Chắc chắn cần nói là tôn giáo ở Nam Hà, như hầu hết các vùng đất của China, là bản sửa đổi của các đạo lý Phật giáo lan truyền rộng rãi, tuy nhiên, có vẻ như từ một số ít mà chúng tôi có cơ hội nhìn thấy, phần mộ đạo có vẻ đơn giản và ít bị bao phủ bằng vẻ bí mật tôn thờ máy móc điềm tiên tri hơn những gì diễn ra tại China. Từ tình cảm từ sự biết ơn với những linh hồn nhân từ và hào phóng, như người Do Thái cổ, bày tỏ lòng mộ đạo của mình bằng cách dâng cho các hình tượng của đấng bảo vệ tinh thần sản vật thu hoạch mới của họ và trái cây trên mặt đất. Bông lúa đầu tiên, qủa cau đầu tiên tách vỏ, cốc đường đầu tiên, hay bất cứ thứ gì trong các sản vật tự nhiên có thể, được đem tới đền thờ có các hình tượng linh thiêng, và được gửi lại đó như lòng sùng kính, sự nhận biết khiêm nhường trước đấng tối cao. Tôi rất hài lòng khi có cơ hội được tham dự lễ dâng tự nhiên này. Xuống thuyền vào một buổi chiều tối, tại một vịnh nhỏ phía Bắc Đà Nẵng, tôi đã chứng kiến một người mặc áo choàng dài màu vàng chạm xuống đất, đầu trần và được cạo sạch khớp với bước chân đều đặn bước về phía một cây lớn tỏa ra, cùng với một vài người nông dân. Khi đến gốc cây, tất cả bọn họ đều đứng lại. Tại đầu của thân cây chính (đó là một loại thuộc Ficus Indica hay Banyan, gọi là Đa (Dea) ở Nam Hà, nhánh cây của nó chạm xuống rễ để hút chất), tôi thấy một cái lồng đan theo kiểu mắt cáo, có hai cửa sập, chắn giữa hai nhánh cây và được che chắn bởi tán lá. Với một bức tượng gỗ của Phật hay Fo, có cùng dạng béo tốt như các bức tượng trong các đền thờ China. Một cậu bé dâng lên nhà sư đứng gần trước cậu ta một viên than đá đang cháy trong chiếc đĩa đồng. Một người nông dân mang theo chiếc thang tre đặt chống vào cây; người khác treo lên trong lồng, trước thần tượng, hai túi gạo, một cốc đường và một cốc muối. Nhà sư trong lúc đó, với đôi tay mở rộng và mắt hướng lên trời, lẩm bẩm điều gì đó bằng giọng rất trầm, khi người đàn ông mang thang qùy xuống và chín lần rạp trên đất, theo tục lệ của China. Vài phụ nữ và trẻ con đứng ở đằng xa, như thể bị cấm lại qúa gần, dù là những nữ tu được cho biết là rất thường ở đất này - có thể không phải có ngăn cấm gì về giới tính.
Cái thang là vật của nhà sư, và đến lúc thích hợp ông sẽ đảm nhiệm việc tháo bỏ lễ cúng và những vật được dâng cho ông sử dụng, như những nhà tu hành của thần tượng Bel xa xưa. Tại mọi quốc gia và mọi lúc, tất cả lễ tế của các thức đầu mùa đều nằm trong tay các thầy tu. Từ lịch sử thiêng liêng, nó đã hình thành nên hệ thống tôn giáo của người Do Thái, như Pliny cho chúng tôi biết rằng, không ai có thể nếm được trái cây đầu mùa hay rượu mới khi những nhà tu hành chưa làm lễ cúng tế theo tục lệ - Ac ne degustabant quiclem novas frugcz. aut vina antcquam sacevdoics primitias Ubassent.
