(Quá lười đi tra để trích dẫn) Trong thực lục có đoạn Minh Mạng hỏi quần thần là tục lệ dựng cây nêu dựa trên điển tích nào, các quan trả lời là chẳng dựa theo gì hết => Chuyện cổ tích "Cây nêu ngày tết" đến thời gian đó cũng chưa có mặt.
Mà trong truyện có nhắc đến bắp ngô, một giống lương thực chỉ có từ thế kỷ 16, 17 trở đi. Thêm nữa. "con quỷ" được nhắc tới ở đây "bị đuổi ra biển".
=> Ai đó đã troll người Pháp bằng truyện này. Các bạn Pháp cũng rất "ngây thơ" đi chép lại rồi truyền bá như thật luôn. =o=
---
TT__TT
Muốn tìm cuốn "An Account of Cochin-China" của Christoforo Borri với cuốn "A Description of the Kingdom of Tonqueen" của Samuel Baron. Cuốn đầu đã được dịch rồi nhưng giờ mới biết là vừa dịch vừa cắt vừa sửa be bét, cắt sạch bách các phần nói về nghi lễ, tập tục, cắt luôn phần nói về chiến tranh (Mạc Trịnh Lê Nguyễn Chăm)... *ghi chú là từ giờ có đọc gì thì cũng tìm sách nước ngoài đọc, ứ tin bản dịch nữa =.=*
"Ghi chép của Borri và Baron thể hiện sự khác biệt rõ rệt của Đàng Trong và Đàng Ngoài. Theo Borri, người Đàng Trong có nền cai trị tốt, thân thiện và dễ tính, tò mò về những đất nước khác, chào đón người ngoại quốc, làm việc buôn bán và giao thương tốt, giàu có thịnh vượng, ngôn ngữ dễ học. Còn theo Baron, người Đàng Ngoài được cai trị tệ, không thân thiện và cáu kỉnh, chẳng tò mò gì với nước ngoài, nghi ngờ người ngoại quốc, vụng về trong buôn bán, nghèo khổ và đói khát, ngôn ngữ khó học."
"Công ty Đông Ấn Hà Lan thiết lập quan hệ buôn bán mạnh với Trịnh vào khoảng 1630s. Trịnh kiên quyết lôi kéo Hà Lan vào cuộc chiến với Nguyễn, và sự thù địch giữa người Tin lành Hà Lan cùng Công giáo Bồ Đào Nha cũng góp phần vào... Người Anh thiết lập quan hệ buôn bán với Đàng Ngoài vào 1672, nhưng thực tế không thành công. Khi người Anh đến, cuộc chiến giữa Trịnh Nguyễn đã kết thúc và chúa Trịnh cảm thấy chẳng còn ích lợi gì ở người châu Âu. Người Anh dựng thương quán của mình ở Đàng Ngoài đến khoảng 1690s, nhưng chẳng có gì ngoài thất vọng dành cho họ."
---
(Samuel Baron)
"Trước hết, kinh đô Thăng Long đã tỏ ra chật chội. Chợ họp mỗi tháng hai kỳ vào những ngày mồng một và ngày rầm, mỗi lần có phiên chợ người các nơi đổ về đông chật đường đi, muốn nhích lên độ một trăm bước phải mất đến nửa tiếng đồng hồ. Phố phường tụ họp theo nghề nghiệp. Các dinh thự xây cất bằng gỗ, trông bề ngoài tầm thường chứ không có gì nguy nga, tráng lệ. Nhà của thường dân bằng tre nứa. Những điều này phần đông được giáo sĩ Baldinotti xác nhận (1626) và giải thích: "Vì nhà bằng tre nứa nên Thăng Long hay bị hỏa hoạn, có lần thiêu rụi tới năm, sáu nghìn nóc nhà, song nhờ Kẻ chợ vốn có nhiều hồ ao nên dập tắt lửa dễ dàng và chỉ bốn, năm hôm sau nhà cửa lại dựng lên san sát như cũ."
