Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

11a- Về lịch sử và luật pháp của Đàng Ngoài (1)
Trường An in "Description Tonkin" June 7th, 2014

Về chính quyền nguyên bản, luật pháp và chính trị của Bắc Hà, với vài suy nghĩ về nó

Không cần bất cứ tranh luận nào rằng Bắc Hà là một quốc gia độc lập khác biệt so với TQ - những người gọi họ là "man rợ" - hay man di, và quốc gia của họ là An Nam vì vị trí xa về phương Nam của nó, mỗi lần nhắc đến họ. Và cư dân có một sự tương đồng vô cùng lớn với những người Đông Ấn khác trong việc ăn trầu, nhuộm răng, đi chân đất, và ngón chân cái bên phải của họ chĩa ra xa so với các ngón chân khác - như đã thấy ở một vài người Bắc Hà. Nhưng đất nước này được cai trị thế nào trước khi trở thành một tỉnh thành của TQ thì không rõ, thì khó mà biết, khi mà trong những ngày đó họ không có chữ viết - kết quả là chẳng còn lịch sử nào còn lưu lại trong bọn họ. Những gì được biên soạn sau đó có thể xem là truyện kể hư cấu, được tạo ra để tự thỏa mãn, và tất nhiên, hầu hết trong chúng đều không có chứng cứ nào, nên chúng nên được xem là những giấc mơ và ảo tưởng hơn là tường thuật lại lịch sử, cũng như chúng chẳng có vẻ tỏ ra chân thực trong những liên hệ của chúng. Những câu chuyện này khiến con người trở nên dũng cảm, để họ không chỉ có thể đấu tranh mà còn có thể đánh thắng những đội quân kinh khủng của đế chế phi thường Trung Hoa, bảo toàn sự độc lập của họ trong thù hận trong rất nhiều năm. Nhưng đây là vì họ đem những khuôn mặt xuất sắc nhất vào ghi chép, dựa trên hành động của họ, để họ không đem mình trở thành hậu thế của những kẻ lạ trong căn cứ sáng rõ - mà tôi xem đây là sự hèn nhát và đạo đức tư cách tồi của họ xứng đáng.

Họ ra vẻ như mình đã dùng chữ viết của TQ giữa bọn họ trước thời cai trị của nhà Đinh - một trong những vị vua đầu tiên của họ - theo những sử gia của họ. Mà theo tính toán, không thể dưới 2000 năm, nếu thế, tôi suy ra rằng bọn họ là một trước khi bị chinh phục hay là một thành phần tự nguyện với đế chế đó, bởi vì luật pháp, lễ nghi, phong tục, chữ viết, vân vân... của TQ có thể đã từng tồn tại cổ xưa như thế trong bọn họ, hoặc được giới thiệu cho họ hoàn toàn và tất cả trong một lần, như chính lời chứng nhận của bọn họ. Ngoài ra, điều này phù hợp với biên niên sử của TQ rằng trong cùng thời gian đó, đế chế ấy ở trong sự huy hoàng vĩ đại, gọi nó là đế chế chiến thắng mà biên giới của nó mở rộng xa đến Xiêm, vì thế chẳng có lý do nào để tin rằng vương quốc láng giềng này có thể không bị xâm phạm, khi nó nằm như một chấn song cản trở và làm tắc quá trình của họ - mà đúng hơn, nó sẽ ngay lập tức bị sát nhập vào với đế chế ấy.

Nhưng, cũng có thể, người TQ không giữ sự chinh phục trên quốc gia này lâu vào lần đầu tiên, mà bỏ họ vì cuộc xâm lược của người Tartar hoặc vì nguyên do nào đó, nên sau khi họ rời đi, Đinh trở thành vua. Bây giờ thì họ tạo nên ông ấy như thế hoặc ông ấy thật sự cướp ngôi vua bằng sự hỗ trợ của một số lượng lớn dân lang thang giang hồ và bọn hạ đẳng khác của đất nước, cũng được kể lại khác nhau. Họ nói, ông vua Đinh ấy chỉ hưởng ngôi vua được một thời gian ngắn trước khi những kẻ có chức quyền khác xì xào chống lại ông ấy, những kẻ bất mãn thấy người dân không tuân phục, mà tình cảm của họ thì ông ấy đã đánh mất bởi sự cai trị tàn nhẫn và hà khắc, hoặc họ khinh thị không muốn tiếp tục trở thành thần dân của một nông dân - như nó vẫn thường xảy ra với những người quen với tục nô lệ, không có khả năng sử dụng sự tự do mới có (cùng với những động cơ khuất lấp và những ảnh hưởng thâm hiểm khác đã tạo ra sự quẫn trí này), họ rơi vào một cuộc nổi loạn công khai, vũ trang chống lại vua Đinh - người mà họ đã ám sát. Sau một cuộc nội chiến đẫm máu nhiều năm, đến khi trở nên mệt lử, họ chọn dựa trên sự ưng thuận số đông, một ông chúa hùng mạnh trong bọn, gọi là Lê Đại Hành, làm vua của họ.

