Solitude

Cảnh như thị, nhân như thị

12- Về chúa Bắc Hà
Trường An in "Description Tonkin" March 15th, 2015

Về chúa Bắc Hà, gia đình, quan chức và cung điện của ông ấy

Với những gì đã nói trong các chương trước, có thể hiểu được quyền lực của chúa Bắc Hà đã mở rộng tới đâu, và vị chúa đã có quyền lãnh đạo trong tay, chúng ta hãy coi ông ấy như linh hồn và cuộc sống của vương quốc này.

Quyền lực của ông ta, giống như hầu hết nhà vua phương Đông, là nền quân chủ quá mức, nhưng không đến mức độc tài như nhiều nước trong số đó – những nước có luật pháp và phong tục cổ với sự tôn kính khủng khiếp và xử sự từng hành động của họ theo đó.

Vị chúa hiện tại là thế hệ thứ 4 của họ Trịnh, dòng chính, có thể nói là đã được phất vương trượng lên người. Gia đình của ông sớm được kiến lập trong chính phủ ngay khi kẻ nổi loạn họ Mạc bị dẹp yên, và đã đặt nền tảng cho sự cao quý hiện tại của họ. Ông 53 tuổi, là một nhà chính trị sắc sảo khôn ngoan – nhưng có thể trạng ốm yếu. Ông nối ngôi cha vào năm 1682, cùng với người đồng trị vì một vài năm. Ông có 3 con trai và số con gái tương đương, sinh bởi những thứ thiếp tạp nhạp; nhưng con cả và con út của ông đang chết dần, người con thứ 2 vừa bị căn bệnh của ông nội, rơi vào điên cuồng hoặc bị mất tập trung, nhưng hiện đã hồi phục và có tước vị là Chủ tử nghĩa là vị chúa nhỏ (tên gọi thường của người con lớn nhất còn sống). Ông có cung của riêng mình, cũng nguy nga như của chúa cha, có quan lại, phục dịch và các viên chức có cùng tên tước – chỉ là quyền ưu tiên thuộc về người của cha ông. Nhưng ngay khi hoàng tử kế vị chúa, những người theo hầu ông cũng sẽ lấy vị trí của những kẻ kia, ngoại trừ vài ngoại lệ cho những người có sự khôn ngoan và kinh nghiệm để giữ vững vị trí hiện tại của họ.

Nếu vị chúa kết hôn (điều này hiếm khi xảy ra cho đến những năm sau này của họ, khi mà chỉ còn ít hy vọng con cái), quý bà này là vợ, cũng là chính trong những phụ nữ của ông, có tên và tước hiệu “Quốc mẫu" vì nguồn gốc của bà ấy luôn luôn là quý tộc. Nhưng những thiếp thất ông lấy trước đó không có số lượng giới hạn, đôi lúc là dưới 18, đôi lúc là 300, thường là 500 hoặc hơn nếu ông thích, vì đó là một vinh dự để được tuyển vào đây. Và trong việc tuyển lựa họ, sắc đẹp không được coi trọng nhiều như nghệ thuật và tài năng ca hát, nhảy múa, cũng như tài chơi nhạc cụ, và có sự thông minh để hướng vị chúa khỏi sự xao nhãng của những môn thể thao thú vị. Trong bọn họ, người sinh ra con trai đầu tiên, được vinh danh ngay khi con bà được tuyên bố làm thế tử rõ ràng, với tên và tước vị của người vợ thật sự và hợp pháp – dù không thật sự được tôn trọng lắm, nhưng được yêu hơn trước. Những hầu thiếp còn lại sinh ra con của chúa được gọi là “Đức bà”. Con trai của chúa, ngoại trừ con cả, được chào bằng danh hiệu “Đức ông”. Con gái được gọi là “Bà chúa” tương đương với công chúa trong chúng ta (Anh quốc). Những tước hiệu này tương tự với anh chị em của chúa, nhưng không truyền cho con cháu họ, ngoại trừ dòng dõi của con cả của ông.

