Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

A voyage to Cochinchina – 06
Trường An November 21st, 2009

Rời khỏi những diễn viên khi họ vẫn còn đang diễn, chúng tôi đi qua sân làng, cũng là nơi họp chợ, nơi chúng tôi được giải trí cao độ với vô số trò chơi và trò thể thao. Ngày 4-6 được coi như là ngày lễ chung trong phần này của Nam Hà. Ở nơi nọ, chúng tôi thấy một tá thanh niên trẻ chơi bóng đá với một cái bọng. Ở nơi khác, họ trình diễn thể lực bằng cách nhảy qua 1 cái hố lớn. Nơi này có một nhóm ồn ào trong trò đá gà, nơi kia những cậu bé bắt chước người lớn cũng huấn luyện cun cút và 1 số loài chim nhỏ khác, thậm chí là châu chấu, cho chúng nhảy vào cắn xé nhau. Và trong mọi góc, những con bạc đang chơi bài hay xúc xắc. Nhưng thứ làm chúng tôi chú ý nhất là một nhóm thanh niên đang đá một qủa cầu lông lên không bằng bàn chân. Không gì, tất nhiên, có thể trội hơn năng lượng và hoạt động của người ở Nam Hà. Một thủy thủ Lion, có xung đột với một trong những người này, thách đấu bằng quyền - thế là công bằng. Khi người thủy thủ khoanh tay làm động tác khởi động và nhìn xem anh ta sẽ đấm đối thủ ở điểm nào để hạ knock out hắn, người Nam Hà này trong lúc vẫn cười vào mặt thủy thủ, thản nhiên xoay gót chân, tống cho anh ta một cú đá mạnh và bất ngờ vào cằm, bình tĩnh quay đi, để người thủy thủ ở lại với tiếng cười và chế nhạo của đám đông.

Trong khi sử dụng bàn chân rất linh hoạt, sự khéo léo của họ cũng khó có thể bỏ qua. Nghệ sĩ múa rối, ảo thuật gia và nhà điêu khắc trưng bày nghệ thuật khéo léo của họ cho đám đông để kiếm sống. Và chúng tôi nhận thấy với cái giá phải trả là những người không công khai tập luyện trò lừa đảo chuyên nghiệp mới thực sự là chuyên gia trong nghệ thuật móc túi. Chắc chắn sau ngày, vài người trong nhóm không trở về tàu mà không mất cái khăn trong túi, một thứ mà họ có vẻ đặc biệt yêu thích. Chúng tôi thấy tất cả, kẻ ăn mày từ cao nhất đến thấp nhất, nhũng nhiễu nhất, đều thèm khát mà không cần chút nghi thức nào để có tất cả những gì họ thích; họ không bao giờ thỏa mãn với một lời từ chối đơn giản mà không có được thứ họ xin, thường trở nên yêu cầu cấp bách sự hào phóng của người cho. Và khi không có được thứ họ xin, họ thường nỗ lực thu lại bằng cách ăn trộm. Họ thậm chí chẳng có đạo đức của người Spartan để đỏ mặt khi bị bắt, hay có vẻ là họ hiểu rõ hình phạt cho việc ăn trộm hay bị bắt. Khuynh hướng trộm cắp này rất phổ biến. Thậm chí cần phải quan sát kỹ lưỡng cả những quan chức chính phủ bước lên tàu.

Với ý định vẽ ra bản phác thảo chung cho tính cách quốc gia này, tôi không nhận ra rủi ro tôi mắc phải sai lầm. Để nói chính xác kiểu cách và quan điểm của một quốc gia xa lạ, lần theo hoạt động hành động của họ và cơ sở thành kiến của họ, để thẩm tra mục đích hình thành trên tính khí và thiên hướng của người trong xã hội và các nhóm tôn giáo, để điều tra những lý tưởng của họ về giá trị đúng sai, khái niệm về khẩu vị, về vẻ đẹp, về hạnh phúc, về vô số khái niệm khác cần thiết để điều tra trước khi một kiến thức xuyên suốt có thể chứa đựng tính cách thật và hoàn cảnh thật của họ, yêu cầu không chỉ sự cư trú lâu dài ở đất nước này, mà còn là sự tiếp xúc thân mật với mọi tầng lớp trong xã hội; và sau cùng, là một bức tranh chính xác khó có thể mong đợi. Cái gì có thể buồn cười hơn một người Pháp cố vẽ ra kiểu cách của người Anh, hay lố bịch hơn người Đức kịch tính tính cách Anh quốc? Tuy nhiên, có những đường nét mạnh mẽ đáng kể phô bày trong hầu hết mọi người, có thể xem như là tính cách quốc gia, và từ một vài quan sát mà tôi nhận thấy thế ở người Nam Hà. Một số, tất nhiên, mang tính địa phương, chỉ có trên bờ biển mà chúng tôi lưu ngụ.

