Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

Màu nhuộm
Wednesday, August 8, 2018 Author: Trường An

Kỹ thuật pha chế màu đã có từ Ai Cập cổ đại, phát triển từ Lưỡng Hà đến Ấn Độ với kết quả là văn hóa màu sắc rực rỡ của 2 vùng này. Từ khi nền giao thương phát triển và lịch sử diễn tiến dần dần, càng nhiều loại màu mới được tìm ra cho đến khi nền công nghiệp màu nhân tạo khai sinh.

Ban đầu màu nhuộm được làm từ thực vật, rồi sau đó là các thành phần khác như vỏ ốc, màu côn trùng, khoáng chất... Kỹ thuật dệt nhuộm cũng tịnh tiến dần dần. Nhưng có 1 điểm đáng lưu ý là màu tự nhiên chỉ có 1 sắc độ, có thể làm nó đậm lên qua nhiều lần nhuộm chứ muốn làm nhạt đi thì chỉ có cách tẩy (cho nên thật ra không có màu nhuộm trắng, chỉ có cách tẩy vải trắng). Cho nên màu sắc thời cổ đại thực sự nghiêng về sắc thái đậm và trầm, ngay cả màu nhạt cũng chỉ do... phai màu đi mà có, không bao nhiêu màu có sắc neon chói lóa như màu nhân tạo.

Mà giới quý tộc do quy định màu sắc là 1, chảnh là 2, =)) nên sử dụng tông màu cát phục đều là màu đậm, cơ bản phai màu 1 phát là bị cho "đồ nhà nghèo" ngay. Trong đó, các tông màu được coi là quý xờ tộc thường là những màu đỏ, tía, đen, vàng.

Các màu trang phục có thành phần dễ tìm và rẻ tiền nhất trong tự nhiên là màu đỏ và vàng - 2 tông màu này được sử dụng nhiều ở Ai Cập cũng như đóng vai trò lớn ở Ấn. Ở châu Á, màu xanh lam cũng là màu khá rẻ tiền do nguyên liệu dễ kiếm, nhưng màu lam chàm ở châu Âu thì 1 thời lại được coi là màu nhập khẩu giá cao. Màu có thành phần khó kiếm nhất trong tự nhiên lại là màu lục và màu đen.

Thật ra màu đen thời cổ đại là màu chàm được nhuộm đi nhuộm lại, cho thêm than đốt vỏ ốc cùng các thành phần khác vào để có màu đen sậm - Cho nên có thể thấy ở vải thổ cẩm lẫn ngay cả các trang phục cổ còn lưu lại, màu đen này nghiêng tông lạnh, có khi chụp lên hình gần giống như màu tím than sẫm - hẳn là màu đen lúc phai đi.

- Ở châu Á, màu chàm - là màu xanh lam lạnh cho đến tím đậm - là màu khá rẻ tiền, cho nên 1 thời được dùng rộng rãi trong giới bình dân, cùng với màu trắng (cái này thì chả cần màu, dệt xong mặc thôi). Sau này người dân thích nhuộm vải đen để mặc vì nhuộm nhiều lần sẽ giúp vải bền, trông cũng có vẻ sạch sẽ nghiêm trang. Nhưng màu đen này cho đến thế kỷ 14 ở châu Âu mới tìm được màu đen tốt không phai từ sồi và cây keo cao ở châu Mỹ và châu Úc. Màu đen trở thành màu thời trang ở châu Âu từ thế kỷ 18 - tương đồng với khoảng thời gian màu đen thành "màu toàn dân" ở TQ-VN. Về màu chàm thì đây được coi là 1 loại màu phổ biến nhất nhì, nhưng sau này được coi là màu "cao cấp" hơn màu nâu và màu đen 1 tí, do màu xanh được quy định cho giới sĩ phu lẫn thường phục cho tầng lớp cao - Như có thể thấy ở Huế vẫn còn lệ trong ngày lễ tiết thì nam giới mặc màu xanh lam. Trong thời Lê, màu xanh chàm lại là màu thường phục toàn dân. Thời Trần thì sứ Nguyên đến thấy toàn dân mặc tuyền màu đen "như đàn quạ", sĩ tộc thì mặc đồ trắng.

Nói chung, vì tính chất giá rẻ và mặc bền, màu lam chàm với các biến thể từ lam cho đến đen là màu có lịch sử lâu dài ở châu Á. Hiện tại vẫn còn 1 loại trang phục lam chàm cực kỳ nổi tiếng: Màu đồ jean. Vầng, nguyên bản của màu jean từ xa xưa chính là nhuộm bằng chàm.

Màu lam chàm là màu lạnh nên ở độ trung bình là màu xanh rất sáng, người xưa gọi là "thanh cát vi minh", màu lửa sáng. Ở sắc độ nhạt thì nó vẫn sáng, cho nên muốn làm màu xanh nhạt thật nhạt, người làm vải thường phải tẩy bớt màu sau khi nhuộm xong. Nhưng nói chung thì màu xanh thời cổ đại cơ bản vẫn là màu xanh tím tông lạnh.

Chàm

- Một loại màu "giá rẻ" khác nữa ở VN là màu nâu - hoặc là màu hồng (vầng ngạc nhin chưa). Củ nâu dùng nhuộm màu nâu nếu chỉ nhuộm qua 1 lượt thì là màu hồng. Cho nên màu nâu sồng thực ra là màu nâu tông hồng. Mà màu hồng từ củ ấu cũng là hồng tông nâu. Cho nên cái gọi là "màu nâu non" ngày xa xưa là màu gạch non, thực chất là màu hồng tông nâu nhạt. (Áo các cô làm điệu ngày xưa toàn "màu nâu non" ó, thực chất là các cô mặc áo hồnggggg, gia giảm thêm tí nữa thì thành màu mỡ gà). Còn màu nâu củ nâu nếu nhuộm đậm thì có thể thành nâu đỏ, phảng phất như đỏ tía luôn.

