Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

Xung đột
Wednesday, May 6, 2015 Author: Trường An

Xung đột vùng miền giữa các dân tộc Việt từ thế kỷ 13 đến 19 - Keith W. Taylor

"Vào cuối thế kỷ 14 Hồ Quý Ly đã kiểm soát triều Trần và năm 1400 tự lập triều đại riêng. Trong khi nhà Trần là người thuộc đồng bằng sông Hồng, Hồ Quý Ly là người từ Thanh Nghệ, và ông xây một thủ đô mới ở Thanh Hóa. Việc ông không giành được sự trung thành của vùng Ðông Kinh là một yếu tố quan trọng trong việc nhà Hồ không chống nổi cuộc xâm lược của nhà Minh năm 1406-1407, thời điểm khi Hồ Quý Ly từ bỏ phần lớn khu vực Ðông Kinh và tìm cách phòng thủ bờ Nam của sông Hồng. Có nhiều bằng chứng cho thấy đa số sĩ phu ở Ðông Kinh sẵn sàng chấp nhận sự cai trị của quân Minh và rằng nhiều thế gia vọng tộc ở khu vực này, đặc biệt là họ Mạc, đã trung thành phục vụ quân Minh. Năm 1407 người Minh nói hơn 1100 nhân vật có thế lực địa phương bày tỏ sự trung thành với nhà Minh và yêu cầu vùng đất của họ sát nhập vào đế quốc Trung Hoa. Tài liệu của nhà Minh ghi lại rằng hơn 9000 người địa phương sau đó đã đến thủ đô nhà Minh để được sắc phong làm quan chức cấp tỉnh. Hiệu lực của sự cai trị của nhà Minh đã không thể xảy ra nếu không có sự chấp nhận và tham gia với mức độ lớn của người địa phương.

Không khó để đọc cái gọi là “phong trào giải phóng dân tộc” của Lê Lợi như là cuộc chinh phục của Thanh Nghệ đối với Ðông Kinh, với việc nhiều nhân vật Ðông Kinh xem người Minh như thế lực bảo vệ chống sự quê kệch của các tỉnh phía Nam. Cái nhìn này đi ngược với cách viết sử của nhà Lê và cách viết sử dân tộc chủ nghĩa thời hiện đại, nhưng khi xét các sự kiện về sau, nó lại đáng tin hơn so với khuynh hướng thông thường giả tảng như nhiều ngàn người phục vụ quân Minh hoặc đã biến mất vào màn sương phương Bắc hoặc bỗng dưng quay lại thành người yêu nước.

Vai trò của Nguyễn Trãi, sĩ phu Ðông Kinh nổi tiếng và là người về Nam để gia nhập đoàn quân Lê Lợi ở Thanh Nghệ, không phải là nhân vật tiêu biểu hay đại diện cho xu thế chung của quê ông. Các bài thơ ông viết trong thời Minh và trước lúc ông về Nam phục vụ Lê Lợi, thể hiện, như cách dùng từ của O.W. Wolters, “một người xa lạ ngay trên mảnh đất của mình”...

... Một tính chất quan trọng khác của Bình Ðịnh là vị trí của nó như một bến cuối của tuyến đường được đi lại nhiều dọc cao nguyên đến thung lũng Mêkông, băng qua An Khê, Plây Ku, và đến sông Mêkông ở Stung Treng ở nơi mà hiện nay là phía Bắc Campuchia, nơi nó nối kết với mạng lưới giao thương tỏa ra từ Ayudhaya/ Bangkok. Thương mại di chuyển dọc tuyến đường này, nối Bình Ðịnh với những mối quan tâm buôn bán của người Xiêm. Các dân tộc vùng cao và người Việt tham gia vào hoạt động thương mại này, nhưng các cộng đồng người Hoa ở Ayudhaya/ Bangkok và Qui Nhơn cung cấp vốn và những mối quan hệ để kích hoạt giao thương. Qui Nhơn trở thành trung tâm thương mại quan trọng tại đầu mối của một cảng biển lý tưởng, con đường phía tây qua núi, con đường phía Bắc đến Thuận Quảng, và con đường phía Nam đến đồng bằng sông Mêkông.

... Chừng nào một sức mạnh quân sự tự nguyện và chuỗi dài thắng trận còn là bí quyết giúp có quyền lực chính trị, người của Bình Ðịnh có thể chiếm ưu thế. Nhưng khi đối diện với một đối thủ đã thua trận liên tục nhưng luôn đứng dậy, một đối thủ có tầm nhìn chiến dịch lâu dài chứ không chỉ một trận đánh, một đối thủ xem thành công không phải nhờ giao tranh mà là kết quả của tổ chức, rèn luyện, huy động tài nguyên, chuẩn bị, hoạch định và chờ đợi, chờ đợi, chờ đợi, thiên tài Tây Sơn, đứng trước một đối thủ như thế, bỗng chỉ trở thành một sự gan dạ cấp tỉnh. Và đối thủ này xuất hiện từ đâu? Từ Nam Bộ.

