Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

Một thế hệ Vô hồn-Internet
Trường An March 17th, 2008

(Trích đoạn)

Những đám khác chui vào mạng là bởi ngoài cái khoảng không hấp dẫn đó, họ chẳng còn một nơi chốn nào để tồn tại. Đây là đám vô gia cư thể tinh thần, bất tài, vô dụng, dặt dẹo, tồn tại như những thây ma. Ngoài đời thực, họ là những chuyên viên quản trị mạng, những nhân viên làng nhàng, dốt đặc cán mai trong các công sở, các công ty quảng cáo, những chuyên gia thiết kế web mà cả chục năm ròng chẳng rặn ra được sản phẩm nào, những phóng viên chuyên mục cấp thấp — nói chung là tất cả những ai đang căm hận cả thế giới này đã không trao cho họ quyền thực hiện khát vọng vươn tới đỉnh cao. Và họ chỉ còn biết cách trút giấc mộng Napoleon vào Internet, nơi họ được trở thành những vị lãnh tụ tinh thần với đám thần dân đồng ý tưởng. Những bản tuyên ngôn rỗng tuếch nặng hàng megabai được thêm mắm thêm muối bằng những ngôn từ bịp bợm hay câu chửi rủa, những câu khẩu hiệu nhàm tai kiểu như “Hãy thử, hãy làm việc, hãy nghỉ ngơi”, “Anh Cả đang dõi theo bạn” hay “Tôi là kẻ thù của dân tộc”. Dĩ nhiên, chỉ trong nháy mắt, cả lũ đệ tử vô công rồi nghề, lập dị, vô văn hóa đã xúm đen xúm đỏ xung quanh cái đám này chỉ với một mục đích – có thêm bạn nhậu vào cuối tuần, có thêm những người hiểu mình, hiểu tư tưởng của mình.

Dần dần, việc này nhuốm màu sắc hoang tưởng, bệnh họan. Thật buồn cười khi nghe đám này khệnh khạng tâng bốc nhau, gán cho nhau những chức danh to tát như “nhân vật PR chủ chốt của mạng Internet”, “nhà báo/văn sĩ tài năng nhất của mạng Internet”, hay “doanh nhân thành đạt nhất của mạng Internet”, hoặc “nhà tư tưởng của mạng Internet”, rồi họ giới thiệu nhau với đám người ngoại đạo. Dường như cái đám rỗng tuyếch thích huênh hoang trong bộ quần áo bảo hộ lao động lấm lem dầu mỡ này mang theo mình mặt nạ Venedơ và đang dựng lên trước mặt bạn một lễ hội Carnaval và để lộ tẩy mình là một kẻ khác. Nói một cách chính xác, tất cả mạng Internet là một chiếc mặt nạ cho đám người vô thừa nhận mà nếu bạn không cần chiếc mặt nạ này, có nghĩa là bạn không cần đến mạng Internet.

Đương nhiên, trong cái đám người sử dụng Internet này cũng có những cá nhân tài năng, tử tế mà số lượng những người như vậy cũng khá đông. Tuy nhiên, nếu so sánh cái đám dở người dở ngợm, cái đám thần kinh chập mạch đó với những người bình thường, tử tế khác, âu là bạn đang so sánh mình với người thợ đãi cát tìm vàng đang phải cật lực đào bới hàng tấn đất đá trước khi tìm ra thứ kim loại quý ấy. Tuy nhiên, xin nhắc lại, tất cả đều giống như trong cuộc sống thực. Chỉ có một phần nghìn những tinh hoa của loài người có khả năng chống lại những đê tiện, hèn hạ, bẩn thỉu của thế giới xung quanh để trở thành một con người biết nghĩ.

