Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

Journal from India to Cochinchina I – 01
Trường An in "Journal Cochinchina" April 18th, 2014

Địa lý của Việt Nam - Biên giới - Sông ngòi và bờ biển - Phân bố dân cư - Kamboja - Champa hay Hời - Cư dân nước ngoài ở Cochinchina - Khí hậu - Khoáng sản và thực vật - Động vật


Đế chế hiện đại của Cochinchina bây giờ bao gồm phần của vương quốc cổ Kamboja, phần của chính Cochinchina, và Tonkin. Hai nước sau được biết vốn là đồng nguyên, và với người Trung Hoa thì có cái tên phổ biến là An Nam. Những nước tiếp giáp biên giới với nó là Xiêm, Lào, Kamboja ở phía Tây và Tây Bắc; ở phía Bắc là các huyện Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc. Biển bao bọc nó ở tất cả các hướng khác. Cực Nam của đế chế Cochinchina là đảo Phú Quốc (Pulo Ubi), ở vĩ độ 8 độ 25 vĩ Bắc; và cực Bắc xa nhất có thể chắc chắn được vươn tới khoảng chừng 23 độ Bắc. Điểm nằm trên bờ biển chia cách nó với Xiêm La là đảo Ko-kong, chừng 10 độ 40 vĩ Bắc, 103 độ 13 kinh Đông. Ngôi làng cuối cùng ở Bắc Kỳ trước khi đi vào địa bàn của Lưỡng Quảng là Quảng Tây, xa nhất có thể chắc chắn, là khoảng chừng 22 độ vĩ Bắc. Trong bản dịch của chúng tôi với những ghi chép của Trung Hoa, biên giới giữa Bắc Kỳ và Quảng Tây của Trung Hoa được đánh dấu bởi 2 cột trụ bằng đồng được đúc nhiều thế kỷ trước bởi người Trung Quốc, nhưng tôi cần hỏi thêm để chứng thực ghi chép này. Chiều dài tối đa của vương quốc này có thể tính chừng 900 dặm địa lý. Chiều ngang thì rất không cân đối, từ 60 tới 180 dặm. Diện tích của nó, tính số tròn, có thể khoảng 98000 dặm vuông.

Hai đầu của đất nước, Bắc Kỳ và Nam Kỳ gồm có phần lớn là đất phù sa thấp, hơi cao hơn mực nước biển, khi phần ở giữa, địa phận Trung Kỳ, phần lớn là núi đồi, đây đó là thung lũng khá chừng rộng rãi và màu mỡ.

Đế chế Việt Nam hiện tại được phân bố thành 3 khoảng dân cư lớn, tương ứng cực kỳ hợp lý với địa lý và vật lý. Người ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ được quản lý bởi các Tổng trấn, và Trung Kỳ được cai trị trực tiếp bởi triều đình. Vương quốc được chia thành các tỉnh huyện, tính tất cả là 22. Theo đây là nét phác của chúng mà tôi có thể thu thập được. Chính quyền của Nam Kỳ, đặt thủ phủ ở Sài Gòn, chia thành 6 tỉnh, sau đây là tên theo tiếng An Nam: Ya teng, Peng fong, Fonan, Win cheng, Hosin, và Teng chong. Tuy nhiên những cái tên cổ của Kamboja, ví dụ như Đồng Nai, Châu Đốc, Sa đéc, Mĩ Tho, Cà Mau, và tôi tin rằng vẫn còn trong dân bản địa. Chính thể của Nam Kỳ trải dài từ đảo Ko kong đến mũi St. James, bao gồm vùng đất phù sa trải rộng cao chừng mặt nước biển, ngăn cách bởi cả 2 bên ra biển bởi những dãy núi đồi. Những con sông đáng kể nhất của nó, bắt nguồn từ biên giới Xiêm La, nằm trong Pong som, Kampot, Kangkao hay Hà Tiên; Teksia, Tekmao, sông lớn nhất của Nam Kỳ, và ở Sài Gòn.

Dòng sông ở Hà Tiên đổ ra vịnh Thái Lan ở 10,14 độ vĩ Bắc, 104,55 độ kinh Đông. Cửa sông lớn đáng kể, nhưng cạn. Mực nước cao nhất khi triều lên không quá 7 cubit, và khi triều xuống sâu không quá 3 feet. Trong mùa mưa, có thể giao lưu đi lại với con sông lớn của Nam Kỳ, và con kênh tự nhiên này, mấy năm gần đây đã được nạo vét thành con sông đào giao thông rộng chừng 20 sải, sau 15 feet. Công trình lớn này đang được thực hiện khi chúng tôi đến Việt Nam, và nghe nói rằng có 50.000 người được huy động trong 2 tháng, liên tiếp vài năm. Khoảng cách chừng 3 ngày 3 đêm đi lại, địa điểm chính bên cạnh dòng sông này là Hà Tiên, một phố thị nằm ở bờ phải của sông, cách chừng 2 dặm, có chừng 5000 cư dân bao gồm người Trung Hoa và Mã Lai. Đến đầu thế kỷ này, theo lời của người châu Âu, đã tồn tại một phố thị bên dòng sông có nền thương mại đáng kể, Ponteamas, nơi nền ngoại thương đáng kể tồn tại cung cấp cho thủ phủ cũ của Nam Kỳ, cách khoảng 60 hay 70 dặm, nằm cạnh sông lớn. Nơi này, được viết đúng là Po-tai-mat, cách khoảng 1 ngày đường sông, đã không còn một di tích gì, khi nó đã bị người Xiêm hủy hoại vào năm 1717 trong kế hoạch chinh phục Kampoja lúc đó.

