Ở vùng lân cận của Đà Nẵng, chúng tôi đã thấy vùng trồng mía đường và thuốc lá. Nước ép của mía được qua một qúa trình tinh chế để xuất khẩu đến thị trường China dưới dạng bánh có độ dày, màu sắc và hình rỗ như tổ ong. Thuốc lá được tiêu thụ trong nước, khi mọi độ tuổi và giới tính đều có thói quen hút thuốc. Tuy nhiên, bề mặt của vùng đất này phơi bày dấu vết lờ mờ của sự trồng trọt, và thủ công nghiệp cùng sản xuất rõ ràng trong trạng thái suy tàn. Những ngôi nhà tranh có rất ít đồ đạc, và số đồ đạc ít ỏi ấy được làm thô sơ như thể chỉ để dùng tạm thời. Chiếu trải trên nền nhà được dệt khéo léo với nhiều màu sắc khác nhau, nhưng nghệ thuật làm chiếu rất phổ biến trong mọi đất nước phía Đông. Đồ dùng trong nhà họ chủ yếu làm từ gốm đất, một cái nồi sắt để nấu cơm, một cái chảo có dạng đồng hồ để họ nấu rau với dầu, cùng một vài ly tách sứ. Những cái bình bằng sắt thải của họ tương đương với chất lượng của China, nhưng vật dụng bằng đất của họ kém hơn.
Họ có vẻ làm việc với đồ kim loại khá khéo léo. Chuôi kiếm của những viên quan hầu hết bằng bạc, và không hề được làm cẩu thả, những vật dụng bằng vàng bạc chạm lộng của họ tương đương chất lượng của China. Thật sự, cả hai cùng có tài năng nhanh nhẹn và sáng ý, dưới sự khuyến khích sẽ có thể nhanh chóng phát triển sáng tạo, khoa học, và công nghiệp. Trong sự bất lợi dưới một chính phủ tồi tệ, sự khéo léo của họ thường xuyên phát ra những kiểu cách đáng ngạc nhiên.
Nghệ thuật và chế tạo của họ, tuy nhiên, có vẻ không ở trong trạng thái phát triển. Trong tất cả các chính phủ ở phương Đông có một nhược điểm căn bản, mà không sự thuận lợi nào của đất đai hay khí hậu cùng bất cứ hoàn cảnh nào có thể so sánh, và nó mãi mãi tác động chống lại họ có được tính cách cùng trạng thái của những người hạnh phúc và vĩ đại. Cái chướng ngại với sự huy hoàng và hạnh phúc của họ phụ thuộc vào ý muốn có được sự bảo đảm vĩnh viễn với tài sản. Nơi mà quyền lợi thừa kế yếu ớt hơn địa vị sở hữu, nơi mà bàn tay của sức mạnh chuyên chế có thể bất cứ lúc nào - không cần quy trình hợp pháp - truất quyền sở hữu của con người trên mảnh đất nuôi sống anh ta cùng gia đình; nơi mà chỉ có luật của kẻ mạnh nhất được biết tới, và nơi mà không ai hay một tài sản nào có được sự bảo vệ hữu hiệu chống lại những mưu đồ thù oán hay sự tham tàn đi đôi cùng quyền lực, - Những gì có thể khuyến khích việc này là xây dựng một ngôi nhà đẹp, phát triển việc cày cấy trên đất đai mình, hướng tới sự hoàn hảo trong bất cứ lãnh vực nghệ thuật nào, mở rộng tài khéo léo của mình trong công nghiệp vượt xa chỉ làm để sống. Một nhà hiền triết phương Đông đã nói "Bằng chứng của một chính phủ tốt và nền chính trị quy định tốt là khi một phụ nữ đẹp trang điểm toàn bằng đá qúy có thể đi ra ngoài với sự bảo vệ hoàn hảo". Những gì nhà hiền triết này nói về chính phủ ấy và nền chính trị ấy, nơi mà một người phụ nữ già bất lực và giàu có, bao quanh bởi những người hầu tham lam bần cùng, ký thác chính bà và tài sản của mình cho họ cùng thế giới với sự bình tĩnh và tự tin, như thể sức lực thể chất của bà không thua kém gì họ; - hoặc là, nơi mà tài sản của một đứa trẻ vẫn còn bất lực không được bảo vệ cho đến khi anh ta đạt đến tuổi tự lập, nhưng được kinh doanh và phát triển gấp đôi giá trị ban đầu? Tuy nhiên, lạ lùng là mối liên hệ có ở dân cư trú phương Đông, chúng ta có sự thỏa mãn biết rằng đó là chính xác với nhiều phần ở phương Tây.
