Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

Narrative of an embassy 01
Trường An in "Journal Cochinchina" April 22nd, 2014

Trong năm 1823, ngay sau phái đoàn của tôi, nhà vua hiện tại của Ava vừa lên ngôi đã cử sứ thần đến gặp vua VN, hoàn cảnh và kết quả của nó đã vẽ ra tính chất hai chính quyền của Miến Điện và VN. Đặc biệt là với VN, mà tôi cho rằng một ghi chép riêng cho nó là xứng đáng.

Trong 1822, một viên quan nhỏ mọn của VN, hoặc một chức sắc cấp thấp, đã từng tự xưng là người Thiên Chúa giáo nhưng đã bỏ đạo, nói với Tổng trấn Gia Định Tả quân - người thường được nhắc tới trong ghi chép của tôi, rằng có thể làm giàu bằng cách mua tổ chim yến và đem chúng tới TQ bán. Đó là nguồn gốc của một phái đoàn từ VN đi tới Ava, và phái đoàn từ Ava tới VN sau đó. Phái đoàn VN được cử đi chỉ với danh nghĩa của Tổng trấn Gia Định, không được phép của triều đình. Ban đầu, nó chỉ là đi thăm dò mua bán, mà không được khôn ngoan lắm, khoác lên mình tính chất chính trị, và kẻ đề xướng cũng là người đứng đầu sứ đoàn. Ông ta đến Rangoon bằng đường qua Penang, và chuyến đi này được báo cho triều đình. Thư ủy nhiệm mà ông ta mang theo không khiến người ta bằng lòng, cũng như lời giải thích của ông ta chẳng hiệu quả rõ ràng, nên theo phong tục của Miến Điện, ông ta bị bắt giữ và tra tấn bắt giải thích. Có vẻ là lời giải thích của ông ta, dưới quá trình này, đã khiến họ hài lòng. Và vị vua mới, còn đầy tham vọng, tính đến một kế hoạch chinh phạt Xiêm, định nhân cơ hội đưa sứ đoàn này trở về VN mà gửi tới nhà vua VN thỏa thuận chinh phục và chia phần nước Xiêm mà ông ta gọi là địa phương phản loạn.

Như đã thấy trong bản tự thuật, phái đoàn Miến Điện, dù được đón tiếp rất thân thiện, không được phép tới triều đình, và nhà vua cuối cùng từ chối tất cả quan hệ chính trị với Miến Điện. Phái đoàn Miến Điện được chính quyền VN trả phí tổn trở về, và thuyền đưa họ đến Singapore. Những sứ thần là ông Gibson và 2 viên quan Miến. Ông Gibson là một người bản xứ có cha là người Anh, đã sống nhiều năm ở Miến Điện, được coi là một viên quan đáng kể trong triều đình ấy, thông thạo ngôn ngữ, phong tục tập quán của họ. Ngoài ra, ông ấy cũng thông thạo tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Hindu và Teliga - có thể là tiếng mẹ đẻ của ông. Tất nhiên, ngoài sự sắc bén và đầu óc rộng mở, ông ấy giống người Miến hơn là người Âu. Khi ở Singapore, ông ấy đưa cho tôi cuốn nhật ký của mình, cho phép tôi trích dẫn nếu có thể. Quý ông này được giáo dục không hoàn hảo, bản gốc sai lỗi ngữ pháp và chính tả đến từng dòng, vì thế bản ghi chép của ông ấy không phù hợp để nguyên văn. Vì thế tôi chỉnh sửa lại nó, cố gắng để giữ lại thái độ của người viết.

Cuộc chiến tại Miến Điện nổ ra trong thời gian phái đoàn này ở Singapore, chiếc thuyền VN chở họ đến nằm dưới sự bảo hộ của chúng tôi, và an toàn rời Penang tới Tavoy. Họ không ở nơi này quá 2 hay 3 ngày, khi nó đã bị quân Anh chiếm giữ. Đoàn sứ thần Miến Điện đã trở thành tù nhân chiến tranh, và những người VN được gửi trả về nước an toàn. Ông Gibson, cựu đại thần của triều đình Miến Điện, đã trở thành phiên dịch của quân Anh, và sau đó vài tháng, qua đời vì dịch tả khi quân đội chúng tôi đang tiến tới Prome.