Sự khác biệt duy nhất giữa thế giới ảo của mạng Internet và thế giới thực nằm ở chỗ, trong thế giới ảo này, con người có cảm giác rõ rệt hơn. Bạn thấy đấy, một kẻ chết tiệt nào đó bỗng nổi trội lên giữa đám thành viên của trang web nào đó, và rồi, cứ thế những cư dân mạng xúm đen xúm đỏ xung quanh, người này sẵn sàng giẫm lên chân người kia để cố len được vào đám đông đó nhằm ghìm hãm cái hình mẫu nổi trội kia xuống. Nếu như trong cái thế giới thực, lời nói thường cũng để gió bay, còn trong thế giới ảo này, những câu, những từ đã được ai đó phát ngôn ra, hẳn vẫn còn lưu giữ trên mạng. Bạn cứ thử đọc những mẩu đối thoại trên Internet để thấy rằng ban đầu chỉ có một mống khơi mào, vậy là cả đám ùa theo, bắt chước nhau, cứ như tuyết lở. Họ đồng thanh chửi bới ai đó và bịt miệng nạn nhân cho tới khi diễn đàn đầy ăm ắp những lời thóa mạ giống hệt nhau. Bất cứ một phát ngôn “lạ” nào mang tính tích cực cũng sẽ bị chìm nghỉm trong cái biển nước đen kịt này. Nó cũng giống như cái đám học sinh phổ thông của cộng đồng Internet đang giẫm chân lên thành viên mới tập tọe chui vào mạng. Và nên gọi cái mạng Internet của Nga là Internat[2].
Trong thời gian này, tôi có quan tâm tới một số tác phẩm văn học của Sorokin, Pelevin, Bolmat, Elizarov…và hay chui vào mạng để giao tiếp với cộng đồng các tín đồ văn chương. Rồi sau khi đã mệt mỏi với những trận tranh cãi triền miên của đám tín đồ này về chuyện Sorokin có xực cả phân không, Pelevin có phải là dân nghiện hút không…tôi rơi vào một thế giới toàn những kẻ không chỉ chuyên bàn luận mà còn rỗi việc sáng tác ra những “bài luận văn” với giọng điệu tương tự, mà họ đã sáng tác thì không tồi, thậm chí còn hay hơn đám văn sĩ kể trên.

Ô, những thứ này đối với tôi sao mà thú vị và mới mẻ đến thế. Những cuộc tranh luận về nền văn học đương đại Nga, cơ cấu xã hội, cuộc chiến chống lại các tập đoàn đa quốc gia, nền văn hóa đại chúng, vận mệnh của nước Nga…Sao tất cả đám bạn bè trên mạng của mình lại thú vị và thông minh đến thế. Nhiều người trong số họ viết thật hay, thật uyên bác. Trong mỗi một câu trả lời là những thách thức xã hội, trong mỗi một đoạn văn là nỗi buồn và sự đau khổ triền miên của kiếp người. Nếu so với đám tác giả của những bài viết về sự tàn phá của heroin thì Burroughs William[3] – chỉ đáng là đệ tử. Những bài viết của đám này mênh mang một nỗi buồn thăm thẳm (mà bạn thừa hiểu rằng, tác giả của chúng chỉ là cái đám trẻ con vắt mũi chưa sạch nhưng cứ khệnh khạng tự cho mình là ma vương của muôn thời).

-----------------

Vào một khoảnh khắc nào đó, tôi có một cảm giác không được rõ rệt cho lắm, rằng hình như tôi đang có được cái điều mà bấy lâu nay tôi đang tìm kiếm cho riêng mình. Đó là những con người có tâm hồn thực thụ theo đúng nghĩa của nó. Những con người tuyệt vời, biết suy nghĩ, biết đoàn kết, biết giũ bỏ hết những thứ phù du trong bộ sưu tập Cavalli, trong ánh đèn mờ của vũ trường hay những chiếc xe hơi bóng lộn, những chiếc điện thoại không giới hạn cuộc gọi của công ty cấp riêng cho họ. Và như vậy, cuộc cách mạng bắt đầu từ đây và nó đang chờ đợi tôi – một con chiên cuối cùng đang lầm đường lạc lối trên cõi dương gian đầy rẫy sự dối trá này đồng thời đang che dấu ngọn lửa tâm hồn ẩn trong những kho áo khoác hiệu Pal Zelieri. Dường như, chỉ một chút nữa thôi là tôi bác bỏ hết tất cả cái hành trang cuộc sống của mình, giẫm đạp dưới chân tất cả những giá trị vật chất và phi vật chất để gia nhập vào cái đám du thủ du thực trên mạng và trở thành một trong những thành viên của cái cộng đồng đáng kính đó.