Với những con cái mình, ông cung ứng cho chúng rất tốt, nhưng anh chị em ông phải hài lòng với khoản thu đươc ông cho phép họ lấy từ cộng đồng, khoản này giảm dần trong gia tộc khi họ hàng xa dần khỏi dòng máu chúa, nên những người họ thứ 4 hoặc 5 không thể trông chờ có được khoản ứng này.

Vị chúa hiện tại có nhiều anh chị em, nhưng ông không quá tử tế với bọn họ, tôi nghĩ việc này là bởi vì tâm tính đa nghi và thể chất yếu ớt của ông.

Hầu hết người tiền nhiệm của ông thì khác, họ đưa anh em vào những sự vụ cộng đồng, trao cho họ những tước hiệu và quyền lực của tướng lĩnh, nguyên soái chiến trường, quan cai trị tỉnh, và với sự tin tưởng của nhiều quân sĩ, luôn đưa họ những bổn phận đáng kính, như trở thành anh em của chúa.

Như tôi đã nói trước, tôi chưa bao giờ nghe hơn 1 ví dụ về việc tàn nhẫn giết chết anh em, và đó là vị chúa vừa qua đời với hoàng tử Tiết chế Ninh, mà cân nhắc mọi lẽ, khó có thể cho là tàn nhẫn. Lịch sử chảy trôi như thế.

Tiết chế Ninh này là em trai thứ 2 của chúa đã chết, một vương tử được phú cho rất nhiều đặc tính anh hùng. Ông rộng rãi, hào phóng, có cung cách lịch sự, và nổi tiếng, được yêu quý bởi binh lính, mà họ gọi ông là cha. Ông là một chỉ huy thận trọng và không ít lòng dũng cảm ưu việt, đã đánh bại Nam Hà vài lần. Ông là đồn thủ vững chắc cực kỳ mà họ gọi ông là Tia chớp của Đàng Ngoài. Danh tiếng ông vì thế tăng hàng ngày trong và ngoài gia đình, đến mức nó đẩy ông lên bậc đá, vách núi ganh ghét và ghen tị của anh em ông. Một vương tử nhận biết được, cố gắng để đứng ngoài, nói thầm với ông rằng ông không nên làm gì ngoài những gì được lệnh. Và với thành công ông có trong tay – có được toàn bộ nhờ vào sự thông thái và phương hướng thận trọng của mình, ông đã phản đối, long trọng thề rằng ông sẽ không bao giờ, cũng không muốn thực hiện bất cứ điều gì phương hại nhỏ nhất đến ông. Và nếu quân lính hoặc đám đông ồn ào dám đề nghị ông tiếm ngôi, ông không chỉ từ chối và ghét bỏ nó, mà còn trừng phạt nặng nề nhất những kẻ đưa ra đề nghị ấy.

Câu tuyên thệ này trong lúc ấy đã đem lại chút hài lòng thỏa mãn cho vị chúa. Nhưng vài năm sau, vì sự ghen tị và ganh ghét đã nói trước đó, hoặc vì ông đã làm điều gì đó để bị hiểu lầm hoặc nghi ngờ, hoặc đã bị buộc tội sai, hoặc bất cứ điều gì – vì chúng được báo lại một cách hờ hững - vị chúa đã lệnh cho ông cùng quân đội của ông ấy đến biên giới với Nam Hà. Vâng lệnh, ông đến phủ chúa, và bởi lệnh của chúa, ông đã ngay lập tức bị xích, và giam vào nhà tù gần cung điện.