Củ nâu cũng có thể cho vào màu chàm để nhuộm đen, màu đen lúc này sẽ cho ra ít sắc tím than hơn, màu đỏ+xanh thành màu tím, dập bớt sắc xanh đi.

Màu củ ấu

- Màu vàng thật ra cũng là màu khá dễ tìm. Người VN dùng gỗ cây mít, còn các chủng người, vùng khác trên thế giới thì dùng đủ loại rễ củ từ nghệ cho tới nghệ tây để làm màu vàng. Màu vàng thuộc loại màu dễ chế trên toàn thế giới, cho nên văn minh ở đâu cũng thấy màu vàng. Nhưng đây là màu vàng thực vật nên dễ thấy là nếu nhạt thì nó nghiêng về vàng đất, đậm thì nó nghiêng về vàng nâu, vàng cam - ví dụ như màu vàng chính sắc thực ra lại là sắc cam. Muốn tạo màu vàng rực rỡ hơn thì... thêu chỉ vàng vào. Từ Ai Cập cổ đại đã có dùng bột vàng pha vào màu, phát triển thành công nghệ mạ vàng, quét vàng, sau ở châu Á làm vàng thành sợi gọi là kim tuyến xe dệt chung vào vải, cho nên trên các trang phục cung đình thấy có những đường lấp lánh.

Nhưng mà nói chung thì dưới vẻ lấp lánh của vàng mười và luật cấm mặc đồ vàng ở châu Á sau này, màu vàng không phải là loại màu phổ biến cho lắm trong toàn dân. Cung điện nào cũng 1 khối vàng dát từ cửa vào giường, từ Buckingham cho tới Cambodia, cho nên màu quý tộc thực sự lại là... màu đỏ.

- Màu đỏ, từ màu đỏ tía cho tới đỏ sậm đều từng được coi là màu hoàng tộc ở châu Âu (cũng như Đông Á). Ở châu Âu, màu đỏ tía Tyrian purple được làm từ vỏ sò biển là màu quý tộc Trung Cổ vì... nó đắt tiền. Sau này họ chuyển sang màu đỏ sậm, hay màu đỏ yên chi - màu đỏ vô cùng phổ biến ở châu Á. Màu đỏ này được chiết xuất từ con bọ yên chi, sau này ở châu Âu có cả công xưởng nuôi bọ này để nhuộm vải. Ngoài ra cũng có khá nhiều thực vật, khoáng để tạo màu đỏ. Nhưng màu đỏ yên chi nói chung đã trở thành màu biểu tượng của Đông Á cũng như 1 thời ở châu Âu. Ngoài ra châu Á còn màu đỏ khá nổi khác là đỏ chu sa - màu đỏ đất, đỏ nâu.

Từ thời Tần màu đen được dùng làm trang phục chính cho vua, thì màu đỏ được dùng cho hoàng hậu, nữ quyến, nhưng này là đỏ sáng. Sang đến thời Tống thì vua mặc màu đỏ tía, các quan phân theo cấp bậc các màu đỏ khác nhau. Thời Minh vua mặc màu vàng là chính, các trang phục khác khá đa dạng đỏ, vàng, xanh..., hoàng hậu cũng tương tự. Các màu này được phân dùng cho các dịp khác nhau. Sang đến thời Thanh, ngoài bộ cát phục đen ai cũng biết thì thật ra phụ nữ hoàng tộc còn 1 loại cát phục đỏ. Theo mô tả về trang phục phụ nữ thường dân thời Thanh "con gái ai cũng mặc màu đỏ, màu hồng".

Ở VN thì khó khảo cứu hơn, nhưng hình tượng công chúa thời Lê cho thấy công chúa mặc màu đỏ. Thời chúa Nguyễn, theo mô tả của nhân chứng "con gái mặc toàn màu đỏ màu xanh", đến khi chúa Trịnh vào ra lệnh cho "không được dùng màu linh tinh", cho thấy vào thời kỳ này không có định chế trang phục rõ ràng.

Sang đến thời Nguyễn, màu đỏ thật ra còn được dùng rộng rãi hơn trong hệ thống - quân lính Nguyễn mặc đồng phục đỏ. Còn trong cung đình thì hoàng hậu, phi tần, hoàng tử, công chúa đều có trang phục đỏ, màu đỏ có thể coi là màu tượng trưng cho trang phục công chúa luôn. Còn theo nhân chứng, cung nữ nhà Nguyễn mặc trang phục hồng. Thật ra nhà Nguyễn lấy phương Nam, quẻ Ly, Hỏa làm chủ đạo nên trọng sắc đỏ.

Trong dân gian do luật hạn chế dùng màu nên màu đỏ được dùng cho các phụ trang như yếm, thắt lưng, khăn dây...

(Như trong Harry Potter, cái nhà cưng nhất của tác giả cũng là màu đỏ tía cho nó "hoàng tộc", thiệt ra đây là 1 dữ liệu có tính lịch sử vô cùng cao).

