Thì hẳn là ai ở SG cũng đã nghe qua câu chuyện: Hoàng Công Lý là cha vợ Minh Mạng, ông ta tham ô bị Lê Văn Duyệt phát giác. Vua muốn bao che, LVD quyết tâm "trừ hại cho dân", blah blah. Vấn đề là, dòm hết danh sách cung phi của Minh Mạng không có lấy nửa cái họ Hoàng. :v
Dù Thực lục nhắc đến Hoàng Công Lý khá nhiều lần nhưng Liệt truyện lại không ghi chép gì, cũng không có "manh mối" gì về dòng họ xuất thân của HCL. Cái chi tiết "cha vợ" kia cũng chỉ xuất phát từ các nguồn tin rất "hư cấu" - đừng bảo vì HCL có tội nên con gái không được ghi, đến con Lê Chất còn ghi nữa là. Các cuốn sử đồng thời của "người ngoài" như Di biên, Ký văn đều không hề nói HCL có dính dáng gì tới gia đình MM. Như vậy, Phó Tổng trấn Gia Định HCL là ai mà lên được chức tước như thế?
Lật lại Thực lục, lần đầu tiên nhắc đến HCL là năm 1801, Gia Long đánh úp Phú Xuân, rồi phong HCL làm Thuộc nội Cai đội. Đây là cuộc tấn công bí mật, GL đã dùng quân mới mộ từ GĐ đến để đánh, cho nên đây cũng có thể là lần đầu tiên HCL "xuất trận" trên quan trường. Như Minh Mạng sau này nói "Hoàng Công Lý không có công trạng như các ngươi (các công thần)".
Trong thời GL, HCL rất được tín nhiệm. Từ Vệ úy vệ Thị trung được làm Trấn thủ Bình Định, rồi Tả Thống chế. Đến việc xây dựng Kinh thành cũng có HCL chỉ huy. Rồi HCL được cử làm Phó Tổng trấn GĐ - trước khi LVD đến. Khi người Chân Lạp nổi loạn, HCL không đánh dẹp nổi mới cử LVD đến.
Và rồi, LVD làm Tổng trấn, HCL bị tố tham nhũng, bị xử tử ngay ở GĐ.
Nếu muốn dò lại "tung tích" HCL, thì "tình cờ" sao thời đó cũng có khá nhiều người họ Hoàng Công. Đáng chú ý là năm 1793, Nguyễn Đô từ Huế vào GĐ, đưa theo 1 người là Tri huyện Hoàng Công Khê. Trong quân Võ Tánh ở Bình Định cũng có 1 vị hàng tướng Bình Định tên là Hoàng Công Thành, cũng chạy về phía GĐ năm 1793.
=> Hãy nhớ đến lúc Hoàng Công Lý được cử làm lãnh Trấn thủ Bình Định trong khi chỉ là 1 Vệ úy. Đây có vẻ là 1 "chiến lược an dân" tạm thời vì sau đó HCL lại được rút về Huế.
Khả năng rất cao, HCL là người Bình Định, chính là dòng dõi của những hàng quan hàng tướng này. Điều này cũng có thể "lý giải" tại sao HCL "1 trận thành danh", đồng thời tại sao lại được gia tăng cấp bậc nhanh như vậy. Các tướng tử thủ Bình Định lẫn dòng dõi của họ được trọng dụng rất cao, ngay cả Ngô Văn Sở.
Nhìn lại hành trạng của HCL, ta lại thấy 1 chi tiết vô cùng đáng chú ý: HCL chính là người cuối cùng gặp Nguyễn Văn Thành. Thực lục không nói nhưng Liệt truyện ghi rõ ràng HCL chính là người dâng thư trần tình cuối cùng của Nguyễn Văn Thành cho Gia Long, khiến vua cởi bỏ mọi tội trạng cho NVT. Tại sao HCL có được lá thư đó, cũng như là người cuối cùng NVT bộc bạch hết sự uất ức của mình - Hẳn nhiên, HCL phải là người rất thân với NVT.
Vầng, ta bảo - tranh chấp thời ấy nó chỉ loanh quanh về lại "điểm khởi đầu" này à. :v Ta tưởng tranh chấp là ở thành Nam, thực ra "tâm điểm" của nó lại nằm ở thành Bắc.
Đầu năm 1820, GL chết, MM lên nối ngôi. Khi đưa Lê Văn Phong, em trai Lê Văn Duyệt làm Phó Tổng trấn Bắc Thành, MM cũng đưa HCL về làm Phó Tổng trấn Gia Định. HCL được giao đào sông An Thông, rồi chỉ mấy tháng sau Chân Lạp nổi loạn, sự việc xảy ra như trên.