... Không giống như thiên nhiên mang tính chất như vườn, chịu ở dưới nỗ lực của con người như trong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm và nhiều nhà thơ xứ Bắc, không giống sự ca tụng niềm vui con người giữa thiên nhiên hoang sơ trong thơ Ðào Duy Từ ở Ðàng Trong, Mạc Thiên Tích xem thiên nhiên như một tác nhân động vừa khơi hứng vừa hạn chế nỗ lực con người. Dòng thứ nhất ở trên cho thấy các thói quen văn chương chắc chắn thay đổi khi chuyển vào Nam Bộ; không cần phải xin lỗi cho tính không chính thống. Dòng thứ hai ngụ ý những kế hoạch thống nhất của người có tham vọng làm vua thường xuyên bị ngăn trở và buộc phải thay đổi ở Nam Bộ; không cần phải xin lỗi cho sự đa dạng. Trong hai dòng cuối, có thể đọc như một ẩn dụ cho Nam Bộ, một nơi có những khí sắc riêng, một nơi mà những lựa chọn chỉ dành cho những ai “tự do theo gió”, dấu hiệu của việc đi theo khát vọng cá nhân, và xem những khả năng “trên chót vót thượng từng”. Tôi đã dừng lại ở thơ của Mạc Thiên Tích bởi vì Nguyễn Ánh có thể đã là người Việt Nam đầu tiên “theo gió” ở Nam Bộ và nhìn về phía Bắc từ “chót vót” của Nam Bộ.

... Tôi ngờ rằng, trong các thế kỷ được đề cập ở tiểu luận này, ý niệm hòa bình có nghĩa là tồn tại bên trong quỹ đạo của một lãnh tụ có khả năng thực thi sự độc quyền vũ lực. Sống trong hòa bình có nghĩa là sống dưới sự bảo vệ của một người có quyền uy. Những cố gắng mở rộng quỹ đạo hòa bình ấy để bao gộp toàn bộ các dân tộc nói tiếng Việt tất yếu dẫn đến chiến tranh khi những quỹ đạo này chen lấn nhau. Vì thế trong khi chiến tranh xảy ra ở vùng biên, hòa bình lại được củng cố ở trung tâm. Khái niệm đương đại của chúng ta về “hòa bình” liên quan đến những ý niệm về nhà nước hiện đại và tính chất bắt buộc tuân theo hành vi thống nhất mà nhà nước đòi hỏi. Nhưng trong thời gian trước khi có các nhà nước hiện đại, khi sự lãnh đạo chính trị được thực hiện bởi các lãnh tụ và các nhóm đối với các vùng lân cận tùy thuộc sự thay đổi của tính cách và quan hệ con người, thì “hòa bình” không phải là thành tựu của sự thống nhất pháp luật mà là tập hợp các tình huống gần như luôn luôn bao hàm cả chiến tranh.

... Việc xây dựng một “lịch sử chung” nằm trong địa hạt thần thoại."

 

 

---

Lần trước đọc đã mơ hồ nghĩ K.W.Taylor không rành sử thời Nguyễn, mà đúng thật. :))))) Nên ông nhầm 1 cái hố hơi to là hầu hết xung đột ở miền Bắc với triều đình thời Nguyễn nằm ở... Thanh Nghệ chứ (rất ít) quanh Đông Kinh.

Âu cũng do nếu người nghiên cứu quá "lậm" giả thuyết của chính mình mà không uyển chuyển thì lọt hố như chơi.

Mà đọc bài này xao chỉ chú ý đến cách Taylor... bình luận văn học. :v Còn thì là việc... ai cũng thấy mà hông hiểu xao hông ai thèm công nhựn.

---

Cho nên thiệt ra cái đống rối nùi ở phần cuối Nhật mộ là mềnh (cố gắng) nói đến vị trí then chốt của vùng Quy Ninh - Phú Yên - Phan Rang đó. TT^TT Chả lẽ mềnh phải trích dẫn mấy bài viết lịch sử song song để "dễ hiểu" hơn? TT^TT Đơn cử như này:

"Trong thế kỷ 18, những nhà cai trị ở Thuận Quảng ngày càng quan tâm đến Bình Ðịnh, xem nó như một điểm nối uy quyền của họ với vùng biên giới phía xa. Một nghiên cứu gần đây đã phân tích buổi khởi nghiệp của phong trào Tây Sơn (Tây Sơn nằm ở lưu vực sông giữa Qui Nhơn và An Khê) những năm 1770, xem đó là một sự phản ứng vùng trước những yêu sách của các nhà cai trị Thuận Quảng áp đặt lên vùng này."




History of Tonquin
Friday, March 13, 2015 Author: Trường An

Đàng Ngoài rất đông đúc: Nó có vài thành thị, nhưng phần lớn là thị trấn và làng mạc san sát bên nhau trong những vùng không bị bao phủ bởi nước. Họ dường như dựng lên một dãy các ngôi nhà, tất cả đều thuộc về một cộng đồng, nên không thể phân biệt nổi trong lần thấy đầu tiên. Người ta nói rằng không hiếm gặp những thị trấn chứa 30-40 hay thậm chí 100 ngàn người, tương đương với dân số các thành phố lớn nhất châu Âu.

Độ lớn của Kẻ Chợ có thể tương đương với các thành phố nổi tiếng ở châu Á, chu vi của nó có thể ngang bằng với Paris, nhưng không có thành phố nào đông dân số như nó. Đặc biệt vào ngày 1 và 15 âm lịch, phiên chợ lớn nhất được mở, thu hút gần như tất cả cư dân của làng và thị trấn gần đó... Đột nhiên có hàng triệu người đến, đến mức khó mà tiến 1 bước trong vòng nửa giờ dù con đường rất rộng.

Đường phố ở Kẻ Chợ lớn đẹp, được lát gạch, trừ những nơi voi, ngựa và kiệu của nhà vua và gia súc đi qua. 2/3 nhà làm bằng gỗ, phần còn lại bằng gạch. Xen giữa là cửa hàng của các thương nhân nước ngoài, có thể dễ dàng phân biệt giữa vô số chòi nhỏ dựng từ tre và đất sét.

