Sự thật là trong thời Thiệu Trị, các nhà truyền giáo Pháp bị bắt giữ hay trục xuất - nhưng không bị tử hình - trước sự kiện tháng 3 năm 1847 tại Đà Nẵng. Chỉ sau đó, vì hậu quả cuộc tấn công của Pháp, những nhà truyền giáo Pháp mới bị triều đình VN xử tử.
Trong thời Thiệu Trị (1841-1847), Pháp vẫn chưa quyết định áp đặt một nền thống trị thuộc địa tại VN. Nhưng vai trò của Pháp tại Trung Hoa, từ 1840 về sau, dần phát triển thành quan trọng. Trong sự cạnh tranh mở rộng thị trường của các đế quốc tại TQ, Pháp là kẻ tiến rất gần với Anh. Cuộc chiến tranh thuốc phiện lần 1 chứng tỏ cho những chiến lược gia người Pháp sự quan trọng trong việc chiếm giữ sự hiện diện trong vùng biển Đông, thứ nhất là để bảo vệ những quyền lợi của Pháp, sau nữa là để ngăn chặn sức mạnh của những nước phương Tây khác chiếm mất các đặc quyền ở những nước châu Á lân cận. Theo đó, sự hiện diện thủy quân của Pháp đã được tăng cường vào 1840, với sự xuất hiện thường trực của tàu Pháp ở cảng Manila, Batavia, Singapore, Macao và Hongkong. Vì đội thủy quân tăng cường này, Pháp đã có thể tham dự cùng Mỹ và Anh ép buộc nhà Thanh tiếp tục ký kết một hiệp ước bất bình đẳng nữa vào 1844, khẳng định đặc quyền như quyền buôn bán và bảo vệ các nhà truyền giáo. Đứng vững chân ở quốc gia trung tâm, Pháp đối mặt với yêu cầu giữ vững vị thế trên biển và đất liền. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Guizot phát biểu công khai rằng Pháp cần phải có căn cứ thủy quân ở biển Đông và một thuộc địa gần với phía Nam TQ. Tuy nhiên, triều đình của vua Louis Philppie đã không giải quyết hành động nào cho đến khi bị lật đổ vào 1848, điều đã làm gián đoạn hành động Pháp ở châu Á cho đến khi Đế chế thứ hai của Napoleon III được thiết lập vào 1852. Nhưng vì lý do đối nội, vua Louis Phillipe đã yêu cầu các đội trưởng thủy quân ở châu Á phải bảo vệ các nhà truyền giáo khỏi bị các triều đình châu Á xâm hại hay tử hình - mà không gây nên thù oán. Sự tự do ở đó lại khiến các quan chức đem các "yếu tố nội bộ" vào phô diễn. Những quan chức thủy quân thường xuyên tìm cách mở rộng vai trò của mình càng nhiều càng tốt. Sự can thiệp của thủy quân Pháp và sự thù địch nó đem lại cuối cùng đã khiến Thiệu Trị phải lập lại lệnh hành quyết nhà truyền giáo nước ngoài, trừng phạt người theo đạo trong nước, và chắc chắn buộc phải đóng cửa các cảng đối với tàu Pháp.
Sự xâm phạm đầu tiên diễn ra vào tháng 3/1843, khi con tàu Heroine dưới quyền Favin Léveque cập cảng Đà Nẵng để yêu cầu thả 5 nhà truyền giáo bị cầm tù gần Huế. Thiệu Trị ưng thuận, thả về cho Léveque 5 người gồm Miche, Duclos, Galey, Bernuex và Charrier. Trong tháng 6/1845, tàu Alemene dưới quyền Fornier Duplan vào cảng Đà Nẵng yêu cầu thả người Pháp khác là Lefebre. Người này sau đó được thả về cho các quan Pháp, được đưa về Singapore. Nhưng Lefebre tiếp tục nhập cảnh bất hợp pháp vào VN và bị bắt lại ở Sài Gòn vào tháng 6/1846. Ông ta tiếp tục được chính quyền VN thả đi, lần này là cho các quan Anh. Năm sau, ông ta tiếp tục nhập cảnh bất hợp pháp vào Gia Định.
