây vì nó không vào vài vùng của TQ được, chớ tao cóc thèm nhờ. Anh Việt bẩu phong tục nhà tao là làm việc như thế, sao mày khó ở vậy? Anh Mỹ hằm hè, mày đến nhà tao thì tao vẫn cho mày làm việc theo ý mày muốn, nên giờ tao thích làm theo lối của tao, tao khó ở với mày đấy thì xaoooooo.
Nói chung, do điều kiện ngoại cảnh thời tiết và do cãi nhao hăng say, từ khi thuyền cập bờ đến khi đi đã mất gần 1 tháng. Sau khi khuân được lá thư đi đến Huế rồi, anh Mỹ ra hạn định, 7 ngày sau mà chưa có kết quả là tao nhổ neo đi à. Nhưng 3 ngày sau thư mới đến tay bộ trưởng. Kết quả, Đại Nam thực lục kể, vua vừa nhận được thư, cho người ra xem thì thuyền Huê Kỳ đã (giận dỗi) bốc hơi.
Vừng, câu chiện ngoại giao dở hơi nhất trong lịch sử.
---
Mà theo những ghi chép trong này, triều đình VN thời kỳ này dùng kha khá người Tây, ví dụ như 1 thủy thủ người Anh điều khiển thuyền, M.Vanier là con lai của tướng Gia Long cũng ở lại VN làm chỉ huy tàu thuyền dù cha đã về nước. Người thông ngôn thuộc Thiên Chúa giáo, giáo sĩ cũng có. Phản ứng với tàu Huê Kỳ cũng rứt là thân thiện, cho quà, cho ăn cho uống, bảo cảng nhà tui tự do muốn đến thì đến. Cãi nhao là do... khác biệt văn hóa thoai.
------
NARRATIVE OF A VOYAGE TO COCHIN CHINA.
By CHARLES CHAPMAN
Như giới thiệu trước đó, C.Chapman là người của Công ty Đông Ấn Anh, đại diện Toàn quyền Anh tại Bengal đến Nam Hà năm 1777-1778 để bàn chuyện làm ăn (mà chưa biết sự cố mới xảy ra). 1 vài điểm đáng nói:
- Vầnggggggg, như đã nói trước kia, Nhạc hông phải là anh "ngồi xó QN", ngược lại, chính là người vạch ra 1 "kế hoạch vĩ đại": "Ông ấy bộc bạch cho tôi vài ý tưởng tương lai mà ông vạch ra: Họ sẽ hạ bệ vua Cambodia, chiếm lấy toàn bộ bán đảo cho đến biên giới với Xiêm La, vùng thuộc về Nam Hà cũ, và tiến lên phía Bắc, nơi đang thuộc quyền kiểm soát của Bắc Hà. Để thực hiện điều này, ông ta mong có được sự hỗ trợ của vài tàu Anh, đổi lại là vài vùng đất nhượng địa ở nơi mà họ muốn (chỗ này ghi số nhiều ợ)."
- Làng đói bị cướp được trích ở bài trước ở gần Vũng Tàu, và người cướp là Nguyễn Huệ. :v Vì khi Chapman đến, Nguyễn Huệ còn đang bận đi "chinh phạt" Đồng Nai, Nhạc không đi. Sử Nguyễn cũng ghi thời gian đó chỉ có Huệ đến đốt phá Gia Định (Cù lao Phố cũng tiêu vào lúc này). Vầng, chính anh, đã hết người để đổ thừa. :v
- Trang phục quân Tây Sơn màu xanh dương. :v (Quân Nguyễn mới mặc màu đỏ) Thật ra quân này chưa có đồng phục toàn bộ đâu, nhưng quân của vua tại Quy Nhơn mặc mào xanh.
- Nguyễn Nhạc mặc trang phục y chang vua VN, nhưng đón đoàn đại sứ bằng vũ công mặc trang phục Chiêm Thành (Hindu). Và Nhạc đội khăn (tuban) mào đỏ khi mặc thường phục. Và khi gặp chuyện bất lợi (như tin báo từ Đồng Nai), Nhạc cho làm lễ hiến tế trâu.
- Hội An đã bị phá như thế nào: "Nó bị chiếm giữ và hủy hoại bởi 1 trong những viên tướng của Nguyễn Nhạc... Đến Hội An, chúng tôi đã ngạc nhiên khi thấy tàn tích của 1 thành phố lớn. Những con đường được quy hoạch đơn giản, lát đá phẳng phiu, hai bên có những dãy nhà gạch vững chãi. Nhưng trời ơi, tất cả chẳng còn lại gì ngoài tàn tích của những bức tường rào. Và ở vài nơi bạn còn có thể nhìn thấy vài kẻ khốn khổ vốn là chủ nhà trước đây, che mưa nắng bằng cái lều chỉ được dựng bằng tranh và tre."