Ông tiếp tục tình trạng này trong vài năm, bởi có vẻ như lỗi của ông vốn không quan hệ lớn, hoặc ít nhât là không có chứng cứ nào khiến ông phải bị lấy mạng. Nhưng trong thời gian đó, như số phận an bài, vào năm 1672, quân lính là dân của vài làng đến trước cửa cung điện kêu than, nhưng vẫn còn đủ tôn trọng để không xông vào. Họ không đem theo vũ khí nào ngoài miệng lưỡi và tay chân, la hét vô lễ những ý nghĩ ngẫu nhiên của họ chống lại vị chúa, bằng thứ ngôn ngữ lăng mạ về sự vô ơn của ông ta với họ, sự lãng phí của thê thiếp ông ta, những người được ông ta cho phép lãng phí và tàn phá của cải của đất nước, trong khi họ đang sắp bỏ mạng vì mong mỏi và đau buồn, như thể ông ta đã cố tâm tạo ra sự hủy hoại và hoang mang của họ bằng những khó khăn, không thể chịu đựng được của nạn đói và cùng khổ. Họ thổi phồng giá trị phục vụ của mình với ông ấy, đe dọa sẽ cho vài bài học nghiêm trọng nếu ông không tăng lương và tặng thưởng tiền cho một số người trong họ. Họ tuyên bố điều này khi một ngàn kẻ tàn ác vô lễ đang lượn vòng quanh cung, đóng trại tại vài đại lộ gần đó, như thể họ đang định bao vây vị chúa – và kết quả là không ai có thể ra vào mà không được họ cho phép. Giữa những kẻ cực đoan mạnh mẽ này, vị chúa tham khảo ý kiến của Quan Phủ Liêu và những tư vấn riêng khác về những gì phải làm.

Một trong số họ, một Nho sĩ lớn, có ý kiến “tốt nhất là cho các binh lính những gì chúng cần. Khi đã ôn hòa, chúng có thể dễ dàng được xoa dịu, có lý lẽ. Để dập tắt người trong nước nổi loạn thì phải dùng lính, nhưng để làm im lặng những tên lính nổi loạn, tiền là phương sách duy nhất.”

Nhưng một Nho sĩ khác, tên là Ông Trangdame, nổi tiếng vì sự thông thái và được tôn trọng rất cao vì nhân phẩm có bản chất bạo lực kiên quyết, đã phản đối ý kiến đầu. Ông nói, đó là thiếu thận trọng, và sẽ có hậu quả tai hại nếu cho phép một nhóm nổi loạn đi quá xa. Thêm vào đó, giải pháp tốt hơn là bắt giữ những kẻ lãnh đạo tổ chức này, và giết chúng. Điều này sẽ khiến những kẻ còn lại ngạc nhiên sửng sốt, khiến chúng quay đầu lo cho an toàn và yên bình của chúng.

Vị chúa đồng ý với ý kiến cuối cùng vì tình yêu của ông dành cho tiền, nhưng nghi ngờ giải pháp này. Những quân lính có gián điệp trong cung điện (cũng như vị chúa có gián điệp giữa họ), đã nhận ra những gì đang diễn biến, khiến họ càng tăng cường chống lại Trangdame. Thấy ông ta đi từ cung điện về nhà, họ ngay lập tức bắt giữ ông ta, và xử ông ta bằng hình phạt tàn nhẫn man rợ nhất mà một đám đông phẫn nộ có thể phát minh: Đánh đập ông ta một cách vô nhân tính bằng nắm đấm, đầu gối, cùi chỏ, đầu quạt… và họ giẫm đạp ông ta đến chết bằng chân. Sau đó, khi ông đã chết, họ diễu ông ta một cách đê tiện qua con đường đến đảo cát gần kho vũ khí. Tại đây, họ cắt xé thi thể ông thành nhiều mảnh nhỏ.

Sự bạo gan tàn ác này, cùng với sự sỉ nhục tai tiếng đưa đến cho những viên quan khác cùng lúc ấy, khiến vị chúa và các quan của ông chìm vào lúng túng, dâng ngập trong họ nỗi sợ chết. Và như thế, hầu hết bắt đầu trốn vào hố sâu, góc tối để tránh cơn cuồng nộ kinh khủng này, để chủ của họ cô độc.

