Đây là nhân vật hầu như ít ai để ý tới, trừ scandal liên quan đến người cha, nhưng là 1 nhân vật kiểu "rất thú vị". Lê Quý Kiệt, hay trong sử Nguyễn thì phổ biến hơn với tên gọi Lê Duy Thanh.
Trước tiên nói về xì can đồ, thì năm 1775, Lê Quý Kiệt dính phải vụ án đổi quyển thi với 1 thí sinh khác, bị buộc đánh rớt. Lê Quý Đôn bị tội chủ mưu vụ này, bị cách chức đi hiệu lực, Lê Quý Kiệt thì bị chúa Trịnh giam vào ngục.
Nhưng mà, đến năm 1808, ngay kỳ thi Hương đầu tiên của triều Nguyễn, Lê Quý Kiệt đậu ngay ở trường Sơn Tây. Năm 1810, Lê Quý Kiệt được triệu cùng các học sĩ khác như Phạm Quý Thích về Huế, phong chức Đông các học sĩ. Sau đó, trong công cuộc tìm lăng, Lê Quý Kiệt lại đóng vai trò rất quan trọng khi "tìm ra" đất làng Định Môn núi Thọ Sơn. Năm 1814, Lê Quý Kiệt thăng tiếp Thị trung trực học sĩ kiêm Thái thường tự khanh góp việc Lễ bộ.
Nhìn "thành tích" này thì Lê Quý Kiệt chắc hẳn chả dốt đến độ phải có người làm bài thi hộ - hoặc quả thiệt thời trẻ chơi bời đổ đốn nhưng bị 1 lần sợ xanh mắt đã chịu tu tỉnh học hành. Nhưng cuộc đời Lê Quý Kiệt còn có 1 "vai trò" khác: Góp phần "thổi lửa" đẩy mâu thuẫn của Minh Mạng với 2 ông quan họ Lê lên cao, cao, cao.
Theo Minh Mạng kể thì ngày còn làm hoàng tử chả mấy khi tiếp xúc với quan lại bên ngoài, chỉ đi tìm đất xây lăng chung với Lê Quý Kiệt thì mới thân nhau. Theo cái "dư luận bên ngoài" kiểu Quốc sử di biên thì các quan trong triều cãi đông cãi tây chứ chả ai muốn lập Minh Mạng, chỉ có Lê Quý Kiệt "trước sau như một" ủng hộ - ờ, cái này thì cũng chỉ là tin đồn nghe cho vui thôi. Nhưng 1 phần có vẻ rất đúng là Minh Mạng vốn... chả thân với ông quan nào thật. Ngoại trừ mấy ông thầy thì quan thân bên cạnh MM sau này chỉ là mấy ông bạn học cùng thuở bé, ít thân hơn tí nữa thì là mí ông xuất thân thấp được cất nhắc sau này. 1 phần bản tính MM vốn ghét chuyện chia bè kéo phái, 1 phần chắc do Gia Long - vừa kiểm soát con mình mà cũng vừa "cảnh giác" với mọi trò kéo phái, cho nên khôn ngoan nhất là đừng có làm.
Nói như vậy thì nếu Lê Quý Kiệt "dám" ra mặt ủng hộ thì chưa chắc đã sống nổi. Nhưng mà nói chung thì 2 ông này thân nhau đi. Cho nên sau khi MM lên ngôi đã cử Lê Quý Kiệt đến làm Hiệp trấn Sơn Nam thượng - cũng theo lời "tự sự" thì chủ ý là để coi có biết làm việc thực tế gì không. Mà Sơn Nam thượng là đất thuộc Hà Nội với Hưng Yên sau này.
Mà vầng, như mọi ông "Hiệp trấn" do MM phái đi khắp nơi thời này, năm 1820 được phong chức, năm 1821 Lê Quý Kiệt bị tố cáo tham nhũng - Theo Di biên thì là do Lê Quý Kiệt cãi nhao với ông quan cùng làm, bị người ta bới ra việc người nhà dựa thế làm bậy, xúi dân cầm đơn tố vua đang ở Bắc thành chờ sứ phong. Lê Quý Kiệt khóc xin quan Kinh tra xét chứ đừng để Nguyễn Hựu Nghi tra, thằng cha này mà tra thì thà chết còn hơn.