Vải đỏ thời Hán

Đỏ yên chi

- Các màu khác như lục, tím, xám ít được coi có tính biểu tượng hơn. Như đã nói trên, màu nhuộm lục thực ra không dễ tìm trong tự nhiên, do đó được tạo bằng cách pha màu xanh với vàng. Màu tím được tạo bằng đỏ pha với xanh. Màu xám tức là màu nhuộm đen chưa đủ độ, hoặc màu vải làm từ lông dạ tự nhiên, cũng coi như là 1 màu "nhà nghèo" ở châu Âu thời Trung Cổ. Chỉ khi màu đen lên ngôi, xám mới đi theo, cơ bản cũng vì... màu nhuộm xám cũng đắt tiền (dùng đồ đắt nghĩa là giào, hiểu vại đi).

Cho nên thực ra mà nói màu sắc cổ đại nằm trong 3 tông chính: xanh lạnh, đỏ thẫm, vàng nâu. Như bộ sưu tập trang phục nhà Thanh đây giống như bộ sưu tập "các sắc độ màu xanh" hơn: http://www.sohu.com/a/131683869_526635

Bằng thị giác mà nói thì màu nổi nhất chính là xanh sắc tông lạnh này chứ hông phải mào đỏ hay vàng. Ngay cả các màu sơn cũng làm từ đá, khoáng nên có màu đất chứ không phải sắc chóe lọe đầu thế kỷ 20.

(Cho nên mà đó mà, muốn phục dựng cũng cần biết sắc độ nào, chứ đỏ tưởng là đỏ, xanh tưởng là xanh, nâu tưởng là nâu đến lúc chúng nóa oánh nhao lại hỏi tại xao. Đến ngay cả màu nâu sồng nói là "phổ biến lắm" mà toàn cho màu nâu vàng cũng...

Nói chung đừng bị mấy tấm hình trắng đen tối mù lừa đảo. =-= Nói đen với nâu, xanh mà đen tím than, xanh lam chàm, nâu đỏ tía, hồng mỡ gà thì cũng chả "tối tăm" cái giề đâu. Màu củ nâu thoang thoáng sắc Tyrian purple zô cùng hoàng tộc =)) Thiệt ra mấy màu được gọi là nâu, đỏ với tía nhiều khi dòm lẫn lộn nhau, tương tự màu vàng với màu cam, xanh lam với xanh lục).




Thi cử
Friday, July 20, 2018 Author: Trường An

Mấy hôm nay tự nhiên có nhiều người tìm đến bài "Con trai Lê Quý Đôn" quá, ờ thì mình biết nguyên nhân tại xao mờ. Nên nhân tiện mị làm 1 bảng thống kê xì can đồ trong lịch sử khoa cử VN. :))

Theo Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn, đời Lý chỉ có 6 khoa thi với những chi tiết mờ mịt do hông còn tài liệu lưu trữ. Sang đến đời Trần thì thi Thái học sinh (tương đương Tiến sĩ) và Đại tị 7 năm 1 khoa, không nhất định là phải có Trạng nguyên. Đến năm 1396 đời Trần Thuận Tông, chưa kịp yết bảng tên người đỗ thì Hồ Quý Ly cướp ngôi.

Đời Lê, đến Lê Thái Tông năm 1442 mới thi Đình lần đầu tiên, khoa thi 6 năm mở 1 lần. Đến đời Lê Thánh Tông mới định 3 năm mở 1 kỳ thi. Thi Hội lấy Tiến sĩ thường chừng hai mươi mấy người, nhưng có nhiều kỳ thi không lấy Tam khôi, hoặc không lấy Trạng nguyên. Thống kê từ năm 1442 đến năm 1526 có 26 khoa thi, lấy Tiến sĩ 989 người, Tam khôi 63 người.

Đến đời Lê Trung Hưng thì càng ít lấy Tam khôi, tính từ năm 1578 đến năm 1775 có 64 khoa thi mà chỉ có 703 Tiến sĩ, Tam khôi 33 người, Trạng nguyên 6 người.

Đến đời Nguyễn thì không có Trạng nguyên, Bảng nhãn 1 người duy nhất.

Sử sách đời Lý Trần không còn bao nhiêu để biết chuyện thi cử thế nào. Nhưng ngay từ đầu đời Lê thì đã ghi nhận kha khá xì can đồ:

- Đời Lê Thánh Tông năm 1483, hạ lệnh sinh đồ thi Hương 3 lần không đậu thì đem sung quân. Cho nên, người đã thi Hương khoa trước sẽ... làm dấu vào bài thi, quan chấm thi cho đỗ hết. Chỉ bài nào tệ đến mức viết văn bỏ sót đầu đề, viết chữ mất nét, làm bài thất luật mới rớt.

Cháu trưởng tước công, hầu, bá, tử, nam và con trưởng các quan nhất, nhị, tam phẩm không cần phải đi thi mà được bổ dụng thẳng làm quan tứ phẩm trở xuống, ai học giỏi thì cho vào Sùng văn quán học tập 3 năm. Sau đó trải qua 1 kỳ thi trong Bộ Lại để được tuyển dụng làm quan. Con cháu quan viên thi Hội cũng được ưu đãi hơn bạch đinh.

- Năm 1496 đời Lê Thánh Tông, thi Hội lấy đỗ 41 người, vào đến thi Đình, vua đích thân khảo thí, đánh hỏng 11 người. Thủ khoa thứ 2 của kỳ thi Hội là Nguyễn Văn Huấn thậm chí bị xóa tên.

- Đầu đời Lê Trung Hưng, thi Hương sơ sài, sĩ tử mang sách, bài cũ vào trường thi, đến năm 1660 mới ra lệnh cấm.