Những kẻ thận trọng trong quân lính thấy rằng họ đã vượt qua Rubicon, nghĩ rằng không còn đường thoái lui, vì thế khuyên đồng đội mình tìm một người đứng đầu có thể hướng dẫn và sắp xếp tiến trình bất thường và biến động của họ - Họ đề xuất vương tử Tiết chế Ninh phù hợp với mục đích này. Họ nhất trí giải thoát ông khỏi nhà tù và tôn ông làm chúa. Nhưng đêm đó, những gì xảy ra đã cản trở sự nghiệp này, khiến họ phải dời nó đến sáng hôm sau. Nhưng vị chúa biết ý định của họ, đã tự tay chuẩn bị một liều thuốc cho Tiết chế Ninh, đưa đến cho ông vào khuya bởi một thái giám thân tín, yêu cầu ông phải uống tất cả số thuốc. Gà Trống Thiến, ngay khi đến chỗ vương tử, sau khi ông đã thực hiện 4 lạy, tuyên bố mục đích của hắn và món món quà của vị chúa, mà vương tử có thể đoán ra được nó là gì. Nhưng những gì ông nói thì tôi không được biết, chỉ là ông ấy đã lạy 4 lạy về phía cung điện của chúa, sau đó uống cạn một hơi, qua đời vài giờ sau. Đây là kết thúc của vương tử Tiết chế Ninh, người mà đạo đức cũng chính là tội lỗi lớn nhất của ông, tình yêu trái mùa của quân lính gây ra cái chết tuyệt đối cho ông.

Sáng hôm sau, chúa yêu cầu đưa một số lớn bạc và tiền đồng cho những kẻ nổi loạn, dập tắt ngay lập tức ngọn lửa của sự nổi dậy, nhưng vài người trong số họ bỏ mạng sau đó, ít ai biết tại sao.

Bây giờ chúng ta hãy quay lại với sự lạc đề trước, để nhìn về các vị vương thân, quan lớn và những quan tòa dân sự hoặc sĩ quan quân đội, những người mà nếu ở trong thành thì mỗi buổi sáng sớm sẽ đến triều để đợi Chúa và Thế tử. Vị chúa được họ chúc mừng trong ngày 1 và 15 mỗi tháng, trong những bộ quần áo tím hoặc xanh, mũ theo kiểu chế tác của họ mà họ rất biết ơn khi mặc vào. Vị chúa đón họ trong trạng thái tốt nhất, ngồi cách một khoảng cực kỳ xa để phô bày (trừ phi trong một số dịp trang trọng) vô số vệ sỹ trong đội quân của cung phủ, bao quanh bởi nhiều kẻ phục dịch Gà Trống Thiến – những người đưa yêu cầu và mệnh lệnh của ông tới cho các quan, và đưa câu trả lời của họ - hoặc bản tấu tùy theo cách nói chuyện – quỳ dâng cho chúa. Lúc này, hầu hết những vấn đề của quốc gia được xử lý, giải quyết ở đây, các lệnh và nghị quyết của Quan Phủ Liezo hoặc tòa án tối cao (có buổi họp trong cung điện này) được trình cho chúa để chúa phê duyệt. Thế tử có cố vấn của anh ta gần chúa (vì Thế tử chỉ đến triều chừng 1 lần trong tháng) để báo cáo cho anh ta những gì đang xảy ra để anh ta nắm bắt tình hình chính xác. Không có việc gì được yêu cầu hoặc thỉnh nguyện trong triều này, ngoại trừ nếu nó được bôi trơn bằng quà cáp đáng để trả lời so với tầm quan trọng của vấn đề.