(Vầng, Nguyễn Hựu Nghi là người đã tố án vụ... Nguyễn Văn Thành. Mà theo mấy ông quan thậm thụt nói với nhao thì thằng dụ con Nguyễn Văn Thành "làm thơ mưu phản" ấy vốn là môn khách của Nguyễn Hựu Nghi chứ không ai khác. Mà theo nguồn khác nữa thì Nguyễn Hựu Nghi là người của Lê Văn Duyệt. Nói chung, dòm cái là biết... thà chết còn hơn thiệt.)
Vậy là, Lê Quý Kiệt liều chết xin thay người xử, Lê Chất đứng 1 bên gào đồ vô lễ phải chém, chém, chém. Minh Mạng thấy thế thì trói Lê Quý Kiệt lại đưa về Huế xử. Ở trấn Sơn Nam, Lê Chất lấy được hết "lời nhận tội" của người nhà người xung quanh đưa về Huế, Lê Quý Kiệt bị cách chức đi làm việc không công ở Quảng Bình. Vậy vẫn chưa yên, năm 1824 cả Lê Chất với Lê Văn Duyệt vào tâu xin về hưu vì tội... vua không xử chém Lê Quý Kiệt, luật không vững dân không tin làm việc không được.
Tất nhiên, chiện này thì chỉ là cớ thôi, mâu thuẫn thiệt thì... cả đống nhưng không tiện nói, lôi cái gì "chính nghĩa" nhất ra nói. MM quăng bản án lại bảo xem có sai gì không, thì thôi (Lần nữa, thiệt ra mí ổng dàn xếp được bằng cái gì thì... chả biết). Nhưng đã giả điên thì làm luôn, đến sau này Lê Chất lại bị xử vì cái tội lằng nhằng bám mãi cái án này.
Mà thật ra thì ngoài vai trò "cái cớ" ra, Lê Quý Kiệt "đạp đuôi" gì Lê Chất đến cái mức phải giết mới nghe? (À, quên việc Lê Chất thiệt là "thanh liêm cao quý" như tiếng đồn về ông đồng liêu đê. Di biên chép chiện linh tinh còn viết bà vợ 3 của Lê Chất mở đàn chay cầu tự suốt 9 ngày 9 đêm kìa).
Khi Lê Quý Kiệt bị xử, Thực lục trích lại lời MM nói lúc đưa Lê Quý Kiệt làm Hiệp trấn: chả phải ta yêu ghét riêng quan miền nào đâu, đâu cũng là dân ta mà. Lúc đầu đọc thì thấy hơi ngược ngược, sau mới nghĩ ra: MM phải "thanh minh" cho việc dùng quan người Bắc chớ hông phải là ngược lại. Dòm suốt dàn đại quan thời ấy toàn quan miền Nam.
Tiện phải nhắc lại thì là ngay trước và sau khi MM được lập làm thái tử, 1 đống quan miền Bắc bị "thanh trừng" khi Lê Chất được đưa ra Bắc thành. (Dẫn đến cái chuyện Nguyễn Du được cử làm Đại học sĩ vào đúng năm này luôn nhưng vào triều im thin thít, chính MM lúc đó là thái tử chạy lại bẩu có gì nói đê, triều ta hông kỳ thị Bắc Nam gì đâu, chỉ tại đám kia có tội mà - vầng, ổng bị bịnh "lý tưởng hóa" hơi bị nặng). Cuối cùng trong dàn quan miền Bắc chỉ còn mấy ông "học sĩ" làm việc văn thư là còn sống sót.
Trong đó thì Lê Quý Kiệt cũng coi như là sứt sẹo gì vẫn còn 1 chút "thân thế", cha dù sao cũng là đại quan cũ, nhà dù sao chắc cũng có chút của cải (vợ LQĐ nổi tiếng vì giàu). Ý định của MM cho Lê Quý Kiệt đến Sơn Nam làm quan cũng rõ luôn, là để "nghe ngóng tình hình", xem xét người trong vùng, coi tiến cử được ai thì làm - như sau này MM gom được 1 mớ quan, mà ông "được việc" nhất là... con nuôi của Nguyễn Văn Thành.
Cho nên... bị đập là phải đạo. Dù chưa thảm bằng Huỳnh Công Lý ló mặt đến Gia Định được mấy tháng đã bị tố án "méo hiểu ra sao", Lê Quý Kiệt đã "hy sinh" theo lời tự sự: Huhu, lúc bị lệnh đi trấn tui đã từ chối rồi mà hông được, tối ngày nơm nớp lo sợ mắc tội mà cuối cùng cũng dính. (Hãy nhớ tới lời MM thường dùng khi dụ khị người khác đi làm trấn thủ "tui biết ông tốt lắm hông làm gì nên tội đâu, cẩn thận là được ha, ha, ha" :v ). Thiệt ra theo logic thì có thiểu năng đến mức nào mới đi đơn thương độc mã gây chuyện ở chỗ Lê Chất, với 1 ông vua mới lên ngôi được có mấy tháng "chống lưng"?
