Về kiểu cách của người Bắc Hà
Người Bắc Hà có tinh thần hoạt động và ngỗ nghịch (dù là những kẻ hèn nhát) hơn là ôn hòa và yên bình tự nhiên, khi sự yên lặng và hòa thuận khó có thể nào giữ được lâu giữa họ mà không có một bàn tay đè nén nặng nề khắc nghiệt, vì họ thường quy tụ lại để mà nổi loạn công khai. Đó là sự thật rằng, sự mê tín (mà những kẻ trung lưu đại loại là bị nghiện một cách thảm thương) đã làm sự xấu xa tăng thêm rất nhiều, và đẩy họ tiến thẳng đến bờ vực hơn là tham vọng. Nhưng những người có danh tiếng lớn lao, hay có phẩm chất của quan lại, rất hiếm khi thấy họ liên quan vào những ý định nguy hiểm, và hiếm khi nhắm tới vị trí dẫn đầu của các bè phái cộng đồng. Điều này chắc chắn là vì họ đánh giá rất thấp những bè phái và các hình tượng giấy bồi những thầy đồng cốt mù lòa dựng ra, những kẻ đánh lừa và làm lạc hướng các thường dân ngu ngốc và mê tín - và từ đây, ý thức của họ sẽ khó mà tiếp cận được với sự điên rồ và lòng phản trắc sẽ dẫn họ đến sự hủy hoại đáng đời.
Họ không hay than khóc, nhưng lại bị cuốn vào một thứ cảm xúc còn tệ hơn rất xa là ganh ghét và hiểm độc, thậm chí tới một mức độ cực kỳ. Trong những thời điểm trước đây, họ đã từng vô cùng kính trọng nền sản xuất của các quốc gia xa lạ, nhưng bây giờ cảm xúc đó đã tiêu hao gần hết. Chỉ còn vàng bạc của Nhật Bản, đồ dạ của người châu Âu được họ yêu cầu. Họ chẳng hề có sự tò mò đi thăm các nước khác, tin rằng chẳng ở đâu tốt bằng chỗ của họ. Họ chẳng hề công nhận người đã đi ra nước ngoài, cho rằng người đó sẽ bị ảnh hưởng bởi những gì đã thấy.
Họ ghi nhớ hạnh phúc và nhanh chóng sợ hãi, và có thể chứng minh những tính chất xuất sắc như hướng dẫn đúng đắn xứng đáng sau: Học về tình yêu của họ, dù bản thân nó cũng chẳng nhiều nhặn lắm, nhưng nó sẽ khiến họ đưa ta có được việc làm và địa vị cộng đồng. Giọng điệu của họ khi đọc rất giống khi hát. Ngôn ngữ của họ là những đơn tiết, đôi lúc một chữ có thể có đến 12 hay 13 nghĩa, và chẳng có chỉ dẫn nào ngoài giọng điệu của họ hoặc phát âm nó tròn trịa với trọng âm nặng nề, giọng nói đè nén chặt... Và vì thế rất khó cho người nước ngoài có thể hấp thụ được ngôn ngữ một cách hoàn hảo.
Tôi không thấy có sự khác biệt nào về ngôn ngữ giữa triều đình và người bình thường, ngoại trừ về mặt lễ nghi và luật pháp, khi mà những từ ngữ TQ được dùng như thể tiếng Hy Lạp và Latinh giữa chúng ta.
Cả hai giới đều cân đối, thường có thể chất yếu ớt và dáng hình thấp nhỏ, có lẽ vì sự ăn uống không điều độ và ngủ quá nhiều.
Bọn họ nói chung màu da có sắc nâu giống người TQ và NB, nhưng ở đẳng cấp cao hơn và phụ nữ có địa vị thì trắng gần như người Bồ Đào Nha và Tây Ba Nha.
Mũi và mặt của họ không quá phẳng như người TQ, và mái tóc của họ - nếu để dài - được coi như là một thứ trang sức. Cả nam và nữ, không phân biệt, để tóc xõa dài tự do hết mức có thể. Nhưng lính tráng khi tập luyện và những người thợ thủ công khi làm việc đặt tóc vào dưới mũ, hoặc buộc nó thành một cuộn lớn trên đỉnh đầu. Cả trai và gái khi qua tuổi 16 hoặc 17 đều nhuộm răng giống người NB và để móng tay dài như người TQ, giữa những kẻ có địa vị và của cải, móng tay dài nhất là tốt nhất.
