Ở China, đàn ông chuyên cần và thành công khắc sâu học thuyết rằng, một người phụ nữ danh giá không nên đi ra ngoài, rằng cô ta nên giữ mình trong phòng thường xuyên, rằng khi có mặt một người đàn ông - ngay cả thân cận nhất - cô ta cũng không nên để lộ cổ và bàn tay, vì thế cổ áo của cô ta được cài lên đến tận cằm, tay áo xuống dưới đầu gối; và thật mưu mô khi họ cho học thuyết này lan truyền, rằng phụ nữ ngốc nghếch thường chiếm ưu thế khi khuyết điểm thể chất giữ họ trong nhà như nghĩa vụ thời trang. Nơi đây, có sự khác biệt hoàn toàn liên quan đến giới tính. Phụ nữ Nam Hà được tự do sử dụng thân thể và quyền tự do của mình, họ hưởng nó đến mức cao nhất. Chắc chắn không phải ở Nam Hà mà Eudoxus, trong chuyến đi của mình, nói rằng đã thấy bàn chân của phụ nữ qúa nhỏ, có thể gọi nó bằng cái tên "chân đà điểu" - khi mà họ bước đi với chân trần, chúng trở nên lớn và toẽ ra bất thường. Cái tên này hẳn là dành cho phụ nữ China, hình dáng bàn chân méo mó, bẻ quặt của họ không phải không giống chân đà điểu.
Những thái cực lại rất giống nhau. Cùng lý do mà China sử dụng lối phân biệt giới tính từ cách phân biệt thể chất, đã hình thành ở Nam Hà một ảnh hưởng hoàn toàn trái ngược, cho phép họ say sưa không bị điều khiển trong mọi hình thức phóng túng. Lý do là họ không được cộng đồng đánh giá cao, và họ bị coi như sinh vật thấp hơn so với nam giới. Ở vào tình thế này, nhân vật trở nên ít qúy trọng chính họ hoặc kẻ khác, và từ tất cả nguồn tin, có vẻ như họ cảm thấy rằng sự tôn trọng này là không cần thiết. Hậu qủa của nó là phụ nữ trở nên ít thận trọng, hay đàn ông với khuynh hướng dễ dãi, chắc chắn là không thể gặp ở đâu trên thế giới nhiều hơn tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, hy vọng rằng tính cách chung của quốc gia không hoàn toàn giống như ở tại một trong những thị trấn cảng mở lớn nhất. Đặc ân cá nhân, được cho phép bởi luật Solon, cho phép một phụ nữ trẻ quyết định làm những gì yêu thích, với mục đích để họ thu được vật phẩm cần thiết cho gia đình và chính họ - được sự thừa nhận của người Nam Hà mà không có giới hạn nào cho tuổi tác, tình trạng, hay mục đích. Không người cha hoặc chồng nào ngần ngại để mặc cho vợ con họ chải chuốt lả lơi. Một người chồng Nam Hà có thể được mô tả theo thơ của Horace, khi ông mô tả tình trạng phóng túng của La Mã:
Khi vài thương nhân giàu có tán tỉnh nhan sắc cô
Và gọi người đàn bà phóng đãng vào vòng tay anh ta
Rồi tài sản và nhà cửa rộng rãi
Hoang phí đi mua nỗi nhục lớn lao."
