Trong công cuộc ngồi hóng chiện, nghe kể về 1 phin như này "Nữ chính ngẩn ngơ nghe ông Tây nói về chế độ 1 vợ 1 chồng và ly hôn."
Phản ứng đầu tiên của mị: Không phải Anh theo Thanh giáo hảaaaa? (trong triều đình Thanh thì chắc là Anh, mà Pháp trong thời gian đó thì cũng cũng cuồng đạo bỏ xừ).
Vầng, bịnh chung của người-châu-Á là tưởng "châu Âu nó tân tiến sớm nhắm". Thế thì nó sang VN cuối thế kỷ 17 cho đến đầu thế kỷ 19 thì đã không nói lắm thế về chế độ ly hôn ở VN. Mà chả cần biết thằng Tây nào thì hiện tại vẫn còn 1-số (nhấn mạnh 1 số) gia đình dòng họ gì đó hông cho phép ly hôn vì đi ngược với điều luật giáo hội ó.
Đi dò lại thời gian thì quả thực đúng là đến tận năm 1857, ly hôn mới được hợp pháp hóa thành đạo luật ở Anh, coi đây là vấn đề dân sự chứ không thuộc kiểm soát của nhà thờ. Ở Pháp thì ly hôn cũng chỉ được hợp pháp hóa sau Cách mạng Pháp 1789, nhưng rồi quyền này lại bị hủy bỏ vào năm 1816, chỉ được thiết lập lại vào giữa thế kỷ 19. Ở các nước sùng đạo khác như Tây Ban Nha thì đến tận năm 1931 mới chấp nhận ly hôn, Ý thì tận 1970, Ireland là 1995, Malta là đến tận 2011.
Từ sau khi Giáo hội nắm quyền cai trị ở châu Âu từ thời Trung cổ thì ly hôn đã hầu như không còn được phép. Điều này đến từ quan điểm hôn nhân là sự ràng buộc thần thánh giữa 2 con người - ờ, đây là hạt nhân cơ bản của rất nhiều vấn đề. Cho nên ly hôn có thể coi là 1 hành động tội lỗi, và chỉ trong 1 vài trường hợp đặc biệt thì vợ chồng sẽ không còn sống với nhau nữa - Nhưng đây cũng phải là quyết định của Giáo hội, tòa án dân sự hoàn toàn không có quyền. Ngay cả khi không sống với nhau, hôn nhân của họ cũng không bị hủy bỏ.
(Một lần nữa, hãy nhớ đến điều luật "Không được tái hôn ở nhà thờ". Nhà thờ chỉ công nhận cuộc hôn nhân đầu tiên, và (tiếp tục) với 1-số nơi thì tái hôn không được vào nhà thờ, hay có thể làm lễ mà không được công nhận, vân vân các thể loại.)
Sau Kháng cách thì 1 số nước Tin lành cho phép ly hôn, nhưng quyết định của tòa án dân sự vẫn nằm dưới sự chỉ đạo của nhà thờ, và vẫn cực kỳ khó khăn để ly hôn vì đây được coi là hành vi đối kháng trật tự xã hội. Ly hôn chỉ được chấp nhận khi 1 bên đã vi phạm "lời thề với bạn đời", còn nếu cả 2 bên đều có lỗi thì... chúng mài về hành hạ nhau tiếp đi, khỏi thoát. Những hành động dẫn đến ly hôn được chấp nhận là bỏ mặc bạn đời, ngoại tình, bạo hành.
Nhưng đến 1643-1645 thì hợp pháp hóa ly hôn cũng chỉ mới được coi là 1 ý tưởng "đi trước thời đại". Năm 1670 mới có trường hợp ly hôn thành công đầu tiên của John Manners. Và Đức Phổ đi đầu châu Âu với đạo luật ly hôn vào năm 1752 - nhưng vẫn chỉ với những người không theo Công giáo.
Ở Anh, phụ nữ được coi là nằm dưới quyền bảo hộ cả về tài sản và luật pháp của chồng. Ly hôn ban đầu cần 1 số tài sản không lồ là 200 bảng, sau đạo luật 1857 giảm xuống còn 40 bảng nhưng vẫn cao ngất ngưởng và vẫn nằm trong sự khống chế nhất định của nhà thờ cho đến tận 1970.
---
Mà đùa chứ, ngay cả chế độ 1 vợ 1 chồng thì ai đọc sử châu Âu cũng biết các ông vua thu nhận vợ lẽ công khai, mấy chục dòng con, con cái vợ chồng oánh nhao tá lả. "Ông Tây" nào trước mặt vợ ông vua khác thuyết giảng về "chúng tui chỉ lấy 1 vợ" thì... mặt cũng hơi bị dày, đi lừa trẻ con à.
*ngao ngán lần thứ n* Tương tự như vậy với chuyện trinh tiết, ngoại tình, trọng nam khinh nữ, địa vị phụ nữ... Làm ơn quên lập tức, quên khẩn cấp cái ý nghĩ "Tây thiệt là văn minh tiến bộ sớm" đi giùm, kẻo Tây nó biết... nó nhột, mình thì tự hóa ra làm trò cười tự nhạo báng mình luông.