Các cung phủ của quan lại và dinh thự công cộng chiếm những vùng lớn, không có gì đáng chú ý ngoại trừ một tòa nhà gỗ lớn trong chúng được coi là gian nhà chính, phần này được dựng vững chắc hơn phần còn lại của ngôi nhà, được trang trí bằng điêu khắc và hội họa, nội thất được chia thành nhiều phòng nhỏ, nền hiên và sàn nhà gọn gàng, và mái ngói có nhiều màu được tạo tác tốt.

Những nhà thường dân được tạo thành từ gỗ dựng trên đất, phần chung được lợp bằng rơm, lau sậy, lá to có thể tồn tại khoảng 30-40 năm nếu không có tai nạn nào xảy ra. Chúng không có trần nhà hay kho, chúng chỉ được chia bởi những miếng gỗ lớn cho người dùng khác nhau. Tất cả đều có nền bằng đất. Không có kính trên cửa sổ, và kính hiếm được biết đến trong quốc gia này, được thay thế bằng màn vải lanh và màn tre, cũng gần như có thể nhìn xuyên qua.

Cung điện của vua chiếm một phần của thành phố. Nó có tường bao quanh, hoàn toàn bị che khuất bởi những ngôi nhà xung quanh. Tường thành cao khoảng 1,8-2m, chu vi 3 giải, có độ dày gần như độ cao, tạo thành một đường đi dành cho mọi người. Khu nhà này đẹp và tốt nhất trong thành, là nơi sinh sống của những người nổi bật nhất: Các quý tộc của thành phố, tòa án. Kiến trúc của cung điện không khác với những dinh thự chính trong thành. Cổng của nó không hề cho biết gì về sự hùng vĩ của nhà vua sống trong đó hay sự giàu có của nó. Nội thất của nó cũng ít được biết tới, ngoại trừ những tác phẩm điêu khắc và hội họa theo phong cách xứ sở này. Các tòa nhà dựng bằng gỗ tốt nhất và gạch, dùng vàng bạc phong phú xuyên suốt. Có vườn và công viên, kênh rạch, ao...

Ba bức tường thành của thành cũ và cung điện cổ xưa, tòa án được lát bằng cẩm thạch, tàn tích của cửa và nhà gợi nhắc chút ít về sự lộng lẫy mà nó đã có.

Hiện tại hoàng thành không có tường thành, cũng như không có bất cứ sự phòng thủ nào bên ngoài giống như các thành thị khác - hoặc phần lớn vương quốc này. Nó chỉ được bao quanh bởi hàng rào sống bằng tre - Trên thực tế thì nó là sự bảo vệ tốt hơn với những kẻ trộm hay thậm chí một cuộc tấn công bất ngờ của quân đội, hơn là bất cứ tường thành nào được xây trong đất nước này.

---

Thường dân không mang vớ, giày hoặc quần đùi. Đàn ông có thói quen quấn một mảnh vải dài quanh thắt lưng chỉ đủ che phần kín đáo nhất, và theo thói quen mặc áo rất rộng, có 2 vạt chéo buộc về phía bên phải để che toàn bộ thân người. Khi làm việc hoặc đi dạo, họ chỉ mặc phần quấn quanh thắt lưng.

Phụ nữ ăn mặc kín đáo. Họ mặc váy áo dài, và một hay vài thứ quen thuộc - như của đàn ông, nhưng ngắn hơn - họ che ngực bằng một miếng vải hay lụa có hình trái tim.

Những người giàu hay trang trọng mặc quần rất dài và rộng, cùng 1 áo dạng gilê có tay áo chật và ngắn theo dạng quen thuộc của họ, và áo choàng dài ở ngoài.




Yếm
Thursday, March 12, 2015 Author: Trường An

Yếm hoặc áo lót ở TQ cổ có rất nhiều dạng, có nhiều cái tên, đa dạng qua các thời kỳ.

Thời Hán, yếm gọi là "Bão phúc", "Tâm y".

Ngụy Tấn gọi yếm là "Lưỡng đương", Đường gọi là "Ha tử".

Thời Tống gọi yếm là "Mạt hung", Nguyên gọi "Đoàn tụ khâm".

Thời Minh gọi "Chủ yêu", Thanh gọi là "Đỗ đâu".

Thời Hán, kết cấu của yếm là chỉ che trước ngực, dùng dây buộc sau lưng, tác dụng chính là để tránh phong hàn, cố định ngực. Phức tạp hơn chút ít thì là bão phúc có dây lưng quanh eo.

Thời thập lục quốc, yếm quấn quanh ngực và lưng, trên vai có dây, ngắn hơn, không che bụng. Theo nhà nghiên cứu của TQ, thời kỳ này mặc trang phục rất rộng, phong cách "bao y bác đái". Thời kỳ này thịnh huyền học, trọng thanh đàm, mọi người theo phong trào dùng "thuốc tiên", nhiệt lượng tỏa ra, nên xiêm y phải rộng.

Sang đến thời Nam Bắc triều, hồ phục ảnh hưởng, mặc quần, tay áo cắt tròn, cổ mở rộng... Cách ăn mặc thời kỳ này rất mỏng, có thể thấy cả da thịt. Khố điệp là loại trang phục của người Hồ đưa vào Trung Nguyên, bao gồm áo giao lĩnh bó sát người đi chung với quần, dùng thắt lưng buộc chặt - Đây là loại quần áo lót mới.

