Về Hồ Thị Hoa, mẹ Thiệu Trị: Năm Minh Mạng thứ 17, "tấn tặng là Tần phi". '__' Chắc ĐNLT ghi sai, những chỗ khác ghi là Thần phi. Nhưng tự dưng nhớ tới bài này:
Ngàn xưa không lạnh nữa, Tần phi
Tóc mây một món chiếc dao vàng
Nghìn trùng e lệ phụng quân vương
Trăm năm tình cũ lìa không hận
Thà nép mày hoa thiếp phụ chàng
Duyên trăm năm đứt đoạn
Tình muôn thuở còn hương
Hương thời gian thanh thanh
Màu thời gian tím ngát.
Hồ Thị Hoa mất ngay sau khi sinh Thiệu Trị, mới 17 tuổi. Minh Mạng ngay sau khi lên ngôi sách phong bà làm Chiêu nghi, năm thứ 7 lại phong tặng cho cha mẹ bà, năm thứ 17 tấn tặng Tần phi, cho quan cầm cờ tiết, bưng sách đến tấn phong, năm thứ 19 lại cho xây đền thờ. Minh Mạng cả đời cũng không lập hoàng hậu (nên MM ghét Lê Chất vì thúc giục phong cho con gái làm hậu, cũng đã từng nói "chưa lựa hậu được trong đám phi tần"). (Chính MM cho húy chữ Hoa chứ không phải GL. Từ khi lên ngôi là cho đổi bất cứ chữ nào dính đến "Hoa".)
Đại Nam liệt truyện ghi:
Mẹ Minh Mạng, Thuận Thiên hoàng hậu đọc văn phong hoàng hậu:
"Nhân Hoàng đế lòng thương vợ cả, nên hậu ban ân lễ, cho thụy là Thuận Đức, phong là Thần phi, ở ngôi 21 năm mà trong cung vẫn dành hư vị đợi chờ, không phải là không có ý."
Thiệu Trị nói:
"Để trống chính cung, nết hiền được hoàng khảo ta vẫn tưởng nhớ đến."
"Tặng làm Thần phi để tỏ ra là vợ cả, cung Trường Thu ngôi chính còn để không, thụy là Thuận Đức để nêu làm mẫu nghi, nghĩa là gươm cũ trong lòng đã dự định."
Các quan bảo:
"Thánh Tổ Nhân hoàng đế ta ngự ngôi 21 năm, tuy vị hiệu trong cung chưa kịp truy xưng, mà nghĩ đến gươm xưa, lòng thánh đã định từ trước."
MM không lập hậu vì Hồ Thị Hoa, vậy nhóe. (Đây chính là hình mẫu vua ngôn tình trong đời thực. Hơn nữa, MM đệp là điều không cần chứng minh. )
---
Người xưa khi muốn làm chính trị (làm quan) đều phải học sử. Không chỉ là biết chiêu trò, cách thức xử lý nhân tình thế thái, đối phó với nhau, với nhân dân, mà còn phải học cả cách quản lý nhân sự, an ninh lương thực, địa lý, vị thế chính trị... Những phần sau này thì chỉ những người hiểu sâu sắc tình hình kinh tế xã hội thực tiễn mới lĩnh ngộ được - Nó phải dựa trên một hoàn cảnh tự nhiên xã hội lịch sử vô cùng cụ thể.
Cho nên (thật sự) chỉ những người giỏi chính trị mới giỏi phân tích lịch sử. Càng nghĩ càng thấy đúng.
Sử VN thiếu những cuốn "chính yếu" ghi chép kỹ càng, chỉ có sự kiện vắn tắt. Và hầu như được dạy trên một cái nền suôn đuột bằng phẳng. Nên thế thì chỉ thế thôi.
---
Trước nay mềnh vẫn đặc biệt ghét 1 ông "sĩ phu Bắc Hà", càng đọc càng cảm thấy ổng chỉ là 1 kẻ bất tài chém gió giỏi, bị hoang tưởng thể đặc biệt (không phải đọc về ổng). Thi không đậu, được đặc cách làm quan thì tính thượng tôn pháp luật vứt vào thùng rác, được vua quý nên sử dụng thì chả làm được trò trống gì, thế rồi lại "bất mãn" - trong khi tất cả những gì ông giỏi là múa bút chém gió. Đến làm phản mà cũng không xong.
Có tài mà kiêu ngạo thì cũng bình thường. Bất tài mà được tâng lên thì... ngứa mắt.
---
Quên chép 1 chuyện: Thời GL (hay đầu MM), triều đình bảo Bình Định dâng "ống phun lửa làm bằng tre" => Đây chính là thứ "hỏa hổ" đặc biệt của TS.