---

TƯỜNG THUẬT

Chúng tôi rời Ragoon vào đầu tháng 1 năm 1823, trên một chiếc tàu đóng theo kiểu châu Âu, và đến tháng 2-1823 đã đến Penang sau khi đi qua Tavoy.

Khi ở Penang, vào 24/3, một chiếc thuyền Xiêm bị cháy lao vào thuyền đi sứ chúng tôi, đốt cháy nó. Khó có thời gian để cứu thư thông điệp, trang sức và những món quà khác gửi cho triều đình VN.

Sau khi cam kết với lãnh đạo của đảo Price of Wales, tôi đã được mượn nợ 4000 dollar, dưới danh nghĩa vua Miến Điện. Đoàn sứ giả sau đó lên một chiếc tàu Bồ Đào Nha. Nó rời đảo vào 22/4 để tới Malacca vào 2/5 và đến Singapore vào ngày 12. Ngày 18, chúng tôi rời nơi này, và ngày 1/6 đến nơi neo đậu ở Vũng Tàu hay còn gọi là mũi St.James của Nam Kỳ.

Trong ngày 3, phái đoàn tới một ngôi làng ở Cần Giuộc. Ba xà lan nghi thức đến đón chúng tôi tới Sài Gòn vào ngày 8. 7 con voi được đưa đến nơi đón tiếp chúng tôi và cùng ngày, chính quyền gửi tới thịt bò, heo, cá và 100 quan xem như quà mừng.

Ngày 10/6: Thư ký của Tướng Tổng trấn tới thăm phái đoàn. Ông ấy hỏi chúng tôi có bản sao của thư quốc vương Miến Điện hay không; tại sao người Miến Điện vốn rất mạnh mà không thể, sau rất nhiều cố gắng, thống trị được Xiêm; và có ích lợi gì nếu Miến Điện liên kết với VN, khi 2 nước cách nhau quá xa và vì thế không thể hợp tác hành động nhịp nhàng. Cuối cùng, viên thư ký yêu cầu một bản dịch của quốc thư.

Chúng tôi trả lời, rằng bản sao của quốc thư không may mắn đã cháy khi thuyền đi sứ bị đốt ở đảo Prince of Wales. Nhưng thư đã được đọc kỹ, và những sứ thần sẽ giải thích tường tận từng mục của nó. Theo chúng tôi, quan hệ của Miến Điện và VN không phải là vấn đề gì khó khăn, khi một nước nằm ở đầu Nam và nước kia ở đầu Bắc của dòng sông Kampoja; và khi Xiêm La nằm chính giữa bị thống trị, mọi khó khăn sẽ được gỡ bỏ, một sự giao lưu dễ dàng sẽ tiếp tục. Về khía cạnh khác, 2 quốc gia vốn gần nhau, chỉ có bộ lạc Lào nằm chính giữa biên giới của Miến Điện và Bắc Kỳ.

Chúng tôi nhấn mạnh rằng Xiêm La là kẻ nổi loạn, thường xuyên bị chúng tôi chinh phục, và chinh phục chúng là mục tiêu của nhà vua Miến Điện hiện tại. Vì thế, ngài đã rất hài lòng khi thấy sứ thần của VN đi đến Miến Điện, và đã nhân cơ hội này yêu cầu sự trợ giúp của chính phủ VN bằng cách gửi tới phái đoàn này, khi cùng lúc này, ngài đang kêu gọi quân đội ở Martaban chuẩn bị cho chiến tranh.

Cùng ngày, có 2 quý ông người Pháp tới thăm phái đoàn. Họ báo với chúng tôi rằng, trong nhiều người Pháp đã từng ở đất nước này, chỉ có 2 người già nhất còn lại, và tất cả số người Pháp ở VN là 5 nhà truyền giáo. Nhà vua hiện tại đã bày tỏ thẳng sự ghét bỏ dành cho người châu Âu, và cấm Thiên Chúa giáo truyền bá rộng rãi. Trước đây, ông ấy từng từ chối nhận biết sự có mặt của hai vị linh mục, và khi một người trong họ tự giới thiệu, ông hạ nhục người này, bằng cách cho 1 đồng xu lẻ y như cho ăn xin.