Đến Ngụy Tấn, yếm "lưỡng đang" bắt đầu từ trang phục mặc trong được để ra ngoài, đè lên áo lót trong.

Lúc đó không chỉ nữ mặc yếm "lưỡng đang", mà nam cũng mặc, chia theo thời tiết. Khi trời nóng, lưỡng đang cũng như áo lót, áo đơn, chỉ cần mặc một mình nó cũng đủ.

Dù mặc giao lĩnh hay viên lĩnh thì cổ áo mở rộng cũng lộ yếm cổ thấp, nên lộ ngực bên trong.

Thời Đường, yếm không còn sợi dây trên vai, dài hơn và được buộc chặt dưới ngực. Thời này chuộng người béo mập, các dây buộc thít vào da thịt bất tiện nên chỉ dùng vải quấn quanh ngực.

Thời Tống, yếm có dạng giống thời Hán, nhưng có đường viền cổ ngực mềm mại hơn và buộc dây trên cổ. Thời này các dân tộc Nữ Chân phát triển xung quanh, kinh tế liên hệ lẫn nhau, tạo ảnh hưởng. Từ thời này, phụ nữ TQ có thói quen bó ngực.

Thời Nguyên, yếm thắt dây trước ngực, sau lưng có dây nhưng thoáng. Do thắt trước bụng nên có tên "đoàn tụ khâm".

Thời Minh,yếm có dạng thức khá phức tạp, gồm 2 dải lớn vòng qua vai, kéo xuống dải buộc bên hông, phía trước có hình dạng như áo cụt tay cổ tròn.

Thời Thanh, yếm có dạng hình thoi, hình vuông như hình dạng quen thuộc hiện nay (với người VN). Thường làm bằng tơ lụa và có màu đỏ.

---

Như đã nói trước đây thì với kiểu yếm thế này (đặc biệt yếm đời Tống), thì trước Lê, cái "cổ áo tròn tròn" như đã thấy ở các tượng có thể nào là yếm không?

Thật ra trước Lê, kiểu phổ biến là áo vạt dài buông ngoài một thứ áo cổ tròn bên trong, đến giữa thời Lê mới thấy áo giao lĩnh cổ chéo cũng "hở ra cổ tròn tròn" bên trong. Như vậy, đích thực trước thời Lê phải mặc áo cổ tròn.

Mà "mốt" mặc áo giao lĩnh hở yếm như này thì cũng đến các bức họa thời Minh mới xuất hiện:

 photo 20110130094826598_zpstx421iwn.jpg  photo 20110130094826572_zpsfht0g6vd.jpg

Còn loại "áo yếm váy sồi" phổ biến hiện nay ở miền Bắc, cái áo yếm y hệt mô tả bên Thanh, đặc biệt là "loại yếm lý tưởng để mặc".

(Nghe bẩu khai quật được mộ hoàng phi, công chúa gì đó thời Lê, không biết có vật gì để "soi sáng thắc mắc" không?)




Nhà Lê
Sunday, January 25, 2015 Author: Trường An

Nhìn qua nhìn lại thì có thể tóm tắt nhà Lê bằng một câu tràn đầy tinh thần "bi hùng": Quá trình mâu thuẫn của 2 miền. Đây là nguyên nhân hệ quả của mọi thứ, thành cũng vì nó mà bại cũng vì nó, mà cuộc chiến Nam Bắc triều chỉ là hệ quả của nó (Sử ghi Nam Bắc triều là cuộc chiến Lê Mạc, hông phải như nhiều người tưởng lầm là Trịnh Nguyễn đâu. Chỉ nội cái tên cũng cho thấy kha khá tính chất của nó).

Lê Thái Tông chết bởi vì sao? Diệt Lê Ngân, Lê Sát, phục chức cho Trịnh Khắc Phục, Trịnh Khả - đây cũng là 2 phe phái của Thanh Hóa, và hậu quả của nó có thể thấy ở đời Lê Nhân Tông. Nhất là dùng Nguyễn Trãi - người "phương Bắc". Sự "cô lập" của Nguyễn Trãi trong triều đình Lê sơ có thể chẳng phải vì là lương thần giữa đám gian thần gì ráo (nếu là gian thần thì Lê Sát, Lê Ngân đã chẳng được minh oan, mà cái ngôi Lê Thái Tông ngồi vững cũng chỉ vì bọn họ), mà chỉ là mâu thuẫn giữa một ông quan "người Bắc" với một triều đình "người Nam". Mà khi cần hạ bệ quyền lực của Lê Sát, Lê Thái Tông "dụ dỗ" Lê Ngân rồi lại phế Lê Ngân. Rồi ta thấy một Thái phi họ Phạm theo Lê Lợi từ lâu, nghĩa là có căn cơ quan hệ với Thanh Hóa, bày mưu phế lập. Rồi ta thấy thái giám trong cung khuyên răn Nguyễn Trãi gì đó mà bị giết theo. Sự trừ diệt của Lê Thái Tông không chỉ đụng chạm đến Lê Sát, Lê Ngân mà là toàn bộ lực lượng quân sự địa phương làm chỗ dựa cho triều đình nhà Lê. Điều này sẽ thấy rõ trong quá trình lập Lê Thánh Tông, và ngày càng rõ trong quá trình suy vọng.

Triều đình nhà Lê, nói theo cách "hơi xa", là 1 triều đình "quân phiệt" - quyền lực tập trung trong tay các tướng. Lê Nghi Dân, Lê Uy Mục chết theo cùng một dạng - dựa vào các lực lượng "phương Bắc" để cướp ngôi, lấy "phương Bắc" làm chỗ dựa chống lực lượng "phương Nam", nhưng cuối cùng đều không đủ sức. Ngay cả Lê Chiêu Tông cũng thế - dựa vào Mạc Đăng Dung "phương Bắc" và bị cướp ngôi luôn.

