Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

02- Vị trí và phạm vi của Đàng Ngoài
Trường An in "Description Tonkin" April 14th, 2014

Vị trí và phạm vi của Bắc Hà

Chúng ta không có lý do nào để lấy làm ngạc nhiên tại sao tổ tiên của chúng ta không biết gì về đất nước này sớm hơn như họ đã biết Trung Hoa, vì sự thám hiểm là thứ đến sau đó, người Bồ Đào Nha chẳng khám phá ra sớm hơn, nhưng họ cũng đã gửi thuyền đến thăm dò nơi này.

Đó là sự thật, rằng vương quốc này từng là một châu huyện của Trung Hoa, và vẫn còn cống nạp cho đến bây giờ. Nhưng đó chẳng phải là lý do mà chúng ta không biết về nó sớm hơn, xét cho cùng thì những người này đã được cai trị bởi vua chúa bản địa của mình hơn 400 năm không ngắt đoạn, lâu trước khi người Bồ Đào Nha khám phá ra Ấn Độ. Lý do thật sự dường như là, người ở đây không bao giờ - hoặc chưa bao giờ - di chuyển ra nước ngoài để giao thương hoặc các hình thức giao lưu khác. Và họ cách nào đó bị ảnh hưởng bởi sự kiêu ngạo Trung Hoa, cho rằng tất cả mọi người đều là man di, bắt chước nền chính trị, giáo dục, chữ viết... của họ (Trung Hoa), nhưng ghét con người họ.

Tôi không hiểu tại sao Taverniere nói hầu hết mọi người cho rằng đây là một đất nước nhiệt đới rất nóng, khi xét nó nằm dưới đường chí tuyến, và một vài phần của nó hướng về phía Bắc; hay ông ta cho rằng nó khá ôn hòa bởi vì số lượng sông ngòi có rất nhiều (và đồng thời không có những đồi cát và những ngọn núi cằn cỗi gây nhiệt như ở Commaroon và một vài nơi ở vịnh Ba Tư) tưới tắm nó cùng với những cơn mưa theo mùa. Sự thật là những cơn mưa thường đến vào tháng 5,6,7 và 8, đôi khi sớm hơn, làm ẩm ướt mặt đất, nhưng không tạo ra một cơn gió mát nào; ngược lại, trong 2 tháng 7 và 8, khí hậu nóng không chịu đựng nổi. Không nghi ngờ gì đất nước này có vô số hoa quả, không có nhiều lắm cư dân, hầu hết sống bằng gạo thóc, vì thế cảm thấy cần thiết cày cấy đầy mặt đất với thóc lúa ấy hơn là bỏ phí một điểm.

Quảng Châu nằm ở Cực Bắc của đất nước này, ở biên giới phía Tây là vương quốc Lào và Bowes; biên giới ở phía Bắc của nó đi qua 2 châu huyện của Trung Hoa là Vân Nam và Quảng Tây, hoặc Ai; về phía Nam và Đông Nam là Nam Hà. Nhiệt độ ôn hòa và lành từ tháng 9 tới tháng 3, đôi khi rất lạnh vào tháng 1 và 2; dù giá và tuyết chưa bao giờ thấy nơi này; trong những tháng 4, 5 và 6 thì không lành mạnh lắm bởi vì mưa và mù trong không khí, và mặt trời tới đường hạ chí; nhưng tháng 6,7,8 là những tháng cực kỳ nóng. Gió đổi chiều Nam Bắc chia theo sáu tháng đầu và sáu tháng sau; đất nước này bừng sáng từ tháng 5 đến tháng 8, cây cối ở trong độ tươi tốt nhất, ruộng đồng được phủ đầy thóc lúa, khiến chủ nhân rất đẹp lòng.

