Đây là bản vẽ ngày Tết (vì rảnh '___'). Hoa văn, kiểu dáng, trang sức... chôm ở mỗi hình mẫu 1 ít. Màu sắc có vẻ hơi over vì... chưa nắm được nguyên tắc phối màu trong trang phục cổ (*khóc ròng* làm xao mà cái đống hoa văn 7 sắc cầu vồng í trông lại hòa hợp với nhau thía?)
https://m.youtube.com/watch?v=uar87p77mnQ
: )
theo mình hiểu thì ngày xưa phương Đông chỉ dùng 5 màu chủ đạo cách thức phối màu ra sao thì khá đáng bàn. Mong bạn tham gia nhóm của mình đề cùng bàn luận về vấn đề này https://www.facebook.com/groups/Vietnam.ancient/
Trong hội họa gọi đó là 5 màu cơ bản, đỏ vàng xanh đen trắng - là màu gốc để pha trộn ra các màu thứ sắc khác, như lục=lam+vàng, tím=xanh+đỏ, nâu=đỏ+đen... Ngoài 5 màu cơ bản thì chỉ trong ghi chép lịch sử cũng đã nói đến khá nhiều màu, đặc biệt vào thời Lê thì có màu xanh thanh cát cũng chia làm 3 cấp độ màu: vi minh, hỏa minh, quy sắc, mà màu quy sắc đã là màu lục ngả vàng pha xám. Màu chàm có nguồn gốc lâu đời là màu tím ngả xanh. Màu tía hay đỏ thẫm của áo quan lại là màu tím sắc đỏ pha đen để sậm màu lại. Sang đến thời Nguyễn thì màu sắc càng phân nhiều cấp độ, có quy định rõ ràng về màu chính sắc, giản sắc - nghĩa là các màu chỉ hơn kém nhau về cấp độ rực rỡ, đậm nhạt.
Nên trong tiếng Hoa, chữ "thanh" có thể chỉ màu lam, nhưng cũng có thể chỉ màu lục. Tía thường bị lẫn giữa màu đỏ sẫm với tím đỏ, chàm lúc màu xanh biển sậm lúc màu tím xanh. Hoàng bào thời Nguyễn nhìn lại có màu cam. Khi quan sát mẫu thêu thời Nguyễn thì thấy họ dùng màu rất "cơ động", phụ thuộc vào sự mỹ thuật khi pha màu để đồng bộ với vải, như áo màu đỏ đi với vàng, lam chính sắc, nhưng màu tím thì đi với vàng nâu, lam tím nhạt, đỏ sậm... Điều này phụ thuộc vào mắt mỹ thuật và pha màu cực kỳ tinh tế chứ không phải mấy mẫu thêu "chợ" bình thường đâu. Óc phối màu này mới tạo ra sự khác biệt giữa mỹ thuật xa hoa cung đình với màu mè tuồng chèo.
Còn "phương Đông" thì không biết dựa vào tài liệu lịch sử nào, nhưng các tác phẩm văn học từ đời Minh về sau đã thấy mô tả cách dùng màu sắc vô cùng phong phú. Các bức họa cổ đời Tống cho thấy cách phối màu kiểu đỏ đi với lục, lam với đỏ, trắng-xanh-đỏ đã khá phổ biến, đủ các màu vàng xanh đỏ lục tím - nhưng khác với thời Minh là những mẫu hoa văn không đa sắc, không nhiều, hầu như không có.
Nhìn tranh cổ vẽ Võ Tắc Thiên thời Minh, hay tranh của các hoàng hậu thời Minh (hoặc tranh vẽ cua hậu thời Minh nói chung) sẽ thấy màu sắc hoa văn của họ rất đa dạng.
Điểm khác biệt ở đây có lẽ chỉ là cách dùng màu chính sắc và giản sắc, như thời Nguyễn quy định lễ phục vua hậu dùng khá nhiều màu chính sắc, trong khi quần áo thường thì họ thích dùng giản sắc hơn. Đọc quy định lễ phục Nguyễn sẽ thấy khá nhiều quy định về màu "vàng chính sắc". Nhưng vua không mặc áo lục thêu màu tía diềm chỉ ngũ sắc thì không có nghĩa bà nhất phẩm phu nhân nào đó làm áo mặc chơi không được dùng.
Mình chưa có cơ hội xem lễ phục hay trang phục thêu của các mệnh phụ thời Lê, tất cả các mẫu quần áo khai quật được chỉ thấy thường phục may bằng gấm - là hoa văn dệt sẵn trên vải và thường là chỉ khác nhau độ đậm nhạt. Không rõ cuối thời Lê đã theo kiểu cách màu sắc của nhà Minh hay vẫn chuộng đơn sắc thời cổ, các mẫu khai quật vẫn chưa nói được điều gì (vì tiện phục thời Nguyễn của vua quan vẫn chuộng gấm đơn sắc nhưng áo nhật bình của các bà thì thêu rất nhiều). Các bức tượng thời Lê cũng cho thấy hình mẫu thêu chứ không phải gấm dệt (vì hình dáng đa dạng chứ không lặp lại), nên bao giờ có mẫu hay có quy định chính thức thì ta mới biết họ quy định màu sắc ra sao.
Còn bức hình này mình dùng màu vẽ có 7 màu nên sau này cố cân bằng màu lại nhưng vẫn chỏi nhau.
Nhơn tiện, các loại gấm mà vua quan VN thường dùng có số khá lớn là mua từ TQ, vì hàng nội địa rẻ hơn hàng nhập. Thời Nguyễn thì thường dân được mặc lụa Nam chứ không được mặc lụa Bắc. Nên hoa văn dệt trên lụa, gấm rất là vô cùng.