Trong thời cai trị của ông ấy, họ nói, người TQ tấn công đất nước - mà không nói đến lý do: Có thể chúng là những kẻ nổi loạn ở TQ chạy đến đây, và rằng những người này đã đánh nhiều trận với chúng và thành công lớn. Nhưng trong cao trào của cuộc chiến này, Lê Đại Hành chết, không chắc chắn là vì chiến trận hay lý do nào khác, để lại người nối nghiệp là Lý Bát Vị (nguyên văn ghi Libatvie), một ông chúa khôn ngoan và dũng cảm, việc nối tiếp sau đó mà ông ấy tiếp tục chẳng kém dũng khí và thành công là gặp và đánh thắng người TQ trong 6 hay 7 trận chiến. Ông ấy dựng lại nền hòa bình yên ổn cho cả vương quốc, và dựng nên cung điện lớn lộng lẫy bằng cẩm thạch - mà bây giờ, qua năm tháng, bị hủy hoại rất nhiều, chẳng còn gì ngoài những cái cổng và vài bức tường của kiến trúc xa hoa ấy còn lại.

Họ nói, sau nhà vua này, hậu nhân của ông ấy truyền ngôi được 4 hay 6 đời thành công, và có nền cai trị thịnh vượng. Nhưng người cuối cùng để ngôi lại cho một người con gái, không có con trai nối dõi nên công chúa nhận lấy vương miện, cưới một vị chúa mạnh mẽ của gia đình nhà Trần, người hợp tác cai trị cùng cô ấy chỉ trong vài tháng, khi một quý tộc khác gọi là Hồ nổi loạn chống lại họ, đánh bại họ trong chiến trận, xử tử họ và tự đặt mình làm vua.

Ông ấy cai trị không lâu, vì mọi người hiệp sức chống lại ông ta - Lý do là gì thì tôi không tìm ra, chỉ có thể đoán là ông ấy đã dùng những cách xấu xa để duy trì sự sở hữu bất công của mình - Và bọn họ đã gọi người TQ giúp đỡ, giết chết được kẻ cướp ngôi và cũng vì thế mất cả sự tự do của mình, khi người TQ tỏ ra là kẻ phụ trợ để lấy luôn cả vương quốc làm tiền thưởng công lao động và chiến thắng của họ.

Tổng trấn hay chúa người TQ sau đó được đặt ra trên những người này, cai trị họ như trước kia, tiếp diễn trong khoảng chừng 16 năm, khi họ trở nên mệt mỏi với sự đàn áp và sự xấc láo của người TQ, vì thế, tưởng nhớ tình trạng trước đây của mình, họ giải quyết bằng cách nỗ lực tự giải phóng mình khỏi ách TQ, đồng lòng vũ trang dưới sự lãnh đạo của một viên tướng dũng cảm tên là Lê (Lợi), đánh nhau với TQ, thắng họ trong nhiều trận chiến, giết rất nhiều trong số đó cùng với tổng trấn hay chúa của chúng là Liễu Thăng. Tai họa này, cùng với chi phí cho cuộc chiến ngoại quốc và những cuộc nổi loạn nội địa, và số tiền ít ỏi mà mảnh đất này nộp thuế, có lẽ là động cơ tại sao nhà vua TQ Hồng Vũ nghĩ rằng thích hợp rời bỏ nó lần nữa, cách đây khoảng 450 năm. Từ đó, dựa trên tình trạng nhất định của họ và để bảo toàn chắc chắn cho hoạt động trung thành của họ (như hàng 3 năm một lần đến thủ đô Bắc Kinh với vài món quà mà họ gọi là đồ cống, bày tỏ lòng kính trọng với hoàng đế trong nhận biết rằng vương quốc và sự tự do của họ chỉ nằm trong ơn huệ và lòng hào phóng của ông ấy), ông ấy rút quân đội khỏi Bắc Hà và tình trạng này vẫn đúng như thế cho đến hiện nay.

