Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

Yếm
Trường An March 12th, 2015

Yếm hoặc áo lót ở TQ cổ có rất nhiều dạng, có nhiều cái tên, đa dạng qua các thời kỳ.

Thời Hán, yếm gọi là "Bão phúc", "Tâm y".

Ngụy Tấn gọi yếm là "Lưỡng đương", Đường gọi là "Ha tử".

Thời Tống gọi yếm là "Mạt hung", Nguyên gọi "Đoàn tụ khâm".

Thời Minh gọi "Chủ yêu", Thanh gọi là "Đỗ đâu".

Thời Hán, kết cấu của yếm là chỉ che trước ngực, dùng dây buộc sau lưng, tác dụng chính là để tránh phong hàn, cố định ngực. Phức tạp hơn chút ít thì là bão phúc có dây lưng quanh eo.

Thời thập lục quốc, yếm quấn quanh ngực và lưng, trên vai có dây, ngắn hơn, không che bụng. Theo nhà nghiên cứu của TQ, thời kỳ này mặc trang phục rất rộng, phong cách "bao y bác đái". Thời kỳ này thịnh huyền học, trọng thanh đàm, mọi người theo phong trào dùng "thuốc tiên", nhiệt lượng tỏa ra, nên xiêm y phải rộng.

Sang đến thời Nam Bắc triều, hồ phục ảnh hưởng, mặc quần, tay áo cắt tròn, cổ mở rộng... Cách ăn mặc thời kỳ này rất mỏng, có thể thấy cả da thịt. Khố điệp là loại trang phục của người Hồ đưa vào Trung Nguyên, bao gồm áo giao lĩnh bó sát người đi chung với quần, dùng thắt lưng buộc chặt - Đây là loại quần áo lót mới.

Đến Ngụy Tấn, yếm "lưỡng đang" bắt đầu từ trang phục mặc trong được để ra ngoài, đè lên áo lót trong.

Lúc đó không chỉ nữ mặc yếm "lưỡng đang", mà nam cũng mặc, chia theo thời tiết. Khi trời nóng, lưỡng đang cũng như áo lót, áo đơn, chỉ cần mặc một mình nó cũng đủ.

Dù mặc giao lĩnh hay viên lĩnh thì cổ áo mở rộng cũng lộ yếm cổ thấp, nên lộ ngực bên trong.

Thời Đường, yếm không còn sợi dây trên vai, dài hơn và được buộc chặt dưới ngực. Thời này chuộng người béo mập, các dây buộc thít vào da thịt bất tiện nên chỉ dùng vải quấn quanh ngực.

Thời Tống, yếm có dạng giống thời Hán, nhưng có đường viền cổ ngực mềm mại hơn và buộc dây trên cổ. Thời này các dân tộc Nữ Chân phát triển xung quanh, kinh tế liên hệ lẫn nhau, tạo ảnh hưởng. Từ thời này, phụ nữ TQ có thói quen bó ngực.

Thời Nguyên, yếm thắt dây trước ngực, sau lưng có dây nhưng thoáng. Do thắt trước bụng nên có tên "đoàn tụ khâm".

Thời Minh,yếm có dạng thức khá phức tạp, gồm 2 dải lớn vòng qua vai, kéo xuống dải buộc bên hông, phía trước có hình dạng như áo cụt tay cổ tròn.

Thời Thanh, yếm có dạng hình thoi, hình vuông như hình dạng quen thuộc hiện nay (với người VN). Thường làm bằng tơ lụa và có màu đỏ.

---

Như đã nói trước đây thì với kiểu yếm thế này (đặc biệt yếm đời Tống), thì trước Lê, cái "cổ áo tròn tròn" như đã thấy ở các tượng có thể nào là yếm không?

Thật ra trước Lê, kiểu phổ biến là áo vạt dài buông ngoài một thứ áo cổ tròn bên trong, đến giữa thời Lê mới thấy áo giao lĩnh cổ chéo cũng "hở ra cổ tròn tròn" bên trong. Như vậy, đích thực trước thời Lê phải mặc áo cổ tròn.

Mà "mốt" mặc áo giao lĩnh hở yếm như này thì cũng đến các bức họa thời Minh mới xuất hiện:

 photo 20110130094826598_zpstx421iwn.jpg  photo 20110130094826572_zpsfht0g6vd.jpg

Còn loại "áo yếm váy sồi" phổ biến hiện nay ở miền Bắc, cái áo yếm y hệt mô tả bên Thanh, đặc biệt là "loại yếm lý tưởng để mặc".

(Nghe bẩu khai quật được mộ hoàng phi, công chúa gì đó thời Lê, không biết có vật gì để "soi sáng thắc mắc" không?)



Leave a Reply

(required)

(required)

:) :blush: :D :( :(( ;)) :banh: ;) ::) =)) :)) b-) :meo1: :meo2: :meo3: :meo4: :meo5: :meo6: :meo7: :meo8: :meo9: :meo10: :meo11: more »

Bộ gõ tiếng Việt đã được bật. Bạn có thể gõ tiếng Việt không cần phần mềm trong máy.
RSS feed for comments on this post.


Copyright © Trường An. All rights reserved.