Mà thật ra, ngoại trừ Lê Túc Tông chết quá sớm, tất cả các ông vua có họ ngoại không liên quan đến Thanh Hóa hay không dựa vào Thanh Hóa đều bị trừ diệt hết sạch.

Nên "mầm họa" có thể chẳng phải từ chuyện xây cất của Lê Tương Dực - chẳng qua người ta cần cách lý giải "truyền thống" thì mà rằng là vua ăn chơi để dân gian đói kém nên nảy mầm họa. Thề, đời Lê Thánh Tông cũng đói đầy ra, xây cất cũng đầy ra, người viết Cương mục còn móc mỉa LTT "mới dòng trước sử ghi đói to, dòng sau vua phát hành tập thơ ca ngợi dân gian được mùa".

Mà "mầm họa" có thể bắt nguồn từ trong chính đời Lê Thánh Tông, hay xa hơn nữa là Lê Thái Tông. Để chống lại sự thao túng của quyền thần, vua bắt đầu lập nên lực lượng quan lại mới qua con đường khoa cử, tiến cử... Kết quả là... các phi tần của Lê Hiến Tông không có ai xuất thân từ Thanh Hóa, và Lê Túc Tông nối ngôi dưới sự phò tá của các viên quan "người Bắc" chỉ được 6 tháng, Lê Uy Mục bị trừ diệt, đưa Lê Tương Dực "xuất thân Thanh Hóa" lên ngôi. Mẹ của Lê Tương Dực, là cháu của Trịnh Khắc Phục.

Mạc Đăng Dung "len lỏi" vào triều Lê trong đời Lê Uy Mục. Và khi các triều thần Thanh Hóa mâu thuẫn đánh nhau, Mạc Đăng Dung một đằng câu kết, một đằng trừ khử, Chiêu Tông lại đi trừ diệt người "phương Nam" hỗ trợ mình, cuối cùng bị Mạc bắt về giết chết.

Cũng phải nói, lực lượng của Trần Cảo mạnh như vậy là do lời tiên đoán về một "vị vua sinh ở phía Đông". Và sử Lê Trịnh dù gọi Mạc là ngụy triều vẫn phải thừa nhận người phía Bắc ủng hộ Mạc đến cùng, Mạc chạy đến đâu người dân theo đến đấy. Nhà Lê dù đến lúc này đã được 100 năm nhưng có vẻ vẫn chưa "thấm sâu lan rộng" khiến dân chúng phương Bắc tôn thờ gì hết, chỉ chực hất đi lập ông vua họ khác. So sánh với những vua mạt Lý, mạt Trần khiến quyền thần trăm phương ngàn kế trừ khử êm thấm vì sợ quần chúng nổi loạn, các vua Lê hễ cục cựa là bị giết chả thèm nể mặt ai, cũng chả ai hành động ngoài các ông Thanh Hóa - đưa số vua bị giết trong triều Lê nhiều nhất lịch sử. '_'

Cho nên, ngay cả Lê Trịnh cũng chỉ là một kết quả nhãn tiền.




1847
Sunday, November 2, 2014 Author: Trường An

Sự thật là trong thời Thiệu Trị, các nhà truyền giáo Pháp bị bắt giữ hay trục xuất - nhưng không bị tử hình - trước sự kiện tháng 3 năm 1847 tại Đà Nẵng. Chỉ sau đó, vì hậu quả cuộc tấn công của Pháp, những nhà truyền giáo Pháp mới bị triều đình VN xử tử.

Trong thời Thiệu Trị (1841-1847), Pháp vẫn chưa quyết định áp đặt một nền thống trị thuộc địa tại VN. Nhưng vai trò của Pháp tại Trung Hoa, từ 1840 về sau, dần phát triển thành quan trọng. Trong sự cạnh tranh mở rộng thị trường của các đế quốc tại TQ, Pháp là kẻ tiến rất gần với Anh. Cuộc chiến tranh thuốc phiện lần 1 chứng tỏ cho những chiến lược gia người Pháp sự quan trọng trong việc chiếm giữ sự hiện diện trong vùng biển Đông, thứ nhất là để bảo vệ những quyền lợi của Pháp, sau nữa là để ngăn chặn sức mạnh của những nước phương Tây khác chiếm mất các đặc quyền ở những nước châu Á lân cận. Theo đó, sự hiện diện thủy quân của Pháp đã được tăng cường vào 1840, với sự xuất hiện thường trực của tàu Pháp ở cảng Manila, Batavia, Singapore, Macao và Hongkong. Vì đội thủy quân tăng cường này, Pháp đã có thể tham dự cùng Mỹ và Anh ép buộc nhà Thanh tiếp tục ký kết một hiệp ước bất bình đẳng nữa vào 1844, khẳng định đặc quyền như quyền buôn bán và bảo vệ các nhà truyền giáo. Đứng vững chân ở quốc gia trung tâm, Pháp đối mặt với yêu cầu giữ vững vị thế trên biển và đất liền. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Guizot phát biểu công khai rằng Pháp cần phải có căn cứ thủy quân ở biển Đông và một thuộc địa gần với phía Nam TQ. Tuy nhiên, triều đình của vua Louis Philppie đã không giải quyết hành động nào cho đến khi bị lật đổ vào 1848, điều đã làm gián đoạn hành động Pháp ở châu Á cho đến khi Đế chế thứ hai của Napoleon III được thiết lập vào 1852. Nhưng vì lý do đối nội, vua Louis Phillipe đã yêu cầu các đội trưởng thủy quân ở châu Á phải bảo vệ các nhà truyền giáo khỏi bị các triều đình châu Á xâm hại hay tử hình - mà không gây nên thù oán. Sự tự do ở đó lại khiến các quan chức đem các "yếu tố nội bộ" vào phô diễn. Những quan chức thủy quân thường xuyên tìm cách mở rộng vai trò của mình càng nhiều càng tốt. Sự can thiệp của thủy quân Pháp và sự thù địch nó đem lại cuối cùng đã khiến Thiệu Trị phải lập lại lệnh hành quyết nhà truyền giáo nước ngoài, trừng phạt người theo đạo trong nước, và chắc chắn buộc phải đóng cửa các cảng đối với tàu Pháp.