Cơn gió lớn mà thủy thủ chúng ta gọi là bão, ở đây được gọi là Đại phong, thống trị ở đây và vùng ven biển, và biển vì thế trở nên vô cùng đáng sợ; nhưng thời điểm chúng đến rất khó xác định, đôi khi là 1 lần trong 5,6 năm, đôi khi là 8 hoặc 9; và mặc dù cơn bão này không được biết tới ở những vùng biển khác bởi cái tên đó và với sức mạnh cuồng bạo đó, nhưng nó được gọi là Con Voi ở Bengall và bờ biển Đông Nam Ấn Độ cũng không khác lắm; và những thủy thủ thường xuyên phải nếm trải những kinh nghiệm về ảnh hưởng buồn của nó. Tôi không thể tìm được một nhà thiên văn học nào ở Bắc Hà để hỏi cơn bão này đến từ đâu, vì thế tôi không chắc chắn có phải nó tỏa ra từ bão ở Nhật Bản.

Về phạm vi của đất nước này, mà ông ta cho rằng tương đương với nước Pháp, là một sai lầm ghê gớm; vì đất nước này được đo đếm bằng kinh nghiệm của con người thì chẳng lớn hơn Bồ Đào Nha; nhưng có thể nghĩ là gấp 4 lần số dân cư. Taverniere cho rằng giới hạn nó không rõ, quên rằng ông ta sau đó đã mô tả biên giới và phạm vi của nó.

Về những hòn đảo thuộc về đất nước này, có vài đảo ở vịnh Bắc bộ, đảo chính được dân bản địa gọi là Tuần Bến và người Hà Lan gọi là Rovers Island. Vị trí của nó vào khoảng 19 độ 15 vĩ Bắc, dài chừng 1 dặm rưỡi và rộng tối đa 1 dặm, vùng tốt cao hơn, xa đất chính khoảng 1 dặm, ở khoảng biển giữa thì thuyền có thể ra vào, như người Hà Lan đã làm. Nhưng hoa tiêu phải canh chừng để giữ khoảng cách với đảo bên cạnh một khoảng bằng đạn bắn, nơi mà bạn sẽ thấy 6,7 hay 7,5 sải đất lầy. Ở cùng bên của hòn đảo phần phía Tây có 2 vịnh nhỏ, cực bắc là một bãi ngọc trai nhỏ, tuy không giàu, nhưng đừng câu cá ở đây vì đây là đất đặc biệt của nhà vua. Ở cả hai vịnh có nước ngọt mà chúng tôi nghĩ là đặc biệt tốt, vị ngon nhất mà chúng tôi từng nếm ở đây. Điểm Tây Nam của đảo có một bãi đá trải dài từ bờ đến 100 bước ra biển, có thể nhìn thấy khi triều xuống một nửa, mấp mé ngọn sóng; còn lại thì là bãi biển trống.

Về phía Tây Bắc có một vịnh tốt, 3,5 và 4 sải nước, đất bùn, nơi này neo đậu rất nhiều thuyền đánh cá, bên cạnh có vẻ là một làng, cư dân trong đó tôi tính khoảng 3 hoặc 4 trăm người, hầu hết là ngư dân.

Trên đảo này có quan canh phòng, là địa điểm mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho vương quốc Bắc Hà: Tất cả các tàu buôn, dù đến huyện lị ở Thanh Hóa hay Nghệ An hay từ đó đến phương Bắc, phải dừng ở đây để đóng thuế. Ví dụ: một tàu rộng khoảng 0,5 giá trị của 1,5 dollar, với vài món quà cho người hầu, còn lại tương đương tỉ lệ ấy. Vì thế thuế ở nơi này không thể ít hơn 1tr dollar một năm.

Đất thì đá sỏi và nhiều đồi núi, vì thế không thuận lợi cho cày cấy, tôi thấy có gia súc nhưng ít (dân bản địa nói là rất nhiều dê được nuôi ở giữa đá và cây bụi trên núi) nên gạo và lương thực dự trữ để sống được đem đến từ bờ biển gần đó. Một vài điều chỉnh tốt sẽ giúp mảnh đất này trở nên giàu có và kinh nghiệm nhỏ với cảng này sẽ tốt hơn.

