Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

A voyage to Cochinchina – 10
Trường An December 2nd, 2009

CHAPTER XI

LỢI THẾ CỦA GIAO LƯU BUÔN BÁN VỚI NAM HÀ

Bán đảo và bến cảng Đà Nẵng - Cái nhìn của người Pháp về nhượng địa của họ - Sự quan trọng với Anh quốc, đặc biệt trong việc buôn bán với China - Những sản phẩm để xuất khẩu của Nam Hà - Mẫu để thiếp lập giao hảo với quốc gia này - Chướng ngại trong việc nhân viên ngoại giao là thương nhân - Thương nghiệp cổ xưa của Nam Hà - Lý do mà nó từ chối thuộc về thái độ xấu của châu Âu - Một ví dụ ngoại lệ cho sự Tàn bạo - Thương nghiệp của China với Hà Lan - Thuận lợi vượt bậc từ những hiểu biết ngày trước của họ về thế giới - Sự chống đối với câu trả lời cổ xưa - Một lối mở cho Anh quốc giao thương với Nam Hà.


Giám mục Adran, trong cuộc đàm phán hiệp ước giữa chúa Nam Hà và vua Pháp, đã rõ ràng tỏ ra rằng dù có gắn bó với vị chúa bao nhiêu, ông ta cũng không bao giờ không để tâm đến lợi ích của nhà vua. Hiệp ước cũng chứng tỏ điều đó khi bán đảo Đà Nẵng được nhượng lại cho vua Pháp. Giám mục đã không phải không để tâm đến lợi ích tương đối nội bộ mà bến cảng này chiếm giữ. Ông ta có vẻ như nhận rõ rằng một khi đã được đồng ý giữ mảnh đất này, Pháp sẽ có thể thiết lập một hệ thống bảo vệ cho bản thân mình ở phương Đông. Thật sự, bán đảo ở mũi đất Đà Nẵng (hay Hội An) với Nam Hà giống như Gibraltar với Tây Ba Nha; sự khác biệt của Đà Nẵng là sự vững vàng của nó, một thuận lợi vô cùng quan trọng với một bến cảng và vịnh thuận tiện, được chắn gió trong tất cả các mùa trong năm, có mọi điều thiết yếu đối với một cảng trung chuyển lớn quốc tế, nơi tàu thuyền có thể đến để sửa chữa và làm mới bất cứ lúc nào, và nơi mà nguồn nước ngọt phong phú màu mỡ chảy từ các thung lũng đổ về bờ biển. Tại một hòn đảo nhỏ liên kết với bán đảo thông qua một dải đất nằm dưới lòng nước, tàu thuyền mọi độ lớn có thể được kéo xuống và lật nghiêng thuận tiện. Đối lại, trên bán đảo, là khoảng rộng vừa đủ của bề mặt một thị trấn nhỏ, với xưởng thuỷ quân và các nhà kho mọi hạng: tất cả có thể được bảo vệ hoàn hảo chỉ bằng lượng người rất ít ỏi.

Một hòn đảo nhỏ gọi là Callao ở vào khoảng xa 30 mile về phía Nam của vịnh Đà Nẵng, cũng nằm trong vùng đất được chuyển nhượng. Hòn đảo này hoàn toàn nằm chắn nhánh sông chính vào Fai-foo, một thị trường cổ dành cho thương buôn ngoại quốc mà không thể thâm nhập được vào từ hướng nào ngoại trừ bằng nhánh sông. Nơi đây có một thung lũng nhỏ nhưng màu mỡ và dồi dào nguồn nước, tàu thuyền có thể thả neo trong an toàn tuyệt đối.

