Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

04- Về hàng hóa, thương nghiệp và tiền
Trường An in "Description Tonkin" May 5th, 2014

Về hàng hóa, thương nghiệp và tiền của vương quốc Bắc Hà

Của cải chủ yếu, mà cũng là hàng hóa chủ yếu duy nhất, là lụa - cả dạng tơ sống và vải lụa. Tơ sống được người Bồ Đào Nha trước đây, người Hà Lan sau này và người TQ hiện tại đem xuất khẩu số lượng lớn ở Nhật Bản. Vải lụa của họ được người Anh và Hà Lan mua nhiều nhất.

Đất này không hề có trầm hương, nhưng được nhập khẩu bởi những thương gia nước ngoài.

Xạ hương chúng tôi có được do mua từ vua và chúa hàng năm, đôi lúc có số lượng khoảng 5 hoặc 6 picul, đôi lúc ít hơn. Cũng như họ không có vàng mà phải lấy ở TQ. Bạc của họ được mua trữ bởi người Hà Lan, Anh và TQ buôn bán tới Nhật Bản. Họ có mỏ sắt và chì, cung cấp cho họ đủ quặng để phục vụ cho công việc.

Thương mại quốc nội của họ bao gồm gạo, cá muối và những hàng hóa khác. Chỉ có ít tơ sống và lụa để dành cho chính họ mặc. Họ hầu như có giao thương với Bowes và Lào dù không có lợi lớn lắm vì những món quà lớn và đắt tiền phải tặng cho những hoạn quan quản lý các đại lộ; ngay cả người TQ buôn bán trên con đường này tốt hơn nhiều vẫn thường xuyên bị các viên quan tham tàn tống tiền, đôi khi còn lấy đi tất cả những gì họ có. Và vì đó là một trong những chính sách của triều đình rằng không thể để thần dân của mình giàu có - trở nên kiêu hãnh và tham vọng và rồi sẽ nảy sinh ra các vấn đề lớn hơn, nhà vua nhắm mắt đồng lõa với những sự lộn xộn này, và đè nén thương nhân với những khoản cước thuế nặng nề. Và nếu ông ta biết ai đó đã có tài sản vượt quá mức thu nhập trung bình cá nhân, những người đó phải chịu nỗi nguy hiểm mất đi tất cả vì vài cái cớ này khác. Đó là sự cản ngăn lớn nhất khiến họ phải cần cù và cần thiết chôn vùi của cải của mình, thay vì phát triển nó.

Với thương nhân ngoại quốc, những kẻ chịu đựng vừa mới tới, ngoài tập quán khó khăn trong mua bán, còn là cả ngàn thứ phiền phức khác. Và không chắc chắn về tỉ lệ hàng hóa nhập khẩu hay xuất khẩu để đánh thuế, những viên quan tham lam vô độ bắt lục soát các thuyền, và tùy tiện áp hàng hóa theo bất cứ tỉ lệ nào của riêng họ, dùng tên của nhà vua để đội lốt cho thói tống tiền côn đồ ép buộc của họ; đối phó với tất cả điều này chẳng có giải pháp gì hơn là kiên nhẫn.

Những gì người ngoại quốc trải qua ở đây là chủ thể yếu kém của những sự bất quy tắc và áp bức, thoát khỏi nanh vuốt của chúng mà không phải là không rắc rối và trả giá, nói ngắn gọn - Thương nghiệp ở Bắc Hà là chán nhất ở châu Á hiện tại. Vì thế tôi tự hỏi tại sao tác giả có thể nói rằng hài lòng cực kỳ khi làm việc với họ, khi mà ông mặc cả mua một thứ gì đó và do đó hầu như mất nó, ông chắc chắn sẽ phải chịu mất mát: Hầu như chẳng có gì được bán ngoài sự tin tưởng trong thời gian 3,4 tháng, nhưng rồi sau khi ông chấp nhận may rủi để rồi thua như đã nói, hay ít nhất phải trải qua hàng ngàn rắc rối để đòi lại khoản nợ, và cuối cùng là chịu đựng khốn khổ với những đồng tiền hư hỏng và hàng hóa không thể bán được. Sự thiếu sót và rối loạn trong buôn bán này sản sinh từ sự nghèo nàn túng cực của họ hơn bất cứ lý do nào khác. Vì thế mà không có một thương nhân Bắc Hà nào có dũng cảm và khả năng mua một lúc 2000 dollar hàng hóa và trả ngay lập tức. Nhưng không phải tất cả người Bắc Hà đều gian lận lừa lọc tới mức tính khí gian dối của người TQ; và có thể do đó họ chỉ là cấp dưới của người TQ trong các mánh lới gian xảo.