Trên rìa của mỗi lùm cây nhỏ tại Đà Nẵng có những chiếc hộp nhỏ bằng gỗ hay giỏ đan mắt cáo được treo hay gá vào các nhánh cây, một số có tượng làm bằng vô số chất liệu, một số được vẽ hay dán giấy được cắt nhiều hình thù, khắc hay chạm bằng gỗ những từ China, và rất nhiều dấu hiệu khác biểu thị mục tiêu tôn giáo của chúng. Những cái cây thật sự là những đền thờ đầu tiên được phong thánh. Với con người, nhưng tiến bộ hơn tự nhiên một chút, mục đích trang trọng nhất của chúng là giữ lại niềm ngưỡng mộ của anh ta. Trên đồng bằng, loài cây được tôn kính từ thưở xưa thì trên núi chúng gầy mòn trên đá tảng. Nhưng con người phù phiếm và tham vọng cân xứng khi ngày càng tự chủ hơn, đã tạo nên một tháp Babel chạm đến trời. Những đền thờ xa hoa tráng lệ nhất được hiến dâng trong mọi quốc gia cổ xưa giàu có, và quy trình này đã lan ra toàn thế giới bởi người Thiên Chúa giáo. Nhưng người China cùng những láng giềng của họ có quan điểm khác về điều này với chúng ta, hay với toàn nhân loại, họ cúng bái mọi lúc và trong mọi hoàn cảnh. Một cái tráp nhỏ không lớn hơn hộp đựng thuốc lá, thường được dùng để quyên lễ. Sự thành tâm riêng lẻ thật sự không cần không gian cần thiết cho cả giáo đoàn tế lễ. Một vị thần giám hộ có thể được đặt bất cứ đâu trong nhà hay trong giỏ xách.
Người Nam Hà cực kỳ mê tín, và sự rèn luyện thành tâm của họ, như người China, thường xuyên diễn ra dưới quan điểm nên phòng tránh ý nghĩ tội lỗi hơn là hy vọng có được những điều tốt đẹp hơn. Nói cách khác, những linh hồn ma quỷ đáng sợ hơn các vị thần tốt. Trong nhiều phần của vùng đất có những chiếc cọc hay cột gỗ lớn dựng lên, không chỉ với mục đích đánh dấu điểm mà thiên tai lớn xảy ra hay hiện tượng tự nhiên với cá nhân hoặc cộng đồng nào, một trận thua, một vụ giết người, hay những việc bất hạnh khác, mà còn để xoa dịu những ma quỷ ảnh hưởng đến thường xuyên. Cũng vậy, khi một đứa trẻ chết, cha mẹ nó phải gánh chịu sự bất bình của các hồn ma độc ác, mà họ phải thờ cúng an ủi bằng cách dâng gạo, dầu, trà, mật, hoặc bất cứ gì họ có thể nghĩ đến được hồn ma giận dữ này vừa lòng. Từ những cảm nghĩ này, có thể liều nghĩ rằng quy trình giết trẻ sơ sinh không phải là một hủ tục mà họ còn giữ lại của người China.
Ngoài những dâng hiến tự phát mà cá nhân cảm thấy có nghĩa vụ phải làm trong nhiều dịp, có vẻ như khoản đóng góp hàng năm, thu bởi chính phủ, được dùng để hỗ trợ cho các tu viện nhất định mà trong đó các tu sĩ cầu khẩn thần thánh cho quốc thái dân an. Khoản đóng góp này gồm các sản vật như gạo, trái cây, đường, cau, và các loại trong nông thôn khác, ở thành thị thì là tiền, kim loại, quần áo và tương tự. Những tu sĩ này, như tại China, được coi như những thầy thuốc tài giỏi nhất, nhưng khả năng của họ nằm ở phép thuật và ảo giác hơn là chế tạo ra những loại thuốc chữa bệnh.
Có thể phỏng đoán rằng nguyên tắc cơ bản trong chính phủ Nam Hà giống như China, rằng họ có cùng luật và cùng kiểu trừng phạt như tại China. Nhưng trong chủ đề này tôi không thu thập được thông tin. Tại căn nhà công cộng nơi quan Tổng trấn trú ngụ, chúng tôi thấy cả Telia và Pan-tse (gông và gậy); nhưng việc thi hành pháp luật không được chú tâm, hay vì đạo đức của người dân chưa bị thoái hoá hơn ở China, tôi không dám chắc: nhưng có thể quan sát thấy không một cuộc trừng trị dưới bất cứ dạng nào lọt vào mắt chúng tôi; trong khi ở China, chúng tôi thường xuyên đi qua thành thị hay làng mạc không lúc nào mà mắt không bị quấy rầy bởi gông và tai không nghe tiếng kêu khóc của người bị đánh bằng roi tre. Tất nhiên, một viên quan Tổng dù có thối nát và trác táng thế nào trong đời sống cá nhân, cũng khoác lấy vẻ ngoài nghiêm nghị trước cộng đồng để quản lý và phê chuẩn những hành động; nhưng viên quan Tổng của Nam Hà, người đã vi phạm những quy luật của sự đứng đắn, bản thân đã là ví dụ cho sự dễ dãi và phóng túng, khó có thể thẳng thắn trừng trị kẻ nào ít tội lỗi hơn mình. Trong tất cả các sự kiện, tinh thần của những người ở Đà Nẵng không có vẻ phải chịu đựng sự đè nén của việc thi hành nghiêm khắc bàn tay quyền lực.