- Năm 1664, ra lệnh sinh đồ thi đỗ cả 3 khoa (9 năm) đều phải thi lại, bị đánh hỏng đến quá nửa.

- Năm 1726, khoa thi Hương bị tố nhũng lạm, chúa Trịnh cho thi lại, "chỉ đánh hỏng 17 người kém quá", trong đó có con trai Thượng thư, Thiếu bảo.

- Từ năm 1747 về sau đều phải thi lại do "dư luận sĩ tử sôi nổi", giám quan các xứ bị trách phạt, biếm truất rất nhiều. Mà con trai Lê Quý Đôn cũng nằm trong số xì can đồ này.

- Ở Đàng Trong, năm 1723 đời chúa Minh Nguyễn Phúc Chu, thi Nhiêu học lấy 77 người mà "dư luận sôi nổi", chúa Minh cho họp tất cả lại để đích thân ra đề khảo thí. Toàn bộ sĩ tử bị đánh rớt. =))

Trước đó, năm 1713, cũng đời chúa Minh, thi Chính đồ kỳ đệ nhị có 130 người, khảo quan đánh rớt tất cả. Chúa ra lệnh cho thi lại lấy được 1 sinh đồ, 7 nhiêu học.

- Đời Nguyễn số quan bị biếm truất vì tự tiện "hóa phép" bài thi cũng khá nhiều. Trong đó nổi tiếng nhất là ông "thánh Quát" - người thi mãi không đỗ được vua đặc cách cho làm quan, chưa làm được mốc gì thì đi sửa bài thi cho thí sinh. =__=

Thiệt ra nhìn lại thì kỳ thi Hương là thi tại địa phương vốn đã "lộn xộn" từ lâu. Đời chúa Trịnh phải cho quan ra đề vào khu biệt lập để ra đề thi cho 2 trường cuối, đến ngày cuối mới đưa đến cho địa phương. Nhưng từ đó lại nảy ra chuyện làm bài hộ hay đổi quyển thi cho nhau. Từ khi đặc cách dành cho con cháu các quan bị bãi bỏ vào thời Lê Trung Hưng thì càng nhiều xì can đồ liên quan đến con ông cháu cha xảy ra.

Và phương pháp các vua chúa dùng để xét là cho thi lại, hay như Lê Thánh Tông làm là đến kỳ thi Đình không đạt tiêu chuẩn là truất hết truất sạch danh vị. Thời chúa Trịnh thì giơ cao đánh khẽ chỉ đánh rớt đứa nào tệ quá. Chúa Nguyễn thì đá 1 phát bay sạch.




N
Friday, June 15, 2018 Author: Trường An

Tự nhiên nghĩ ra tại xao VN lại thất bại trước Pháp trong chiến lược ngoại giao dù đã cố gắng bắt chước mí thằng khác. Đáng lẽ ngay từ ban đầu phải... đưa Bắc Kỳ ra thay cho Nam Kỳ mới đúng. '_' Pháp đánh VN vì muốn bò lên Vân Nam của TQ, ngay từ đầu mục tiêu của Pháp đã là Bắc Kỳ, dằng dai mãi sau này thì công trình đầu tiên của Pháp xây ở VN cũng là đường sắt HN-Vân Nam. Thậm chí lúc 3 tỉnh bị chiếm, VN sang xin vẫn còn cơ may lấy lại được. Cơ bản, nguyên nhân là tại... không biết người ta muốn cái gì.

Cho nên cứ dằng dai đánh nhau ở Nam Kỳ mà mục tiêu của Pháp chẳng qua chỉ là làm áp lực cho triều đình nhả Bắc Kỳ ra. Đến khi được tự do tới Bắc Kỳ thì vẫn bị trói tay trói chân, Pháp mới gây sự đòi chiếm. Trong khi đó, VN lại đưa Bắc Kỳ ra nhử Anh, Pháp còn chả chiếm nhanh chiếm vội, đập chết dẫm bẹp luôn triều đình ở Trung để mài khỏi ho he hó hé.

Đã bảo, "giá trị" của VN chỉ là vị trí, cho nên thứ duy nhất có thể đem trao đổi được (gọi Anh vào được) cũng chỉ là đất Bắc Kỳ. Tây Ban Nha đánh xong, đòi tiền xong nó cũng ngãng ra, để mặc thằng Pháp muốn làm gì thì làm. Cho nên đi gọi đủ nơi, làm đủ cách mà không thằng Tây nào nó có hứng thú, cơ bản cũng là vì... chả biết chúng nó muốn gì.

Cho nên thật ra, Thái Lan giữ được chả phải vì "khôn ngoan" gọi Tây vào, mà phải là Anh cho phép nên Mỹ mới được vào, chứ Pháp thì còn lâu. Cơ bản, thứ Anh muốn là... Miến Điện, nơi thông sang Vân Nam - Quảng Tây Trung Quốc. Đánh từ Ấn vào không được do vướng các tiểu quốc ở giữa, Anh mới bò sang lấy đường Thái đánh lên. Mà cũng đánh dằng dai 30-40 năm cho đến khi chiếm được miền Bắc Miến Điện mới thôi. Thái làm ngư ông đắc lợi chả cần ò e ó é gì, chỉ cần ngoan như cún để yên cho nó đi qua, hợp sức với nó xử thằng hàng xóm là xong.

Tương tự, Nhật cũng chỉ cần ngoan ngoãn làm chỗ đậu tàu kiểm soát biển Đông TQ là xong. Mài muốn làm gì kệ mài.