Người dân Việt tầm vóc bé nhỏ, yếu ớt, tính tình nhu hoà, không nóng nẩy nhưng ưa ganh tị, lại độc ác, sống sượng, hay mê tín, dị đoan, hay khoác lác; dân tộc tầm thường, nghèo khốn mà lại khinh bỉ ngành giao thương, hiếu học chẳng phải vì ham hiểu biết mà vì muốn đạt mục đích ra làm quan; không ưa du lịch mà cũng không tin lời những người đã đi xa thấy rộng, tự cao, tự đại, cho rằng Việt Nam là nhất..."
"Giáo sĩ Amaral (1638) lại viết hơi khác: "Kẻ Chợ thường bị chiến tranh thiêu rụi nên lâu đài không xây cất bằng đá cho bền vững mà xây bằng gạch, gỗ, có bị thiêu đốt xây lại cũng dễ. Vì lo hỏa hoạn, trong thành chỉ có cung vua Lê, phủ Chúa nằm ở ngoài thành ".
---
Cố Giuliano Baldinotti người Ý, sinh ở Pistoria gần Florence là vị giáo sĩ dòng Tên (compagnie des Jésuites) thứ nhất đã đến truyền giáo ở Bắc Kỳ vào khoảng tháng 3 có tả xứ Bắc như sau này:
"Kinh đô Bắc Kỳ ở vào vĩ tuyến 21 độ. Lúc không có gió thổi thường vào hồi tháng sáu, thì khí hậu rất nóng. Kinh đô không có thành trì và cơ quan phòng thủ gì cả. Ngoài cung vua ra xây bằng đá từng tảng lớn và lợp ngói, thì các nhà cửa đều bằng tre lợp tranh và không có cửa sổ.
Trong thành phố có nhiều hồ ao để đến lúc có hỏa hoạn cho dễ chữa cháy. Có đám hỏa tai thiêu tới 5, 6 ngàn nóc nhà, nhưng chỉ bốn năm hôm sau lại dựng lại ngay. Thành phố chu vi độ 5, 6 dặm và dân cư thì đông vô kể. Gần thành phố có một con sông lớn thuyền bè có thể đi lại được. Sông đó chảy ra bể, ở chỗ cách kinh thành độ 18 dặm. Nước sông rất đục, nhưng ai cũng phải uống vì trong thành phố không có giếng và thùng chứa nước. Mỗi năm thường nước sông tràn bờ hai lần vào đầu tháng sáu và tháng 11 ngập đến nửa thành phố, nhưng nước lụt đó rất chóng rút ra."
===> Xác định luôn là Thăng Long thời ấy không có thành trì gì nhóe. Sau khi Trịnh Tùng đánh Mạc, triệt hạ hết thành thì không xây lại. Tây Sơn sau này xây được nửa cái thành trong.
Mà mềnh đang nghĩ "nhà cửa toàn bằng tre lợp tranh" thì có gì "giống Venice" như trong cái bài nì: Đông Kinh vàng son. Ờ mà, mỗi năm ngập nửa thành phố 2 lần thì "giống Venice" quá rồi.
Anh với Hà Lan rút hết vào đầu thế kỷ 18 ồi nhé. Đến năm 1773, nạn đói hoành hành, chúa Trịnh mới mở lại cửa buôn bán với TQ để đổi lấy gạo.
Do trình hoang tưởng quá nặng của những bài báo như này nên mới có sự tưởng bở ếu nhẹ chăng? Người VN hông thích nghiên-cứu sử, chỉ thích xuyên-tạc sử bằng thủ đoạn cắt dán thêm bớt thôi à. Bao lâu nay mềnh có thói quen hễ đọc "trích dẫn" là phải kiếm nguồn gốc để coi vì quá sợ "sử gia" nước nhà.
---
Vầngggg. Thế là thế quái nào mà triều đại mở cửa thông thương nhiều nhất, buôn bán thịnh vượng nhất lại trở thành triều đại "bế quan tỏa cảng" được vậy?