Đó là quang cảnh tốt đẹp khi nhìn thấy một đám đông lãnh chúa như thế, và mọi thứ diễn ra ở đây thật chính trực đàng hoàng, khiến người xem phải thán phục. Và sẽ có vẻ đường hoàng lộng lẫy nếu họ bỏ qua, hoặc bãi bỏ, thói quen đi chân đất có tính nô lệ. Vị chúa thỏa mãn cho những quan lớn của mình, đối xử với họ tôn trọng và nhẹ nhàng khi họ sống, và hiếm hoi thì họ mới gặp nguy hiểm – chỉ với tội phản quốc. Với những tội lỗi khác thì họ bị phạt tiền hoặc hạ cấp, không được dùng nữa hoặc bị cấm vào triều.

Khi 1 viên quan xin giúp cho bạn bè hoặc thân nhân phạm lỗi của họ, họ đến phủ phục trước chúa, bỏ mũ ra, lạy 4 lần – đây là một cách để tôn kính, hay đúng hơn là tôn thờ. Trước tiên là quỳ xuống trên đất bằng đầu gối, sau đó rạp cơ thể chạm đến mặt đất theo kiểu TQ. Họ xin chúa thượng tha tội, và quy tội cho người xin - đã sẵn sàng đứng đây, mà trong những trường hợp như thế này thì cũng là nói chính ông ta.

Chừng 8 giờ sáng, vị chúa rút lui khỏi cung họp triều và những viên quan cũng ra khỏi triều, ngoại trừ chỉ huy cảnh vệ, vài quan chức trong triều là hoạn quan, những người phần lớn là phục dịch hầu hạ từ nhỏ, cùng với các nô tì trong nhà là những kẻ duy nhất được vào những gian nhà cấm và hậu cung nơi ở của phụ nữ và thiếp thất.

Những hoạn quan này là sâu bọ của loài người, những kẻ ký sinh, bợ đỡ và làm lầm lạc các vương tử, chúng có không hơn 4 hoặc 500 người thuộc về triều đình, thường là bọn người quá kiêu ngạo, hống hách, vô lý khiến chúng bị cả nước ghét bỏ và kinh tởm hơn là sợ sệt. Tuy nhiên, vua chúa tin chúng nhất, trong cả những công việc gia đình và nhà nước, bởi vì sau chừng 7,8 năm phục vụ trong nội cung, chúng dần quen thuộc với quản trị và có phẩm giá trong xã hội, nên được phong những chức tước tôn kính nhất của những nhà cai trị tỉnh và chỉ huy quân sự. Trong khi vài người xứng đáng hơn trong các quan chức quân sự và tầng lớp nho sỹ bị từ chối và đau khổ vì ham muốn. Nhưng chắc chắn, vị chúa coi trọng lợi ích hiện tại của ông ta (dù cho có hậu quả là gì) để sử dụng chúng. Và khi chúng qua đời, sự giàu có mà chúng đã vơ vét được qua những hành vi dơ bẩn, ăn cướp và tống tiền, cũng rơi tất vào tay vị chúa như người thừa kế của chúng. Và mặc dù cha mẹ chúng còn sống, nhưng họ cũng chẳng đóng góp gì cho chúng được sống trên thế giới ngoại trừ thiến chính con mình – việc mà họ bị thúc đẩy bởi sự bần cùng – và hy vọng cung phủ yêu thích chúng, từ đó họ có thể giả vờ không có nhiều hơn vài căn nhà và khoảng đất nhỏ mà họ không thể nào có được nếu không có sự ưa thích và thỏa mãn của vị chúa.