Trong tình thế giữa thế kỷ 19 đó, VN đáng ra chỉ cần đem Bắc Kỳ ra đổi, cho Tây tung tăng vào xơi Vân Nam, kệ xừ chúng nó. Thảo mai hơn tí nữa là sang TQ lăn ra khóc "Đại ca ơi chúng nó bắt nạt em. Vì đại ca đánh nhao với nó nên em lãnh đạn, em vô tội em có biết gì đâuuuuu, huhuhu hú hú". Vậy là mặc kệ 2 thằng kia oánh nhao, liên quan méo gì đến mị. Cơ sở khai thác thì Pháp lo mà xây, tài nguyên Vân Nam chảy xuống thì mình hưởng ké. Dù thằng Pháp nổi danh là đứa keo kiệt bủn xỉn bẩn tính, vẫn có thể gọi đứa khác vào "chung vui".

Cho nên đời mới chứng minh rằng... EQ quan trọng hơn IQ. Khôn lỏi nghĩ lắm hoang tưởng nhiều mà không biết thằng kia muốn gì thì... chết sớm. /___\




Nữ võ vân giả
Sunday, June 10, 2018 Author: Trường An

Onna-bugeisha - Nữ võ vân giả là phụ nữ thuộc tầng lớp võ sĩ (bushi), tiền thân của samurai, được huấn luyện võ thuật để chiến đấu, bảo vệ gia đình, làng mạc và dòng tộc. Trong văn hóa đại chúng của Nhật hiện thời, vai trò phụ nữ thường bị nhược hóa (hay bị động hóa), trong khi trong lịch sử, onna-bugeisha hay samurai nữ khá phổ biến. Ngay cả trong thời Edo, khi mà vai trò phụ nữ bị đẩy xuống vai trò bị động, năm 1868, trong trận chiến Aizu vẫn đánh dấu sự xuất hiện của 1 nữ samurai là Nakano Takeko lãnh đạo tộc Aizu chống quân triều đình.

Trái với ý tưởng của văn hóa đại chúng, ví dụ như bộ manga Kaze Hikaru bảo rằng phụ nữ không được cầm vũ khí, không được làm chiến binh, Nakano Takeko là con gái của 1 quan chức tại Aizu, và được huấn luyện võ công, chiến thuật. Năm 1868, trong trận chiến Aizu, bà lãnh đạo 1 nhóm nữ chiến binh chống lại quân đội Minh Trị. Khi bị bắn trúng sắp chết, Nakano Takeko nói chị em gái là Yuko cắt lấy đầu bà chôn riêng, không để địch lấy làm chiến lợi phẩm. (Điều này cho thấy cả 2 chị em đều là chiến binh.)

Nhìn lại lịch sử Nhật Bản với những cuộc chiến kéo dài của các gia tộc, cả nam và nữ đều được huấn luyện làm chiến binh. Onna-bugeisha được huấn luyện dùng đao, đoản đao, giáo, thương để chiến đấu. Dù không được mang kiếm, cả nam và nữ samurai đều đeo đoản kiếm kaiken. Nữ samurai khi đi với chồng bắt buộc phải đeo theo kaiken để chiến đấu khi cần thiết. Trong thời Heian và Kamakura, những nữ chiến binh này chiến đấu bên cạnh nam giới. Hoàng hậu Jinngu thậm chí đã dẫn quân đi chinh phạt Triều Tiên sau khi chồng tử nạn ở đây.

Truyền thuyết Nhật Bản còn ghi nhận nữ chiến binh Tomoe Gozen, 1 nữ chiến binh huyền thoại "sức mạnh bằng cả ngàn người" đã lao vào đội quân địch bắt giữ, lấy đầu chủ tướng.

Hojo Masako, vợ của Shogun đầu tiên triều đại Kamakura, là nữ chiến binh có ảnh hưởng chính trị lớn trong cả 2 triều sau của con trai bà. Phụ nữ thời Kamakura ngoài các bổn phận với gia đình còn được quyền sở hữu tài sản, kiểm soát gia đình, thậm chí có bổn phận bảo vệ gia đình khi cần thiết.

Đến thời Edo, thời bình trị kéo dài của Nhật Bản, các samurai không còn mang nghĩa chiến binh mà là người phục vụ cho vương triều, vai trò của các nữ chiến binh cũng chuyển vào vị thế hỗ trợ cho người chồng. Con gái trong các gia đình danh giá không còn được yêu cầu chiến đấu để bảo vệ gia tộc mà trở thành kết liên chính trị trong hôn nhân - do đó, phụ nữ thời kỳ này yêu cầu phải tuân lời và phục vụ tuyệt đối. Các nữ samurai cũng không được đi xa 1 mình mà phải có nam giới theo kèm. Tuy nhiên, như bằng chứng trận Aizu cho thấy, con gái của các gia tộc lớn có khả năng vẫn được huấn luyện võ nghệ khi cần thiết - khi mà từ những năm 1850s, khi bị Tàu Đen tấn công, Nhật Bản lại được đặt trong tình trạng chiến tranh.

Hình ảnh tượng trưng của các nữ võ vân giả là thanh đao naginata - Hãy liên tưởng đến em Takiko trong Fushigi Yuugi II. Trong thời Edo, thanh naginata trở thành 1 biểu tượng xã hội cho các nữ samuarai, là thứ mà hầu như con gái nhà samurai nào cũng phải có. Hiện nay môn võ sử dụng naginata được đưa vào dạy cho các nữ sinh trong trường học Nhật Bản.




TCTT
Thursday, May 3, 2018 Author: Trường An

Lượn qua hóng tình hình tôn giáo ở HQ, "sẵn tiện" thu hoạch luông tình hình "tà giáo" châu Á.