Thói quen ăn mặc của họ là những cái áo choàng dài rất ít khác biệt với người TQ, và hoàn toàn không giống cách ăn mặc của người NB, hay như mô tả của Tarvernier, khi ông ta cho họ mang đai lưng - một mốt mà người ở đây hoàn toàn xa lạ.
Theo phong tục cũ, họ bị cấm mang giày hoặc vớ, ngoại trừ các nho sinh và những người đã đạt đến cấp bậc Tiến sĩ. Tuy nhiên, bây giờ thì tục lệ ấy đã không còn ngặt nghèo như trước.
Tình trạng của người thường thì rất khổ sở, khi họ bị đè chặt bởi thuế nặng, chịu đựng lao dịch đau đớn cho tất cả nam giới trên 18 tuổi - trong vài vùng đất và tỉnh thành thì là 20, có trách nhiệm phải trả trị giá 3,4,5,6 dollar một năm cho hàng hóa và màu mỡ của đất đai cho làng của họ, số tiền này được thu trong 2 dịp riêng là tháng 4 và tháng 10, cũng là mùa thu hoạch lúa. Loại thuế này được miễn cho con cháu hoàng tộc, những người phục vụ trực tiếp cho nhà vua, những quan lại và viên chức cộng đồng, cùng với các nho sinh hay người đi học từ Sinh đồ trở lên (hạng này được trả nửa số thuế), binh lính và người trong quân đội, cùng vài người khác nhận được sự tự do này, hoặc là được ban ơn, hoặc là mua bằng tiền - mà sự miễn trừ chỉ được tính khi còn sống, và được chúa mua lấy. Nhưng những người mong muốn được kéo dài quyền lợi này có thể hồi phục lại nó khi trả một món tiền mới vừa phải cho vị hoàng tử nối nghiệp, người hiếm khi từ chối ban cho họ ơn huệ như thế này. Nhưng những thương nhân, dù họ sống ở trong thành phố, vẫn được xếp trong làng mà cha mẹ và tổ tiên họ đã sống, và ngoài việc quan - hay phục vụ cho chúa - ở thành phố, bằng phí tổn của chính họ, thì còn có trách nhiệm nghĩa vụ phải lao động nô dịch - hoặc thuê ai đó làm thay cho họ - cho yêu cầu của nhà nước, như là tu sửa tường thành đổ vỡ, sửa chữa bờ đê và con đường của thành phố, kéo gỗ làm cung điện cho chúa và những tòa nhà công cộng khác...
Những thợ thủ công, ở bất cứ ngành nghề nào, bị buộc vào làm việc quan 6 tháng trong 1 năm - và chẳng nhận lại được gì, cũng như họ chẳng dám đòi hỏi gì cho việc lao dịch của mình trong suốt quãng thời gian đó; nó phụ thuộc vào xu hướng, lòng hào phóng của chủ nhân của họ, những viên quan, cho họ chút lương tiền để có thực phẩm khẩn yếu. Nửa năm còn lại, họ được phép làm việc cho chính mình và gia đình, điều đó chắc phải là rất khó khăn với họ, đặc biệt nếu họ có quá nhiều con.
Với những nông dân nghèo, người thừa hưởng đất đai cằn cỗi, và vì thế không thể trả tiền thuế bằng gạo hay tiền, họ được nhận vào làm việc cắt cỏ cho voi của chúa hay quan tướng, và dù nơi cư ngụ của họ hay làng xã cách xa địa điểm họ cắt cỏ, họ có nghĩa vụ phải đem nó về thành phố trong cả năm, bằng chính phí tổn của họ.
Những gì ở trên nói ra rằng, có vẻ như với châm ngôn chính trị đó, vị chúa đã giữ những thần dân của mình nghèo và đói khát. Và sự thật, rằng chính sách đó có vẻ đủ cần thiết. Vì nếu bản tính kiêu ngạo ngỗ ngược của họ không được buộc chặt bởi trách nhiệm và lòng trung thành với một nền thống trị mạnh mẽ, họ sẽ thường quên mất chính mình. Tuy nhiên, mọi kẻ đều vui vẻ với thứ họ có trong nền kinh tế của mình, có thể để lại di sản cho con cháu và người thừa kế, luôn luôn dự phòng cho tiếng đồn về sự giàu có của mình không đến tai vị chúa.
Vị trí của người con cả không lớn hơn những đứa con khác cùng lứa, có rất ít vấn đề với người con gái, nhưng con gái chỉ được đòi hỏi một ít trong luật pháp nếu như có con trai thừa kế.
