Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

TCG
Trường An March 15th, 2014

Hiểu biết đầu tiên của mình về chính sách thuộc địa của Thiên Chúa giáo là từ bộ Shogun của James Clavell. Cuốn sách này, do 1 tác giả Mỹ viết, đã tóm lược hầu như đầy đủ các vấn đề trong quan hệ Âu - Á thời đầu thế kỷ 17 - Trong đó, có những vấn đề mà "nhà nước bảo hộ" trong công cuộc "khai sáng văn minh" sẽ không bao giờ nói ra.

Nếu theo dõi lịch sử quá mệt mỏi và chán thì nên đi đọc bộ này để tóm lược được những nét chính trong quan hệ quốc tế thời tiền thuộc địa. Không chỉ chính sách xâm chiếm thuộc địa, truyền đạo, mà còn cả quan hệ Tin lành - Thiên Chúa, quan hệ xã hội, cái nhìn tự nhiên...

"Mọi cái ở phía Đông con đường này là của Bồ Đào Nha, mọi cái ở phía Tây là của Tây Ba Nha. Pêđro Cabran đã tìm được Braxin năm 1500, cho nên bây giờ Braxin thuộc Bồ Đào Nha, văn hóa bản địa và những người cai trị hợp pháp bị tiêu diệt và Bồ Đào Nha trở nên giàu có với vàng bạc lấy từ các mỏ và cướp từ các đền nước đó. Phần còn lại của châu Mỹ phát hiện được cho đến nay là thuộc quyền sở hữu của Tây Ba Nha: Mehico, Peru, gần như toàn bộ lục địa phía Nam. Họ đã diệt dân tộc Ince, xóa bỏ nên văn hóa của dân tộc này, bắt hàng trăm nghìn người Inca làm nô lệ. Bọn 'conquistadors' có súng ống hiện đại, còn thổ dân thì chẳng có gì. Đi theo bọn 'conquistadors' là các tu sĩ. Chẳng bao lâu, các vua chúa của họ đã cải đạo và sự hằn thù cũng mòn mỏi đi. Thế rồi vua chúa này bị xui giục đánh vua chúa kia và vương quốc đó bị nuốt dần từng mảnh."

"Làm sao họ lại có thể cho mình những quyền như thế được?"

"Không đâu, họ không tự cho mình những quyền đó. Giáo hoàng cho họ những quyền đó, đích thân Giáo hoàng, người đại diện cho chúa Kito trên trái đất. Đánh đổi lấy việc truyền đạo."

"Giáo hoàng Alexander VI đã định ra đường phân ranh đầu tiên, năm 1493. Năm 1506, Giáo hoàng Giuliut II phê chuẩn những thay đổi trong Hiệp ước Toocđêxila do Bồ Đào Nha và Tây Ba Nha ký năm 1494, sửa lại đường ranh giới đôi chút. Giáo hoàng Clemen VII phê chuẩn Hiệp ước Xaragôxa năm 1529, chỉ mới cách đây có bảy mươi năm, vạch ra một đường thứ hai ở chỗ này." Ngón tay anh vạch một đường kinh tuyến trên cát, cắt qua mũi chót phía Nam của Nhật Bản. "Điều đó đem lại cho Bồ Đào Nha toàn quyền đối với nước các vị, đối với tất cả các nước này: từ Nhật Bản, Trung Hoa đến châu Phi - theo cách tôi đã nói. Để độc quyền bóc lột - Bằng mọi phương tiện - đánh đổi lấy việc truyền đạo Thiên Chúa."

Đường phân ranh đầu tiên do Giáo hoàng Alexander VI ban hành vào 4-5-1493: Link.

Columbus khám phá đường sang châu Á vào 1492, khiến quan hệ của Bồ Đào Nha, Tây Ba Nha - hai quốc gia khống chế thuộc địa ven biển ở châu Phi - lung lay. Hai quốc gia này, sau nhiều tranh cãi về việc phân chia lãnh thổ - đã kéo Giáo hoàng vào cuộc. Đến Hiệp ước Zaragoza năm 1529 Link, các nước Thiên Chúa giáo xem như đã chia xong thế giới.