Sự xâm phạm đầu tiên diễn ra vào tháng 3/1843, khi con tàu Heroine dưới quyền Favin Léveque cập cảng Đà Nẵng để yêu cầu thả 5 nhà truyền giáo bị cầm tù gần Huế. Thiệu Trị ưng thuận, thả về cho Léveque 5 người gồm Miche, Duclos, Galey, Bernuex và Charrier. Trong tháng 6/1845, tàu Alemene dưới quyền Fornier Duplan vào cảng Đà Nẵng yêu cầu thả người Pháp khác là Lefebre. Người này sau đó được thả về cho các quan Pháp, được đưa về Singapore. Nhưng Lefebre tiếp tục nhập cảnh bất hợp pháp vào VN và bị bắt lại ở Sài Gòn vào tháng 6/1846. Ông ta tiếp tục được chính quyền VN thả đi, lần này là cho các quan Anh. Năm sau, ông ta tiếp tục nhập cảnh bất hợp pháp vào Gia Định.

Trong tháng 3/1847, tàu Gloire, Victorieuse dưới quyền Rigault de Genouilly cập cảng Đà Nẵng. Nhận biết là Huế đã thả toàn bộ nhà truyền giáo, những quan tướng Pháp thay vì thế yêu cầu Thiệu Trị phải chấp thuận tự do cho toàn bộ nhà truyền giáo và con chiên. Bọn họ cũng yêu cầu Thiệu Trị phải bỏ lệnh hạn chế của nền thương nghiệp VN điều khiển với thương nhân Pháp. Theo ghi chép của Đại Nam thực lục, những yêu cầu này đã tỏ thái độ hung hăng gây gổ ngay từ đầu. Đã cập vào bờ biển với chừng 20 lính vũ trang, Lapierre khiếm nhã với viên quan vùng ấy là Lý Văn Phức, nhục mạ ông ta và nói rằng mình đem theo quốc thư của chính quyền Pháp cho lãnh đạo VN. Vì nhận một thư hàm như thế chỉ có thể thực hiện giữa những phái đoàn chính trị giữa Pháp và VN, Lý Văn Phức từ chối. Khi ông ta làm thế, Lapierre bỏ lại lá thư cho Lý Văn Phức và rời đi. Chắc chắn rằng sẽ bị trừng phạt dù có nhận thứ gì đi chăng nữa, viên quan kém may mắn chỉ có thể gửi lá thư về Huế. Trong thời gian chờ đợi, những thủy thủ Pháp di chuyển tự do trên bờ biển, đi vào những làng ven biển và gặp gỡ chừng 5 hay 6 giáo sĩ Pháp cung cấp tin tức cho họ. Triều đình Huế rốt cuộc đã bị thúc giục phải hành động khi tàu Pháp tịch thu buồm và mái chèo của năm chiếc tàu đồng trong đội thủy quân. Không có khả năng di chuyển, những con tàu này bị đội thủy thủ Pháp bắt làm con tin để tìm kiếm một thỏa thuận vừa ý hơn. Để đối phó, Huế đem tàu chiến khác tới cảng và đặt thành trì bên bờ biển vào báo động. Vua Thiệu Trị liệu có quyết định tấn công bất ngờ để chấm dứt những hành động quấy rối trong lãnh thổ VN? Nhà vua nếu thế thì đã ngăn cản người Pháp vào các làng ven bờ và tiếp xúc với các cố đạo. Hơn thế nữa, nhà vua tin rằng Pháp không chỉ đem tới 2 chiếc thuyền nếu như định tấn công, vì thế, sự biểu diễn phòng ngự của VN chỉ có tác dụng khiến người Pháp rút lui hay đàm phán một giải pháp cho xung đột...

Vì thế, triều đình Huế từ chối đàm phán những điểm mà Pháp yêu cầu, nhưng vẫn hy vọng chấm dứt xung đột mà không phải dùng vũ lực. Vì thế, các tuớng VN được yêu cầu không tấn công trước trừ phi bên Pháp sinh chuyện trước.

Vào ngày 14/4/1847, những viên quan Pháp phát hiện ra sự di chuyển của đội phòng ngự và thuyền chiến vào cảng Đà Nẵng. Nghĩ nhầm rằng sắp bị tấn công, họ khai hỏa, phá thành và đánh chìm 5 tàu chiến đồng. Cuộc đánh phá của người Pháp diễn ra trong hơn 1 tiếng đồng hồ. Lapierre không định đem quân đổ bộ và đội thuyền Pháp rời đi ngay.