- Về nạn đói những năm này: "Tại Huế đang nằm dưới sự kiểm soát của Bắc Hà, đáng lẽ được cung cấp thực phẩm tốt hơn các nơi khác, thịt người đang được bày bán công khai ở chợ."
- Tây Sơn đối xử với họ hàng nhà Nguyễn như thế nào: "Có 1 người họ hàng xa của vương tộc ẩn náu được trong vùng do Bắc Hà kiểm soát. Viên quan (của Tây Sơn) có quen với ông ta, liền giả vờ gọi ông đến để che chở. Người đàn ông tôi nghiệp này đã đem theo vợ con cùng cả gia đình rất đông người đến. Khi đến cảng Đà Nẵng, ông đi tàu đến trước, để vợ con lại trên thuyền. Viên quan nhanh nhảu đón ông ấy, đưa về nhà, nhưng chưa qua cổng, ông đã bị lính bắt giữ, ngay lập tức bị chém bay đầu. Sau đó, viên quan này lên thuyền đi đến chỗ vợ con hoàng thân. Ngay khi vừa lên thuyền, ông ta đã cho trói tất cả phụ nữ và trẻ em lại ném xuống sông, lấy tất cả tài sản của họ."
(Hèn gì toàn bộ họ Mạc ở Quảng Nam phải đổi thành họ Nguyễn tránh nạn. =-=)
---
Ngoài lề: Thư từ năm 1803 giữa đại sứ Anh về "thông tấn xã con vịt": "Những người Pháp quen thuộc tính cách vị vua này cho biết ông ấy sẽ không bất động lâu, và TQ sẽ là mục tiêu tiếp theo trong tham vọng của ông. Nhà vua được nói là đã bất mãn với vua TQ vì đã không chịu thừa nhận ông là vua của VN dưới tên hiệu mà ông yêu cầu."
Năm 1807, 1 trung úy Anh được cử tới biển Đông để "khảo sát" quần đảo Hoàng Sa, và từ đó, "bạn" Anh bị sút bay. =-= Năm 1814, Gia Long cho cắm luôn cờ ở Trường Sa, "đây là đồ nhà ông, cấm đụng".
------
Vietnam’s Overseas Trade in the 19th Century: The Singapore Connection
The Singapore Chinese and the Saigon Trade of the nineteenth century
Đọc Báo cáo ngoại thương VN thế kỷ 19 với Singapore của Li Tana, lại chú ý đoạn này:
"Riêng về các thuyền buồm, tôi phải lưu ý rằng đã có các sự cập bến hàng năm, trong ba năm qua, từ kinh đô của Nam Kỳ, một tàu-thương mại và vận tải thuộc Nhà Vua Nam Kỳ (Cochinchinese), là kẻ, bất kể các thành kiến về Trung Hoa của ông, sau này đã trở nên hài lòng với các [báo cáo?] chi tiết và các lợi nhuận của mậu dịch." - John Crawful
Bên Tào bẩu bác MM ghét Tây, bên Tây bẩu bác ghét Tào, là xao, là xao? :v :v :v
Nhưng thiệt ra chuyện đáng quan tâm hơn là bảng biểu đồ mậu dịch trong các năm. Trong khi Gia Định thời Lê Văn Duyệt thường được cho là giai đoạn "cởi mở" nhất, thì thực ra khối lượng mậu dịch lại không bằng các năm sau.
Tuy thật ra điều này còn do TQ bị Anh đánh, mậu dịch với TQ do vậy đã không thể suôn sẻ, và thương nhân tại VN đã chuyển hướng sang các nước ĐN Á từ sau năm 1839. Nhưng nó cũng đã cho thấy VN không còn phụ thuộc vào thị trường TQ (nên Minh Mạng nghe chuyện oánh nhao chỉ than "nhà ta vậy là thiếu trà ồi".)
Mà thiệt ra tài liệu kinh tế kiểu này còn có thể nói được nhiều điều về chính trị. Ví dụ như mậu dịch giai đoạn 30-39 đã sụt giảm ngay từ năm 30 chứ không chờ đến khi chiến tranh khởi phát - Trùng với khoảng thời gian Gia Định khủng hoảng cuối thời Lê Văn Duyệt, đánh nhao với Chà Và còn thua, bị vua chởi cho tơi bời. Hay như báo cáo rằng hàng hóa hàng đầu xuất cảng từ Singapore qua Sài Gòn là thuốc phiện, cũng trùng khớp với hàng loạt chiếu chỉ MM ban ra bảo LVD phải kiềm chế nạn thuốc phiện. Hay như hàng xuất hàng đầu của GĐ là gạo, cũng trùng luôn với hàng loạt lệnh cấm xuất gạo từ phía triều đình. (Nghĩa là, phía trên nổi khùng lên nói rã cổ cũng chả có tác dụng gì sất.)