Người Bồ Đào Nha phát hiện và chiếm giữ Malacca, con đường ngắn nhất để sang châu Á, vào năm 1511. Đến đầu thế kỷ 17, người Anh và Hà Lan cũng đã phát hiện ra con đường này. Và Hà Lan đánh bật Bồ Đào Nha khỏi Malacca vào 1641 - Chấm dứt sự hiện diện độc quyền của hai nước này ở châu Á, bắt đầu cho quá trình xâm chiếm - gây rối của Hà Lan, Anh, như sự kiện chiếm giữ Đài Loan, Macao, Côn Đảo.

Nước Pháp từ lâu đời vẫn tự hào là "Nước Pháp Công giáo" đến khoảng thời gian ấy mới thâm nhập vào châu Á. Năm 1527, quân đội Pháp dưới sự lãnh đạo của Charles III phá hủy Roma, khống chế Giáo hoàng Clement VII. Việc này khiến quan hệ của Giáo hội và Anh quốc đổ vỡ. Dẫn đến kết quả nước Anh tách khỏi Giáo hội, và cuộc chiến tranh Kháng cách lan khắp nơi.

Trong hầu hết thời gian trước thế kỷ 19, nước Pháp gặp rất nhiều cạnh tranh trên đường biển tới châu Á. Ban đầu, thủy thủ đoàn của Pháp bị Tây Ba Nha, Bồ Đào Nha ngăn chặn, bắt giữ. Thành phần được tự do đi tới các quốc gia châu Á là những người Pháp mang sứ mệnh truyền đạo, tức là những giáo sĩ Pháp đi trên những chuyến tàu Bồ Đào Nha. Nơi nước Pháp có liên hệ đầu tiên chính là Xiêm La, nhưng không có kết quả.

Từ đầu thế kỷ 17, Pháp lại gặp phải sự cạnh tranh của Hà Lan và Anh. Đến tận 1601, François Martin de Vitré là người Pháp đầu tiên mới tới được vùng Viễn Đông. Vua Henry IV liền cho lập công ty Đông Ấn Pháp và bắt đầu gửi đi vài chiếc tàu. Cuộc tranh chiếm đầu tiên giữa Pháp và Hà Lan ở Malacca vào 1619 có kết quả là sự thua trận cho người Pháp, nhưng Hà Lan cũng quyết định không đánh nhau với Pháp vì "Không có hy vọng lập được thuộc địa ở châu Á và Ấn Độ". Cuối thế kỷ 17, Pháp xung đột với Xiêm La và bị quốc gia này cấm cửa.

Năm 1685, Pháp bắt đầu can thiệp vào "thị trường truyền đạo" vốn là độc quyền của Bồ Đào Nha bằng cách gửi 5 giáo sĩ đến Trung Quốc. Các giáo sĩ Pháp, như đã thấy ở Ayutthaya và Việt Nam, tìm mọi cách can thiệp vào hệ thống chính trị.

Nhưng vì những cuộc chiến ở châu Mỹ và bản quốc, nước Pháp suy yếu, công ty Đông Ấn Pháp phá sản. Sau sự rối loạn thời Napoleon, nước Pháp ngập trong nợ nần và xung đột liên miên. Đến lúc này, châu Âu lại chuyển mình mạnh mẽ qua 2 cuộc CM khoa học kỹ thuật, đưa Pháp tham gia vào công cuộc đánh chiếm thuộc địa chung cùng các đế quốc.

Nước Pháp dùng cùng 1 cách thức với các nước Thiên Chúa giáo để xâm nhập vào châu Á: gửi các giáo sĩ đến truyền giáo. Trong lịch sử đối ngoại của Pháp với châu Á, các giáo sĩ luôn được gửi đi trước, đến các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Xiêm La, Việt Nam... để rồi dẫn theo sau là các chuyến tàu.

Trong suốt khoảng thời gian thế kỷ 16-19, Giáo hội cùng các Giáo hoàng - trong cuộc tranh chấp triền miên giữa các quốc gia châu Âu - trở thành công cụ của quốc gia chiếm ưu thế. Những hiệp ước phân chia thuộc địa và lực lượng giáo sĩ đi cùng với quân chinh phạt hoặc "thực hiện nhiệm vụ quốc gia" là một hiện thực lâu đời.