---
Đọc về công cuộc trị thủy thời Nguyễn, nghe nhận xét "đắp đê là sai lầm của người xưa", "họ (bên Chân Lạp) đắp đê thấp ngăn nước tạm thời, hẳn ngày xưa ta cũng thế, rồi đê cứ dần dần cao lên, nhiều ra, thành như bậy giờ" - Nước bị ngăn lại giữa hai bờ thì càng chảy mạnh hơn, đến hạ lưu thì lãnh đủ. => Bên cạnh đắp đê phải khơi dòng cho sông chảy để phân lũ.
Như vậy, truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh ấy, kết cuộc phải là... Sơn Tinh Thủy Tinh yêu nhau mới đúng.
---
Tò mò tự dò xem thành Thăng Long bị đốt bao nhiêu lần, phát hiện ra chẳng "triều sau phá triều trước" gì hết, chỉ có các ông đánh nhau rồi đốt nhà nhau. =.= Nặng nhất là hồi Trịnh Tùng đánh Mạc Ngọc Liễn, phóng hỏa đốt sạch phố ngoài thành "khói bay ngút trời", Mạc Ngọc Liễn thì đốt bay cung điện "sạch không" còn gì, rồi Trịnh tiếp tục san bằng thành bên ngoài. => Lúc này thì TL thời Lê sơ tiêu không còn 1 hạt bụi ồi.
Mà nói chung thì Trần đốt Lý, Nguyên-Chiêm đốt Trần, Trịnh đốt Lê, cứ mỗi lần xây lại là nén xuống thành ra thế.
(1214) Ngày nọ Trần Tự Khánh phát binh đi cướp vàng bạc và tài vật ở trong phủ đường của các quan. Nhân đó mới đón Nguyễn Vương đi đến hành cung Lị Nhân. Rồi sai Lại Linh đốt cung thất ở kinh đô, gồm có 19 sở.
(1288) (Sau khi đánh Nguyên) Mùa hạ, tháng 4, Thượng hoàng ngự ở hành lang Thị Vệ (vì cung điện bấy giờ đã bị giặc đốt hết), đại xá thiên hạ.
(1371) Ngày 27, giặc ùa vào thành, đốt phá cung điện, cướp lấy con gái , ngọc lụa đem về.
Bấy giờ thái bình đã lâu ngày, thành quách biên cương không có phòng bị, giặc đến không có quân nào ngăn được. Chúng đốt trụi cung điện, nhà cửa. Thư tịch, sổ sách do vậy sạch không.
(1516) (Trần Cảo) Lúc ấy, thành đã thất thủ, xã tắc bỏ phế, dân chúng vào thành tranh nhau lấy vàng bạc, của báu, bạch đàn, xạ hương, lụa là tơ gai đầy trong dân gian; sách vở, hồ tiêu, hương liệu các thứ vứt bỏ trên đường phố cao đến 1,2 tấc, không thể kể xiết. Người mạnh khoẻ tranh cướp vàng bạc, có người lấy được đến ba, bốn trăm lạng, người yếu cũng được đến hơn hai trăm lạng. Cung khuyết, kho tàng do vậy mà hết sạch.
(1592) (Trịnh đánh Mạc) Ngày hôm ấy, quân Mạc xác chết gối lên nhau, lấp đầy hào rãnh, máu chảy trôi chày. Chém đến hơn mấy nghìn thủ cấp giặc, tướng Mạc bị chết đến mấy chục viên. Khí giới chất như núi. Cung điện, nhà cửa ở kinh thành tiêu điều sạch không.
(1623) Ngày 18, Trịnh Xuân tự đem quân lính, voi ngựa, súng đạn bản bộ dàn bày ở xứ Đình Ngang, sai bọn Điện quận công, Bàn quận công đem quân phá vào Nội phủ, cướp đoạt voi ngựa, vàng bạc, của cải, bức [20b] Vương dời ra ngoài thành, rồi phóng lửa đốt cháy tràn lan các xứ trong Kinh kỳ.
Xuân kinh sợ, rút quân ra ngoài thành, cướp lấy voi, ngựa, của báu, rồi nhân đó vung lửa đốt. Đô thành đại loạn.
(Mà nhân chuyện Dư địa chí của Nguyễn Trãi. Khi trước đọc thấy chúa Trịnh mới là người đem nghề làm giấy về, sau lại đọc thấy An Thái thời Lê sơ làm giấy, dẫn trong DĐC. Đi xem lại thì Nguyễn Trãi ghi "An Thái, chỉ chương", nghĩa là in trên giấy. Vầng, in với làm giấy giống nhau quá cơ.)
---
Phần về Thiệu Trị (1841-1847):
Việc nổi loạn của người Chân Lạp ở Trấn Tây có nguyên do là Minh Mạng giết oan công chúa Ngọc Biện của Chân Lạp. Quan ở Gia Định vì nguyên do gì đó vu cho Ngọc Biện mưu phản, Trương Minh Giảng không xét, cứ thế tâu lên, các quan ở dưới tiếp tục ép cho Ngọc Biện có tội phải giết. Trương Minh Giảng sau này mới bị Thiệu Trị trừng phạt (chưa kịp phạt đã chết).