Cực kỳ cần thiết để nhận xét, tôi hiểu rõ thường được biết rằng Nam Hà, cho tới vài thế kỷ sau lịch Công giáo, là một phần của China, và đường nét chung của dân bản xứ, rất nhiều phong tục, chữ viết, niềm tin tôn giáo và nghi lễ vẫn còn giống như họ, biểu lộ rõ ràng nguồn gốc China của họ. Ở những địa phận phía Bắc, tuy nhiên, dấn ấn còn rõ ràng mạnh mẽ hơn ở phía Nam. Những tính chất giống nhau có thể nhận thấy rõ, nhưng mờ nhạt hơn. Người Nam Hà ở Đà Nẵng, mặc dù kiểu cách phóng túng của phụ nữ mà tôi vừa có cơ hội để nhận ra, hay những khuynh hướng mà chính phủ nổi dậy đã thay đổi, chung nhất hay bằng sắc lệnh, tính cách của những người này, được duy trì với sự tôn trọng cho nguồn gốc, tuy có những điểm mà họ đổi khác vô cùng. Họ đồng ý hoàn toàn, ngay lập tức, nghi lễ tiến hành cưới hỏi và tang lễ, lễ hội, trong sự mê tín của phần lớn đất nước, sự cúng hiến cho các thần tượng, thầy bói, và thiên hướng chung muốn tìm hiểu tương lai bằng qủe bói, trong cách xua đuổi bệnh tật, trong các hình thức ăn chay và cách sửa soạn; trong hầu hết các hình thức giải trí của họ; trong cách tạo hình vẽ pháo hoa; trong nhạc cụ và âm nhạc; trò chơi, đá gà, chọi chim. Ngôn ngữ nói ở Nam Hà, tuy cùng một nguồn, đã thay đổi hầu hết, nếu không phải toàn bộ, không thể hiểu được với người China, nhưng chữ viết thì giống nhau. Những ngôi đền mà chúng tôi thấy được xây rất khiêm tốn, chúng tôi không thấy cột chống hay mái nhà cong nặng nề nào, hay chùa tháp rất phổ biến ở China; nhưng có vẻ như nhiều phần trong đất nước, các nhà tu được cúng kiến hào phóng, những ngôi nhà lớn đắt tiền đóng kín trong hàng rào để an toàn. Những ngôi nhà trong vùng chính gần cảng Đà Nẵng chỉ có 4 bức tường đắp bùn, được phủ tranh nứa, và khi nó được xây trên đất thấp, bên cạnh sông, thì nó được nâng lên bằng 4 trụ gỗ hay cột nếu bằng đá để tránh lụt cũng như sụt lún.

Trang phục của Nam Hà không chỉ trải qua sửa đổi mà là sự tiết giảm đáng kể. Họ không mang vớ dày, hay vớ bông, hoặc giày vải nhăn, giày bông, mà thường để chân trần và đi đất. Mái tóc đen dài của họ, như người Malay, thường được cuốn vào búi chặt sau đầu. Đây hẳn nhiên là kiểu cổ xưa nhất mà người China để tóc cho đến thời Thanh, khi chinh phục quốc gia này, đã ra luật rằng phải cạo trọc cả đầu, chỉ để lại lọn tóc sau gáy.

Những châm ngôn Nho giáo làm nền cho đạo đức, cho thiên hướng chung của đất nước này cũng như China. Tuy nhiên, ở đây có những tính cách ngoại lệ thường ít được chú ý tới. Ở China, những giáo huấn của Nho gia được đúc thành 3 bức tượng vàng để trong mọi nhà, trên đường và nơi công cộng, nhưng ở đây chúng hiếm khi được thấy hay nghe nói tới khi chúng, tất nhiên, ở một ngôn ngữ khác (chúng khó mà dịch ra), chúng sẽ không thể hiểu được. Thiên hướng của họ, nhìn chung, được ảnh hưởng 1 ít bởi những châm ngôn trang nghiêm của tôn giáo và đạo lý đó. Người Nam Hà, giống như người Pháp, thường vui vẻ và nói nhiều; người China che giấu và bị động trong suy nghĩ, người Nam Hà cởi mở và thân thiện, người China khép kín và bảo thủ. Một người China sẽ coi đó là hổ thẹn nếu thừa nhận việc quan trọng với phụ nữ. Phụ nữ, dưới mắt người China/Nam Hà, phù hợp nhất, và vì thế được giao phó cho, việc quản lý trong gia đình. Điều lệ lịch sự của người China cấm phụ nữ nói trên đường để trả lời, cười mỉm chứ không cười lớn, không hát nếu không được yêu cầu, và khi múa cô phải nỗ lực thực hiện những động tác gần như không thể. Ở Nam Hà, phụ nữ cũng vui tươi và không bị kiềm chế giống như nam giới. Và một kết luận kha khá chính xác có thể mô tả trạng thái của xã hội họ, từ vị trí của phụ nữ, và xem xét tính cách chung giữa các phụ nữ, tôi sẽ đặc biệt chú ý miêu tả vị trí họ ở đây, khi điều kiện giới hạn của chúng tôi chỉ cho phép quan sát hơn là những điểm khác.