Điều này không khác biệt, với những người, vì sự tôn trọng trinh bạch của giới tính, vì tính cách bất chấp hoang đàng cùng hậu qủa kéo theo sau, không có ý nghĩa hạn chế nào với người bình thường; chúng tất nhiên chỉ ép buộc lên tầng lớp cao nhất trong xã hội, quan chức của chính quyền. Những người này, hoàn toàn trác táng giống như những viên quan China, thậm chí không có vẻ đứng đắn cần thiết. Theo đó, giữa rất nhiều, một khái niệm kha khá là có thể họ đặt giá trị tập trung trong cái nhìn vật chất. Một nhân viên của Lion một ngày nọ được lệnh ra bãi biển mua một đôi bò thiến cho người trên thuyền. Khi giá trước đã được định 10 đô la mỗi con, người thủy thủ chỉ việc đếm tiền trước vị quan tòa nơi đó, và lấy bò. Viên quan, nhận lấy tiền, cho người hộ tống lui, người này sau đó trở lại với một cô gái trẻ đẹp, vị quan trao cô ta cho người thủy thủ. Dù anh ta qúa kinh ngạc trước cuộc trao đổi thẳng mặt sỗ sàng này, hay anh ta chỉ có chừng ấy tiền trong túi để lấy đôi bò, là mục đích chính, tất nhiên anh ta muốn nghĩa vụ của mình là mua cô gái hơn - với sự ngạc nhiên đáng kể của viên quan Tổng, người mà chắc cô gái này là vợ hoặc con gái của ông ta. Một người đàn ông khác, trở về thị trấn sau chuyến đi ven sông, được dẫn đường bởi một phụ nữ già, người ra hiệu cho anh ta theo vào nhà bà, nơi bà giao con gái mình cho anh ta; và đôi mắt người phụ nữ sáng lên với đồng đô la Tây Ba Nha.
Có ít thiện cảm với bề ngoài và tính chất của người Nam Hà. Phụ nữ dù vẫn được kỳ vọng vào nhan sắc, nhưng họ còn muốn cá tính, sự hấp dẫn ở mức độ nào đó bằng sự sống động và tươi vui, hoàn toàn không như phụ nữ China ảm đạm, rầu rĩ, tách biệt. Một sắc mặt diễn cảm, là kết qủa của sự giáo dục và tình cảm, như một tập hợp đường nét thanh lịch và làn da đẹp khỏe khoắn, sự thoải mái, miễn trừ khỏi lao động nặng nhọc và phơi bày trong thời tiết khắc nghiệt - là điều khó có thể tìm thấy ở Nam Hà. Ở điểm này, cả hai giới đều có dáng thô, da sậm như người Malay, và cũng có thói quen ăn trầu, làm đỏ môi và nhuộm răng đen, khến họ có bề ngoài không hề tự nhiên. Quần áo của phụ nữ không có điểm nào quyến rũ. Một cái áo dài bằng vải thô, màu nâu hoặc đen, chạm đến giữa đùi, cùng cái quần nái rất rộng hoàn thành bộ phục trang thường của họ. Họ không hề quen với việc đi giày hay vớ, nhưng tầng lớp trên đi loại nào đó là giày hay guốc rộng. Vào dịp lễ hội, phụ nữ mặc 3 hay 4 lớp áo dài liền, mỗi cái 1 màu sắc và độ dài, cái ngắn hơn ở ngoài. Mái tóc dài của họ đôi lúc quấn vào búi sau đầu, đôi lúc thả dài sau lưng và thường chạm xuống đất. Tóc ngắn không những bị coi là thô bỉ mà còn là dấu hiệu suy đồi. Vài người quấn khăn quanh đầu như khăn xếp, người khác đội nón hoặc mũ nhiều hình dạng và chất liệu khác nhau, nhưng tất cả được dùng để che ánh nắng khỏi mặt. Vì mục đích đó, họ còn dùng cả dù bằng giấy dày của China, hay bình phong làm bằng lá Borassus hoặc quạt lông và những thứ có thể nắm trong tay. Phù hợp với trang phục tầm thường ít ỏi của họ, thứ mà họ thường vắt qua vai khớp với thân người, là một chiếc gùi bằng tre. Tóm lại, không có gì đập vào mắt một người lạ tạo ra khái niệm rằng những người này trong trạng thái hạnh phúc.