Cuộc tấn công khẳng định lại cho Thiệu Trị bản chất "man di" của người Pháp và chứng tỏ cho ông thấy mối nguy hiện diện cho VN. Ông yêu cầu củng cố phòng thủ tất cả bờ biển và đặc biệt cấm tàu thuyền quân sự lẫn thương mại của Pháp cập cảng VN.

The Vietnamese Response to French Intervention, 1862-1874
By Mark W. McLeod

---

(Không trích lại ĐNTL về sự kiện này, vì sách tiếng Việt lại dễ tìm.)

---

Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt thái độ của triều đình Nguyễn và Pháp. Trước đó (như vào những năm 30 Baron còn ghi), người Pháp được ưu tiên trong buôn bán nhập khẩu, nhất là vũ khí. Sự kiện này cùng với hàng trăm sự việc trước và sau đó, đã khiến các cảng VN buộc phải đóng cửa, nhất là với người Pháp.

(Thành thật mà nói, trong các quốc gia Tây, chỉ còn Pháp chưa có thuộc địa trong vùng biển Đông, không cấm cửa Pháp chứ cấm cửa ai?)

(Và người VN sau này, với sự tôn-thờ-Đại-Pháp, hông thèm đọc sử VN lẫn nước ngoài, chỉ đọc mỗi sử Pháp rằng thì mà là tại nó cấm cửa nên ta mới đánh, tại nó tấn công trước, tại nó abc xyz. Đáng xợ hơn là những thành phần lẫn lộn lịch sử với hoang tưởng - vầng, 5 cái tàu gọi là "toàn bộ thủy quân".

Nhắn các bác là "sử Việt hông ghi" tại vì các bác đọc toàn sử của sử gia thân Pháp hay sử-hiện-đại biên lại sử của người Pháp, sự kiện đó trong ngoài đều biết Pháp sai lè lè, ghi cái rì? Ghi rồi thì làm xao mà chứng minh "tại nó bế quan tỏa cảng là sai nên ta mới đánh"? Còn sử nhà Nguyễn ghi chưa đã, nhắc lại mãi đấy. =)))))))))) Vầng, "bí mật".)

---

Điều hại trong việc viết sử quá dài, quá kỹ của nhà Nguyễn là... không ai đọc nổi. Ngay cả trong các tác phẩm nghiên cứu lịch sử, thi thoảng cũng nhận thấy (hay thường xuyên nhận thấy) là tác giả chỉ đọc đúng giai đoạn được nói, còn trước đó thì chỉ lược tóm tắt. Từ đó mới sinh ra những "sai lầm dây chuyền".




Hà Tiên – 1718
Saturday, August 16, 2014 Author: Trường An

Trích "Account of Pegu and the Voyage to Cambodia and Siam in 1718" của Alexander Hamilton. Hà Tiên ở đây được gọi là Cambodia, nhưng chỉ là phần bờ biển thuộc về Nam Hà và có một "vị vua".

Quá lười để dịch, nên tóm tắt thế này: Theo ghi chép này, năm 1717, vua Xiêm La đem 5 vạn quân bộ và 2 vạn thủy quân tiến đánh Lũng Kỳ (đây là nơi Mạc Cửu đến lập phố đầu tiên). Không thể chống lại số quân này, Mạc Cửu cho người ở Lũng Kỳ lui hết về Giang Thành, đốt hết Lũng Kỳ để tạo thế vườn không nhà trống.

Theo ghi chép này, Mạc Cửu đã cho người cầu viện Nam Hà - nhưng sử VN có lẽ ghi nhầm 1718 thành 1708. Sử VN ghi Mạc Cửu đến triều đình Nam Hà sau khi cuộc chiến này kết thúc nhưng không ghi Nam Hà có động binh giúp Hà Tiên - Nếu có, hẳn là lực lượng quân đội ở Gia Định - điều này cũng lý giải được cho mối quan hệ thân thiết của Mạc Cửu và Trần Thượng Xuyên. Quân Nam Hà yểm trợ là 1,5 vạn, cùng với 3000 thủy quân. Tuy nhiên, số quân tổng hợp của cả 2 cũng chỉ bằng nửa quân Xiêm, số thuyền cũng chỉ bằng 1/4.

Quân đội Xiêm La bị mắc kẹt ở Lũng Kỳ, cả người lẫn voi bị nạn đói hoành hành. Trong lúc đó, quân Hà Tiên - Nam Hà vẫn bám sát gót tấn công du kích. Quân Xiêm vào đốt thành phố Lũng Kỳ, bị quân Hà Tiên phục kích đốt thuyền, dẫn dụ các thuyền khác vào đoạn sông cạn, mắc kẹt không ra được, rồi sau đó quân Hà Tiên rút lui, bỏ mặc quân Xiêm sợ bị chết đói mà chạy về.

- Người Hà Tiên (miền Tây) rất đẹp, đặc biệt là phụ nữ. Điều này được lịch sử chứng minh. :))

---

"In anno 1717, the king of Siam made war on his neighbour of Cambodia, and invaded his country with an army of fifty thousand by land, and twenty thousand by sea, and committed the care of his armies to his Barka-long, a Chinese, altogether unacquainted with war. The China Man accepted of he charge with much reluctancy, but the king would not be denied. The war proved unsuccessful, but I'll leave the particulars till I treat of Cambo-dia, and return to Siam, where I had some difficulties to meet with."

Cambodia

The first sea-port to be met with is Cupangsoap, a town in the dominions of Cambodia, It affords elephants teeth, sticklack and the gum Cambouge or Cambodia, but there is no free commerce allowed there, without a licence from the court of Cambodia.