Và khi người Bắc Hà rất tham vọng có nhiều người hầu và họ hàng giàu có, họ có phong tục nhận nuôi con của người khác (cả 2 giới đều không khác biệt) làm con của mình và gia đình. Những đứa trẻ được nhân nuôi ấy có nghĩa vụ như con của họ... Vào những dịp lễ phải lạy mừng và tặng quà họ, sẵn sàng trong mọi dịp để phục vụ họ, phải đem cho họ hoa quả đầu mùa và gạo vừa thu hoạch, nhận lãnh sự hy sinh cho người trong gia đình như mẹ, anh trai, vợ... và họ hàng gần, khi người đỡ đầu đã chết, hoặc sẽ chết. Họ có nghĩa vụ với những điều này và phí tổn khác, vài lần trong năm, với thiệt hại của chính họ. Và khi đây là nghĩa vụ của con nuôi, nên người đỡ đầu sẽ chăm lo cho họ tiến bộ hay đề bạt họ tùy theo cơ hội, cho họ quyền lực để bảo vệ và bảo hộ những đứa con ruột của mình. Và khi người đỡ đầu chết, họ có quyền thừa kế ngang bằng với người con út, họ khóc than cho người đỡ đầu như cha mẹ ruột của mình, dù họ còn sống.
Kiểu cách nhận nuôi là thế này: Một người mong muốn được làm con nuôi gửi lời khẩn cầu đến cho người sẽ ban cho anh ta ân huệ đó cùng với ý định của anh ta. Người này, nếu cảm thấy thỏa mãn, sẽ trả lời một câu hài lòng, và anh ta do đó sẽ đến ra mắt ông ấy với một con lợn thiến và 2 hũ rượu mà người đỡ đầu sẽ nhận trong đám tiệc, lạy 4 lạy, và được trả lời hài lòng cho những câu hỏi, rằng anh ta đã được nhận nuôi.
Người nước ngoài cư ngụ hoặc buôn bán ở đây thường dùng phương lối này để tránh các rắc rối và sự bòn rút tống tiền mà họ thường phải gặp với những quan lại xấc xược. Chính tôi cũng được nhận nuôi bởi một vị hoàng tử, người được dự đoán - và hiện thời đã trở thành - thế tử của vị chúa, và có được chỉ của ông ấy cùng với dấu ấn triện. Tôi thường tặng quà cho ông ấy khi trở về từ những hành trình, thường là những của hiếm ngoại quốc. Vị hoàng tử này, mặc dù ông ấy có tâm trí hào phóng và quý tộc, và tử tế vượt bậc đối với tôi, nhưng tôi đã không được giúp đỡ tốt hơn trong những rắc rối của mình. Khi ông nội của ông ấy qua đời, Chúa đã đến với ông ấy, ông ấy có khuynh hướng phát điên - điều đó đã phá đổ công việc của tôi, vì ông ấy bất lực không thể bảo vệ tôi trong những rắc rối và yêu cầu cần thiết. Nhưng sau này tôi hiểu là ông ấy đã hồi phục.
Những nông dân hay dân làng phần đông là những người đơn giản, và là những chủ thể bị lạc hướng bởi sự nhẹ dạ và mê tín quá mức. Tính cách được gán cho vài quốc gia khác cũng phù hợp để nói về họ. Đó là, họ tốt ngoại hạng, hoặc xấu cực kỳ.
Đó là một sai lầm lớn khi cho rằng người Bắc Hà hài lòng khi sống trên thuyền, hoặc đó là lựa chọn của họ, chỉ có những yêu cầu cần thiết hay sự bần cùng mới khiến họ phải sống bằng cách ấy; phải đi từ bến này đến bến khác, làng này đến làng khác, cùng với vợ con trong một thuyền nhỏ thì chẳng thể nào là một cuộc sống hài lòng lắm, dù nơi đây thì họ chẳng biết "cá sấu" nghĩa là gì.
Dòng sông lớn nhất chảy qua Bắc Hà, như tôi đã nói, bắt nguồn ở TQ. Và những cơn mưa rào ở đó vào tháng 3,4 và 5 khiến cho dòng nước ở đây đổ xuống với tốc độ kinh khủng (vùng đất này thấp hơn TQ), đe dọa phá hủy đê và đập. Đôi khi nước dâng cao quá nhanh, vượt lên khỏi chiều cao của các đê chắn, và cả vật chất của con người, nhấn chìm cả vùng đất, gây nên sự rối loạn thảm thương và mất mát khủng khiếp cho cả người và thú vật.