Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

A voyage to Cochinchina – 05
Trường An November 20th, 2009

CHƯƠNG X - COCHINCHINA

PHÁC THẢO TỔNG QUÁT VỀ KIỂU CÁCH, TÍNH CÁCH VÀ TÌNH TRẠNG CỦA DÂN BẢN XỨ TẠI ĐÀ NẴNG

Những bữa ăn của người Nam Hà - Liên lạc với vị vua trẻ của Bắc Hà - Quà tặng của cậu ta cho đại sứ - Trò giải trí được trình diễn ở Đà Nẵng nhân ngày sinh nhật của vua Anh quốc - Kịch và những hình thức mua vui khác - Hoạt động của Nam Hà - Tương đồng và khác biệt của họ với người China - Đối xử với phụ nữ của họ - Hậu quả của nó - Những điều luật dễ dàng để chuyển nhượng phụ nữ cho người lạ - Ví dụ của nó - Quần áo - Nhà cửa - Ăn chay và ý nghĩa của sự tồn tại - Ứng dụng rộng rãi của hải sản trong nghệ thuật nấu ăn - Trạng thái trì trệ của nghệ thuật và chế tạo - Xuất sắc nhất trong kiến trúc hàng hải - Ngôn ngữ - Tôn giáo - Luật pháp giống như China - Không thường sử dụng hình phạt.


Như đã theo dõi trong chương trước, khi sự ghen tỵ và cảnh giác lui dần, với sự xuất hiện của chúng tôi và những lời bóng gió vô căn cứ của Manuel Doume đã được nhấc bỏ, các phiên chợ mỗi ngày lại có nhiều thức ăn hơn, những nhân viên của chính quyền bớt căng thẳng, và điều gì đó giống như sự tự tin đã hình thành khi giao tiếp không bị ngăn trở thiết lập giữa người cư trú tại bến cảng và người trong đội tàu chúng tôi - rằng nhân viên của tàu và thành viên của triều đình, công việc và sự tò mò của họ chắc đã xui khiến họ bỏ cả ngày trên bờ biển, được giải trí với bữa trưa công cộng. Về phía họ, có những lãnh đạo ghé tàu mỗi ngày, nơi mà, không kháng cự lại được sự hấp dẫn hẳn họ cảm thấy trong món ăn của chúng tôi, họ thường ở lại ăn. Họ không thích cả bia lẫn rượu của chúng tôi, nhưng họ vồ vập rượu rum nguyên chất, brandy, hoặc bất cứ thức uống có cồn nào cũng đều tuyệt đến mức, sau lần thăm viếng đầu tiên, không chỉ đánh mất sự thận trọng, cả đoàn bước khỏi tàu trong tình trạng say khướt.

Không một ngôi nhà nào ở Đà Nẵng đủ lớn để thích hợp cho chừng ấy người, Tổng trấn liền nảy ra ý định xây dựng một căn lều rộng rãi bằng vật dụng hữu ích là tre có sẵn. Nó hoàn thành trong vòng vài giờ: mái và tường được che bằng những tấm chiếu dày. Dọc căn lều này được kê những chiếc bàn nhỏ sát với tường để có thể ngồi từng 20 người 1, 4 người 1 bàn. Ở China, phong tục của họ là lấp đầy khoảng trống trên bàn bằng đĩa và tô để không khoảng mặt bàn nào thấy được. Nhưng người Nam Hà đã cải tiến thói hào phóng của người hàng xóm hơn nữa, không chỉ lấp mặt bàn mà đặt tô chén chồng lên nhau 3 đến 4 tầng. Tôi nghĩ chúng tôi hiếm khi ngồi xuống trước lượng bát đĩa khổng lồ hơn 200 cái, chưa tính đến tô cơm được chuyền tay giữa các khách ăn trong bữa. Gạo được dùng trong nước này, giống như China và các quốc gia phương Đông, là vật liệu chính cho sự sống. Ở cạnh bàn, dao, nĩa, chai và ly thì họ không dùng tới, nhưng trước mặt mỗi người có đặt một chiếc muỗng bằng gốm, một cặp gai nhím hoặc một đôi que hoặc bằng tre, hoặc gỗ hồng hay đàn hương, đôi lúc bọc bạc ở đầu hay đuôi, như những người tôn quý ở China dùng, và được người Anh biết tới là đũa. Những cái tô chứa thịt bò, heo, gà và cá cắt thành miếng nhỏ trộn với rau, được nấu thành súp hay dạng nước thịt cho vô số dịp và mục đích. Chúng tôi không có thứ gì được quay nướng hay nấu khô. Không rượu, hay bất kỳ thức uống lên men nào, không có ngay cả nước, được phục vụ trong thời gian ăn; nhưng khi bữa ăn kết thúc, người China sẽ đem ra ly tách bằng sứ.