Như hệ thống giáo sĩ ở Việt Nam sớm nhất hầu hết là người Bồ Đào Nha, Tây Ba Nha. Sự "thống nhất dưới Giáo hoàng" này chỉ bị phá vỡ khi có sự tranh chấp của các quốc gia đã tách khỏi Giáo hội như Anh và Hà Lan. Các vua chúa có lẽ vì thế sớm nhận ra nguy cơ từ đoàn người này, như chúa Hiền vào năm 1665 đã ban hành chỉ cấm đạo vì "nghe nói quốc gia này được đặt dưới sự cai trị của nhà vua Bồ Đào Nha" - Điều này rất đúng với hiện thực lịch sử. Người Bồ Đào Nha và Tây Ba Nha đã đến châu Á từ sớm, đoạt lấy các lãnh thổ "thuộc về" họ như Malacca, Philipine. Nhưng Hà Lan và Anh, sau này là Mỹ đến phá vỡ "thế cân bằng" này. Cuộc tranh chiếm diễn ra gay gắt trên mọi mặt biển.

Về những chuyến tàu Tây dương, Jonh Barrow từng mô tả:

Người chỉ huy của mỗi chiếc tàu Bồ Đào Nha, Tây Ba Nha, Hà Lan, vượt qua Mũi Hảo Vọng, cho phép mình cái quyền bắt giữ, chiếm hữu hay phá huỷ bất cứ tàu thuyền nào trên đường mình đi, dù có là thuyền Arab, Malay hay China. Chuyến hải hành tới phương Đông được ông ta coi như một chuyến săn biển, và dưới những mệnh lệnh cướp bóc, ông ta gây chiến với người bản địa hiền hoà như bọn vô đạo hay tà đạo. Những chiếc thuyền China nặng trĩu hàng hoá, lúc ấy trở thành mục tiêu dễ dàng để cướp. Người chủ thuyền hay chủ hàng bị ném xuống biển vì tội dị giáo khi không ngay lập tức quỳ xuống trước thánh giá. Và dù hoàn toàn vô tội hay phủ định những gì bị gán cho mình, sự cứng cỏi khiến ông sẽ không được lựa chọn. Với thái độ như thế, cuộc cướp bóc có hệ thống đã đẩy người China khiêm tốn khỏi đường buôn bán của họ. Và tôi xin lỗi phải nói rằng những người đi biển trước đây của đất nước chúng ta cũng không ngoại lệ trong hành động và thái độ ô nhục này; và trong vài trường hợp, đã phạm tội ác tàn nhẫn không thể chấp nhận hay biện hộ với những người vô tội.

(Việc này cũng đã được nhắc tới trong Shogun, người Tây dương dùng chiêu bài "dị giáo" để triệt hạ tất cả đối thủ, và những con tàu "săn biển" vẫn còn được nhắc tới rất nhiều đến ngày nay.

Ở VN, sau khi Anh chính thức tuyên chiến với TQ, ghi nhận sự quấy rối, tấn công các cảng biển, thậm chí tấn công cả quan tướng, quân đội trú phòng trong thời Thiệu Trị của các tàu Anh, Pháp.)


Dò lại danh sách "tử đạo" của giáo hội VN, trong thời Minh Mạng, không có ai bị giết trước 1833, các chính sách của nhà vua vẫn còn mang tính răn đe, dạy dỗ. Nhưng người Gia tô tham dự vào sự biến thành Phiên An, rồi sau đó theo thuyền về với Xiêm - Những cuộc truy bức bắt đầu.

(Cũng theo dữ liệu của giáo hội, Lê Văn Khôi đã muốn sử dụng linh mục để liên hệ với Xiêm và Anh quốc. Việc này sau đó bị khai ra sau khi thành bị hạ. Lúc này, mối quan tâm về Thiên Chúa giáo của nhà nước có lẽ đã đặt ngang với an ninh quốc gia.)

- 2 người (có lẽ cả Phú Hoài Nhân là 3) bị bắt ở Phiên An đều là người của Hội thừa sai Paris.

- Từ 1851 - 1861, các tu sĩ bị xử tử có 5 người Tây Ba Nha, 4 người Pháp.