(Những phần này mới thấy sử quan nhà Nguyễn công minh chán. Không che giấu sai lầm của toàn bộ (kể cả vua), mà mô tả phản ứng của Thiệu Trị khi nghe việc quân cấp bách là "ngồi thừ người ra", chỉ biết nguyền rủa chứ không có đối sách gì.)
Minh Mạng ôm đồm công việc, nên Thiệu Trị mới lên ngôi chả biết gì, cái gì cũng đi hỏi. =_=
Vả lại, tập quán của người Thổ, dù sống chết cũng phải nghe mệnh lệnh của người đầu mục.
Cây hương trầm Tây dương trồng tại sân điện Hoàng Phúc, vườn Thiệu Phương lại nở hoa, mùi thơm ngào ngạt khác thường. Vua sai Nội giám đem ra cho các quan xem và bảo các đại thần rằng: “Thứ hoa này, mùa xuân nở thơm, mùa thu cũng nở thơm, lúc nào cũng tiếp tục có hoa, đúng là nghĩa “Thiệu phương”."
Có người con trai tự xưng là con nhỏ của Anh duệ Hoàng thái tử (Tức thái tử Cảnh), nguỵ hiệu là Hoàng tôn, ở thành Nam Vang, họp tập những quân Xiêm, Lào, Kinh, Thổ, tới vài nghìn người. Nhiều kẻ vong mạng đến theo.
Khoa đạo là bọn Vũ Trọng Bình, Ngô Bỉnh Đức, Lê Di và Nguyễn Huy Lịch dâng sớ trình bày 8 việc:
5. Xin đừng cho người Tây dương giao thông đi lại vì phần nhiều họ hay dối trá.
Lại thông dụ cho các địa phương rằng: “Nước Phật Lan Tây mọi rợ, ngông cuồng, tội không đáng khoan xá, nếu chúng lại đến, không cứ là thuyền buôn hay thuyền quân, các phận cửa biển nơi sở tại lập tức phải đuổi đi, không được cho chúng bỏ neo."
Tổng đốc Sơn - Hưng - Tuyên Nguyễn Đăng Giai dâng sớ nói: “Người Tây dương phần nhiều gian giảo, đem tà giáo mê hoặc người ta. Nay việc Đà Nẵng đã như thế, xin từ nay, những thuyền công phái ra ngoài biển đều nên đình chỉ. Đạo trưởng Gia tô nếu bị bắt để xét xử thì nhất thiết theo pháp luật xử trí, không thể khoan túng cho chút nào”.
Đến đời Tự Đức - 1848:
Trước đây, vua sắc sai Đào Trí Phú gửi mua hàng hoá phương Tây. Đến đây, tàu buôn người Tây phương tên là E Đoa chở hàng hoá sang đậu ở cửa biển Đà Nẵng tỉnh Quảng Nam sai Hộ bộ Tả tham tri là Tôn Thất Thường đến nơi khoản tiếp. E Đoa chở sang những vật hạng gửi mua trị giá bạc 166.267 thuẫn (Thuẫn: là đơn vị Hà Lan, mỗi thuẫn hơn một tiên linh (Shilling) 7 biện sĩ (penny)), các quan chính khanh ở sáu bộ là bọn Trương Đăng Quế, Hà Duy Phiên, Nguyễn Tri Phương, Lâm Duy Thiếp, Nguyễn Đăng Giai, Phan Thanh Giản cùng dâng sớ can, lời rất khẩn thiết (nói: ngọc cung ngọc cầu của muôn nước, ngọc lụa của 4 phương, chỉ nghe thấy tiếng là đem đến cống hiến, chứ chưa nghe thấy cùng nước ngoài mà buôn bán bao giờ. Năm ngoái tầu Tây dương vô cớ xâm phạm vào thuyền của nước ta, làm cho quân sĩ bị chết, xa gần sợ hãi ngờ vực, quan và dân ở trong ngoài đều đem lòng bực giận. Thế mà nay ta lại buôn bán với họ, thì các nước láng giềng bảo ta ra sao?... Từ sau đừng chở hàng sang nữa lại sinh ra không tiện. Khiến cho người Tây dương không thể dòm ngó vào khe nào được. Trong để thoả lòng trông mong của thần dân. Ngoài để dứt sự dòm ngó của nước khác, để cho vững mạnh gốc nước mà yên nơi bờ biển.)
---
Hú hú hú, đọc xong ồi!!!!!!!!!!!!
Không lẽ Minh Mạng nhiều vợ vậy mà sau bao năm vẫn chờ một người hả ss ? Hay ông ý không lập hậu vốn để đảm bảo cân bằng quyền lực ? Dẫu sao thì mấy ông vua nhà Nguyễn cũng rất đẹp trai
Cái ông sĩ phu Bắc Hà đáng ghéc chị nói tới là ai dzị chị? :))))))))
Có phải ông sĩ phu bắc hà đó là CBQ ko vậy chị? E đoán thế :)))