Vì không biết ngôn ngữ, chúng tôi không thể trò chuyện trong bữa ăn, chúng tôi cảm thấy miễn cưỡng phải ngồi lâu tại bàn. Viên quan Tổng hay viên tướng điều khiển tại Đà Nẵng chiếu cố ngồi cùng chúng tôi, nhưng thường ở tấm chiếu trải trong góc phòng, hút thuốc, ăn trầu cau trong khi hai viên cận vệ cao lớn quạt chiếc quạt lớn bằng lông đỏ như gà lôi đằng sau. Từ bàn, chúng tôi thường đi tới nhà hát, cũng được dựng bằng tre, và cũng như tại China, chúng tôi thấy diễn viên diễn suốt giờ trong ngày, tỏ ra rất nhiệt tình khi không có khán giả. Được mua vào đoàn hát làm hình nhân, một đám đông hay ít ỏi khán giả cũng chẳng có gì khác biệt. Tất cả những gì họ quan tâm là tiền công sau khi xong việc.

Khu vực của Nam Hà mà Đà Nẵng ngự trị, lúc này, trong quyền kiểm soát của Quang Toản trẻ, con trai của viên tướng nổi dậy đã đánh bại Tổng đốc China, và đã thành công trong trò lừa đảo mà tôi đã trình bày ở phần trước. Cậu ta cư ngụ ở Huế, cách Đà Nẵng chừng 40 dặm về phía Bắc. Sự thông minh của người bạn chúng tôi không sớm hơn, hoặc là cái nhìn nghiêm khắc của ông ta về thế giới, chạm đến nơi ấy hơn là một viên quan cấp cao bị cử đi làm Đại sứ, với lời mời ông ta đến triều đình. Tuy nhiên, ông tìm được chước để từ chối nhiều lần, đặc biệt trong những ngày kỷ niệm quan trọng. Dù khao khát một chuyến đi tới những thành thị phương Bắc của Nam Hà, có cơ hội được nhìn thấy tình trạng đất nước này trong đất liền, có thể sự tò mò ấy sẽ đánh dạt cái giá phải trả, không nhìn thấy lễ hội ở Huế thật đáng để tiếc nuối, nhất là khi chúng tôi đã đến Bắc Kinh xem cùng một thể loại, chúng luôn luôn tráng lệ hơn những gì người Nam Hà có thể làm. Nó luôn vui hơn khi được diễn trong trong thị trấn, làng mạc, nhà riêng trong vài ngày. "Tình trạng thực sự của mọi quốc gia," Dr. Johnson nói, "là tình trạng của cuộc sống bình thường. Hạnh phúc cộng đồng không được ước đoán dựa vào người đồng tính tập hợp hay tiệc tùng của người giàu. Số đông lớn trong một quốc gia thì chẳng giàu hoặc đồng tính." ở châu Âu điều này có thể là thật, nơi mà chỉ có 2 cách miêu tả con người, kẻ cai trị và kẻ bị cai trị. Điều thích thú, tuy nhiên, đã chứng minh nó rất hấp dẫn, triều đại tại Nam Hà thường xuyên giải trí cho những người đại sứ ngoại quốc bằng chuyến đi săn trong rừng bắt voi, hổ hay gấu, trong vài dịp họ còn tổ chức lễ hội hoàng gia cho voi. Vì thế có lời đồn là người Nam Hà ăn thịt voi, nhưng có thể đó chỉ là tiết mục làm ngày lễ thêm trọng đại chứ không phải thức ăn hàng ngày, thứ mà tôi hình dung sẽ rất dai. Trong rừng của Nam Hà và những quốc gia lân cận, những con thú này lớn hơn tại bất cứ nơi nào trên thế giới. Lần đầu tiên tôi thấy chúng ở Đà Nẵng, chúng đã gây ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tôi. Tôi có thể nói rằng voi của Nam Hà, đỉnh của Teneriffe, và một cơn bão biển, là 3 thứ trong tự nhiên đã vượt qua sự tưởng tượng của tôi trước đó về chúng.