5 Bizarre Cults from Asia


https://thediplomat.com/2014/06/the-cults-of-south-korea/

Ờ, sau khi gật gù rằng những diễn tiến tâm lý lịch sử nào dẫn đến tình hình này, nghĩ ngược nghĩ xuôi zồi lại tự hỏi... chả phải tất cả đều khởi đầu như thế xao?

Mềnh thì hông coi các lãnh tụ, hình tượng tôn giáo như Thích Ca, Jesus, Mohamed vân vân là triết gia, vì thật lòng là họ hầu như không "phát kiến" ra được 1 triết lý nào mới. Thế giới quan, triết lý, nền tảng của Phật giáo nguyên thủy chia sẻ cùng 1 nguồn gốc với các tôn giáo Ấn Độ khác, tương tự như đạo giáo trên "vùng đất 3 tôn giáo lớn" cũng có thuyết lý tương tự nhau, thậm chí có cả các thần tương tự nhau luôn. Nghĩa là họ xây dựng nền tảng của mình trên các thuyết lý, đạo giáo, đạo lý có sẵn, và ờ... tự đưa mình (hoặc được tín đồ đưa lên) làm thánh thần để tạo lập 1 tôn giáo mới.

Trên con đường phát triển của tôn giáo đó, chính các thế hệ sau mới lập thành hệ thống triết học, giáo lý, thế giới quan hoàn chỉnh cho tôn giáo đó. Ví dụ dễ thấy nhất chính là Phật giáo Đại thừa hấp thu nền triết học của Trung Quốc. Ngay cả thuyết pháp nền tảng của Phật giáo nguyên thủy là Trưởng Lão bộ cũng do người sau "kể lại", tự kể tự diễn giải tự chỉnh tự sửa, tự lập thành 1 hệ thống thuyết lý. Cho nên toàn bộ triết học, kinh sách tôn giáo là công sức của triệu triệu con người nối tiếp nhau tạo thành, trên nền tảng của triệu triệu con người trước đó tạo thành văn hóa nền tảng cho nó.

(Thiệt ra các triết gia thực sự trong mắt mị họ hơi... khùng khùng, từ những ông triết gia Hy Lạp cho đến triết gia hiện đại. Giới nghiên cứu, dù là nghiên cứu xã hội triết học đi chăng nữa, cũng mang tính chất khép kín khắc nghiệt của riêng nó. Những người này có thể trở thành thầy của 1 nhóm tinh anh nào đó chứ không thể làm được loại công việc thuyết giảng lôi kéo 1 đoàn người, tạo lập 1 hệ thống truyền giáo phân nhánh lan tỏa khắp nơi - Đơn giản có khi vì họ "cao cấp" quá. Tưởng tượng ngồi giảng lý thuyết tạo thành vũ trụ trong Trưởng Lão bộ xem có ai ngồi nghe hông so với chiện "luân hồi thế giới bên kia", nhà bạc nhà vàng, 9 giống loài trên thượng giới...)

Cho nên, ở đoạn khởi đầu, thiệt ra tất cả đều như nhau. Vậy thì các "lãnh tụ tôn giáo" đem đến cái gì? - Là phương-hướng-giải-thoát đó.

Thật ra đây có thể coi là 1 hướng phát triển khá dễ nhìn. Từ chuyện thờ cúng các vị thần, từ thần núi thần sông thần lửa thần làng => phát triển lên thờ "thần của các thần", vua của các thần => rồi khi đã hết thần để thờ, quay ngược lại thờ "người được xưng tụng là thần", là thần giáng thế, con của thần, hình tượng của thần, đại sứ đại diện cho thần... vân vân và mây mây. Hiện tượng này xuất hiện suốt từ Đông sang Tây, mà nơi "miễn nhiễm" duy nhất có thể chỉ là... thổ dân châu Mỹ.

Hiện tượng "thờ người làm thần" này xuất hiện ở các nơi có nền chính trị xã hội phát triển cao. Có điểm giống và khác với hiện tượng các vị vua cổ đại xưng làm "con trời", "đại diện của thần", "ta là thần", các vị "thần người" này không dựa vào thế lực thế tục, thậm chí 1 số vị còn xuất thân hèm kém. Nhưng cũng từ chung 1 xuất phát điểm mà ra, chính lối tự xưng "con trời" của các vị vua cao cao tại thượng đã làm nảy sinh tâm lý "con người có thể là hiện thân, chuyển thế của thần". Và 1 con người - chỉ cần đặc-biệt và chứng minh được sự đặc biệt của mình - cũng đã có thể trở thành hiện thân của thần.

Và bao phủ quanh họ là vô số truyền thuyết thần thánh - mà dưới miệng những "con người vô tư không theo họ" thì là "đồ ma quỷ mê tín" (credit: Giáo sĩ Kitô nói về Phật), "chuyện nhảm nhí linh tinh" (credit: Minh Mạng), và mới đây những con người "theo khoa học hiện đại VN" với lòng vô tư nhiệt thành đã hồn nhiên nhận xét "mê tín nhảm nhí phá hoại luân thường". =)) Vừng, xin lỗi các vị thần. =))

Vậy thì con đường nào đã dẫn đến việc này? Con người sơ khai sống trong thiên nhiên, chịu đủ mọi áp lực của trời đất đâm ra sợ trời đất, từ đó nảy sinh ra chuyện thờ cúng đế nhằm... tự an ủi mình là chủ yếu. Các vị thần do đó ngoài nỗi sợ hãi còn là 1 thế lực bảo vệ con người (hay họ tưởng thế). Và khi các cộng đồng người va chạm, sống chung với nhau, các vị thần lẻ tẻ được kết hợp lại tạo thành thế giới của các thần, được xây dựng thành 1 cộng đồng tương tự như hình thức con người, chia tầng lớp thân phận. Để rồi khi vị thế các thần ngày càng cao thì đi chung với nó cũng là nền thuyết lý, triết học ngày càng "cao cấp", địa vị của tôn giáo cùng người đại diện tôn giáo cũng cao hơn, thậm chí dẫn đến xung đột với nhau.