Có những khác biệt khác giữa 2 quốc gia: Người Bắc Hà van xin liên tục, và tra tấn hầu bao của bạn qúa đủ nếu bạn phải làm việc với anh ta. Khi mà người TQ tàn nhẫn và khát máu, sẵn sàng nhẫn tâm giết bạn ném xuống biển chỉ vì những vấn đề nhỏ.

Một lý do trực tiếp khác cho trở ngại chặn đứng thương nghiệp là, trong khi họ cho phép một số lượng bạc lớn nhập khẩu vào quốc gia (thường là 1 triệu dollar mỗi năm) được đem tới Bowes và TQ để trao đổi lấy tiền đồng, lên xuống tùy theo ý thích của vị chúa. Ngoài ra, số tiền này hỏng chỉ trong vài năm, không thể dùng mua bán được, đem tới sự phiền phức gây ra mất mát đáng kể cho những thương nhân, thiệt hại cho cộng đồng. Vì vậy, đem bạc ra khỏi đất nước mà không có dự phòng ngăn ngừa là một chính sách rất tệ.

Mà mặc dù vị chúa rất ít coi trọng ngoại thương, ông ta vẫn nhận lấy từ nó, với tất cả sự rắc rối của nó, số thu nhập đáng kể chảy vào két của ông ta hàng năm, dưới hình thức cước, thuế thân, thuế má, thuế quan... Nhưng dù tổng số tiền này lớn, cũng chỉ còn lại một ít trong kho bạc, lý do bởi vì đội quân lớn mà chúa lập ra cùng với những khoản chi không cần thiết. Tóm lại, tiếc cho rất nhiều thuận lợi và cơ hội để khiến đất nước này giàu lên và thương nghiệp phát triển đã bị bỏ qua, khi chúng ta nghĩ đến quốc gia này nằm giáp biên giới với 2 tỉnh giàu nhất của TQ, tỏ ra rằng phần lớn hàng hóa của đất nước rộng lớn ấy sẽ được lưu chuyển với rất ít khó khăn, và thị trường hàng hóa từ Ấn và châu Âu, đặc biệt là đồ len dạ, có thể được lập ở đó - Nếu như họ cho phép thương nhân ngoại quốc được tự do mua bán trong nội địa. Có nhiều thuận lợi to lớn với đất này, nhưng vị chúa (e ngại rằng người châu Âu sẽ khám phá quá nhiều lãnh thổ của mình - mà dù thế thì ông ấy cũng chẳng bị thiệt hại gì) đã - và có thể trong cả thời gian tới, cản trở sự vụ quan trọng này.

Họ không có đồng tiền nào ngoài tiền đồng đến từ TQ, như đã nói trước. Vàng và bạc được họ đúc thành thanh nặng chừng 14 dollar, và họ dùng chúng để mua bán.




Leave a Reply

(required)

(required)

:) :blush: :D :( :(( ;)) :banh: ;) ::) =)) :)) b-) :meo1: :meo2: :meo3: :meo4: :meo5: :meo6: :meo7: :meo8: :meo9: :meo10: :meo11: more »

Bộ gõ tiếng Việt đã được bật. Bạn có thể gõ tiếng Việt không cần phần mềm trong máy.
RSS feed for comments on this post.


Copyright © Trường An. All rights reserved.