....

Có gặp cái đám này, tôi mới vỡ lẽ ra rằng, mục đích của những kẻ tự phong cho mình là nhà cách mạng thực chất cũng hời hợt, sơ sài như đám thường dân trong xã hội. Đốt tiền, kiếm bạn nhậu và hú hí với đám gái dung nhan trung bình kém mỗi khi say.

Lời khuyên của tôi dành cho bạn là thế này: nếu có vào Internet và nhìn thấy đám người thú vị nào đó đang khiến bạn ngạc nhiên về kiến thức triết học phi thường hay khả năng múa bút điêu luyện, điệu nghệ, đừng bao giờ dại dột mà gặp gỡ họ bên ngoài mạng. Hãy cứ thưởng thức những thứ mà bạn ngưỡng mộ họ ở khoảng cách xa nếu không muốn chuốc lấy sự thất vọng ê chề.

Chúng kiến tất cả những việc này, tôi hiểu rằng, trong con người họ hoàn toàn không tồn tại khái niệm về một Burroughs William, Che Gevara hay Oruella. Tất cả thật nhạt nhẽo, sơ sài và vô vị. Khi hiểu những điều này, tôi bắt đầu đánh giá các bài viết cũng như những lời phát ngôn của họ theo một cách khác. Chỉ một tuần sau, tôi đi đến kết luận rằng, tất cả các câu chuyện, “thành quả lao động”, khẩu hiệu hay tuyên ngôn chỉ là một thứ nước hoa quả tổng hợp từ văn xuôi hoặc thơ ca của đám văn sĩ thời nay, của các ký giả, chính trị gia phát biểu trên truyền hình, chỉ có điều, chúng được gia giảm bằng những ngôn từ tục tĩu. Còn tất cả những lời phát ngôn của đám này cũng chẳng có gì khác hơn là đi sao chép lại những trích dẫn của nhiều người khác, từ Goebbels[7] cho đến Solzenisun[8] và tự nhận vơ là của mình. Những câu phát ngôn này được đăng lên các diễn đàn, tùy thuộc vào “đảng phái” nào mà nhà hùng biện đang tham gia. Có thể là phát xít, và cũng có thể là Chủ nghĩa Đại Xlavơ.



2 Responses
WAOchan

Lời khuyên của tôi dành cho bạn là thế này: nếu có vào Internet và nhìn thấy đám người thú vị nào đó đang khiến bạn ngạc nhiên về kiến thức triết học phi thường hay khả năng múa bút điêu luyện, điệu nghệ, đừng bao giờ dại dột mà gặp gỡ họ bên ngoài mạng. Hãy cứ thưởng thức những thứ mà bạn ngưỡng mộ họ ở khoảng cách xa nếu không muốn chuốc lấy sự thất vọng ê chề.

Vâng, đúng ạ, cảm thấy cái này đúng :meo8:
Chính bản thân em đã trải nghiệm :meo4:

WAOchan

Ây, mà sẵn tiện cho em xin mấy cái emotion meo meo vào blog nhé :meo5:

Leave a Reply to WAOchan

Click here to cancel reply.

(required)

(required)

:) :blush: :D :( :(( ;)) :banh: ;) ::) =)) :)) b-) :meo1: :meo2: :meo3: :meo4: :meo5: :meo6: :meo7: :meo8: :meo9: :meo10: :meo11: more »

Bộ gõ tiếng Việt đã được bật. Bạn có thể gõ tiếng Việt không cần phần mềm trong máy.
RSS feed for comments on this post.


Copyright © Trường An. All rights reserved.