Theo sử Nguyễn, MM không có hành động nào để "gỡ tội" cho HCL, thậm chí không cho gọi về Huế xử mà để lại GĐ cho LVD xử - trái ngược với Trần Nhật Vĩnh sau này (vầng, nhân vật TNV này cũng rất đáng chú ý, để nói sau). Có thể thấy HCL là vị đại quan lớn nhất (cho đến lúc ấy) bị xử tử vì tội tham nhũng, cho nên ngay chính MM cũng lấy "tấm gương" ấy nhắc đi nhắc lại. Nhưng mà - nhìn lại khoảng thời gian ngắn ngủi HCL đến Gia Định, liệu có thể nào mà có thể gánh nổi tội trạng "tàn ngược dân chúng khiến dân nổi loạn", làm như toàn bộ trách nhiệm trút lên hết HCL (Chân Lạp lúc ấy cũng coi như thuộc về GĐ, nên dù quan quân VN đối xử rất "ba chấm" thì lỡ làm gì bị tố cũng gánh hết).
Vừng, nói HCL đến GĐ thời gian quá ngắn, thì thật ra là đang nhắm đến người cai trị GĐ trước đó, suốt từ 1816-1820: Trịnh Hoài Đức.
Quan hệ của Lê Văn Duyệt và Trịnh Hoài Đức sau này đã chuyển về trạng thái gần như kẻ thù. LVD thậm chí nhiều lần công khai lẫn nói sau lưng bảo Minh Mạng phải giết THĐ đi.
Phía THĐ thì chẳng rõ thái độ, nhưng có 1 việc rất rõ: Phía LVD từng ép chết người anh em thân thiết của THĐ là Ngô Nhơn Tịnh. Trong thời gian làm Hiệp Tổng trấn với LVD, Ngô Nhơn Tịnh bị tố cáo oan, uất ức mà chết.
Còn nếu truy ra xa hơn, thì THĐ cũng có quan hệ rất tốt với... Nguyễn Văn Thành, Đặng Trần Thường.
Sau khi HCL chết, MM cử Trương Tấn Bửu về làm Phó Tổng trấn GĐ cùng 1 lời nhắn nhủ đầy hàm ý: Ta biết ngươi không đến nỗi không giữ pháp luật, nhưng ở quan trường hiền quá thì đám người dưới làm càn đổ cho người trên, nhìn gương HCL ấy. Rốt cuộc Trương Tấn Bửu cũng "chịu nhiệt" được hơn 1 năm, đào xong kênh Vĩnh Tế là xin về hưu luôn, 5 năm sau mới chết.
Từ đây có thể đặt ra 1 nghi án lớn hơn về chuyện sát phạt nhau của 2 phe phái kéo dài suốt thời GL sang đến thời MM, mà HCL chính là "chốt thí" của cả 2 bên. Điều này không có nghĩa là nói HCL không có tội hay LVD đích thân ra tay, mà là 1 "hệ thống" - như MM nhắc nhở Trương Tấn Bửu.
Cũng như cuối đời LVD cũng mắc phải "cục nghẹn" Trần Nhật Vĩnh. Ngay cả ông sứ thần Miến Điện đến GĐ chỉ có mấy ngày cũng nghe tiếng tham ô lạm quyền của "vị quan thân cận với Tổng trấn" này luôn. Nên 1 viên quan hầu cận MM có chuyện vào GĐ cũng trở về báo cáo lại với vua về Trần Nhật Vĩnh. LVD nổi giận đùng đùng ép vua phải giết chết người tố cáo này. Đến ông sứ Miến Điện cũng ghi nhận 1 trường hợp có ông quan bị LVD xử tử, tịch biên gia sản vì "âm mưu làm hại" viên quan thân cận của LVD.
Không rõ số phận của viên hầu cận ra sao. Nhưng đến cuối đời, khi quân Gia Định thua thảm luôn quân Chà Và, khi GĐ rối như canh hẹ, người dân bắt đầu ùn ùn kéo đến tố cáo Trần Nhật Vĩnh, LVD mới đau khổ nhận ra tin nhầm người. Mà sau này hễ nhắc đến LVD là MM lại bắt đầu lôi tên TNV ra chởi. :v
Vụ xử án Trần Nhật Vĩnh này cũng rất là "phức tạp". Nhận thư tố cáo, LVD báo lên, MM gật đầu bảo "ông xử luôn đi, khỏi đem về kinh". Vậy mà chả hiểu sao mấy tháng sau TNV bị xử tử ở Huế - điều này cho thấy MM cũng chả còn tin gì "pháp luật" ở GĐ, và có thể cũng đã tranh cãi hơi bị nhiều.
---
Mình từng nói chớ, "tập đoàn" lâu nhâu phía dưới LVD là bọn vô cùng đáng xợ, thiệt luôn.
---
Có nhiều người từng nói, sử VN được viết như... sao lại kịch truyện của TQ, từ binh biến Trần Kiều đến... Tây du ký.
Thật ra, "biểu tượng" chính là những... mơ ước không thành. :v 1 quốc gia "không có lịch sử" mà chỉ thích "biểu tượng" thì đừng hỏi xao rơi từ hố đen này sang vụ nổ Bigbang khác.
"Em ơi lâu đài tình ái đó, chắc không có trên trần giannnnnn..."
Nghe chơi thoai, đừng tin. :v https://www.youtube.com/watch?v=ff-z1o0d1EE