Tại một vài vùng, phụ nữ China bị xử tội trong công việc cực nhọc và mất giá trị là kéo cày, hay bất cứ công vệc làm thuê lao dịch nào khác. Ở Nam Hà thì khác khi vận mệnh của giới tính yếu đuối hơn lại bất hạnh phải làm những công việc cần thiết, nếu không phải là công việc đòi hỏi thể chất cao nhất, ít nhất là làm thủ công chăm chỉ. Chúng tôi quan sát họ ngày qua ngày, từ sáng đến tối, đứng trong hồ nước tới đầu gối, tập trung vào việc cấy lúa. Sự thật, tất cả lao động trong làng, cũng như các chỗ làm liên quan đến nông nghiệp, dường như được chia cho tất cả phụ nữ nông dân, trong khi những người này ở Đà Nẵng, trong mối quan tâm quản lý gia đình, tham gia vào tất cả các công việc quản lý buôn bán. Họ thậm chí giúp đỡ việc xây dựng, liên tục sửa sang lại ngôi làng cất bằng bùn của họ, họ hướng dẫn sản xuất những cái bình gốm bằng đất nung, họ điều khiển tàu trên sông và vịnh, họ đem tất cả sản phẩm mình làm ra đến chợ; họ lôi những túm len ra khỏi vỏ, bỏ hạt, xếp chúng vào hàng, dệt chúng thành vải, nhuộm chúng thành màu, may chúng thành trang phục cho họ hoặc cho gia đình. Hầu như tất cả thành phần trẻ tuổi trong đàn ông đều đã buộc phải tham gia vào quân đội, và những thành phần được thải hồi ra khỏi quân lại cuốn mình vào trong việc đánh cá, săn tổ yến và làm việc ở các hòn đảo xung quanh tìm kiếm đồ xa hoa dành cho người cấp cao, nhưng đặc biệt được xuất đi China; trong lấy gỗ, đóng và sửa tàu thuyền; và một vài nghề nghiệp khác. Tuy nhiên, nó lấy hết cả thời gian của họ nhưng dự tính để lại một phần đáng kể nếu họ thất nghiệp, hay chỉ được thuê trong vài trò giải trí; khi họ không hề có thiên hướng ăn không ngồi rồi. Nhưng sự tích cực và chăm chỉ của phụ nữ không giảm bớt, họ theo đuổi nhiều thứ, sự mệt mỏi mà họ phải trải qua rất ưu phiền, người Nam Hà đối với họ cùng một thái độ cách ngôn mà chúng tôi phong cho một con mèo, quan sát người phụ nữ đó, kẻ có 9 mạng sống, có một khả năng giết chóc cực lớn. Điều đó rõ rệt trong phương hướng cư xử của họ, rằng đàn ông, ngảy cả trong tầng lớp bình thường, xem xét giới tính khác như bị dành cho họ sử dụng. Trong tầng lớp cao hơn, là công cụ cho niềm vui thú của họ. Số thê thiếp là do người đàn ông cảm thấy thích hợp để có, không bị giới hạn bởi lệ luật nào. Nhưng ở đây, như China, mục tiêu đầu tiên trong chuyện hẹn hò là để có địa vị và theo quan tâm của gia đình. Quyết định kết hợp cùng nhóm nào cũng không dễ hơn quyết định chia tay nhóm nào. Phá đồng 6 xu tượng trưng 1 cặp tình nhân chia tay cũng được xem xét giữa nông dân vài vùng ở Anh. Ở Nam Hà, bẻ 1 đồng xu hay một đôi đũa giữa vợ chồng, trước nhân chứng, được coi như là sự tan rã thỏa thuận trước đây của họ, một dấu hiệu của sự chia tay.



Leave a Reply

(required)

(required)

:) :blush: :D :( :(( ;)) :banh: ;) ::) =)) :)) b-) :meo1: :meo2: :meo3: :meo4: :meo5: :meo6: :meo7: :meo8: :meo9: :meo10: :meo11: more »

Bộ gõ tiếng Việt đã được bật. Bạn có thể gõ tiếng Việt không cần phần mềm trong máy.
RSS feed for comments on this post.


Copyright © Trường An. All rights reserved.