Trong những món quà, họ mang đến những bức tượng vàng và bạc được tạo thành dựa trên hình dáng của những tên tội phạm, biểu thị rằng họ là như thế với nhà vua TQ vì đã giết Liễu Thăng - viên tướng được nói trước, và họ đời đời van xin cho sự xâm phạm đó. Nhà vua Bắc Hà tựa có chiếu, hay là ấn, của nhà vua TQ, như dấu hiệu cho sự độc lập của họ. Và dù nghi lễ này chỉ là một mảnh của sự kiêu ngạo TQ, họ nhọc sức không ít vì nó. Năm nay (1683), một sứ thần từ triều đình Bắc Kinh đến đây, mang theo một danh hiệu cho nhà vua mà đã được tấn phong 8 hay 9 năm trước. Ông ấy đón nhận nó với tất cả sự phô trương long trọng và huy hoàng mà vị chúa có thể nghĩ ra, hoặc có khả năng thực hiện được, nó không phải là vì tình cảm mà chỉ là sự khoe khoang, cho nhà vua Tartar thấy sự cao quý và hùng mạnh của ông ta. Họ trình diễn trong tầm mắt số lượng to lớn quân đội, mặc trang phục bằng vật phẩm Anh và Hà Lan xa hoa, hầu hết voi và kỵ binh của họ có yên cương tốt nhất, thuyền mạ vàng... Nhưng với tất cả điều này, viên sứ thần lại chẳng có ý định đến thăm nhà vua, và tất nhiên là chẳng có sứ thần nào của đế chế ấy làm thế, khiến cho họ trở thành chẳng khác hơn những thường dân cướp ngôi, mờ mịt tăm tối so với hoàng đế của bọn họ (sứ thần).

Nhưng đổi lại: Người TQ đã buông tha cho đất nước này, Lê tuyên bố làm vua, cai trị vài năm, và gia đình ông sau đó hưởng uy quyền không dứt trong khoảng thời gian trên 200 năm, và sau đó Mạc cướp lấy ngôi báu. Người này là một cư dân cấp thấp và đê hèn, sinh ra ở Batshaw (xã Bát), một làng chài tại cửa sông nơi mà thuyền châu Âu đi vào. Ông ấy là một đô vật chuyên nghiệp và rất khéo léo ở đó, ông ấy đã tự đưa mình lên chức một đại quan, hay chúa. Nhưng tham vọng của ông ấy còn phát triển xa hơn, không thể bằng lòng với bất cứ tình trạng nào ngoại trừ chính vương triều, và ông ấy âm mưu đồng lòng chống lại nhà vua, và ảnh hưởng ý định của ông ta bằng những hoạt động mánh khóe và mưu mẹo hơn là vũ lực.