Nói thật, đố người-bình-thường nào đọc các bài ca giáo lý của Ấn Độ giáo như Chí tôn ca chẳng hạn mà hiểu. Kinh sách Do Thái giáo thì khổng lồ đủ đè chết người. Và các đền thờ ngày càng to, thánh thần lẫn người đại diện thánh thần ngày càng xa, những thế lực thế tục mượn danh thánh thần làm đủ trò. Cho nên, người-thần xuất hiện tạo thành 1 xu thế tôn giáo mới. Bọn họ thường có các đặc tính chung: Chỉ-cần-tin, mặc kệ đống giáo lý trời thần bể dâu mà nhiều khi họ cũng giảng theo ý họ muốn đi, ý lớn nhất của họ là chỉ cần tin họ, theo họ, tụng kinh theo họ, làm việc theo họ là đã đủ; Hành-động, tùy tôn giáo mà kêu gọi hành động khác nhau, thực hành các công việc khác nhau, tốt xấu tùy, nhưng hông thể nào ngồi chờ quả rơi trúng đầu hoặc... ngồi chờ "giác ngộ" rơi trúng đầu (Thiền tông là 1 nhánh rất "cao cấp" rồi đó); và Kết-quả, từ siêu độ giải thoát cho đến lên Thiên đường, nói chung con người cần 1 nơi giải thoát khỏi cuộc bể dâu.

Nói chung, là 1 phương hướng sống và hành động để nàm xao sống trên đời bớt thấy-khổ. Mà cách nào dễ nhất thì thường nhiều người theo nhất. =))

Cho đến hiện nay, sau chừng 2000-3000 năm của các tôn giáo "người thần", có khả năng chúng ta sẽ lại thấy 1 đợt "cải cách tôn giáo" mới manh nha. Như 1 vòng quay lặp lại, các tôn giáo mới rồi cũng sẽ thành cũ, sẽ lặp lại các vấn đề đã từng có - Mà giời ạ, 2-3000 ngàn năm trong lịch sử nhân loại cũng chỉ là cái chớp mắt thôi. Theo đà "bình dân hóa thánh thần", đừng hỏi tại xao ai cũng có thể xưng thần (và cũng có 1 đống người tin).

Thiệt ra chịn xưng thần để làm loạn ở châu Á có từ... ngàn năm trước cơ, thắc mắc làm gì. =))




Thuyết Tiến hóa
Saturday, April 28, 2018 Author: Trường An

"Mà "nhân loại" nghĩa là gì? Trong các cuốn sách giáo khoa của chúng ta, chúng ta được dạy rằng loài người tiến hoá từ loài khỉ. Nhưng anh biết không, thứ lý thuyết ấy mới chỉ phát triển gần đây thôi. Trong một bài viết của mình, em đã có dịp tìm hiểu thứ phản ứng mà người ta đã từng có với Darwin vào đầu thế kỷ hai mươi. Họ kinh tởm ông ta. Em có thể cho anh xem những gì người ta đã vẽ để biếm hoạ ông ấy cùng học thuyết của ông ấy. Họ kinh tởm ông ấy và họ sợ ông ấy." - 2009

Nhìn lại thì mình đã viết đoạn này cách đây gần 10 năm ồi. Thật ra đây cũng là 1 trong những bài "ngâm cứu" đầu tiên của mình. Nhưng mà cái đoạn này thiệt ra cũng hơi sai sai, vì không phải "đã từng có với Darwin vào đầu thế kỷ hai mươi" mà... bây giờ người ta vẫn thế. :))

Cho đến sau những năm 2000, thuyết Tiến hóa mới được đưa vào chương trình dạy học ở nước Mỹ, và lập tức vướng phải vô cùng nhiều sự phản đối. Theo 1 cuộc trưng cầu dân ý năm 2000, chỉ có 20% người Mỹ cho rằng nên dạy riêng thuyết Tiến hóa. 16% cho rằng cần loại bỏ thuyết Tiến hóa, chỉ dạy thuyết Sáng thế. Còn lại, 17% đề nghị đưa thuyết Tiến hóa vào lớp khoa học, thuyết Sáng thế vào lớp tôn giáo; 13% cho rằng nên dạy cả 2 thuyết trong lớp khoa học.

Số cao nhất, 29%, thì bảo rằng nên dạy cả 2 nhưng đều chú thích... tất cả đều là thuyết chưa được chứng minh.

Thuyết Sáng thế là thuyết "Chúa sáng lập thế giới" dựa theo Kinh Thánh mà người Mỹ được dạy cho đến thế kỷ 20 - Vầng, thật ra thuyết Tiến hóa của Darwin vốn không được đón nhận hồ hởi gì cho lắm, và sau Thế chiến I, cuộc tranh cãi học thuyết mới cũ trong nhà thờ lan rộng thành cuộc tranh cãi về thuyết lập thế. Một nghị sĩ tên William Jennings Bryan đã dẫn đầu 1 chiến dịch chống-Darwin vì cho rằng học thuyết này là "1 lực lượng ma quỷ" gây ra thù hận, xung đột đến trên thế giới.