- Những người bị giết vào thời chúa Trịnh ở khoảng 1745, đây là khoảng thời gian Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Công Chất nổi loạn ở vùng Sơn Nam, Hưng Yên, Hải Dương, phá tan phố Hiến. Có thể ngay từ lúc này, các thừa sai Thiên Chúa giáo đã liên quan với quân nổi dậy? Đến 1773, có nạn đói, sợ rối loạn, chúa Trịnh Sâm lại tiếp tục ra lệnh truy nã đạo trưởng.

(Mà đây là "nông dân khởi nghĩa" Nguyễn Hữu Cầu đấy hẻ: "Lúc ấy giặc cỏ ở Hải Dương thấy triều đình đương bận việc đánh dẹp mặt bắc, nhân cơ hội sơ hở, bèn quấy rối cướp bóc các lộ Hồng Châu, Khoái Châu, đi đến đâu vơ vét nhẵn nhụi đến đấy. Bắt được nhân dân, chúng đặt ra từng đẳng hạng để sách nhiễu phải chuộc, chúng treo người lên cần tre, đổ nước vào mũi, làm đủ mọi sự ác ngược, hoặc bỏ hạt thóc vào trong mắt rồi khâu lại, hoặc trong nhà giam có rắn, rết và đỉa để làm cho người ta phải khổ sở, thậm chí lấy giáo xiên trẻ con, dùng lửa thiêu phụ nữ, rất là thảm khốc. Dân sở tại kéo đến cửa khuyết kêu về việc nguy cấp, xin triều đình sai tướng đem quân đến để cứu vớt lấy dân.")


---

Nói thiệt là gặp mềnh với sự kiện 1833 thì mềnh cũng chửi. =0= Vào nước người ta gây chuyện rồi còn tỏ vẻ oan ức quái giề? Mợ nó chứ Gia Định tiêu đời (vì cuộc chiến với Xiêm mà "dân 10 phần còn 2,3 phần") bởi những thành phần thế này thì không muốn bóp cổ hết cũng uổng.

(Ngược đời là cái đứa đi gây chuyện bi giờ lại to mồm hơn hết đổ lỗi cho "nạn nhân" kia mới tài. =0= Hài nhất là vị "thánh" "bị bắt" ở trong thành Phiên An suốt 3 năm trời, "không trốn thoát được", "bị giết oan", "mấy đứa kia nó khai chứ tôi có làm gì đâu". Trong khi đến trẻ con đàn bà còn thòng dây trốn khỏi thành được. Thiệt là ăn cướp la làng.)

---

Cứ như NB, bóp cổ đuổi đi hết ráo ngay từ sớm, ban hành bushido cho học trong mấy trăm năm, thế là thần dân học gì thì học, đạo gì đạo, cứ nghe vua trước hết. Thế là từ 1 đất nước phân chia manh mún đánh nhao loạn xạ, loạn mấy trăm sứ quân tít mù, dân NB trở thành dân kỷ luật nhất thế giới.

Nhìn toàn cảnh, mấy trăm năm đóng cửa bế quan, nền cai trị chuyên chế khốc liệt có ích vô cùng với NB chứ không đùa. Dân NB không phải chịu nạn chiến tranh của mấy "sứ quân" rởm đời, rèn luyện tinh thần, kỷ luật thép, xây dựng định chế xã hội, văn hóa văn nghệ... Hơn hết là thống nhất đất nước manh mún sau Chiến quốc thành 1 tổng thể.

Những nhà cai trị của Mạc Phủ là những lãnh đạo xuất sắc, kể cả khi đối đầu với Tây dương, thật sự. =0= Người lãnh đạo giỏi phải hiểu đất nước mình thế nào.

---

Bài được viết hoàn toàn không với ý định đả kích tôn giáo (Mềnh cũng có nguyên ủy sâu xa với đạo ợ), mà là khía cạnh lịch sử - thế tục của đạo.



Leave a Reply

(required)

(required)

:) :blush: :D :( :(( ;)) :banh: ;) ::) =)) :)) b-) :meo1: :meo2: :meo3: :meo4: :meo5: :meo6: :meo7: :meo8: :meo9: :meo10: :meo11: more »

Bộ gõ tiếng Việt đã được bật. Bạn có thể gõ tiếng Việt không cần phần mềm trong máy.
RSS feed for comments on this post.


Copyright © Trường An. All rights reserved.