---
Minh Mệnh đặc biệt chú ý đến quân đội, nhung phục của Pháp, hỏi rất cặn kẽ và dựa theo Pháp chế tạo ra một loại ngù đeo hai vai cho các võ quan. Những viên quan này thường nói trộm sau lưng vua: "Chúng mình là sĩ quan của Pha lang cha".
Cái triều đình này... hài khó tả. Mà thời này MM cũng đã áp dụng đủ thứ của-Tây như huân chương - được gọi là kỷ lục - để tặng cho chiến công.
---
Vua từng cùng với thị thần bàn việc học, nói rằng: “Trẫm từ khi làm thái tử, sau khi vấn an được nhàn rỗi, không làm việc gì, chỉ chăm xem sách. Phàm những sử Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, không bộ nào là không xem; nhưng tính trẫm không nhớ lâu, nên khi nói chuyện, nhớ đến việc cũ nhà Nguyên, nhà Minh, có khi nhớ việc mà quên tên người, trẫm hỏi các khanh, cũng không trả lời được, có lẽ chưa đọc chăng?”.
Quang lộc Tự khanh Phan Huy Thực tâu rằng: “Từ đời Lê trở lại, những người học thi cử chỉ đọc các sử Hán, Đường, Tống làm lối tắt thi cử”.
Vua nói: “Từ Nguyên, Minh cho đến Đại Thanh có đến 6, 7 trăm năm. Cứ nay mà xem thì từ Tống trở lên đã thành đời thái cổ rồi, mà kẻ học giả bỏ gần cầu xa là cớ làm sao?”. Lại quay hỏi Thiêm sự Lê Văn Đức. Lê Văn Đức đáp rằng: “Thần cũng chỉ học văn cử nghiệp mà thôi”. Vua lại nói: “Văn cử nghiệp làm lầm người ta đã lâu. Trẫm cho rằng văn chương vẫn không nhất định. Nay văn cử nghiệp chỉ câu nệ sáo cũ, lên mặt với nhau, đứng riêng phe phái, nhân phẩm lấy đấy làm cao thấp, khoa trường lấy đấy làm đỗ hỏng, học hành như thế, lạ gì nhân tài mỗi ngày một kém. Nhưng tập tục theo nhau, khó mà thay đổi. Vài năm nữa nên bàn thay đổi”.
---
Hôm nay nhận được cái comt này trong NMBT:
"Chị ơi, đọc xong mà như có cái gì tàn lụi trong lòng"
;_____;
T__T
Cái cảm giác ức chế thời kỳ viết nó mà mình không biết gọi sao cuối cùng cũng có người gọi ra được.
Nói chung là như lời đề của Minh Bột di ngư. Thời thịnh của Mạc Thiên Tứ mà những câu như thế này:
Cựu quốc hoang lương sự dĩ thù,
Ky nhân hải ngoại độc thừa phù.
Tự phi kinh cức quy chân chủ,
Cánh hướng yên ba học điếu đồ.
Thiên lý vãn triều quy túc lộ,
Bán khê xuân lục trưởng tân bồ.
Anh phong quan dữ tư nhiên tận,
Liêu quách giang thiên phiến nguyệt cô.
Tạm dịch:
Nước cũ tan tành việc đã lâu,
Bè côi vượt bể ngạo ba đào.
Mở đường gai góc theo vua thánh,
Hướng nẻo sông hồ học bạn câu.
Ngàn dặm sóng triều cò nghỉ cánh,
Nửa khe xuân biếc cỏ khoe màu.
Phong tư người trước nay đâu vắng,
Quạnh quẽ trời sông mảnh nguyệt đau.
Với lại:
Tư mỹ nhân hề diểu hà chi,
Hoài cố quốc hề đồ dẫn lĩnh.
Tri cán thực hề canh tường,
Cố tiêu y hề khâm ảnh.