Lá thư của vị vua trẻ bày tỏ rằng cậu ta tôn trọng Anh quốc, và để chứng minh, như đã thấy, cậu ta gửi đến qua một viên quan món quà nhỏ, như cậu ta nói, cho nhu cầu của người trên tàu. Nó gồm 10 con nghé, 50 con lợn thiến, khoảng 300 gà vịt, với trái cây, bí, hành và các loại rau. Những vật phẩm này được chở đến trên 1 chiếc thuyền buồm, dẫn đường bởi vài viên quan phô trương, được vẽ và trang trí bằng cờ và cờ đuôi nheo.

Viên đại sứ kèm theo thư trả lời một khẩu súng 2 nòng đẹp đẽ cùng dụng cụ dành cho nó, một đôi súng ngắn bằng đồng cùng lưỡi lê, một thanh kiếm bằng thép, vài mảnh vải và lụa gấm đỏ. Bao thư được bọc bằng lụa bạc, trang trí hình rồng và hổ, như tại China. Nhưng trên đường đến Lion, ông đã vứt nó sang bên, bao quanh bằng mấy lớp dây thừng.

Sự thông hiểu giờ đây đã tồn tại giữa chúng tôi và người bản xứ đã bị gián đoạn tạm thời do một hành động vô ý của chúng tôi. Muốn có một bản vẽ hoàn chỉnh về cảng và vịnh tuyệt vời này, một buổi sáng, nhóm trong chúng tôi lấy một chiếc thuyền đi về phía bờ Đông, nơi mà khi đo đường viền chính trên bãi cát, lấy góc cần thiết, chúng tôi có thể quyết định được ngay đâu là điểm quan trọng nhất. Ngay từ đầu giờ khi chúng tôi đi đến khi chúng tôi hoàn thành mục tiêu, tất cả đều không tránh được chú ý. Một viên quan nhanh chóng đem thuyền đuổi theo chúng tôi với một bức thư của quan Tổng bày tỏ rằng không hài lòng với thái độ của chúng tôi và hy vọng rằng không có đo lường gì nữa. Một tình cảnh bối rối khác tiếp theo đã xác định rằng sự nghi ngờ của họ với chúng tôi còn có cái nhìn khác ngoài việc mà chúng tôi từng nghĩ. Một nhân viên ở Lion mà sự hăng hái đã khiến anh ta đi lên đầu dòng sông về Fai-foo hơn là biết thận trọng, đã bị bắt trong đêm, bị giam vào một toà thành nhỏ với cả đội thuyền. Không được nghe gì về chuyện ấy, chúng tôi ước đoán thuyền bị chìm, toàn bộ người trên thuyền đã chết. Sau này, tuy nhiên, tin tức về chiếc thuyền Lion đã được các quan chức thông báo rộng rãi cùng lời phàn nàn rằng chúng tôi đã không xử sự xứng đáng với họ. Viên Đại sứ từ chối không biết gì về chuyện ấy, nhưng yêu cầu những nhân viên phải được ngay lập tức thả ra, đưa lên thuyền để trả lời cho thái độ của anh ta với người lãnh đạo, người mà anh ta đã mạo hiểm bất tuân. Sự vô ý của anh ta sẽ được trừng phạt xứng đáng. Vấn đề, tuy nhiên, được giải thích tốt đẹp, và chúng tôi có mọi lý do để tin rằng dù họ có nghi ngờ thế nào khi theo dõi mọi hành động của chúng tôi khi vào cảng Đà Nẵng, họ sớm tin rằng chúng tôi không hề có ý định quấy rối nhóm ở đây. Trong lá thư thứ hai của nhà vua, có vài gợi ý thương lượng về việc thiết lập buôn bán với miền Bắc của Nam Hà. Món quà kèm theo lá thư này là một cặp ngà voi và 10 giỏ tiêu cho Đại sứ, 3000 giỏ gạo (mỗi cái chừng 70 pound, tất cả chừng trăm tấn).