Tuy nhiên, có khác biệt lớn trong hoàn cảnh giữa châu Âu và dân cư trú vùng xích đạo, khiến kẻ trước khi thấy mình ở giữa kẻ sau, rất dễ có khuynh hướng rơi vào sai lầm khi định làm một ước lượng so sánh, trong điều kiện riêng biệt của họ. Với một người, chất đốt và quần áo là không thể thiếu, chỗ trọ thoả thuận là thiết yếu, không chỉ vì sự thoải mái của anh ta mà nhờ thế anh ta tồn tại; với một người, lửa chẳng có gì hơn vài mảnh than để nấu cơm, hoặc để anh ta tế lễ trời. Và vải vóc tráng lệ nặng nề là không cần thiết hay khiến anh ta thích thú, những bộ đồ dày kín bưng rất xa với sự thoải mái mà là điều phiền phức nhất trong tất cả các gánh nặng. Ngay cả trong một số ít dịp mà anh ta cần phải mặc nó, anh ta vẫn ném nó sang bên; và ở nơi mà sự trần trụi không phải là xấu hổ, anh ta có thể mọi lúc mọi nơi mặc quần áo như anh ta muốn và hoàn cảnh anh ta có, chẳng làm phiền ai mà cũng chẳng làm mình thấy xấu hổ, một sự thuận lợi mà người châu Âu chối từ.
Mặc dù chúng tôi không chờ đợi sẽ gặp một thành phố rộng rãi hay những nơi tráng lệ tại vùng lân cận cảng Đà Nẵng, nhưng bến cảng này từng được biết tới từ cổ xưa như trung tâm buôn bán hàng đầu của đất nước này với China và Nhật Bản, chúng tôi cảm thấy rất thất vọng khi thấy chỉ có vài ngôi làng, trong làng lớn nhất thì số nhà cũng chẳng quá 100, và toàn là nhà rơm. Nó hẳn đã chịu tổn thất đáng kể từ cuộc nổi loạn vừa mới đây mà chứng tích phá huỷ của những ngôi nhà lớn, tốt hơn giờ đã xuất hiện. Và từ bề ngoài bất cân bằng chỉ ra sự tồn tại trước đó của thành và tường mà nhân viên của chúng tôi từng bị giam trong đó, vẫn còn rất rõ rệt và lớn tại Fai-foo: từ những gì còn lại, cũng vậy, của vườn và khu trồng cây ăn trái cùng với hoa, giờ đây đã bị hoang hoá. Nhưng không có dấu vết nào chỉ ra sự giàu có trước kia hay chuyển đến ấn tượng về một sự tráng lệ đã sụp đổ. Thật sự, những thành thị của Đông phương, khi tổn thất đến mức thành cát bụi, sẽ sớm biến mất. Những căn nhà tốt nhất của họ chỉ là nhà một gian, được xây hầu hết bằng gỗ hoặc gạch chỉ được phơi dưới nắng mặt trời, yêu cầu một sự chú ý thường xuyên để tránh chúng rã thành bụi. Tường thành của họ, xây bởi những vật liệu nhẹ và không hoàn chỉnh, sẽ sớm bị huỷ hoại và chôn dưới lớp rau mọc thần tốc. Hệ thống mà tường thành của họ được xây bị tính toán rất tệ để tồn tại. Lượng đất xốp mà họ dồn vào giữa có khuynh hướng ngay lập tức tràn ra ngoài gạch hay đá nền, rơi xuống hào, chỉ trong vài năm đã mất hẳn bề mặt. Nếu thành phố Bắc Kinh giàu có và đông đúc, có thể là nhất trên thế giới, bị phá huỷ bởi một tai nạn nào đó, thì sẽ không cần nhiều thế kỷ để thổi bay đi dấu vết của nó. Vì thế, không ngạc nhiên là, trong những ngày thời Alexander, tất cả dấu vết của những thành thị tráng lệ nhất của Troy đã biến mất, và thành phố kiêu hãnh Babylon, nữ hoàng của thế giới, phải mất nhiều năm mới phơi mình trong cát.