Cái nhìn của người Pháp về phần này bờ biển, rõ ràng tất nhiên từ phương hướng kể trên trong hiệp ước; chính là để xây dựng một lực lượng thuỷ quân mà một ngày nào đó sẽ lấy tất cả phần mà chúng ta chiếm giữ ở phương Đông; và chắc chắn rằng ý định này sẽ không lặp lại khi mà chính phủ Cộng hoà Pháp chắc không tiếp tục những gì Triều đình Pháp mới chỉ dự định. Khi bị đuổi khỏi bờ biển Hindu, Nam Hà sẽ càng hấp dẫn hơn với họ, nhất là với nguồn lợi mà chúng ta có ở China, cũng như phần mà chúng ta chiếm giữ tại Ấn Độ, tất cả sẽ bị tổn thất và quấy rầy. Nhưng ngoài mối nguy là có thể sẽ có kẻ thù chống lại quyền lợi của chúng ta ở phương Đông, những thuận lợi về các mặt khác, mà thuỷ quân và thương nghiệp của chúng ta trên phần đất này của thế giới dựa vào, cần được cân nhắc nhiều hơn những gì chúng ta đã có. Tôi không coi hay nói với quan điểm rằng phần đất này của Nam Hà là thuộc địa hay lãnh thổ. Chúng ta có thể chiếm hữu bao nhiêu thuộc địa mà chúng ta có thể quản lý tốt, chừng nào lãnh thổ ấy còn hữu ích với chúng ta; nhưng chúng ta không bao giờ có thể có nhiều điểm bảo vệ cho việc buôn bán của mình, những địa điểm thuận lợi và tiện nghi cho việc trung chuyển của mình. Tổn thất về thương nghiệp sẽ dẫn đến tổn thất địa vị mà Anh quốc đang chiếm giữ trong các quốc gia.

Nhưng ngoài mục tiêu bảo đảm an toàn, việc chiếm giữ bến cảng mạnh mẽ Đà Nẵng sẽ cho phép đoàn thuỷ quân giá trị của chúng ta buôn bán với China, mặt khác, nó sẽ đem đến cho chúng ta phiền phức nếu lọt vào tay một kẻ thù liều lĩnh. Thương nghiệp của chúng ta với Ấn Độ được bảo đảm bằng có được ở phần này một bến cảng an toàn, nơi nước và mọi thực phẩm cần thiết được cung cấp.

Mức lạm phát hằng năm tiền bạc khó khăn từ China sẽ bớt hậu qủa với chúng ta chừng nào, sự cung cấp của chúng ta cho châu Âu lục địa được trả giá xứng đáng, với những nhà máy và hàng hóa từ các thuộc địa chúng ta. Tuy nhiên, đây có thể là trường hợp hiện tại, vẫn đáng ao ước đạt tới mức lợi nhuận ngang bằng giữa đất nước này và China, và nhờ thế mà ngừng được sự lạm phát của chúng ta sau này. Một mối liên kết thân thiết với Nam Hà, theo ý tôi, sẽ đem đến kết quả cho mục đích này. Đất nước này có rất nhiều hàng hóa giá trị phù hợp với thị trường China, và sẽ mở một nơi tiêu thụ mới có giá trị đáng kể cho hàng hóa của chúng ta. Và vị trí của nó trên con đường vận chuyển từ Anh đến China là đáng kể không mong đợi. Rừng ở Nam Hà sản xuất rất nhiều loại gỗ có hương thơm như gỗ hồng, gỗ diều, đàn hương, tất cả đều được tiêu thụ mạnh và trả giá rất cao ở China. Quế ở Nam Hà, dù có vị khô xác và cay gắt, được người China ưa thích. Với gạo, luôn luôn có nhu cầu trong dân số đông đúc ở Quảng Châu, đường và tiêu cũng tương tự. Tất cả chúng là sản phẩm hàng năm trong những thung lũng màu mỡ của Nam Hà. Giá đường ở Đà Nẵng khoảng 3 đô la 133lb., giá tiêu khoảng 6-8 đô la cho chừng ấy, và gạo chỉ có nửa đô la. Những sản phẩm này có thể thêm cau, bạch đậu khấu, gừng và nhiều gia vị khác; tổ yến, được thu hoạch phong phú trong các quần đảo lớn chạy dọc theo bờ biển được biết tới trong bản đồ là Trường Sa (Paracels), Bichos do Mar, hay rắn biển, tảo biển thường gọi là Trepan trong ngôn ngữ thương mại, cùng với vây cá mập Moluccas hay sứa biển, các loài hải sản khác đều có chất lượng rất cao dù là động vật hay thực vật, đều được người Chian tìm mua bất cứ lúc nào. Nó còn cung cấp nhiều hàng hóa giá trị khác, như sơn, camboge, chàm, ngà voi, vải thô, lụa thô, và lượng hầu như vô tận trong đất này là vàng, bạc, đồng. Đầu chuôi gươm và mặt thắt lưng của các quan chức thường làm bằng bạc, nhưng chúng tôi thường thấy họ dùng đồ toàn bằng vàng khối. Nghe nói rằng gần đây đã có một mỏ vàng rất lớn được tìm thấy ở gần Huế, thủ đô phương Nam. Bạc thường được đưa đến chợ dưới dạng thanh dài chừng 5 inch, giá trị chừng 7 đô la Tây Ba Nha.