Theo báo cáo này, hàng hóa xuất khẩu hàng đầu của GĐ thế kỷ 19 là gạo, xuất đi TQ lẫn các nước ĐN Á. Nhưng triều đình VN lại kiềm chế hết mức chuyện xuất gạo. Chuyện đơn giản là xuất quá nhiều thì trong nước thiếu, trong nước thiếu thì giá gạo lên cao, giá gạo lên cao thì chỉ có thằng giàu sống thôi chứ dân nghèo tiêu tùng hết. Tiền cũng không mua được gạo, ví dụ như trận đói ở Nam Hà vì nhổ lúa trồng đay, dân nghèo mới là người chết đầu tiên.
Gạo là mặt hàng hết sức nhạy cảm mà chỉ cần giá chênh lệch biến động 1 tí là hậu quả hàng loạt người chết đói. Ngay đến GĐ "kho gạo" cũng bị nạn đói vì giá gạo chênh - nhưng có lẽ nguyên nhân lớn nhất do nạn đầu cơ của thương nhân Tàu. Như đã thấy ở các báo cáo thương mại này.
Còn ở miền Bắc, khủng hoảng lương thực đã là... chuyện thường xuyên. Trong ĐVSK, những năm ghi "đói" bao gồm: 982, 1042, 1156, 1208, 1268, 1290, 1291, 1292, 1301, 1310, 1320, 1333, 1337, 1343, 1344, 1354, 1358, 1379, 1405, 1408, 1409, 1447, 1467, 1487, 1490, 1492, 1512, 1517, 1557, 1559, 1572, 1577, 1585, 1586, 1589, 1594, 1595, 1596, 1608, 1629, 1630, 1634, 1679, 1681, 1694, 1695, 1702, 1703, 1712, 1713, 1724, 1728, 1740, 1741, 1753, 1757, 1758, 1768, 1774, 1776, 1777, 1778, 1786, 1788, 1790.
Vầng, năm đói ngày càng dồn dập, mà thật ra sử ghi còn chưa biểu hiện được hết tai hại của nạn đói. Như 1 trận đói "sơ sơ" mà sử chỉ ghi "năm đó đói" chứ còn chưa được ghi "đói to", Baron đã mô tả "trận đói ấy hàng triệu người chết". (Dù chắc cũng chỉ ghi phiếm chỉ, ai đâu đi đếm).
Nạn đói ở Bắc bộ đã xảy ra thường xuyên ngay từ cuối thế kỷ 15. Những thế kỷ trước thì lúc 10 năm, lúc 50 năm mới xảy ra nạn đói 1 lần, còn từ thế kỷ 16 được 10 năm không bị đói là chuyện hiếm có khó tìm.
Thật ra thì chả nhà cầm quyền nào muốn dân đói để đi nổi loạn cả. Cho nên số liệu "đói" này ngoại trừ lý do là... thời trước thiếu sử liệu nên không ghi hết, thì lý do có thể là vì mật độ dân số cao quá mức hoặc... biến đổi khí hậu dẫn đến khủng hoảng lương thực thường xuyên.
Ngoài ra thì có thể còn vì 1 lý do khác nữa: Sự tập trung ruộng đất mức độ cao và đầu cơ lúa gạo của thương nhân. Ví dụ trong thời Nguyễn, khi lúa kho đã phát đến mức phải đem đầu này đắp đầu kia, triều đình nảy ra ý mới: Khuyến khích người giàu góp lúa để lấy tước phong (aka bán lúa lấy tước. Cái phẩm tước này thiệt ra cũng làm được nhiều việc lắm, như cho phép xây nhà đẹp hơn, mặc đồ sang hơn nè, miễn phu nè :v ). Chuyện này thật ra đã có từ thời Trịnh, khi vợ Lê Quý Đôn đi "làm từ thiện" rình rang hay những thương nhân buôn gạo lớn nổi tiếng.
Thật ra, "giới tư sản" cũng đã xuất hiện ở VN khá sớm, nhưng... 1 là người Tàu, 2 là những địa chủ liên kết với giới đầu nậu (Tào), và kết quả là nó càng mạnh thì càng khiến kinh tế xã hội khủng hoảng hơn (Dù thiệt ra chuyện đói kém vẫn do thiên tai là chính). Từ thế kỷ 17, Baron đã cảnh báo về nạn chảy máu vàng bạc qua đường thương mãi, đến thế kỷ 19 thì còn nạn thuốc phiện. Đi kèm theo nó là khủng hoảng lương thực, dân số, thật là... Lượm ơi.
-------