The next place is Ponteamass, a place of pretty good trade for many years, having the conveniency of a pretty deep but narrow river, which, in the rainy seasons of the South-west monsoons, has communication with Bansack or Cambodia River, which conveniency made it draw foreign commerce from the city of Cambodia hither; for the city lying near one hundred leagues up the river, and most part of the way a continual stream running downward, made the navigation to the city so long and trouble-som, that few cared to trade to it, for which reasons foreign commerce chose to come to Ponteamass, and it flourished pretty well till the year 1717, that the Siam fleet destroyed it.

When the Siam army and fleet threatned Cambodia, the king knew his inability to withstand the amers, so the inhabitants that lived on his borders had orders to remove towards the city of Cambodia, and what they could not bring with them, to destroy it, so that for fifty leagues the country was a mere desert. He then addrest the king of Couchin-china for assistance and protection, which he obtained, on condition, that Cambodia should be-come tributary to Couchin-china, which was agreed to, and he had an army of fifteen thousand to assist him by land, and three thousand in nimble gallies well manned and equipt, by sea.

The Siam army by land was above double the number of the Cambodians and Couchin-chinese in conjunc-tion, and their fleet above four times their number. The land army finding all the country desolate, as they marched into the borders of Cambodia, soon began to be in distress for want of provisions, which obliged them to kill their carriage beasts, and their elephants and horses which they could get no sustenance for, and the soldiers being obliged to eat their flesh, it being a diet they had never been used to, an epidemick flux and fever seized the whole army, so that in two months one half was not left, and those were obliged to retreat towards their own country again, with the Cambodian army always at their heels.

Nor had their navy much better success, for they coming to Ponteamass, sent in their small gallies to plun-der and burn the town, which they did effectually, and, of elephants teeth only, they burnt above two hundred tuns. The ships and jonks of burden lying in the road, above four miles from the town, the Couchin-chinese taking hold of that opportunity, attackt the large vessels, and burned some, and forced others ashore, whilst their gallies were in a narrow river, and could not come to their assistance till high-water that they could get out. The Couchin-chinese having done what they came for, retired, not caring to engage such a superior number, and the Siamers fearing famine in their fleet, steered their course for Siam with disgrace. In anno 1720, 1 saw several of the wracks,
and the ruins of the town of Ponteamass.

The City of Cambodia stands on the side of the great river, about fifty or sixty leagues from Ponteamass by land, or by water in the South-west monsoons. The country produces gold of twenty one caracts fine, raw silk at 120 dollars per pecul, elephants teeth at fifty to fifty-five dollars for the largest. The small are of different prices. They have also much sapan-wood, sandal-wood, agala-wood, sticklack, and many sorts of physical drugs, and lack for Japaning. They are very desirous of having a trade with the English; but they will not suffer the Dutch to settle fac-
tories in their country provisions of flesh and fish are plentiful and cheap, and are the only things that may be bought without a permit from the king. I have bought a bullock, that weighed between four and five hundred weight, for a Spanish dollar; and rice is bought at eight pence per pecul, which is about 140 lb. but poultry are scarce, because the country being for the most part woody, when the chickens grow big, they go to the woods, and shift for themselves. Tigers and wild elephants are numerous in the woods, and there are also wild cattle and buffa-loes, and plenty of deer, all which animals every body is free to catch or kill.

There are about two hundred Topasses, or Indian Portugueze settled and married in Cambodia, and some of them have pretty good posts in the government, and live great after the fashion of that country; but they have no priests, nor will any venture to go among them...

When I arrived at Ponteamass, an officer came on board, who could speak a little Portugueze. He brought a present of refreshments along with him, and advised me to send to the king, to give him an account of my arrival, and acquaint him that I designed to trade with his subjects by his permission, which I did, and in twelve days, re-ceived an answer that I might, but desired me to send some person up with musters of my goods, that he and his merchants might see them, and sent two Portugueze for interpreters, one to stay with me on board of my ship, while I staid, and the other to accompany the person I designed to send to him with the musters. On their arrival I dispatcht my second supercargo, with an equippage of twenty-five men, well armed with fuzees and bayonets, with two small bales of musters, and presents for the king, with instructions to let me hear from him once a week by an express, if no other opportunity offered.

After he arrived at the city, he had a large house allowed him for the accommodation of him and his retinue, and had store of provisions sent him, and many folks of distinction visited him, but ten days past before he could see his majesty, who at last received him in great state, sitting on a throne like a pulpit, with his face vailed below his eyes, and after many gracious speeches, some whereof were pertinent to my purpose, but many not, he gave me liberty and encouragement to trade.

... When the king bestows his favour on any person whom he has a mind to honour, which he never does without a considerable present, he presents the person with two swords to be carried always before him when he goes abroad in publick, one is the sword of state, and the other of justice. All people that meet him when those swords are carried before him, must give him place, and salute him by a set form of words, but if he meets with another court minion, then they compare the dates of their patents, and segniority takes place, and must be first saluted. Wherever those mandareens go in the country, they hold courts of justice, both civil and criminal, and they have the power of laying on fines, but they are paid into the king's treasury; but in capital crimes, his sentence is law, and speedy execution follows sentence.

The Cambodians are of a light brown complexion, and very well shaped, their hair long, and beards thin. Their women are very handsom, but not very modest. The men wear a vestment like our night-gowns, but nothing on their heads or feet. The women wear a petticoat reaching below the ancle, and on their bodies a frock made close and meet for their bodies and arms, and both sexes dress their hair."





Copyright © Trường An. All rights reserved.