Đã cướp được ngai vàng, ông ấy củng cố lại Batshaw và những nơi khác, bởi vì nhiều kẻ thù của ông ấy, đặc biệt là họ Nguyễn, một vị chúa kiêu hãnh và mạnh mẽ ở trấn Thanh Hóa, người mà ông ấy luôn sợ hãi vì đó là kẻ chống lại công khai kẻ cướp ngôi. Họ Nguyễn này gả con gái cho họ Trịnh, một người có sức mạnh và lòng dũng cảm phi thường, trước kia là một kẻ cắp nổi tiếng xấu và trở thành một viên tướng trong quân đội của ông, và khi ông chết đã để anh ta bảo hộ, hướng dẫn người con trai duy nhất của ông, vào lúc đó khoảng chừng 14 hay 15 tuổi. Trịnh đã cống hiến cho quân đội của cha vợ quá cố, mở cuộc chiến công khai chống lại Mạc, và sau nhiều cuộc đụng độ nhỏ với nhiều thành công, đã vượt qua ông ta. Kẻ cướp ngôi thấy mình ở tình trạng bế tắc, vì cần thiết phải chạy đến Cao Bằng - một vương quốc ở trên biên giới với TQ và phục tùng vương quốc này, trước kia cư dân là một loại người hoang dã. Nhưng Trịnh (Ở đây Baron dùng Hoatrin để chỉ các chúa Trịnh, nên lúc này có thể là Trịnh Tùng chứ không phải Trịnh Kiểm) đuổi theo ngay lập tức sau chiến thắng ở Kẻ Chợ, và đầu tiên là hủy hoại thành trì mà Mạc xây nên, tuyên bố rằng, nếu còn bất cứ người thừa kế nào của nhà Lê, người đó có thể tự ra mặt, hứa hẹn sẽ đưa người đó lên ngôi của tổ tiên, cam đoan rằng ông ấy chỉ dùng vũ lực quân sự cho đến khi đạt được kết quả đó. Và khi một thanh niên của nhà Lê được đưa đến cho ông ấy, ông ấy bày tỏ sự vui mừng vô cùng, hăng hái sẵn sàng đặt anh ta lên ngôi, và sở hữu luôn vương triều của anh ta, yêu cầu mọi người phải vâng lời nhà Lê, nhà vua hợp pháp của Bắc Hà... Và cho chính mình, ông ấy nhận lấy tước danh Chúa, hay thống lĩnh của mọi lực lượng. Đây là sự bất mãn vô kể với học trò của ông ta, thanh niên họ Nguyễn (ở đây viết là Hoawing cho tất cả dòng họ Nguyễn), người không mơ tới rằng người anh rể sẽ biến đổi tất cả đường hướng của quân đội và lực lượng của cha anh ta, với sự thành công hoành tráng vì thuật dùng quân, sự vĩ đại và sự tiến bộ của ông ta, trong khi trừ bỏ người con côi. Nhưng về phía mình, anh ta cũng lừa gạt. Khi Trịnh trước đây làm những dự phòng cần thiết cho sự ổn định của chính quyền, anh ta gửi cho anh rể một lá thư quả quyết yêu cầu sự tuân phục với hoàng tử này của nhà Lê, hoặc nếu không, sẽ tuyên bố người đó là kẻ phản loạn, là kẻ thù của đất nước. Điều này tạo cơ hội cho một cuộc nội chiến, gây ra sự chia rẽ trong vương quốc Bắc Hà, vì với họ Nguyễn trẻ, dù anh ta không chống lại nhà Lê, anh ta cũng không chịu chấp nhận Trịnh tự lập mình làm chúa, cho là vị trí ấy vốn thuộc về anh ta. Nhưng thấy rằng mình quá yếu để chống lại sức mạnh của Trịnh, và thấy mình ở quá gần khi Thanh Hóa là thành trấn của Kẻ Chợ, anh ta nghĩ cách an toàn nhất là rời đi đến Nam Hà, nơi mà anh ta được đón tiếp hân hoan bởi những lãnh đạo và quân lính, những người ngay lập tức tôn anh ta làm Chúa, hay tướng quân của nhà Lê - nhà vua đúng đắn của họ, tuyên bố rằng Trịnh là kẻ phản bội và phản loạn. Cho nên từ ấy đến nay, hơn 220 năm, vương quốc này tiếp tục bị chia cắt dưới quyền hai tướng quân thống lĩnh với quyền lực hoàng gia, cả hai thừa nhận Lê là vua và lãnh đạo theo luật lệ, phong tục cổ xưa và sự chính nghĩa, nhưng cả hai là kẻ thù truyền kiếp, liên tục gây chiến với nhau.

Giờ tôi trở lại với Trịnh, và thấy tại sao, dù là người chiến thắng, ông ấy đã không chiếm lấy ngai vàng và lấy cho mình tước hiệu cùng danh nghĩa của nhà vua. Chắc chắn đây không phải là ý hướng của tham vọng, cũng như không phải vì khiêm tốn và tính công bằng mà ông ấy không nhận lấy tước hiệu cao hơn là chúa, mà có thể cân nhắc vì hai lý do rất đặc biệt sau: Nếu ông ấy nuốt lấy cả ngai vàng và tước hiệu cho mình, ông ấy sẽ bị xem là kẻ cướp ngôi, là phơi mình ra trước sự ghét bỏ cùng ghen tức của cư dân, và đặc biệt hơn là sự khủng bố của họ Nguyễn, người sẽ có thể với những lý do không thành thật có vẻ chính nghĩa và hợp lý nhất khiến cho ông ta phải bị hủy hoại và trừ diệt. Động cơ khác là sự sợ hãi của ông ta, rằng hoàng đế TQ sẽ chống lại ông khi biết rằng ông ta là kẻ ngoài dòng dõi hoàng tộc của Bắc Hà, từ đó Trịnh sẽ bị cuốn vào một dòng lũ rắc rối, và có thể trở thành sự diệt vong của ông ta. Vì thế Trịnh nghĩ rằng cách an toàn nhất là lập một người nối dõi của họ Lê, chỉ có danh nghĩa là vua, và chuyển đổi sức mạnh vương quyền về cho chính ông ta. Và tất nhiên, mọi thứ thuộc về vương triều này đều ở trong tay chúa, ông ta có thể gây chiến hay hòa hoãn nếu ông ta thấy thích hợp, ông ấy tạo ra và bãi bỏ luật lệ, tha tội và xử phạt tội phạm, lập hay phế các quan tòa và quan lại trong quân, đánh thuế và sắp xếp tiền phạt tùy theo ý thích của mình, tất cả người nước ngoài phải trình diện với ông ấy, ngoại trừ các sứ thần TQ, và nói ngắn gọn, quyền lực của ông ấy không chỉ là vương quyền, mà là không giới hạn, vì thế người châu Âu gọi ông ấy là vua - Nhà vua Thật sự được gọi để phân biệt với Hoàng đế - khi Vua (Boua) phải im lặng trong cung điện của ông ấy, được theo hầu bởi chẳng ai khác ngoài những gián điệp của Chúa, không được phép ra ngoài hơn 1 lần mỗi năm ngoại trừ vào nghi lễ lớn cúng tế thường niên của họ... Với tất cả mọi người, ông ấy tồn tại chỉ để gào khóc Amen với tất cả những gì mà chúa làm, và để phê chuẩn - vì lễ nghi cơ bản - bằng chiếu của ông, tất cả các hoạt động và chiếu chỉ của kẻ kia, tranh cãi dù chỉ là vấn đề nhỏ nhất cũng không an toàn cho ông ấy. Và dù mọi người tôn trọng vua, họ còn sợ chúa hơn nhiều, chúa được xu nịnh nhất vì quyền lực mà ông ấy có.