Ngày 11/6: Một đại diện của quan bộ Lại đến gặp phái đoàn. Họ yêu cầu mở thư của chính quyền Miến Điện, chúng tôi làm theo. Họ yêu cầu một bản sao, và bản dịch của thư có thể bằng tiếng Xiêm.

Ngày 12/6: Thư ký của Tướng Tổng trấn gọi tới để hỏi về bản dịch đã làm đến đâu. Chúng tôi báo cho ông rằng bản dịch cần rất nhiều thận trọng và chăm chú vì nó ảnh hưởng tới sự trọng yếu to lớn, cần ít nhất 4 hay 5 ngày mới xong. Ông ấy mời chúng tôi tham dự một buổi lễ được tổ chức nơi này. Chúng tôi nhận lời mời; và sau đó, lần đầu tiên nhìn thấy Tướng Tổng trấn Tuyệt vời, một người đàn ông khoảng 50 đến 60 tuổi, hình dáng nhỏ bé, nhưng có năng lực vĩ đại, được đồn là một người lính tốt. Ông ấy là dân bản địa ở Mỹ Tho, và được rèn luyện trở thành tiểu đồng của vị vua vừa rồi Gia Long. Ông ấy đã đi với vua khi ngài bị bắt giữ ở Xiêm. Công lao của ông đã sớm đưa ông trở thành một viên tướng đáng tin cậy ở đẳng cấp cao hơn. Ông ấy được mọi quan lại VN tôn trọng và người Xiêm, Chân Lạp sợ hãi.

Tại lễ hội này chúng tôi có cuộc trò chuyện dài với một viên quan tòa về vua xứ Ava và đất nước ngài, lợi ích có được từ quan hệ của Miến Điện và VN.

Ngày 18/6: Bản dịch lá thư từ tiếng Miến Điện sang tiếng Xiêm không được hài lòng lắm, tôi nhận làm, với sự giúp đỡ của hai quý ông Pháp, một sứ thần Thiên Chúa giáo bản địa, để dịch sang tiếng Pháp và Latinh. Những bản dịch này hiệu quả, và được nộp hôm nay, cùng với lá thư gốc.

Ngày 19/6: Phó Tổng trấn đến thăm chúng tôi hôm nay. Những quan chức Nam Kỳ có vẻ: những người này, như một đặc ân, được ăn mặc theo lối VN; và những quan chức thấp hơn thì cũng như thường dân theo lối cũ, gần như Xiêm.

Ngày 20/6: Một viên quan đợi phái đoàn, yêu cầu cho phép kiểm qua lễ phục và mũ của sứ thần Miến Điện, mục đích việc này được nói là do sự tò mò của nhà vua tại Huế.

Ngày 21/6: Phái đoàn gặp gỡ bộ trưởng nhất phẩm của nhà vua Chân Lạp và Bảo hộ Chân Lạp - một người VN. Người Chân Lạp, trong dịp này, biểu lộ sự ghét bỏ lớn đối với Xiêm, nhưng tôi nghĩ sự ghét bỏ này chỉ là giả vờ để làm hài lòng người VN. Tôi nhận ra rằng người Chân Lạp hiện tại còn bị áp bức hơn rất nhiều so với khi họ bị Xiêm cai trị.



Ghi chú:

Trong Đại Nam thực lục, Lê Văn Duyệt giải thích đoàn thuyền này được gửi đi Miến Điện mua vũ khí. Nhưng sau khi LVD qua đời, đây là 1 trong những lý do mà triều đình luận tội LVD tự tiện tư thông với nước ngoài. Đoàn sứ giả của LVD được cử đi với danh nghĩa chính trị, và không được phép.




Leave a Reply

(required)

(required)

:) :blush: :D :( :(( ;)) :banh: ;) ::) =)) :)) b-) :meo1: :meo2: :meo3: :meo4: :meo5: :meo6: :meo7: :meo8: :meo9: :meo10: :meo11: more »

Bộ gõ tiếng Việt đã được bật. Bạn có thể gõ tiếng Việt không cần phần mềm trong máy.
RSS feed for comments on this post.


Copyright © Trường An. All rights reserved.