Và rồi, trong 1 đám quan nhà Trịnh, hầu như chỉ mỗi ông bố Lê Quý Đôn "được" sử quan viết Cương mục "đặc cách" cho mấy đoạn chê bai nát nước lên bờ xuống ruộng vô cùng "đặc sắc": Làm quan thì nhờ đút lót mà lên chức, làm việc thì vừa bất tài vừa bất lương, làm người thì vô cùng ba chấm. :v Trong khi ân oán cá nhân hay ân oán triều đại thì chả có, LQĐ thì cũng chỉ là ông học sĩ viết lách nọ kia, làm quan sai chỗ nọ chỗ kia chớ cũng chả lớn hơn ai mà cũng chả quan trọng hơn ai. Vậy mà dòm suốt ngàn năm lịch sử, trăm năm triều Trịnh chỉ có ông LQĐ bị "chú ý đặc biệt" đến mức độ này. =))))
Vừng, sau khi dòm can cớ của ông con Lê Quý Kiệt, tự dưng hiểu ra luôn. Đã bẩu, từ lâu mềnh đã có cảm giác rất to rằng sử quan theo phe LVD chớ hông phải là ngược lại âu. =))))
Bạn An ơi, cho mình hỏi câu ngu chút
Tại sao Việt Nam hay có kiểu đặt tên cùng chữ lót cho hay thế hệ khác nhau? Như đời cha là Lê Quý Đôn, đời con là Lê Quý xyz, hay như nhà Nguyễn đời cha là Nguyễn Phúc abc, con là Nguyễn Phúc def? Có quy luật gì hôn?
Bọn bạn Trung Quốc bảo mình bên đó 1 thế hệ là 1 chữ lót, không dùng trùng.
À lại đá qua Nhật luôn, cha tên Son Goku, con tên Son Gohan. Có quy luật gì ở đây hôn?
Từ thời Trần đã thấy kiểu đặt tên Trần Quốc Tuấn - Trần Quốc Tảng - Trần Quốc Triều... rồi, sang đến thời Lê Trung Hưng thì họ nhà vua có thêm chữ lót Lê Duy. Mình thấy tên họ thường dân VN thường có 2 chữ như Lê Lợi, Lê Lai, thời Lý cũng có 1 số tên 3 chữ nhưng từ thường dân đi lên thì hơi hiếm. Mấy cái họ kép Nguyễn Phúc, Nguyễn Hữu, Lê Duy, Trần Quốc này nọ toàn họ quý xờ tộc, mí ông đó tự đặt ra để cái họ đó trở nên đặc biệt đó. Như họ Nguyễn Phúc ban đầu chỉ là Nguyễn, đến chúa Sãi mới cho thêm chữ Phúc, các dòng họ Nguyễn khác thì lấy chữ Hữu, như Nguyễn Hữu Cảnh thật ra cùng tổ tiên với họ Nguyễn Phúc, cả 1 nhánh họ Nguyễn Gia ngoài Bắc nữa (lấy chữ Gia).
Như Lê Quý Đôn thì có cha là Lê Phú Thứ mà, lấy chữ Quý đặt tên cho con thì chắc cũng muốn lập 1 dòng họ Lê Quý riêng từ đời ông ấy trở đi. Thiệt ra mí cái Nguyễn Phúc, Nguyễn Hữu, Lê Duy này phải được coi là họ kép chứ không phải họ + tên lót âu. Như họ Nguyễn Phúc vẫn lấy nguyên họ, ở Huế vẫn còn họ Nguyễn Hữu, Tự Đức tên là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm = Họ Nguyễn Phúc + tên lót Hồng (trong Đế hệ thi Minh Mạng đặt) + tên Nhậm. Cái họ kép này chắc nó cũng quý xờ tộc kiểu mí họ kép Mộ Dung, Đông Phương, Gia Cát ở TQ.
Còn Songoku là tên tiếng Nhật của Tôn Ngộ Không ó. Chữ Ngộ này là tên đệm cả 3 đồ đệ ĐT đều có, chắc tác giả manga lấy đặt luôn cho cả dòng nhân vật.
Ý, cám ơn bạn An đã trả lời nhe. Tính ra mấy cụ nhà mình sáng tạo ghê .