Nhánh nghệ thuật đặc biệt mà người Nam Hà có thể nói là đã đạt đến độ vượt trội vào ngày nay là kiến trúc thủy quân, tuy nhiên, họ không phụ thuộc vào độ lớn và phẩm chất của kèo để thực hiện. Các thuyền sàn thấp dùng mái chèo của họ tốt đáng kể. Những chiếc thuyền này dài chừng 50 đến 80 bước, đôi lúc làm từ 5 tấm ván kéo dài từ đầu này sang đầu kia, đầu ghép gỗ mộng, giữ chặt bằng đinh gỗ và cột bằng dây thừng xoắn làm từ tre, không cần xương sườn hay bất cứ dạng kèo nào. Thân và phần đuôi được nâng cao, tạo thành hình hài khổng lồ của rồng và rắn, trang trí bởi vàng mạ và hình vẽ. Một số sào và giáo cắm cờ cùng cờ đuôi nheo, đầu trang trí bằng gù từ lông đuôi bò nhuộm đỏ, đèn lồng và ô dù, và những dấu hiệu khác biểu thị địa vị của hành khách, được cắm ở đuôi thuyền. Và những người này, giống như người China, hầu hết quan điểm của họ không giống như phần lớn nhân loại, nhóm lái luôn ngồi ở phần trước thuyền, nhưng như thể đó là bất lễ cho những người chèo quay lưng lại với hành khách, họ đứng quay mặt về phía lòng thuyền, đẩy mái chèo thay vì kéo nó về phía họ như thường lệ ở phương Tây. Những người hầu và hành lý tập trung phía đuôi thuyền. Những chiếc thuyền này được làm để đi dọc bờ biển, để đánh cá, và những những chiếc dùng để đi lấy Trepan cùng tổ yến ở quần đảo tên gọi là Trường Sa (nguyên bản: Paracels), có thể được mô tả: nhiều trong số đó, như những chiếc Sampan của China, được phủ nhiều mảnh chiếu, ở dưới là cả gia đình thường xuyên trú ngụ, và những thuyền khác, tương tự như thuyền buồm Malay cả về vỏ lẫn cột buồm. Thuyền buôn nước ngoài của họ được đóng như thuyền mành China, hình dạng và cấu trúc chắc chắn không phải là kiểu mẫu hoàn hảo cho thiết kế đường thủy nhưng đã tồn tại hàng trăm năm không thay đổi, ít nhất chúng là những phát minh đáng kính trọng của tiền nhân. Khi những chiếc thuyền này không được có ý định dùng làm tàu chiến, sự nhanh nhẹn đặc biệt trong việc truy đuổi hoặc tẩu thoát không phải là phẩm chất cần thiết: an toàn hơn là tốc độ là mục tiêu của người chủ. Và khi không một thuyền trưởng tài giỏi nào được tham gia vào buôn bán, người thương buôn kiêm cả chủ thuyền và lái thuyền, lượng trọng tải giới hạn vừa đủ cho hàng hóa của ông ta. Chiếc thuyền vì thế để tránh bất tiện, chia làm nhiều ngăn riêng, một chiếc thuyền có thể chuyên chở nhiều thương buôn. Hàng hóa được chứa trong những phòng ngăn bằng những vách bằng ván dày khoảng 2 inch, được hàn kín và bảo đảm chống nước.