Đại sứ chưa từng đến thị trấn của Đà Nẵng, và như những nhân viên chính, chúng tôi rất muốn thử nghiệm sự hiếu khách của họ trong lễ hội công cộng mở trong dịp này, vào ngày 4-6, với những người Nam Hà trên bờ biển kỷ niệm sinh nhật của nhà vua. Dù với người Tây, hoặc là vì nghi ngờ trước, hoặc là để giữ eclat cho lễ hội, không xuất hiện, nhưng chiều đó tôi đã thấy động thái bất thường quanh vùng, sự gia tăng lực lượng quân đội trong ngoài thị trấn cùng với những voi chiến khổng lồ. Chúng tôi, về phần mình, để cẩn thận đã đưa 2 thuyền 2 buồm vũ trang về phía dòng sông ngược hướng thị trấn để chạy thoát nếu cần thiết. Nhưng ngày hôm đó trôi qua trong yến tiệc hoà thuận. Chúng tôi được dẫn đến nơi xây dựng một toà nhà tạm thời lớn hơn cái chúng tôi đến giờ vẫn còn ở. Hai thanh xà trên trần được đỡ bằng vòng sào tre, chạy xuống chính giữa chia khu nhà thành 2 phần. Tường và trần được phủ bằng chiếu đôi và viền bằng vải thô nhiều hoa văn. Những mẫu in này có vẻ mới, nhưng bị hư hại, có thể là thải ra từ thị trường China và được thương buôn Bồ Đào Nha đưa đến. Trong phần đầu của toà nhà là chiếc bàn dài phủ vải, đặt đĩa, nĩa và dao theo kiểu châu Âu. Người bạn Bồ Đào Nha có vẻ như chuộc lỗi cho tổn thương đã gây ra cho chúng tôi, dù có thể không ác tâm, đã thuyết phục người Nam Hà cho ông ta chủ trì buổi lễ ngày hôm đó. Dựa vào suy nghĩ của ông ta rằng ăn uống là phần chính của buổi lễ, ông có thể phục vụ hợp khẩu vị của chúng tôi hơn người Nam Hà, và với ấn tượng này, ông ta đã tạo ra một bữa ăn hoàn chỉnh theo ý nghĩa: vì sự hăng hái nhầm chỗ của ông ta, một lễ hội hay ho của Nam Hà đã được kèm theo một bữa tối Bồ Đào Nha cực dở.

Một chuyện vặt đã xảy ra khi chúng tôi bước vào toà nhà đã gây xấu hổ cho các viên quan Nam Hà. Những người này thường theo tục lệ China, đặt một tấm bình phong vải vàng viết tên vị vua tại Huế. Dù họ mong đợi, hay được bảo bởi Duome, rằng người Anh tất nhiên phải lạy cái bóng của hoàng đế, nhưng chúng tôi không làm. Và họ hiển nhiên chờ đợi điều đó, như vị quan Tổng ở Đà Nẵng ngồi khoanh chân trên phản như chủ nhân đã chứng kiến, sau khi cúi chào, chúng tôi quay về ghế ngồi mặc kệ tấm vải vàng, ông ta có vẻ cực kỳ không hài lòng, và khó có thể nói gì để thuyết phục ông ta cả ngày hôm đó. Sự thất vọng của ông ta khi đánh mất chín cái lạy như thể trong ông nghĩ là đánh mất sự kính trọng của các quan đồng liêu. Ông ta rất ít chú ý khi cấp bậc và vị trí chúng tôi được giới thiệu, dù ông ta muốn rằng giữ mỗi chúng tôi trong triều, cho đến khi người China phiên dịch nói rằng thuyền trưởng Parish của tàu Artillery là "thiện xạ" hay "tay súng giỏi", bất chợt thu hút sự chú ý của ông ta, và cả ngày hôm đó ông ta đối với thuyền trưởng này như là một kẻ nguy hiểm và ghê gớm.