Về thành phố và thị trấn, ngoại trừ Kẻ Chợ, không có quá 2 hay 3 thành trấn trong vương quốc này, với tất cả ghi nhận. Về làng mạc thì không cần phải hỏi là có rất nhiều, hơn những gì tôi có thể chắc chắn chính xác, như bất cứ ai không có công việc phải đi điều tra họ. Thành thị Kẻ Chợ là thủ phủ của Bắc Hà, nằm ở 21 độ vĩ Bắc, khoảng chừng 40 dặm từ bờ biển, và có thể, sự to lớn của nó so với các thành thị khác ở châu Á là nhất, và hơn cả ở khoản đông đúc. Đặc biệt vào ngày 1 và 15 hàng tháng âm lịch là những ngày họp chợ của họ, người từ các làng lân cận tụ tập từng nhóm với hàng hóa của họ, với số lượng hầu không đếm nổi; một vài con đường dù lớn và rộng, đám đông cũng phủ kín đến mức một người cũng phải vất vả xoay xở để đi được 100 bước chân trong vòng 1,5 tiếng đồng hồ. Mọi hàng hóa khác nhau được bán trong thành thị này được phân chia về những con đường đặc biệt, và những con đường này được chia phần cho 1,2 làng hay hơn nữa; chỉ cư dân ở nơi ấy được quyền mở cửa hàng buôn bán ở đó, như kiểu cách của một vài công ty hay tập đoàn châu Âu. Triều đình của nhà vua, hoàng tử, tướng lĩnh..., và tòa án được xây ở đây, tôi chỉ có thể nói, nó được xây trên một dải đất rộng, kết cấu chủ yếu bề ngoài làm từ gỗ. Tất cả các nhà khác được dựng từ tre và bùn, không được chắc chắn lắm, vài nhà gạch ngoại trừ cơ sở của người nước ngoài nổi bật. Lạ lùng là, 3 tầng thành cũ của thành thị và hoàng cung, xem trong đống đổ nát trông vẫn có vẻ đã từng là kết cấu chắc chắn với cửa lớn quý tộc, được lát bằng loại đá giống cẩm thạch. Hoàng cung rộng khoảng 6,7 dặm chu vi, cổng, sân, nhà... biểu lộ sự tráng lệ phù hoa cũ của nó. Trong thành thị này dường như có 1/4 là quân đội, chuẩn bị sẵn sàng cho mọi dịp. Và ở đây cũng có kho chứa của nhà vua cho chiến tranh trên bờ sông, gần một hòn đảo cát, trong đó chứa Thecadaw. Dòng sông được dân bản xứ gọi là sông Cái, khởi nguồn từ Trung Hoa, sau khi chảy nhiều dặm đường, nó chảy qua đây và đổ ra vịnh Hải Nam, trong 8 hoặc 9 tháng, tàu thuyền nhỏ có thể đi lại được. Dòng sông bổ sung hàng hóa cho thành thị, khi hầu hết loại các thương nhân mua đi bán lại như bản thu gọn của vương quốc, bởi vô số thuyền bè xuôi ngược đất nước. Nhưng họ vẫn có ngựa trong các làng, và không sống trong thuyền như Taverniere báo cáo, mà chỉ khi du hành.




Leave a Reply

(required)

(required)

:) :blush: :D :( :(( ;)) :banh: ;) ::) =)) :)) b-) :meo1: :meo2: :meo3: :meo4: :meo5: :meo6: :meo7: :meo8: :meo9: :meo10: :meo11: more »

Bộ gõ tiếng Việt đã được bật. Bạn có thể gõ tiếng Việt không cần phần mềm trong máy.
RSS feed for comments on this post.


Copyright © Trường An. All rights reserved.