Dòng sông ở Pong som, không lớn, đổ ra biển ở vịnh Xiêm La, như tôi có thể dự tính là khoảng ở vĩ độ 190,43. Gần cửa sông là một phố thị, nghe nói có chừng 1000 cư dân người Trung Quốc. Vùng đất bên cạnh rất màu mỡ sản ra hạt tiêu, nhựa Campuchia, bạch đậu khấu, sơn dầu.

Dòng sông ở Kampot, trong bản đồ của chúng tôi ghi là "Cần Vọt" còn nhỏ hơn sông ở Pong som, đổ ra vịnh Xiêm la ở vĩ độ 10,43. Có một phố thị ở cửa sông, cư dân chủ yếu là người Cao Miên, nhưng cũng có vài người Việt và khoảng chừng 1000 người Mã Lai. Vùng đất xung quanh sản xuất dồi dào lúa gạo. Kampot nghe nói là cách thủ đô cũ của Kampoja là Phnompeng 12 ngày đường, có đường đi thẳng đến đó, có thể dùng xe do trâu kéo, xuyên qua một vùng đất miệt vườnđông đúc.

Dòng sông tại Teksia đổ ra vịnh Xiêm La tại 9,46 độ Bắc. Đây là cái tên mà thương nhân Trung Quốc gọi, nhưng trong tiếng Kampoja thì nó gọi là Karmusa, và người Việt gọi là Ret ja. Nó có độ lớn đáng kể, và tàu nhỏ có thể đi khắp tới dòng sông lớn của Kampoja. Vùng đất xung quanh nó sản lượng lớn sáp ong, nhưng không được trồng cấy nhiều, rất đáng sợ để ở vì số lượng muỗi và đỉa và sự quấy phá của chúng.

Dòng sông ở Tekmao, có nghĩa trong tiếng Kampoja là Nước Đen, cũng đổ vào vịnh Xiêm La, đối diện với Phú Quốc. Nó kết hợp với dòng sông lớn của Nam kỳ và có thể dùng thuyền bè nhỏ đi khắp. Đi lên dòng sông này chừng 2 ngày, có một phố thị cùng tên có chừng 2000 cư dân, tất cả đều là người Việt. Dòng sông này có nhiều cá, và đất dồi dào thóc gạo, nhưng rất bị phá bởi muỗi.

Dòng sông của Nam Kỳ là 1 trong những con sông lớn nhất châu Á. Nghe nói nó bắt nguồn từ địa phận Trung Quốc là Vân Nam, thuyền đã có thể đi lại ngay trước khi nó vào địa phận Lào ở chừng 22 hay 23 độ Bắc. Nó đổ ra biển bằng 3 cửa ở khoảng 9 và 11 độ. 3 nhánh sông này nổi tiếng với thuyền nhân châu Âu với những cái tên Tây hay sông Basak, Đông hay Nhánh giữa, và Nam hay sông Nhật Bản. Nhánh đầu là lớn nhất, mọi thuyền bè đều đi lại được, nghe nói sâu chừng 14 hay 18 feet tại cửa sông khi triều lên.

Từ Kangkao tới mũi St. James, vùng gần bờ biển thấp một cách đáng chú ý - đến mức mà nó thường xuyên bị ngập lụt, và không có đồi núi nào phía trong. St.James, vùng đất dốc đầu tiên tiếp giáp với phía Bắc, đánh dấu lối vào của sông Sài Gòn - có thể, với người châu Âu, là dòng sông tuyệt nhất ở châu Á. Khi tàu thuyền bất cứ tải trọng nào cũng có thể giao thông, và chẳng cần tới hoa tiêu cho 60 dặm đường. Nó được nối, ít nhất bằng 2 nhánh, với nhánh sông Nhật Bản của sông lớn Kampoja. Nguồn của nó chảy từ đâu thì người châu Âu không biết, nhưng vài người bản địa trong vùng nói với tôi là có thể dùng thuyền bản địa đi trên sông trong 20 ngày từ Sài Gòn - cách biển chừng 15 dặm. Nó có thể dài chừng 300 đến 400 miles, và không nghi ngờ, là bắt nguồn từ Lào.



Ghi chú:

John Crawfurd dùng chữ Empire Cochinchina để chỉ nước Việt Nam vào năm 1821, khác với chữ dùng để chỉ Bắc Hà (Đại Việt cổ) như Kingdom. Và trong phần đầu, John Crawfurd đã nói rõ lý do dùng chữ Cochinchina, vì Nam Hà lúc này là hạt nhân chính của đế chế.

Để dễ chuyển ngữ, ngoại trừ phần đầu, tùy theo văn cảnh sẽ dịch chữ Cochinchina thành Việt Nam hay Trung Kỳ, Nam Kỳ. Tonkin sẽ là Bắc Kỳ hay Đại Việt, Kamboja sẽ là Nam Kỳ hay Campuchia.

Và mỗi phần rất dài nên 1 chương sẽ cắt ra vài phần.




Leave a Reply

(required)

(required)

:) :blush: :D :( :(( ;)) :banh: ;) ::) =)) :)) b-) :meo1: :meo2: :meo3: :meo4: :meo5: :meo6: :meo7: :meo8: :meo9: :meo10: :meo11: more »

Bộ gõ tiếng Việt đã được bật. Bạn có thể gõ tiếng Việt không cần phần mềm trong máy.
RSS feed for comments on this post.


Copyright © Trường An. All rights reserved.