Ở phía xa của toà nhà có một nhóm diễn viên đang diễn một vở kịch lịch sử khi chúng tôi vào, nhưng họ ngưng lại khi chúng tôi ngồi, đến trước chúng tôi cúi đầu, lạy chín lạy, điều mà chúng tôi quá xa lạ để không thực hiện với viên quan và tấm bình phong. Sau đó họ trở về chỗ mình, tiếp tục những âm thanh ồn ào không ngớt suốt buổi. Sức nóng của ngày đến 81 độ trong bóng râm ngoài trời và có thể thêm 10 độ nữa trong căn nhà, đám đông tụ tập để quan sát những người lạ, tiếng động loảng xoảng kinh khủng của cồng chiêng, trống, lúc lắc, kèn sáo, tất cả ngột ngạt đến choáng váng, nhưng không gì khác thường trong cảnh này có thể thu hút chúng tôi 1 khắc. Thứ hấp dẫn nhất lại là lúc yên lặng nhất trong nhà hát ở khoảng giữa 2 màn, được trình diễn bởi 3 phụ nữ trẻ, trong giới giải trí, có vẻ là 3 diễn viên chính, ngồi trước người xem trong trang phục mà hành động của những bà hoàng cổ đại. Viên hoạn quan trong trang phục kỳ dị diễn các trò của mình như thể kẻ khoác lác hoặc anh hề trong các vở kịch Anh. Lời thoại trong phần này hoàn toàn khác biệt với sự càm ràm và đơn điệu của hát nói China, nó nhẹ nhàng và sống động, thường bị ngắt quãng bởi giai điệu tươi vui, đệm theo tiếng huýt sáo. Không khí này, dù vô lễ và không lịch sự, có vẻ là điều thường có, và được cất lên đúng vào khoảng thời gian tính trước. Một thứ khiến chúng tôi chú ý là hơi thở chậm rãi của giai điệu này và sự nhẹ nhàng đặc biệt rất giống với giai điệu Scotland. Giọng của những người phụ nữ lanh lảnh, líu lo, nhưng vài nhịp của họ thì không khi không có nhạc. Nhạc cụ của họ kết thúc mỗi hồi bằng một hồi kèn cất cao cho đến khi bị tiếng cồng lấn át. Không biết gì về ngôn ngữ, chúng tôi tất nhiên không biết chủ đề như thể khán giả Anh ngồi xem opera Ý. Trong túp lều ở Đà Nẵng, tuy nhiên, cũng giống như nhà hát tại Haymarket, xem cũng thích thú như nghe. Mỗi lần đến đoạn điệp khúc, ba diễn viên Nam Hà duyên dáng trình diễn thân hình thanh mảnh đẹp đẽ của họ trong điệu múa rối rắm mà không quan tâm đến bàn chân. Bằng những cử động của bàn tay, đầu, mình, họ tạo ra rất nhiều tư thế, và mỗi cử động của họ khớp hoàn toàn với nhạc. Bản hợp xướng này không khó chịu và đã được bắt chước ở nhà hát Lion khi China tạo ra nó trong lịch sử. Ở China, tuy nhiên, chúng tôi chưa bao giờ thấy đàn ông và phụ nữ cùng nhảy múa, có thể nghĩa là tiết mục này của người Nam Hà là phát kiến riêng của họ, hay được đưa tới từ phía Tây Ấn Độ. Một ý niệm kha khá có thể thu được từ nhà hát và phần hát nói của tiết mục trình diễn được thêm vào bản vẽ.

Không phải trả tiền vé vào cửa nhà hát ở đây cũng như China. Diễn viên hoặc được thuê diễn cho lễ hội cá nhân, được trả tiền công cho cả ngày, hay họ diễn trong một nhà hát trống, trước mặt toàn bộ người qua lại. Những lần như thế, thay vì cổ vũ diễn viên bằng những tràng pháo tay rỗng, khán giả sẽ ném xu về phía họ. Để làm điều này, quan Tổng đã đưa cho chúng tôi hàng trăm dây xu, cùng loại như ở China. Người Nam Hà nói rằng kịch thường của họ tên là Troien (chèo - chú thích), hay liên quan đến lịch sử. Phần hát trong vở diễn, tiếng động và màn múa của họ gọi là Song-sang; và một đồng ca lớn kèm theo với cồng, chiêng, kèn và các loại nhạc cụ ồn ào khác gọi là Ringrang. Đại sứ đã đặt ban nhạc của mình trên bãi biển, nơi họ chơi vài giai điệu nhẹ nhàng, nhưng người Nam Hà không có tai nghe những âm điệu mềm mại du dương của châu Âu. Song-sang và Ring-rang của họ được yêu thích vượt bậc, và tiết mục càng ồn ào càng được vỗ tay nhiều.



Leave a Reply

(required)

(required)

:) :blush: :D :( :(( ;)) :banh: ;) ::) =)) :)) b-) :meo1: :meo2: :meo3: :meo4: :meo5: :meo6: :meo7: :meo8: :meo9: :meo10: :meo11: more »

Bộ gõ tiếng Việt đã được bật. Bạn có thể gõ tiếng Việt không cần phần mềm trong máy.
RSS feed for comments on this post.


Copyright © Trường An. All rights reserved.