Tất cả những sản vật này được tiêu thụ tốt trong thị trường China, có thể được trao đổi với chúng ta bằng vũ khí, thuốc súng, đạn dược, gươm, dao kéo hay những vật làm bằng thép khác, quần áo bằng vải len nhẹ, nhung dạ, vải Manchester, vải mutxilin cứng, đồ dùng thủy quân, thuốc phiện hay các thứ thuốc khác. Những hàng hóa này, khi được đem tới cảng Nam Hà, thường được mua với giá cao hơn 20 -30 phần trăm, được trả bằng bạc trắng.

Tuy nhiên, người Nam Hà không có ý định nhượng bất cứ phần bờ biển hay đảo nào cho các sức mạnh ngoại quốc, mà sau chuyển biến có lợi với vương triều hợp pháp, chúng ta vẫn còn có được những thuận lợi lớn trong việc giao lưu buôn bán. Chỉ gỗ trong đất này cũng đã có thể cung cấp, phù hợp cho việc đóng tàu thuyền, chính phủ cần để tâm đến.

Con sông Sài Gòn, thường được gọi là Cambodia, chảy ra biển từ cực Nam của Nam Hà, qua những khu rừng rậm rạp với cây cao vút hoàn toàn đủ tiêu chuẩn cho xây dựng thủy quân như cây tếch, thiết bảng (Sydcroxylon), mù u (Callophyllum); loài cây cuối mọc thẳng và cao, cực kỳ thích hợp cho đóng sàn tàu. Trong rừng của Nam Hà cũng có gỗ mun (Diospcros), tuyết tùng, mimosa, óc chó, và tất nhiên là mọi loài cây mọc trong rừng Ấn Độ. Hạ nguồn dòng sông tráng lệ này là tất cả các loại cây có thể đem tới đảo Prince of Wales.