(Theo quan điểm của người theo đạo mà mị hóng được thì điều này có nghĩa là: Con người là sinh vật thần thánh được Chúa lựa chọn, ban cho linh hồn, thân xác, trí thông minh... Do đó, mỗi cá thể, mỗi sinh mạng đều đáng quý đáng trân trọng. Trong khi đó, thuyết Tiến hóa cho rằng con người chỉ là 1 loài động vật cao cấp từ khỉ mà ra. Và do đó, ờ thì... phá thai tràn lan, bạo lực, giết người, coi mạng người như cỏ rác vân vân, tất cả tội lỗi đều bắt đầu từ quan điểm "người chả là cái mốc gì" hết.)

Sau đó, có nhiều bang đã ra luật cấm dạy thuyết Tiến hóa trong trường học, đơn cử bang Tennessee năm 1925 thậm chí còn ra Bộ luật Butler cấm dạy thuyết Tiến hóa trong tất cả các trường học, đến tận năm 1967 mới được gỡ bỏ vì luật... tự do ngôn luận. Oklahoma, Florida cũng ra luật như thế vào 1923. Từ đó nảy sinh ra những tranh cãi triền miên quanh luật cấm, nhưng Tòa án Mỹ cho rằng luật cấm này chẳng hề vi phạm Hiến pháp Liên bang do... không tôn giáo nào được phép coi như ưu tiên ở Mỹ (aka Vô thần cũng thế). Và dù không ra luật, chiến dịch vận động này đã khiến sách giáo khoa hầu hết ở Mỹ đã loại bỏ thuyết Tiến hóa khỏi trường học.

Đến năm 1967, 1 thầy giáo tên Gary L. Scott bị cho nghỉ việc vì dạy thuyết Tiến hóa ở Tennessee đã đệ đơn kiện đòi quyền tự do ngôn luận, vận động loại bỏ Luật Butler. Năm 1968, Thượng viện Mỹ cho rằng luật cấm thuyết Tiến hóa là vi phạm luật Liên bang, là thiên vị tôn giáo, rằng nên dạy cả 2 học thuyết song song. Để rồi từ đó nảy sinh ra vấn đề mới là... nên dạy như thế nào?

2 phe phái Tiến-Sáng ngay lập tức nhảy vào chiến nhau. Đã có 1 thời gian thuyết Tiến hóa được ưu tiên cho là khoa học, thuyết Sáng thế là tôn giáo - nhưng rồi các chiến dịch đưa thuyết Sáng thế trở lại trường học. Ví dụ như cái kết quả trưng cầu ở trên. Và vấn đề vẫn cứ tiếp tục dai dẳng. Ở 1 số nơi, 1 số sách, mấy chữ "thuyết Tiến hóa" không được nhắc tới, thay bằng "sự thay đổi qua thời gian".

Năm 2002, 6 gia đình ở Georgia kiện trường vì sách giáo khoa có chứa thuyết Tiến hóa, cho rằng thuyết này "chỉ là 1 giả thuyết, không phải là sự thật". Người khác lại hỏi rằng tại sao cũng còn bao nhiêu giả thuyết khoa học về sáng thế khác không dạy mà chỉ ưu tiên mỗi thuyết Tiến hóa, đây có phải là âm mưu "đàn áp tôn giáo" hay không. Nói chung, tình hình ở các bang thì... phe nào thắng thế trong chính quyền thì thuyết ấy được ưu tiên. =))

---

Ở châu Âu, năm 2007, Nghị viện của Hội đồng Châu Âu thông qua Nghị quyết 1580 có chủ đề "Sự nguy hiểm của thuyết Sáng thế trong giáo dục", cho rằng thuyết Sáng thế có thể là mối nguy hiểm với tương lai con người, ủng hộ sự cực đoan tôn giáo.

Nghị quyết này bị báo 20 Phút của Pháp phê phán "Chúng ta đang quay lại thời Trung cổ". Người khác không chỉ cho rằng nó "đàn áp, tấn công tôn giáo" mà còn phủ định nhiều học thuyết khác.

Năm 2006, Thứ trưởng Bộ giáo dục Ba Lan tuyên bố thuyết Tiến hóa là thứ dối trá được dạy trong trường học. Bộ trưởng Bộ giáo dục thì cho rằng "nên dạy cho đến chừng nào các nhà khoa học thấy thích hợp", nhưng... cha ông ấy phản đối. =))

Ở Romania, thuyết Tiến hóa được đưa vào dạy năm 1998, nhưng bị loại bỏ khỏi các sách từ năm 2006.

Ở Thổ Nhĩ Kỳ, từ những năm 1980, phong trào chống thuyết Tiến hóa lên cao, lập nên tổ chức chống đối liên kết với tổ chức ở Bắc Mỹ, các nhà khoa học thậm chí bị đe dọa tính mạng. Tháng 6-2017, Bộ giáo dục nước này loại bỏ thuyết Tiến hóa khỏi chương trình cấp 2.

Ở Hàn Quốc, dưới áp lực của Tổ chức Cải cách sách là 1 nhánh của tổ chức tôn giáo, Bộ giáo dục nước này loại bỏ 1 số dữ liệu, hình ảnh về thuyết Tiến hóa khỏi SGK vào năm 2012.

.

.

.

---

Đau tay quá trời ơiiiiii...

Các bài khác có thể đọc: https://www.theguardian.com/world/2002/feb/24/usa.schools





Copyright © Trường An. All rights reserved.