Dù sự chia cách thuyền bị phản đối thế nào, và chướng ngại đáng kể nhất là trong những kho hàng, không thể phủ nhận rằng nó đem đến cho những con thuyền lớn nhiều thuận lợi. Con tàu được củng cố bằng nhiều phòng, có thể va vào đá nhưng không bị tổn thương nghiêm trọng; lỗ thủng ở một phần ngăn sẽ không gây hư hại đến vật chứa trong phần bên kia, và con tàu vì thế được gắn kết tốt với nhau, nó sẽ cứng rắn và mạnh mẽ đủ để chịu một va đập lớn hơn mức bình thường. Những người đi biển biết rõ rằng khi một chiếc tàu lớn mắc cạn, dấu hiệu đầu tiên khi nó vỡ thành từng mảnh là khi đầu boong tàu tách ra khỏi sườn, nhưng sự phân chia này có thể không bao giờ xảy ra khi suờn và boong tàu được gắn kết với nhau bằng các khoang hình chữ thập. Sự thật, phát kiến cổ xưa cổ China này đang được thực hiện trong hàng hải Anh quốc, như thể kinh nghiệm mới. Những sự sắp xếp khác được phổ biến trong đất nước này để đẩy thuyền đi bình ổn bằng chèo đôi, bằng bánh xe nước được đặt bên sườn hay dưới đáy thuyền và nhiều kiểu mẫu khác; tất cả những thứ ấy, dù được gọi bằng cái tên Phát minh, đã được dùng phổ biến ở China trong hơn 2000 năm.
Mặc dù vị vua đương thời ở đất nước này có mức độ phá vỡ những thói quen cổ nhất định, như cho chế tạo những chiến thuyền, nhưng ông ta không làm việc đó mà không để tâm đến định kiến phổ biến trong những đất nước Á châu, đặc biệt là khi họ được hướng dẫn bởi những khái niệm, đóng dấu vào tính cách đến mức không thể phá hủy hoàn toàn. Tuân theo định kiến này, ông ta chỉ thay đổi phần vỏ hay phần thân của thuyền bị nhấn chìm trong nước, tất cả những phần trên, từ cột buồm, buồm và thiết bị cột buồm, vẫn như cũ. Tất nhiên có thể hỏi rằng loại tre mềm dẻo đóng vai trò chính trong phần trên những chiếc thuyền của họ, có thể thay thế bằng những loại xà cứng cáp hơn, độ nhẹ và bền tương tự hay không. Không thể không ngưỡng mộ linh cảm tốt của vị chúa khôn ngoan và hoạt bát, khi thực hiện công việc ở giữa này, đã thu được cải tiến thật sự mà không có dấu hiệu thay đổi rõ ràng nào.
Người Nam Hà đã bảo tồn cách viết theo ngôn ngữ China, và chúng tôi không có khó khăn nào để trò chuyện với họ về mọi đề tài qua người trung gian giáo sĩ China của chúng tôi. Ngôn ngữ nói, tuy nhiên, đã trải qua sự thay đổi đáng kể, không ngạc nhiên khi phần phía Nam và phần phía Bắc của China nói hai ngôn ngữ khác nhau, nhưng dù nó đã bị thay đổi, không có vẻ như nó được cải tiến hay thêm vào từ phía họ hay từ những ngôn ngữ khác. So sánh với một số từ China mà tôi đã được tặng từ trước, với âm điệu của ngôn ngữ Nam Hà, một ý niệm có thể thu được hai ngôn ngữ này giống và khác nhau thế nào.
(Bảng từ quá dài, sẽ được cập nhập sau).
Có thể thấy rằng người Nam Hà đã thêm vào chữ B, D và R mà họ phát âm không mấy khó khăn, nhưng người China thì không thể, với bất cứ nỗ lực nào, phát âm được những âm tiết này. Cấu trúc câu cũng khác biệt đáng kể giữa hai ngôn ngữ. Người China đặt số nhiều sau đại từ nhân xưng, trong khi người Nam Hà đặt số nhiều phía trước.
Với những người này chúng tôi không mấy khó khăn để được thấu hiểu hơn là những cuộc gặp gỡ sau này của chúng tôi với những người China trang nghiêm và cao ngạo, những người như thể nghĩ rằng phẩm cách của họ sẽ bị mất giá trị khi hạ mình, khi cầm lấy cây bút chì để vẽ, tuy nó phù hợp với kiểu viết của họ; hay có ý tỏ ra, bằng dấu hiệu hay cử chỉ, cũng có thể trao đổi mà không cần đến ngôn ngữ. Những việc này không như thế với người Nam Hà, những người có vẻ như nôn nóng lọt vào tầm nhìn của chúng tôi, và đã hình thành sự thấu hiểu đáng kể. Tuy nhiên, người China đi cùng với hoặc phục vụ cho người châu Âu tại Quảng Châu, cũng sẵn sàng, hăng hái, khéo léo và tìm mọi cách để hiểu người chủ của mình.
-
*Chú thích: Trong phần này, Barrow gọi vua Tây Sơn là King, chúa Nguyễn là Prince.