Vì những thuận lợi quan trọng này, một mối liên hệ thân thiết với Nam Hà hy vọng sẽ được xây dựng, tiếp theo là xác định mối liên hệ này sẽ theo kiểu nào để hiệu qủa nhất. Với cách nhìn này, không thể bỏ lỡ yêu cầu một cách, hay một bước nào đó, để có được mục tiêu mong muốn. Cố gắng đầu tiên để thiếp lập quan hệ bạn bè với đất nước này được thực hiện bởi Mr. Hastings vào năm 1778, ông được hướng dẫn cho phép tới nhà thương nghiệp để gửi 2 tàu chất đầy hàng hóa, cùng lúc ấy ký kết một hợp đồng bán thương mại với một quý ông trong công ty tại ngôi nhà ấy. Dù hành động nào ảnh hưởng đến thái độ của ông Hastings lúc ấy, kết quả của ký kết này có thể thấy trước. Địa vị của thương nhân tại đây, cũng như ở China, bị đánh giá rất thấp, và chính phủ cũng ghen tức tương tự như vậy để không cho phép đối xử không phân biệt với những người nước ngoài tại bến cảng. Dù thế nào, vì thế mà hệ thống độc quyền của công ty Đông Ấn bị phản đối, và câu hỏi khôn ngoan đặt ra là cái gì ngăn cấm tàu Anh vào bến cảng trong khi mọi tàu thuyền có màu cờ của các quốc gia đã đều bị ngăn cấm bởi luật này, tôi đã đi đến định kiến rằng mọi việc buôn bán trong China và Nam Hà không bao giờ được mở cửa cho các thương buôn tư nhân. Người China, đặc biệt, rất bảo thủ trong việc buôn bán lẫn lộn với người ngoại quốc đến mức chính phủ phải thành lập riêng đội thương buôn chỉ riêng làm việc với người nước ngoài; những người ấy bắt buộc được bảo đảm cho giao dịch sòng phẳng và đối xử tốt với thuyền trưởng cùng đội tàu của mọi tàu thuyền đến Quảng Châu. Trong những đất nước này, việc buôn bán được coi như trò cờ bạc mà không phải tất cả đều sòng phẳng. Sự cuốn hút của tài sản không lồ mà thỉnh thoảng việc mua bán đem lại, khó mà cưỡng lại, và khi nhu cầu cá nhân bị ý muốn cộng đồng lấn lướt, họ phải nhường cho số đông. Ở đây, tình trạng vô chính trị hiển hiện rõ ràng trong việc đưa công việc của chính phủ vào tay những người liên quan đến buôn bán. Dù một người thương nhân có tự trọng thế nào trong giao dịch, ông ta không thể nào chịu hết trách nhiệm cho hành vi của toàn bộ người trên tàu, hay với chuyến hàng mà ông ta chuyển hộ người khác, có thể chuyển đến cùng lúc và cùng địa điểm. Nhưng ngoài những trò lừa đảo vẫn thường có trong buôn bán, có một điểm trong giao lưu buôn bán khác biệt với quan hệ ngoại giao. Có mọi lý do để tin rằng những người ký kết với Mr. Hastings đã rất kiên nhẫn và có sức chịu đựng cao, tuy nhiên, được gọi trên nhiều bến cảng khác nhau tại Nam Hà, mua bán với mọi nhóm, rồi đấu tranh với chính phủ của đất này, họ bị nghi ngờ rồi không may bị bắt làm con tin thật sự trong chính phủ đang cầm quyền tại Huế, nơi họ đã cố trốn thoát trên con tàu của mình và bị phán tội chết. Mặc dù họ buộc phải để lại một số tài sản lớn chưa bán được, họ đã trù tính đem theo một số lớn mảnh hay thỏi bạc. Một bài tường thuật về cuộc hành trình ấy được xuất bản trong Asiatic Annual Register vào năm 1801.

Nỗ lực thứ hai và cuối cùng mở một cuộc giao dịch với Nam Hà là vào 2 năm trước, khi bản báo cáo gửi cho Giám đốc của công ty Đông Ấn nói về lợi ích trong việc giao dịch với Nam Hà, và thái độ ưu đãi của vương triều hiện tại với Anh quốc, từ những hy vọng có lý về một sự thành công, hội đồng đã cử tới China một nhân viên đã hết hạn hợp đồng ở Quảng Châu, với nhiệm vụ là bí mật gặp gỡ vua Nam Hà. Người này, trên đường đến China, phát hiện ra rằng sức khoẻ của mình không còn đủ để ông trải qua quãng hành trình tới Nam Hà, chuyển lại nhiệm vụ cho người nhân viên trong công ty ấy, người đã không mất chút thời gian nào để đến triều đình Nam Hà. Vị vua thấy ông ấy, đó là thật, nhưng đón ông hoàn toàn lạnh lùng và xa cách, bày tỏ rõ ràng rằng chuyến thăm viếng của ông ngắn chừng nào thì tốt chừng ấy cho triều đình Huế. Thật sự, ông ta thấy triều đình Nguyễn Ánh hoàn toàn được bao quanh bởi những người Pháp, và khi mà ông không biết tí gì về ngôn ngữ của đất nước này, hay người xung quanh cũng chẳng biết ngôn ngữ của ông, mọi trình bày, mọi giải thích của ông cần thiết phải qua những người phiên dịch Pháp. Những người này ít có khuynh hướng thân cận với nước Anh đã không chuyển thông tin lại, và kết quả của sự cố gắng đi qua họ để tới bên nhà vua đã dễ dàng thấy trước. Sự dè dặt, thậm chí khinh khỉnh của hầu hết người trong triều với viên đại sứ của công ty có thể cho thấy rằng những đề xuất của ông đã bị xuyên tạc, chắc chắn bị ảnh hưởng của những người Pháp trở thành xúc phạm. Phỏng đoán để quyết định chấm dứt sau nhiệm vụ hoàn toàn bất thành này của công ty Đông Ấn, là nhà vua Nam Hà không ưu đãi nước Anh.