Trong tháng 3/1847, tàu Gloire, Victorieuse dưới quyền Rigault de Genouilly cập cảng Đà Nẵng. Nhận biết là Huế đã thả toàn bộ nhà truyền giáo, những quan tướng Pháp thay vì thế yêu cầu Thiệu Trị phải chấp thuận tự do cho toàn bộ nhà truyền giáo và con chiên. Bọn họ cũng yêu cầu Thiệu Trị phải bỏ lệnh hạn chế của nền thương nghiệp VN điều khiển với thương nhân Pháp. Theo ghi chép của Đại Nam thực lục, những yêu cầu này đã tỏ thái độ hung hăng gây gổ ngay từ đầu. Đã cập vào bờ biển với chừng 20 lính vũ trang, Lapierre khiếm nhã với viên quan vùng ấy là Lý Văn Phức, nhục mạ ông ta và nói rằng mình đem theo quốc thư của chính quyền Pháp cho lãnh đạo VN. Vì nhận một thư hàm như thế chỉ có thể thực hiện giữa những phái đoàn chính trị giữa Pháp và VN, Lý Văn Phức từ chối. Khi ông ta làm thế, Lapierre bỏ lại lá thư cho Lý Văn Phức và rời đi. Chắc chắn rằng sẽ bị trừng phạt dù có nhận thứ gì đi chăng nữa, viên quan kém may mắn chỉ có thể gửi lá thư về Huế. Trong thời gian chờ đợi, những thủy thủ Pháp di chuyển tự do trên bờ biển, đi vào những làng ven biển và gặp gỡ chừng 5 hay 6 giáo sĩ Pháp cung cấp tin tức cho họ. Triều đình Huế rốt cuộc đã bị thúc giục phải hành động khi tàu Pháp tịch thu buồm và mái chèo của năm chiếc tàu đồng trong đội thủy quân. Không có khả năng di chuyển, những con tàu này bị đội thủy thủ Pháp bắt làm con tin để tìm kiếm một thỏa thuận vừa ý hơn. Để đối phó, Huế đem tàu chiến khác tới cảng và đặt thành trì bên bờ biển vào báo động. Vua Thiệu Trị liệu có quyết định tấn công bất ngờ để chấm dứt những hành động quấy rối trong lãnh thổ VN? Nhà vua nếu thế thì đã ngăn cản người Pháp vào các làng ven bờ và tiếp xúc với các cố đạo. Hơn thế nữa, nhà vua tin rằng Pháp không chỉ đem tới 2 chiếc thuyền nếu như định tấn công, vì thế, sự biểu diễn phòng ngự của VN chỉ có tác dụng khiến người Pháp rút lui hay đàm phán một giải pháp cho xung đột...
Vì thế, triều đình Huế từ chối đàm phán những điểm mà Pháp yêu cầu, nhưng vẫn hy vọng chấm dứt xung đột mà không phải dùng vũ lực. Vì thế, các tuớng VN được yêu cầu không tấn công trước trừ phi bên Pháp sinh chuyện trước.
Vào ngày 14/4/1847, những viên quan Pháp phát hiện ra sự di chuyển của đội phòng ngự và thuyền chiến vào cảng Đà Nẵng. Nghĩ nhầm rằng sắp bị tấn công, họ khai hỏa, phá thành và đánh chìm 5 tàu chiến đồng. Cuộc đánh phá của người Pháp diễn ra trong hơn 1 tiếng đồng hồ. Lapierre không định đem quân đổ bộ và đội thuyền Pháp rời đi ngay.
Cuộc tấn công khẳng định lại cho Thiệu Trị bản chất "man di" của người Pháp và chứng tỏ cho ông thấy mối nguy hiện diện cho VN. Ông yêu cầu củng cố phòng thủ tất cả bờ biển và đặc biệt cấm tàu thuyền quân sự lẫn thương mại của Pháp cập cảng VN.
The Vietnamese Response to French Intervention, 1862-1874 By Mark W. McLeod
---
(Không trích lại ĐNTL về sự kiện này, vì sách tiếng Việt lại dễ tìm.)
---
Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt thái độ của triều đình Nguyễn và Pháp. Trước đó (như vào những năm 30 Baron còn ghi), người Pháp được ưu tiên trong buôn bán nhập khẩu, nhất là vũ khí. Sự kiện này cùng với hàng trăm sự việc trước và sau đó, đã khiến các cảng VN buộc phải đóng cửa, nhất là với người Pháp.
(Thành thật mà nói, trong các quốc gia Tây, chỉ còn Pháp chưa có thuộc địa trong vùng biển Đông, không cấm cửa Pháp chứ cấm cửa ai?)
(Và người VN sau này, với sự tôn-thờ-Đại-Pháp, hông thèm đọc sử VN lẫn nước ngoài, chỉ đọc mỗi sử Pháp rằng thì mà là tại nó cấm cửa nên ta mới đánh, tại nó tấn công trước, tại nó abc xyz. Đáng xợ hơn là những thành phần lẫn lộn lịch sử với hoang tưởng - vầng, 5 cái tàu gọi là "toàn bộ thủy quân".
Nhắn các bác là "sử Việt hông ghi" tại vì các bác đọc toàn sử của sử gia thân Pháp hay sử-hiện-đại biên lại sử của người Pháp, sự kiện đó trong ngoài đều biết Pháp sai lè lè, ghi cái rì? Ghi rồi thì làm xao mà chứng minh "tại nó bế quan tỏa cảng là sai nên ta mới đánh"? Còn sử nhà Nguyễn ghi chưa đã, nhắc lại mãi đấy. =)))))))))) Vầng, "bí mật".)
---
Điều hại trong việc viết sử quá dài, quá kỹ của nhà Nguyễn là... không ai đọc nổi. Ngay cả trong các tác phẩm nghiên cứu lịch sử, thi thoảng cũng nhận thấy (hay thường xuyên nhận thấy) là tác giả chỉ đọc đúng giai đoạn được nói, còn trước đó thì chỉ lược tóm tắt. Từ đó mới sinh ra những "sai lầm dây chuyền".