Những ngôi nhà ở Đà Nẵng nói chung là ấm cúng và sạch, sắp xếp đủ để người cư trú tránh được sức nóng của một mùa và mưa lớn của mùa khác. Có vẻ trong thị trường không có nhu cầu về vải lanh hay lụa để may quần áo; những sản vật trong vùng đa dạng phong phú về thể loại, được dân chúng làm ra để kiếm sống, cũng như vì nhu cầu xa hoa của những kẻ tầng lớp cao hơn. Hầu như mọi loài gia súc, ngoại trừ cừu, đều có. Họ có những con gia súc có sừng, lợn thiến chân ngắn, trẻ con, và lượng phong phú gà vịt. Họ ăn thịt chó giống như tại China, và ếch là món ăn thường lệ. Biển cũng như đất là nguồn cung cấp thực phẩm không cạn cho dân sống trên bờ. Ngoại trừ lượng cá tươi đa dạng, họ ăn ít nhất 3 loại cá phin nõn, cũng như vậy với Cluetodon, sau đó là một loại cá có vây tím và vàng, mắt hình cầu, một loại cá rất đẹp. Lưới hay được dùng, và những cái rọ có bẫy sập lớn mà cá vào kiếm ăn sẽ không ra được; và chúng tôi thấy họ tạo rất nhiều những con mồi cá, thứ được móc vào cổ thả xuống biển, mời gọi những con cá khác đến. Giống loại hường dùng nhất là côn trùng, thuộc về họ có tên là Mollusca, cũng được dùng như một món ăn với người Nam Hà, và nhiều loại khác như Medusa, Holothuria, Actinia, Ascidia và Doris, vài trong số đó là Biches de Mer, thường gọi Trepan (một dòng của Holothuria or Actinia). Tất cả những chất sền sệt này lấy từ biển lên, dù là sinh vật hay thực vật là những loại giàu dinh dưỡng nhất.
Người Nam Hà tập hợp rất nhiều các loại cây thân mọng nước hay thân thịt nhỏ thường được trồng trên đầm lầy cát mặn như Salicornia, Arenuria, Cvitlnmnn Maritimum hoặc cỏ xanhpie, cùng rất nhiều thứ khác, mà họ thường nấu với súp hoặc canh hay ăn sống cùng với cơm gạo - thứ là thực phẩm chính cho sự tồn tại của họ. Với loại ngũ cốc này, họ đã tạo ra được thứ gần giống như là bún, thường gọi là Lock-soy, thường trong suốt, rất được ưa thích ở Nhật Bản và China. Ở China, nó được xuất khẩu sang với chất lượng đáng kể. Nó được nấu chung với súp đến mức thành sền sệt, nhưng đồng thời vẫn giữ nguyên hình dáng và trong suốt, làm người ta phải nghi ngờ rằng có phải nó chỉ được làm từ gạo hay không. Lock-soy của China mờ đục.
Với cư dân xích đạo, thịt thú vật hiếm khi được xếp vào loại những thứ cần thiết nhất, và thỉnh thoảng mới được dùng. Và dù cá là thức ăn thường cho những cư dân sống ven biển, nhưng cơm thường được ăn thêm với muối, vài trái ớt, tiêu hay lá của loại rau có vị cay cay chua chua mọc gần biển đã kể trên, là bữa ăn đầy đủ của số lớn người phương Đông. Ngoài những thứ này, ngay cả trầu cau, thuốc phiện hay thức uống lên men cũng có thể coi là hơi xa xỉ. Ở Nam Hà có 2 mùa thu hoạch lúa mỗi năm, một được gặt trong tháng 4, một trong tháng 10. Trái cây đa dạng, như cam, chuối, sung, dứa, ổi, lựu, và nhiều giống phụ, được trồng khắp mọi nơi trong nước. Họ có khoai lang ngon và khoai tây ngọt. Những giống gia súc nhỏ của họ không có vẻ cho nhiều sữa, nhưng món này, cũng như ở China, rất ít được dùng, ngay cả cho những đứa trẻ. Các sinh vật nhỏ bé này là vô số ở Đà Nẵng, và có vẻ khoẻ mạnh đáng kể. Cho đến 7 hoặc 8 tuổi, chúng hoàn toàn trần truồng. Thức ăn của chúng trước nhất là gạo, mía và dưa hấu. Phần lớn người Nam Hà, giống như China, có 2 bữa ăn trong ngày, một vào lúc 9 hoặc 10 giờ sáng, một vào lúc hoàng hôn, và họ thường ăn trước cửa nhà vào mùa khô, trên chiếu trải ra ngoài và khi tất cả chế độ ăn đều giống nhau, không có gì phải xấu hổ khi bày ra bữa ăn khiêm tốn của mình.