Sự chính xác của phỏng đoán này, theo tôi công bằng mà nói, cần được hỏi lại. Dù quý ông được cử đến triều đình có khả năng tốt thế nào, nhưng lại không biết đến 1 chữ viết hay một âm điệu được nói ra, ý muốn tìm kiếm sự trao đổi để thực hiện mục tiêu của nhiệm vụ này đã hoàn toàn sớm chết yểu. Chứng cớ của một vài người Anh hợp lại, những người mà vài năm trước đã ở trong triều đình Nam Hà, và của những nhân viên Pháp phục vụ trong triều, có thể có trọng lượng - đủ tự tin để nói ra trước công chúng - đủ hành động để chứng minh cho sự phát triển tình cảm - và theo những gì chúng tôi đánh giá qua thái độ của những người xung quanh khi trú ở Đà Nẵng, tôi sẽ nói điều trái ngược trong trường hợp này. Rằng không phải nhà vua Nam Hà hay người dân có chút nào thái độ ghét tiếp xúc với người Anh, họ đã được làm quen, chuẩn bị từ những cuộc giao thương trực tiếp với chính phủ Anh quốc, và không phải từ những người Pháp có quá nhiều thành kiến cá nhân trong triều, hay là từ người trung gian của công ty Đông Ấn. Nơi mà người ta có thành kiến không dành chút tôn trọng nào cho các thương nhân, nơi mà mọi sự tôn kính đều dành cho gia đình vương tộc, quan lại và sĩ phu, đó không phải là khôn ngoan hay thận trọng để đối đầu với thành kiến đã quá lâu và quá sâu ấy. Tôi đã nghe rằng nó đã từng cởi mở, sau khi giao thiệp với triều đình Bắc Kinh, đón tiếp phái đoàn Macartney đến với sứ mệnh từ chính phủ Bengal. Những người này đã hão huyền chính họ với một ít thành công từ đánh giá như thế mà không biết tính cách và tính khí của một triều đình China. Tôi không ngần ngại nói rằng, với mọi sự tráng lệ và huy hoàng của phương Đông, trừ phi đến với nhiệm vụ vương giả, anh sẽ không được triều đình đón tiếp tôn trọng và được coi như là cái gì đó hơn 5 cái áo nhung viền vàng để diễn Mynheers Titsing and Van Braam. Không có nhiệm vụ như thế, Bahadur vĩ đại của Bengal cùng 2 người tuỳ tùng Đan Mạch, sẽ chắc chắn bị giam vào chuồng ngựa. Vì thế, tiếp tục giao thiệp với triều đình Bắc Kinh, hay thiết lập mối quan hệ với Nam Hà, phụ thuộc vào sự khôn ngoan và thận trọng của người đại sứ với những kẻ xung quanh nhà vua, và những gì ông thực hiện được với nhà vua.