---
Tổng kết lại về Lê Văn Duyệt:
- Về phe phái trong triều đình: Nguyễn Văn Thành và Đặng Trần Thường vốn thân thiết với nhau từ lâu, khi cùng ra làm quan ở Bắc Thành thì chắc càng thân. Đặng Trần Thường có lẽ cũng khá có ảnh hưởng với các quan miền Bắc (Nguyễn Du cũng do Đặng Trần Thường tiến cử, và bài Long Thành cầm giả ca có lẽ làm ở nhà họ Đặng). Ở phía bên kia, Lê Văn Duyệt và Lê Chất cũng là 1 phe - Và đáng kể hơn là Lê Văn Phong, em Lê Văn Duyệt, sau này là Phó Tổng trấn Bắc Thành bên cạnh Lê Chất.
Đến đời Minh Mạng, lại thấy chia nhóm Trịnh Hoài Đức - Lê Văn Duyệt. Trịnh Hoài Đức có về phe với Nguyễn Văn Thành không thì không rõ, nhưng trong vụ án của Đặng Trần Thường, Trịnh Hoài Đức đã có ý xử nhẹ cho Đặng. Khi Nguyễn Văn Thành tụ tập quan lại đồng liêu nói về chuyện lập thái tử, Trịnh Hoài Đức cũng có mặt, khuyên Nguyễn Văn Thành rằng không nên "tham công". Đáng kể hơn là còn có vụ án Hiệp Tổng trấn Gia Định Ngô Nhơn Tịnh bị vu cáo mà ốm bệnh chết - Ngô Nhơn Tịnh cùng trong nhóm Gia Định tam gia với Trịnh Hoài Đức, là anh em từ thời bần hàn với nhau.
Điểm rất dễ thấy là nhóm Lê Văn Duyệt dần dần chiếm giữ hết các vị trí quan trọng vào đầu thời Minh Mạng: Lê Văn Duyệt là Tổng trấn Gia Định, em Lê Văn Phong là Phó Tổng trấn Bắc Thành, Lê Chất làm Tổng trấn Bắc Thành. Minh Mạng sau này lại nghiêng về với nhóm Trịnh Hoài Đức, cố gắng níu kéo Trịnh Hoài Đức bằng mọi giá, ngay cả khi Trịnh muốn từ quan vì con mất chưa chôn được. Lê Chất và Lê Văn Duyệt nhiều lần bày tỏ sự khó chịu rõ ràng với Trịnh Hoài Đức.
Cái thế này bị phá vỡ vào 1825-1826, khi Lê Chất, Lê Văn Phong và Trịnh Hoài Đức lần lượt qua đời. Rồi sau này Minh Mạng cấm ngặt chuyện bè phái, phát hiện ai bè phái với nhau thì cho đi chăn vịt chung cùng nhau lập tức (Lâu lâu lại thấy hầm hừ "bênh nhau nghĩa là kéo bè với nhau đó phải không" dọa quần thần mất vía, làm quan thì không có bạn bè anh em gì hết).
- Về vụ án của Tống Thị Quyên: (Lần trước mình nhầm) Tống Thị Quyên vốn bị xử tử ở Gia Định, sau khi Lê Văn Duyệt trở về Gia Định từ chuyến đi "từ chức ép vua" - Nên Lê Văn Duyệt mới tâu lên Minh Mạng, rồi MM cũng bảo LVD xử Tống Thị Quyên - ở Gia Định. Tại sao vợ của hoàng tử Cảnh ở Gia Định thì không rõ, nhưng Gia Định lúc đó là "địa bàn" của Lê Văn Duyệt, vua muốn nhúng tay vào cũng không có cửa.
Không rõ Lê Văn Duyệt có ủng hộ việc lập Minh Mạng hay không, nhưng di chiếu của Gia Long đưa cho Lê Văn Duyệt giữ, khi lập thái tử, Gia Long lại gọi Trịnh Hoài Đức đến viết chiếu trước mặt các quan.
- Mấy cái tên trong vụ án Nguyễn Văn Thành cứ chập chờn bay lượn suốt quanh Lê Văn Duyệt. '_'