Nơi ở của chúa cũng giống như vua, theo cha truyền con nối, người con trai lớn nhất nối nghiệp cha, nhưng thường tham vọng của những anh em tạo cơ hội cho các cuộc bạo động nướng lẫn nhau, hướng tới hất cẳng nhau, vì thế có câu nói thường lệ giữa bọn họ là, một trăm cái chết của vua cũng không nguy hiểm cho đất nước dù nhỏ nhất, nhưng khi một vị chúa chết, tâm trí mọi người bị sự run rẩy khủng khiếp cùng kinh hoàng nặng nề thao túng, chờ đợi những thay đổi đáng sợ trong đất nước và chính quyền.

(Hết phần 1 - Vì phần này quá dài nên tách ra làm hai.)



Ghi chú:

    Những gì Baron nghe được về lịch sử phản ánh một điểm khá thú vị: Người đương thời chỉ biết rõ về vương triều của mình (trong những mặt có vẻ phóng đại nhất - như bị cai trị 10 năm thành 16 năm, nhà Lê có cách đó 250 năm thành 450 năm) - Và hoàn toàn "bỏ qua" thời đại ngay trước đó (nhà Trần). Không rõ vì luật lệ hay vì thói quen cộng đồng mà Baron tỏ ra không biết gì về nhà Trần, đến mức chỉ "nghe loáng thoáng" về cuộc đổi ngôi của nhà Lý, rồi gộp luôn thời gian của nhà Trần và nhà Lê làm một. Sự không biết gì về thời đại tiền nhiệm và chỉ biết những vấn đề thiên lệch về lịch sử của chúa Trịnh của Baron nói lên khá nhiều điều.

    Với những triều đại xa hơn, đặc biệt về vua Đinh Tiên Hoàng, ghi chép của Baron lại khá có ích. Nó khẳng định lại một nghi vấn trong lịch sử: Vua Đinh Tiên Hoàng bị chính những người dưới của mình giết chết, nhận thức này vẫn còn được ghi nhận vào thời Lê Trung Hưng.

    Trong đoạn đầu, ý Baron muốn nói là người Đông Kinh vốn rất giống các giống dân Đông Ấn khác, nhưng lại không chịu thừa nhận điều đó, ngược lại còn chỉnh sửa sử sách (theo ý Baron) để giống người TQ - nhận về mình cả văn hóa, chữ viết... của người TQ. Sự "thượng đội hạ đạp" xu thời nịnh thế vơ vào đó trong mắt Baron là rất hèn nhát.




Leave a Reply

(required)

(required)

:) :blush: :D :( :(( ;)) :banh: ;) ::) =)) :)) b-) :meo1: :meo2: :meo3: :meo4: :meo5: :meo6: :meo7: :meo8: :meo9: :meo10: :meo11: more »

Bộ gõ tiếng Việt đã được bật. Bạn có thể gõ tiếng Việt không cần phần mềm trong máy.
RSS feed for comments on this post.


Copyright © Trường An. All rights reserved.