Tuy nhiên, không thể nào tránh một sự thật rằng vài người trong số hoạn quan này có những phẩm chất phi thường, và có 3 người đặc biệt trong số họ là Ông-già Tu-Lea, Ông-già Ta-Foe-Bay, Ông-già How-Foe-Tack, những người là niềm vui của Bắc Hà. Nhưng họ là những người mất bộ phận sinh dục một cách tình cờ vì bị heo hay chó cắn. Kiểu hoạn quan này được những người Bắc Hà mê tín tin là có định mệnh thăng tiến khổng lồ và ưu việt. Người cuối trong số họ vẫn còn sống, và đang là quan cai trị hiện tại ở Phố Hiến, tỉnh thành lớn nhất trong nước, là đô đốc của toàn bộ thủy quân và là bộ trưởng chính cho các vấn đề với người ngoại quốc. Ông là một lãnh đạo thận trọng, một nhà cai trị thông thái, một viên thẩm phán không tham nhũng, nên ông được ngưỡng mộ bởi những người ngoại đạo và là nỗi xấu hổ cho những người Thiên Chúa giáo – những kẻ dù đã được phù hộ bằng ánh sáng của Tin Mừng, hiếm khi đến được mức độ tuyệt vời này, cũng như khó có thể vĩ đại, tốt đẹp và nghèo khổ cùng một lúc.

Đáng chú ý là những gì liên quan đến Ông-già Tu-Lea, nổi tiếng vì bộ não sắc bén và những phần phi thường, cũng như sự thăng tiến đột ngột cùng thất bại lạ lùng và bi kịch của ông. Lịch sử của ông như sau:

Trong số ít người của nhà Trịnh (họ gọi như vậy, từ trước khi nhà ấy trở thành lãnh đạo chính quyền), vị chúa đang trị vì có nhu cầu rất lớn cho chính khách có khả năng làm việc (những người có thể chia sẻ một phần gánh nặng vấn đề với ông) và bị ảnh hưởng bởi quá trình lúng túng kéo dài trong vấn đề này, ông đã mơ thấy gặp một người trong buổi sáng hôm sau, người mà ông có thể tin tưởng sử dụng. Và điều đó đã xảy ra, người đến triều đầu tiên vào buổi sáng là Tu-Lea, người giống hệt như hình ảnh tưởng tượng trong giấc mơ của chúa kể từ thân hình, tầm vóc, diện mạo. Vị chúa nói chuyện với ông ta, và sau một vài câu chuyện, chúa thấy ông có năng lực tuyệt vời, và phù hợp chính xác với nhu cầu bí mật của hoàng đế. Vì thế chúa cấtnhắc ông ta ngay lập tức, và chỉ trong thời gian ngắn, tăng cường quyền lực cho ông ta lớn đến mức khó có sự khác biệt nào giữa chủ và tớ. Nhưng Tu-Lea còn được tôn trọng, ve vãn và đáng sợ hơn cả chính vị chúa. Không rõ đây có phải là nguyên nhân sự bất mãn của chúa với ông ta hay không, hoặc cái nấm ấy (được cất nhắc trong 1 đêm) quên mất nghĩa vụ của mình, bị thôi thúc bởi thành công quá lớn đã có, âm mưu định hủy diệt chủ nhân (như lời đồn đại thường nghe), hoặc đây chỉ là một cái cớ tạo ra bởi vị chúa ghen tức với sự lớn mạnh quá mức của ông – tôi không chắc. Nhưng ngắn gọn là ông đã bị chúa ra lệnh xé xác bởi 4 con ngựa. Thân thể chân tay đã bị xé rời của ông bị cắt thành từng mảnh, sau đó thiêu cháy, ném tro xuống sông.

Mọi năm kết thúc vào khoảng tháng 1 của chúng ta, và lúc tháng cuối năm của họ, tất cả các quan lớn, quan lại và người trong quân đội thề trung thành với vua và chúa, và rằng họ sẽ không che giấu các âm mưu phản nghịch chống lại người của họ, nếu không sẽ bị mất mạng. Các quan lớn tuyên thệ tương tự như vậy cho vợ, tùy tùng và gia đình họ. Người tiết lộ tội mưu phản được thưởng cao khoảng 30 đô la, và được một chức quan nhỏ - rất ít so với tính toán của tác giả của chúng ta.

