Có 1 sự thiệt là không đọc không biết viết gì, mà đọc xong rồi... càng không biết viết gì. TT^TT
Thấy cái tranh chỉ dẫn trang điểm kiểu thời Đường, táy máy lấy mặt mình thí nghiệm (vầng, cái gì cũng nên thử ). Kết (hậu) quả là... đẹp theo kiểu rất đáng ngạc nhiên, thật sự á. =o= (dù mang cái mặt này thì không dám ra đường. )
---
Sau này chắc những bài NN (nói nhảm) liên tiếp thế này sẽ viết thêm chứ không ghi bài mới nữa cho đỡ tốn chỗ.
Dò lại phần mấy bài sớ được dâng cho MM sau khi vua kêu gọi "tự do ngôn luận", bài thì "hiến kế" qua đánh Lưỡng Quảng, bài thì đốc thúc qua chiếm Lào, đánh Xiêm... cho thấy căn bệnh "ba chấm" của dân VN có từ xưa ồi. =.= Vui hơn nữa là có ông chỉ bảo MM lập thái tử thế này thế nọ (MM: chuyện nhà ta cần ngươi xen vào à?). MM bảo: ta đây kêu các ngươi hiến kế quốc thái dân sinh thì ứ có, bảo hiến kế trị thủy chờ mốc mỏ không có ai hó hé, toàn mấy thứ nhảm nhí điên khùng này là xao, là xao?
Cho nên sau này càng già MM càng xài nhiều cái câu "dân ngu ngoan lắm chuyện". =o=
Nhìn lại danh sách mấy tiến sĩ cử nhân thi đỗ, những ông "hay chữ" nọ kia thì thấy hầu như chẳng ai có thành tích đáng kể. Y choang lúc Tự Đức ra chiếu kêu gọi hiền tài giúp sức cải tổ đất nước - Im thin thít, và đã nói thì toàn nói nhảm. =o=
---
Thế Tổ rất ngợi khen ban cho tên Thật. Nguyên trước đó Thế Tổ bảo: "Phi nguyên có tên Hoa là lấy ý nghĩa ở 4 chữ "Đặc dĩ phương văn" (để truyền hương thơm) sao bằng tên Thật gồm cả phúc lẫn quả."
Năm 1828, Minh Mạng cho xây vườn Thiệu Phương trong cấm thành, nghĩa là "hương thơm truyền mãi". '_' Hóa ra Thiệu Trị chảy nước mắt nhắc đến cha lại nói đến vườn Thiệu Phương là vì thế à? '_'
Đọc thấy quan hệ con dâu - bố mẹ chồng này tốt lạ thường, trong khi Hồ Thị Hoa mới cưới MM được 1 năm thì qua đời. Nhìn lại thì HTH là con của thiếp thân thị vệ bên cạnh GL, từng đi từ ngày đầu sang Bangkok rồi ra Bắc xong mới qua đời, HTH với MM lại bằng tuổi nhau, dám 2 người là thanh mai trúc mã từ bé. '_' (HTH sinh ngày 30-11-1791 - một cặp ST-NM)
Hiền phi qua đời năm 1843, nghĩa là sau MM, nghĩa là cái câu chuyện thỏi vàng thỏi bạc gì đó chưa chắc đã có thật (mà phần nhiều "truyền thuyết" kiểu này là do người tưởng tượng thêm nếm ra). Nhưng giờ đọc lại câu nói "đến khi ta chết vẫn chỉ ra đi tay trắng" của Hiền phi, mới cảm thấy chua xót lạ thường. Sống cả đời bên cạnh mà không bằng một người đã chết.
---
Đọc mấy cái sớ của các quan cấm cửa Tây, tự dưng thay chữ "TQ" vào là... mọi thứ thành có lý. Nào là "nó nhăm nhe xâm chiếm ta, gian ngoan giảo hoạt dối trá lắm trò, bây giờ nó vác súng tới tận nơi nã vào dân quân ta mà ta còn đi giao lưu mua bán với nó thì ta còn ra cái gì, tiền của dân ta vất vả làm ra sao lại đi làm lợi cho nó, để nó tiếp cận thì nguy hiểm lắm..." Vầng, hãy thay chữ vào chỗ trống.
Đó là bi chừ TQ còn là thị trường xuất khẩu lớn nhất, là chỗ cung ứng hàng hóa bự nhất, dân bi giờ đã được học hành, biết là nếu tách khỏi nó thì chỉ có húp cháo, mà đánh nó thì thua chắc. Chứ Tây ngày đó thì thiếu nó (dân) ta chẳng chết, (lúc đó) chưa chênh lệch bao nhiêu, nó gây hấn gây sự triền miên 7,8 năm mới tạch.
Mà uầy, nói chung là phản ứng của dân VN từ xưa đến nay nó thế. Lỡ TQ sau này biến thành đại cường quốc số 1 TG, lúc đó lại có các thành phần tân-tiến-yêu-nước trách cứ thành phần thủ-cựu-yêu-nước là ngày xưa anti nó, ngăn sông cấm chợ nó làm cái gì, phải để nó vào "phát triển VN" chớ. Còn thành phần chính-phủ-chậm-tiến thì khóc lóc, chúng tui mà "mở cửa" hơn nữa là bọn yêu-nước nó biểu tình, nó xài xể, nó chửi chúng tui bán nước, nó đòi lật đổ chúng tui. Và tầng lớp trí-thức-yêu-nước nâng cao tinh thần căm thù giặc bằng cách anti tất cả những gì liên quan đến "địch", cái gì của chúng nó cũng xấu cũng dở cũng tệ cũng không đáng ghé mắt tới, đứa nào ngo ngoe đi "học hỏi" cái gì của chúng nó là đồ bán nước, thiếu tinh thần dân tộc, thiếu tự trọng...
(Vầng, xin cứ tiếp tục trò chơi "thay chữ vào chỗ trống". )