Tình trạng thương nghiệp của Nam Hà, trong năm 1793, tỏ ra không phải là một mục tiêu quan trọng với bất cứ quốc gia nào. Cuộc nổi dậy gần đây và tình trạng bấp bênh trong buôn bán đã thắng thế nhiều năm khiến đất nước không may mắn này không thể theo đuổi nông nghiệp hay thương nghiệp. Một vài cái bè China hằng năm đến Fai-foo, một chuyến tàu trung lập bị tai nạn của Anh với màu cờ trung lập trong các nước châu Âu, và 1 hay 2 con tàu nội địa từ Ấn Độ, cũng chừng ấy là tàu Bồ Đào Nha đến từ Ma cao với những hàng hoá còn ế khi bán ở China định kiếm vét chút lợi còn lại. Nhưng giờ đây với chính phủ ổn định, mảnh đất màu mỡ ở vùng xích đạo thuận lợi, sẽ nhanh chóng lấy lại trạng thái phát triển của mình. Quy mô thương nghiệp của nó, ít năm trước đây, đã được ghi lại trong những ghi chép của người đi biển châu Âu. Trong nhật ký hải hành của Mendez Pinto, người đã đến Ấn Độ năm 1537, kể về chuyến đi của bạn ông ta là Antonio de Faria đi dọc bờ biển Nam Hà: "Sau khi qua đảo Pulo Campello tại toạ độ 14'20'', họ tới," ông kể, "Pulo Capas, nơi mà một đội thuyền gồm 40 tàu sàn thấp gồm 2 hay 3 tấm được nhìn thấy tại sông Boralho (Varella trong bản đồ) vùng Faria. Và sau đó là một đội thuyền khác, chừng 2000 thuyền buồm lớn nhỏ, trong thị trấn có khoảng 1000 nhà." Sự thật, trước cuộc nổi dậy tại Nam Hà, nghe nói chừng 200 thuyền China vẫn thường xuyên tới Fai-foo buôn bán, có thể là tại thành thị Faria. Sự suy tàn của nền buôn bán và hải hành của China tới Nam Hà có thể vì liên quan một phần đến thay đổi lớn trong quan hệ buôn bán giữa các nước phía Đông bán cầu sau sự kiện tìm ra lối đi qua Mũi Hảo Vọng. Nhưng nó cũng có thể là kết quả của quyền lực khác để đẩy người China ra khỏi con đường buôn bán cổ của họ. Người chỉ huy của mỗi chiếc tàu Bồ Đào Nha, Tây Ba Nha, Hà Lan, vượt qua Mũi Hảo Vọng, cho phép mình cái quyền bắt giữ, chiếm hữu hay phá huỷ bất cứ tàu thuyền nào trên đường mình đi, dù có là thuyền Arab, Malay hay China. Chuyến hải hành tới phương Đông được ông ta coi như một chuyến săn biển, và dưới những mệnh lệnh cướp bóc, ông ta gây chiến với người bản địa hiền hoà như bọn vô đạo hay tà đạo. Những chiếc thuyền China nặng trĩu hàng hoá, lúc ấy trở thành mục tiêu dễ dàng để cướp. Người chủ thuyền hay chủ hàng bị ném xuống biển vì tội dị giáo khi không ngay lập tức quỳ xuống trước thánh giá. Và dù hoàn toàn vô tội hay phủ định những gì bị gán cho mình, sự cứng cỏi khiến ông sẽ không được lựa chọn. Với thái độ như thế, cuộc cướp bóc có hệ thống đã đẩy người China khiêm tốn khỏi đường buôn bán của họ. Và tôi xin lỗi phải nói rằng những người đi biển trước đây của đất nước chúng ta cũng không ngoại lệ trong hành động và thái độ ô nhục này; và trong vài trường hợp, đã phạm tội ác tàn nhẫn không thể chấp nhận hay biện hộ với những người vô tội.



Leave a Reply

(required)

(required)

:) :blush: :D :( :(( ;)) :banh: ;) ::) =)) :)) b-) :meo1: :meo2: :meo3: :meo4: :meo5: :meo6: :meo7: :meo8: :meo9: :meo10: :meo11: more »

Bộ gõ tiếng Việt đã được bật. Bạn có thể gõ tiếng Việt không cần phần mềm trong máy.
RSS feed for comments on this post.


Copyright © Trường An. All rights reserved.