Họ có cuộc tập trận hàng năm cho những quân lính tuyển ở khắp vương quốc – mà họ lựa chọn dựa rất lớn vào chiều cao. Những người cao ngoại hạng được phân bổ để làm hộ vệ cho chúa, những người khác được sắp xếp tùy theo cơ hội. Những người có trình độ học vấn và thợ thủ công được loại khỏi buổi tập trận này.

Họ đào ngũ như thế nào thì tôi không thể cam đoan, nhưng chắc chắn là người Bắc Hà không biết treo cổ nghĩa là gì, họ chặt đầu theo lối của họ, chỉ những hoàng thân mới bị thắt cổ. Tôi cần phải nói là họ chẳng tàn nhẫn lẫn tinh tế trong các phát minh kiểu này.

Với những người nước ngoài, họ chẳng sử dụng ai, tin rằng không có ai thông thái hơn chính họ. Tuy nhiên, khi tôi trở về từ Xiêm, tôi đã được hỏi về vấn đề của quốc gia này và Nam Hà, liên quan tới chuyến đi của tôi ở Sing Ja của Bắc Hà, và xem những chiếc thuyền ấy có thể chở binh lính qua biển khơi hay không, để tìm được câu trả lời mà tôi cho là hợp lý. Sau đó tôi được hỏi sẽ ra sao nếu vị chúa cho phép tôi chỉ huy 2 hoặc 300 quân đi đánh Nam Hà? Và tôi trả lời rằng, tôi với nghề nghiệp là thương nhân, thường xuyên bỏ qua các vấn đề quân sự và vì thế không có khả năng phục vụ chúa thượng trong mặt này. Cái cớ từ chối này tốt cho tôi trong thời gian ấy, nhưng nó lại được dùng chống lại tôi khi tôi bị người TQ buộc tội.

Những quý tộc của đất nước này, như tôi đã nói đâu đó, rằng dòng dõi quý tộc chỉ truyền cho hậu duệ của vua và chúa tới dòng thứ 3. Nhưng tất cả còn lại, dù họ nhận được nó bằng con đường quân đội, học hành hay tiền thì nó cũng chỉ tồn tại trong đời họ. Với cách đầu thì chỉ có số ít người được cất nhắc, cách thứ hai thì có một vài, nhưng cách thứ 3 thật sự là cục nam châm thu hút mọi sự quan tâm.

Cung phủ của vị chúa đóng ở Kẻ Chợ, hầu như là ở giữa một thành phố chết. Nó rất rộng, và có tường bao quanh, có hoặc không có dãy nhà nhỏ dành cho tiện nghi của quân đội. Những nhà này có 2 tầng, hầu hết mở rộng để lấy không khí. Các cổng rất lớn và trang nghiêm, tất cả đều bằng gỗ cứng như phần lớn của cung điện. Những tòa nhà của vị chúa và thê thiếp ông là những kiến trúc trang trọng và tốn kém, bề mặt đầy những công trình điêu khắc, mạ vàng, sơn mài. Trong khu vực đầu của cung phủ có chuồng dành cho những con voi lớn nhất và ngựa tốt nhất của chúa. Trong cấm địa là nhiều vườn, rừng, đường đi, lùm cây, ao cá, và bất cứ gì đất nước này có thể làm để ông vui vẻ vui chơi giải trí, bởi vì hiếm khi nào ông bước ra khỏi đó.




Leave a Reply

(required)

(required)

:) :blush: :D :( :(( ;)) :banh: ;) ::) =)) :)) b-) :meo1: :meo2: :meo3: :meo4: :meo5: :meo6: :meo7: :meo8: :meo9: :meo10: :meo11: more »

Bộ gõ tiếng Việt đã được bật. Bạn có thể gõ tiếng Việt không cần phần mềm trong máy.
RSS feed for comments on this post.


Copyright © Trường An. All rights reserved.